intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy văn ở tiểu học - Phần 10

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

522
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ đề 3 văn học dân gian việt nam ( 15 tiết: 10 tiết lí thuyết, 5 tiết thực hành) Mục tiêu Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản nhất về Văn học dân gian (VHDG) mà sinh viên đã được học trong chương trình phổ thông, chủ yếu nhấn mạnh các đặc trưng cơ bản của VHDG cũng như của các thể loại truyện cổ và thơ ca dân gian. Bên cạnh đó, chủ đề này còn giúp người học thấy được vai trò, tác dụng của VHDG đối với sự phát triển của trẻ em...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy văn ở tiểu học - Phần 10

  1. Hoàn thành được những công việc đó, tức là Bạn đã tự đánh giá được kết quả học tập của mình. chủ đề 3 văn học dân gian việt nam ( 15 tiết: 10 tiết lí thuyết, 5 tiết thực hành) Mục tiêu Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản nhất về Văn học dân gian (VHDG) mà sinh viên đã được học trong chương trình phổ thông, chủ yếu nhấn mạnh các đặc trưng cơ bản của VHDG cũng như của các thể loại truyện cổ và thơ ca dân gian. Bên cạnh đó, chủ đề này còn giúp người học thấy được vai trò, tác dụng của VHDG đối với sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi tiểu học nhằm định hướng tiếp cận cho công tác giảng dạy của họ sau này. Kĩ năng: Hướng dẫn sinh viên cách đọc, kể, phân tích một số câu chuyện cổ và một số bài ca dao, tục ngữ được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. 142
  2. Thái độ: Giúp sinh viên ý thức được rằng những kiến thức và kĩ năng cơ bản được trang bị trong chủ đề này đều nhằm phục vụ công tác dạy học các văn bản VHDG trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. II. Giới thiệu chủ đề Chủ đề Văn học dân gian Việt Nam được học trong 15 tiết, bao gồm các tiểu chủ đề sau: - Đại cương về văn học dân gian (4 tiết) - Truyện cổ dân gian (5 tiết) - Thơ ca dân gian (5 tiết) - Kiểm tra (1 tiết) III. Điều kiện cần thiết để thực hiện chủ đề Học viên đọc các tài liệu tham khảo sau: 1. Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 5 tập, nxb Khoa học xã hội, 1974-1982. (Có thể thay thế bằng các tập truyện cổ dân gian Việt Nam do nxb Kim Đồng in ấn, phát hành) . (Tài liệu bắt buộc). 2. Trương Chính, Bình giải ngụ ngôn Việt Nam, nxb Giáo dục, 1997. 3. Trần Đức Ngôn – Dương Thu Hương, Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam, nxb Đại học sư phạm, 2003. (Tài liệu bắt buộc). 4. Nhiều tác giả, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tập 1: Văn học dân gian, nxb Văn học, HN.1977. 5. Nhiều tác giả, Từ điển thuật ngữ văn học, nxb Giáo dục, 1992. (Tài liệu bắt buộc). 6. Nhiều tác giả, Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, nxb Văn hoá thông tin, HN.1997. 7. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, nxb Văn học, 1983. 143
  3. 8. Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, nxb Giáo dục, 1990. (Tài liệu bắt buộc) IV. nội dung Tiểu chủ đề 1: Giới thiệu chung về Văn học dân gian (4 tiết) 1. Hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và các đặc trưng Văn học dân gian (2 tiết) Thông tin cho hoạt động 1: VHDG xuất hiện ngay từ khi chưa có văn học viết, nó thuộc nền văn hoá sơ khai của mỗi dân tộc, được gọi chung là Folklore – tức Văn hoá dân gian. Folklore là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm những sáng tác nghệ thuật dân gian thuộc nhiều loại hình: nghệ thuật tạo hình ( hội hoạ, kiến trúc..), nghệ thuật biểu diễn ( chèo, tuồng, cải lương, dân ca..), nghệ thuật ngôn từ (truyện kể, ca dao, tục ngữ…). Trong số các loại hình văn hoá dân gian kể trên, VHDG chính là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng do con người sáng tạo ra trong khi tham gia các sinh hoạt tập thể nhằm biểu 144
  4. đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ. VHDG được phân biệt với Văn học viết bởi phương thức tồn tại: nếu VHDG là sáng tác ngôn từ truyền khẩu, thì Văn học viết là sáng tác ngôn từ được lưu truyền bằng văn tự ( chữ viết trên văn bản), như vậy, chỉ khi nào có chữ viết thì văn học viết mới hình thành và phát triển. Hai bộ phận văn học này vừa cùng tồn tại, vừa biến đổi và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: đọc phần thông tin cơ bản, các tài liệu tham khảo số 2, 3, 4. + Nhiệm vụ 2: phát biểu cá nhân nêu khái niệm VHDG, phân biệt VHDG với VH viết. + Nhiệm vụ 3: đúc kết các đặc trưng của VHDG thông qua thảo luận. Đánh giá hoạt động 1: SV thực hiện các bài tập sau: + Hãy làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai thuật ngữ Folklore (được hiểu như là sáng tác nghệ thuật dân gian) với thuật ngữ VHDG. + Nêu và phân tích những đặc trưng cơ bản của VHDG. Hoạt động 2: Xác định hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam (0,5 tiết) Thông tin cho hoạt động 2: Tuy chưa thể giải quyết vấn đề phân loại VHDG một cách triệt để, nhưng dựa vào những tiêu chí cơ bản ( về phương thức biểu diễn, phương 145
  5. thức phản ánh, chức năng chủ yếu, đề tài, thể văn…) có thể chia VHDG thành nhiều chủng loại chính. Xét về phương thức biểu diễn (hay hình thức diễn xướng), có thể chia VHDG thành bốn loại hình: a. Loại hình nói ( luận lí): tục ngữ, câu đố. b. Loại hình kể ( tự sự): các loại truyện kể dân gian như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. c. Loại hình hát: ca dao, đồng dao, hát ru. d. Loại hình diễn: tuồng, chèo, cải lương, múa rối. Xét về phương diện thể loại, có thể chia VHDG thành ba thể loại: a. Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. b. Thơ ca dân gian: ca dao, tục ngữ, câu đố, hát ru, đồng dao. c. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương, múa rối. Hệ thống phân loại trên về cơ bản có thể áp dụng chung cho cả VHDG của người Việt cũng như của các dân tộc thiểu số khác, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số biệt loại – tức những thể loại độc đáo có mặt trong kho tàng VHDG của một dân tộc nào đó. Đó là sử thi, hay trường ca như Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Đam San của người Ê Đê, Sing Nhã của người Gia Rai; hoặc truyện thơ như Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái. Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: đọc phần thông tin cơ bản và tài liệu số 8. + Nhiệm vụ 2: kể tên các thể loại VHDG mà mình biết, tự sắp xếp theo nhóm và giải thích vì sao lại sắp xếp như vậy. Đánh giá hoạt động 2: 146
  6. Bạn hãy chọn và kể tóm tắt một chuyện cổ và cho biết nó thuộc thể loại nào. Hoạt động 3: Khái quát giá trị cơ bản của VHDG (1,5 tiết) Thông tin cho hoạt động 3: VHDG chính là bộ Bách khoa toàn thư vĩ đại của mỗi dân tộc và của cả nhân loại, là nơi kết tinh những tri thức khoa học, tài năng nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của nhân dân. VHDG là nguồn cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào quá trình lao động chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, thiết lập quan hệ giữa con người với con người. Đồng thời VHDG còn đúc kết các quan điểm thẩm mĩ, đạo đức, các quan niệm ứng xử, những khát vọng cùng lí tưởng sống của nhân dân lao động…Cụ thể như: thần thoại luôn thể hiện quan niệm của người xưa về thế giới, trong mỗi câu chuyện đều chứa đựng những hạt nhân triết học hoặc một cách giải thích nào đó về sự hình thành vũ trụ, các ngành nghề thủ công, những miền địa lí...; truyền thuyết là những trang sử sống động, thấm đẫm niềm tự hào của nhân dân về những người anh hùng dân tộc; Cổ tích là những bài học về tình yêu thương, là nơi người xưa bộc lộ những ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc trần gian; ngụ ngôn, truyện cười là những tiếng cười chứa sẵn những liều thuốc khi đắng cay, khi ngọt lành không ngoài mục đích chữa các căn bệnh nhận thức, ứng xử cho nhân loại muôn đời; ca dao là gì nếu không phải là điệu hồn của những người yêu nhau, là lời tâm tình về nhân tình thế thái, là tiếng hát ca ngợi quê hương, đất nước con người...; tục ngữ là vốn kinh nghiệm quý báu về nhiều vấn đề của cuộc sống, đặc biệt là kinh nghiệm lao động sản xuất của người nông dân... Không những thế, đối với mỗi dân tộc, VHDG giúp cho người đời sau nhận thức được bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá, cốt cách và vẻ đẹp tinh thần của dân tộc mình, từ đó biết phát huy thế mạnh quá khứ, lí giải hiện tại và dự 147
  7. đoán tương lai. Đối với nền văn học nghệ thuật của mỗi dân tộc, VHDG đều được coi là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nó. Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta đã học tập, tiếp thu những tinh hoa VHDG để sáng tạo ra hình tượng văn học của mình, nhiều thể loại văn học viết đã hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển các thể loại VHDG. Thể thơ lục bát là một thể thơ dân gian đã được sử dụng rất phổ biến trong các tác phẩm văn học viết, kể cả ở thể loại truyện (mà đỉnh cao là Truyện Kiều) lẫn thể loại thơ (nhất là thơ hiện đại). Giữa tâm hồn trẻ em và tâm hồn của người xưa có những điểm tương đồng với nhau. Trẻ em vốn ưa tưởng tượng, thích ước mơ, sống với nhiều xúc cảm mãnh liệt mà VHDG lại là thế giới của tượng và ước mơ, là sản phẩm của tâm hồn và trí tuệ ngây thơ của nhân loại. Vì vậy, một số thể loại VHDG đã trở thành món quà tặng đầy yêu thương của người xưa dành cho các em. VHDG, với tính chất nguyên hợp của mình, đã cung cấp cho trẻ em những hiểu biết về đời sống tự nhiên, xã hội, trả lời một cách thú vị vô vàn thắc mắc của các em về thế giới xung quanh. Con đường nhận thức của trẻ em thường bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, VHDG đã đáp ứng được điều này khi khái quát các bài học nhận thức, giáo dục từ những hình ảnh, tình huống thuộc đời sống thực tiễn. Các bài học giáo dục đạo đức, nhân cách đã được đúc kết trong VHDG chưa bao giờ cũ so với mọi thời đại, bởi vì chúng luôn được khái quát từ triết lí của tình thương. Cha ông ta muốn rằng, mặc dù cuộc sống luôn thay đổi thì cái đọng lại cuối cùng vẫn là lòng nhân ái, sự yêu thương giữa con người với con người. Nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: đọc phần thông tin cơ bản và các tài liệu số3, 8. 148
  8. + Nhiệm vụ 2: trao đổi ý kiến cá nhân, nêu các giá trị cơ bản của VHDG, cần thấy được rằng những giá trị này bắt nguồn từ các đặc trưng cơ bản của nó. Chẳng hạn, từ tính nguyên hợp của sáng tác dân gian, có thể suy luận ra ý nghĩa khoa học, lịch sử, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật… của nó. Từ tính tập thể – truyền miệng của VHDG, có thể thấy được đóng góp của nó trong việc hình thành và phát triển nền văn học viết của mỗi dân tộc. + Nhiệm vụ 3: để nêu bật vai trò, tác dụng của VHDG đối với sự phát triển của trẻ em, SV cần nhìn nhận lại những tác động của VHDG đối với chính mình thông qua hoạt động trao đổi, thảo luận. Có thể thảo luận xung quanh các vấn đề: * Sự phù hợp giữa tuổi thơ của nhân loại và tuổi thơ của mỗi người về quan niệm thẩm mĩ, trí tưởng tượng. * Chức năng nhận thức của VHDG đối với đời sống trẻ thơ. * Chức năng giáo dục trẻ em của VHDG. Câu hỏi gợi ý cho thảo luận: - Trong số các thể loại truyện cổ dân gian, bạn thích thể loại nào nhất, vì sao? - Kể tóm tắt và nêu ý nghĩa của một truyện cổ nào đó mà mình yêu thích. - Thưở ấu thơ, bạn đã bao giờ được nghe mẹ hoặc bà hát ru không? Hãy đọc lời của một trong các bài hát ru đó và phát biểu cảm tưởng về nó. - Có lúc nào bạn mượn lời ca dao, tục ngữ để diễn đạt điều mình muốn nói không? Tại sao bạn lại làm như vậy?...vv... Đánh giá hoạt động 3: Sinh viên thực hiện các bài tập sau: 149
  9. + Kể tóm tắt và nêu ý nghĩa một chuyện cổ nào đó mà bạn yêu thích. + Khi tiếp xúc với câu đố, trẻ em thu nhận được những gì? Phân tích ví dụ minh hoạ 2. Thông tin phản hồi cho các hoạt động - Thông tin phản hồi cho hoạt động 1: + Mối quan hệ giữa hai thuật ngữ Folklore và VHDG: Folklore là một thuật ngữ mang nội hàm rộng chỉ những sáng tác dân gian thuộc nhiều loại hình khác nhau. Còn VHDG là thuật ngữ mang nội hàm hẹp hơn chỉ một trong những loại hình sáng tác dân gian mà thôi – loại hình này sử dụng chất liệu cơ bản là ngôn từ. + Nêu và phân tích 3 đặc trưng cơ bản của VHDG: Đặc trưng thứ nhất: VHDG là những sáng tác ngôn từ mang tính tập thể - truyền miệng. Trước hết, nó là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, thuộc nhiều thế hệ qua những thời gian và không gian khác nhau. Có thể hình dung sự ra đời và tồn tại của một tác phẩm VHDG như sau: lúc đầu, một người nào đó, trong giây phút ngẫu hứng nghĩ ra một mẩu chuyện hoặc vài câu phát ngôn trước tập thể, người nghe tiếp nhận với một tinh thần hào hứng, để rồi tái bản bằng lời cho nhiều người khác, vòng tuần hoàn ấy dường như không kết thúc và cũng khó đoán định được thời điểm khởi đầu, quá trình tuần hoàn của VHDG chính là quá trình sửa chữa, bổ sung làm cho nó ngày càng hoàn thiện. Một tác phẩm chỉ có thể trở thành một sáng tác dân gian khi sáng tác đó do một cá nhân khởi xướng, sau đó nhập vào đời sống dân gian, sống cuộc đời nổi trôi trong lòng và trên cửa miệng của tập thể nhân dân thuộc mọi thời đại, ở các địa phương khác nhau. Về chất lượng nội dung, một tác phẩm VHDG phải phản ánh được nhiều nét sinh hoạt, tình cảm, nguyện vọng và mơ ước, cách nhìn nhận về cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Về chất lượng hình thức, tác phẩm 150
  10. ấy phải kết tinh được thị hiếu thẩm mĩ, tài năng sáng tạo của quần chúng nhân dân thuộc về một dân tộc nhất định và với tư cách như một chỉnh thể có chung điều kiện sinh hoạt, lao động, tranh đấu và sáng tạo nghệ thuật. Tính tập thể – truyền miệng đã tạo nên đặc trưng thẩm mĩ của sáng tác dân gian, trong đó nổi lên hai yếu tố cách tân và kế thừa. Sự cách tân, không ngừng đổi mới cho phù hợp với cuộc sống vốn đa dạng và biến đổi không ngừng khiến tác phẩm VHDG không bao giờ già cỗi, tụt hậu so với cuộc đời. Ngược lại sự kế thừa luôn đóng vai trò định hướng cho mọi cách tân, đồng thời là một chỉ số quan trọng xác định tính dân tộc cũng như đặc trưng thể loại của tác phẩm. Chính vì vậy, VHDG khác về bản chất so với VH viết. Ví dụ như chỉ có VHDG mới dùng chung các mô típ cốt truyện ( mô típ Người bỏ lốt vật, Nộp mạng định kì cho một con vật đã thành tinh, Vật thần kì đem lại hạnh phúc…trong truyện cổ tích) hoặc các kiểu kết cấu ( kết cấu đối lập trong truyện cổ, kết cấu đối đáp trong ca dao…), các cụm từ mở đầu các câu ca ( Thân em như…, Hôm qua…, Thân anh như…). Hoặc chỉ có VHDG mới có nhiều dị bản: cùng một đơn vị tác phẩm có thể có cả một hệ thống nhiều hoặc ít những đơn vị văn bản vừa có những yếu tố giống nhau vừa có những yếu tố khác nhau. Không riêng gì ở Việt Nam mà khắp trên thế giới đều có những câu chuyện cổ tích sử dụng mô típ “Vật thần kì đem lại hạnh phúc” như kiểu truyện Tấm Cám. Tuy các chi tiết truyện có thể khác nhau do đặc trưng văn hoá mỗi vùng, nhưng không truyện nào là không có chi tiết sau: nhân vật chính, một cô gái nghèo khổ, được Tiên, Bụt ban cho quần áo đẹp đi dự hội, vì vội vã, cô đã đánh rơi một chiếc giày dọc đường, Vua, Hoàng tử hoặc một thanh niên quý tộc nào đó nhặt được, thấy chiếc giày xinh xắn quá, họ liền mở hội ướm giày, nhờ có phép màu của đôi giày mà chủ nhân của nó được thay đổi số phận, trở nên hạnh phúc. Vô số các câu chuyện cổ tích đều coi các nhân vật Tiên, Bụt là các nhân vật có 151
  11. chức năng thử thách lòng người để rồi ban thưởng, nếu họ là người tốt, hay trừng phạt nếu họ là những người độc ác, ích kỉ. Ngay cả truyện thần thoại cũng vậy, thần thoại của quốc gia nào cũng xây dựng hình tượng cây cột chống trời với các dáng vẻ khác nhau, từ khi cây cột thần kì này xuất hiện, thế gian mới chấm dứt là một khối hỗn mang và từ đó Trời - Đất được sinh ra. Cũng chính vì tính tập thể – truyền miệng này mà văn bản VHDG luôn có sự thay đổi theo thời gian tuỳ theo xu thế tình cảm, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Có thể coi văn bản truyện Tấm Cám là một ví dụ điển hình cho điều này. Ban đầu, truyện được kết bằng chi tiết mẹ con Cám tuy được Tấm tha bổng nhưng dọc đường bị Thiên Lôi đánh chết. Bằng cách đó người xưa muốn nói rằng lưới Trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt. Thế nhưng càng về sau, khi mà mâu thuẫn giai cấp trong xã hội càng trở nên sâu sắc và khó bề hoá giải, với một tâm trạng luôn bị ức chế, người ta càng không thoả mãn với kết thúc này. Đó là lí do vì sao truyện lại được kết theo một kiểu khác: cô Tấm không thoả hiệp, đã trực tiếp thực thi công lí với một hình phạt vô cùng tàn khốc. Người thời nay vẫn luôn bị ám ảnh bởi điều này, rằng như vậy cô Tấm có còn là một cô gái nhu mì, nhân hậu nữa không? ở đây, chúng ta phải thấy rằng mọi chuyện không phải do cô Tấm – nhân vật – quyết định, mà do tác giả dân gian quyết định. Đặc trưng thứ hai: VHDG là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp cả về nội dung lẫn hình thức phản ánh khiến cho nó không chỉ là một hiện tượng văn học mà còn là một hiện tượng văn hoá. Về nội dung, tác phẩm VHDG phản ánh nhiều phương diện khác nhau của đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội, do vậy nó vừa thực hiện chức năng của văn học ( thẩm mĩ), của sử học ( phản ánh lịch sử), của dân tộc học ( phong tục, tập quán, tôn giáo), của triết học, tâm lí học…nghĩa là cùng một lúc tổng kết các tri 152
  12. thức của nhân dân thuộc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác nhau trong dạng thức còn chưa phân chia tách bạch ( nghĩa là trong trạng thái nguyên hợp). VHDG gắn với tôn giáo khi nó được dùng như một phương tiện thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa. Chẳng hạn, sự tồn tại của các vị Thần trong thần thoại là biểu hiện của thế giới quan thần linh. Qua việc miêu tả quyền năng của các vị Thần, người xưa muốn khẳng định rằng sở dĩ thế gian này được hình thành, duy trì và phát triển là nhờ các vị Thần linh, vì vậy thờ Thần, tế Thần là một nghi lễ tất yếu phải có. Tuy vậy, người xưa không hề tuyệt đối hoá vai trò của các vị Thần trong đời sống xã hội, mà còn coi đó là một trong những phương tiện thể hiện con người. Bằng chứng là các vị Thần cũng có những mối quan hệ phức tạp, những tính cách, thậm chí thói xấu như con người: hiếu thắng, ghen tuông, đố kị...( điều này được thể hiện rất rõ trong thần thoại của các quốc gia cổ đại trên thế giới). Về hình thức, khác với tác phẩm văn học viết chỉ được diễn đạt bằng phương tiện ngôn ngữ, tác phẩm VHDG, ngoài việc sử dụng phương tiện chính là ngôn ngữ, còn sử dụng thêm vài phương tiện khác nữa như âm nhạc, vũ điệu, động tác. Chẳng hạn như khi kể chuyện cổ tích có thể kết hợp với các yếu tố ngữ điệu của giọng kể, yếu tố kịch của vẻ mặt, động tác… Một câu lục bát có thể được dùng trong cả hát ru, hát dân ca, hát chèo với những làn điệu âm nhạc khác nhau cùng các động tác vũ điệu khác nhau, với những mục đích khác nhau. Hát ru được dùng trong khuôn khổ sinh hoạt gia đình với mục đích trước hết là để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm; hát dân ca được dùng trong sinh hoạt cộng đồng nhằm trao gửi tình cảm giữa nam và nữ hoặc nhằm bộc bạch nỗi lòng của một chủ thể trữ tình nào đó... Đặc trưng thứ ba: VHDG là những sáng tác nghệ thuật mang tính thực hành. Đây chính là chức năng sinh hoạt của VHDG, nó thể hiện sự gắn bó của VHDG với đời sống cộng đồng mà tác phẩm văn học viết 153
  13. không thể nào có được. Việc sáng tác, trình diễn, nhận thức tác phẩm VHDG, ngoài mục đích thẩm mĩ, còn nhằm một mục đích khác hơn là đáp ứng một yêu cầu, nhu cầu nào đó trong đời sống sinh hoạt của con người. Ví dụ: câu đố vừa được dùng để thử thách trí tuệ trẻ em vừa được coi là một phương tiện phản ánh gián tiếp các quan hệ xã hội; việc diễn xướng sử thi vừa thoả mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật vừa là một nghi lễ văn hoá, tín ngưỡng của bà con các dân tộc thiểu số; ca dao được dùng trong hát ru còn trở thành phương tiện bộc lộ tâm tình của người ru; hát dân ca vừa là phương tiện trao đổi tình cảm vừa gắn với cấc hình thức lễ hội văn hoá... - Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: Sinh viên có thể sưu tầm và kể một trong số các câu chuyện thuộc các thể loại sau: - Thần thoại: Thần trụ trời; truyện trăm trứng.. - Truyền thuyết: An Dương Vương; Thánh Gióng; Sơn tinh Thuỷ tinh… - Cổ tích: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tấm Cám…. - Ngụ ngôn: Treo biển, Thầy bói xem voi, mạt cưa mướp đắng… - Truyện cười: Đổi giày, Mua kính, Tham thì thâm, - Thông tin phản hồi cho hoạt động 3: - Tiếp xúc với câu đố, trẻ em được học thêm nhiều điều, nhận biết về thế giới xung quanh, rèn tư duy phán đoán, học cách sử dụng ngôn ngữ qua các biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, tượng trưng… (Phân tích một số câu đố để minh họa) 154
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2