ĐỀ ÁN: “Cơ hội và thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập”
lượt xem 93
download
Thứ hai, giám đốc là một nhà quản trị kinh doanh. Biết tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Phải xác định được số vốn cần thiết trong kinh doanh: Chính xác là bao nhiêu, lúc nào và thời gian bao lâu, để có thể có biện pháp giải quyết và xử lý. Nếu không đủ thì phải huy động và tìm nguồn tài trợ nhưng phải khẳng định chắc chắn rằng khi kinh doanh doanh nghiệp sẽ có lãi....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ ÁN: “Cơ hội và thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập”
- ĐỀ ÁN: “Cơ hội và thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập”
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Từ công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo, đội ngũ các chủ DN xuất hiện và ngày càng tăng, khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển của đất nước. Họ được đánh giá là nguyên khí của quốc gia, đội ngũ tiên phong của công cuộc đổi mới. Bác Hồ đã từng viết : “Việc nước, việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng". Vì thế, Việt Nam muốn phồn vinh, sánh vai với các cường quốc phát triển trên thế giới thì phải tạo dựng được một đội ngũ chủ DN hùng mạnh, trong đó có đội ngũ chủ DNV&N. Trong những năm gần đây các DNV&N đã được hình thành, phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng của nền kinh tế ở Việt Nam trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, các DNV&N hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần do bản thân các DNV&N chưa có nhiều kinh nghiệm nhất định trong nền kinh tế thị trường, chưa đủ năng động và sáng tạo trong kinh doanh; mặt khác quan trọng hơn, là do chưa có một khung khổ chính sách rõ ràng của Nhà nước trong việc đưa ra những biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho các DNV&N phát huy hết khả năng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Từ những cấp thiết đó, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập” 2. Mục đích nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chủ DNV&N mới thành lập trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam 1
- - Trên cơ sở đó, đề tài hướng tới một cách nhìn đúng đắn hơn về đội ngũ chủ DNV&N hiện nay. Đề tài đưa ra những thành công, đóng góp và cơ hội của họ đối với sự phát triển kinh tế đất nước, đồng thời đưa ra những khó khăn, thách thức và vướng mắc trong kinh doanh. Từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ nhằm phát huy tối đa sức mạnh tiềm năng của đội ngũ chủ DNV&N. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, vai trò và vị trí của họ trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, làm nổi bật lên hình ảnh người chủ DNV&N mới thành lập, cũng như những cơ hội và thách thức họ phải đương đầu; trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp họ phát huy được thế mạnh. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và phương pháp thực chứng dựa trên số liệu thống kê từ tài liệu, báo chí, internet.. Trên cơ sở đó có cái nhìn khái quát hơn về đội ngũ chủ DNV&N hiện nay. 5. Đóng góp của đề tài. Đội ngũ chủ DN đặc biệt là các chủ DNV&N trong điều kiện hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, của xã hội, để phát huy sức mạnh của mình. Qua nghiên cứu đề tài, phần nào đã xác định được vị trí, vai trò và những đóng góp không nhỏ của đội ngũ chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, góp phần xây dựng nên đội ngũ chủ DNV&N ngày càng hoàn thiện hơn trong công cuộc đổi mới. Đề tài cũng phân tích thực trạng của đội ngũ chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay, những cơ hội, thuận lợi cũng như những khó khăn, hạn chế mà họ đang phải đương đầu. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu để hỗ 2
- trợ các chủ DNV&N khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong công cuộc đổi mới đất nước. 6. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm 3 phần: * Phần I: Lý luận chung về DNV&N * Phần II: Thực trạng của đội ngũ chủ DNV&N mới thành lập ở Việt Nam, cơ hội và thách thức. * Phần III: Một số khuyến nghị chủ yếu hỗ trợ chủ DNV&N mới thành lập Việt Nam. 3
- PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ DNV&N 1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNV&N là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Tại Việt Nam hiện đang tồn tại các loại hình DNV&N bao gồm: các DN thành lập và hoạt động theo luật DN, các DN thành lập và hoạt động theo Luật DNNN, các HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX, các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo NĐ 02/2000/ NĐ-CP (3/2/2000) của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các DNV&N ngày càng khẳng định vị trí và đóng góp của mình trong nền kinh tế. DN có một số vai trò sau: Thứ nhất, DN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm ổn định, giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội. Thứ hai, DN huy động triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế bao gồm vốn, công nghệ, tài nguyên, con người... tạo điều kiện sử dụng tài nguyên sẵn có, nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư để đầu tư tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. 4
- Thứ ba, cung cấp hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Thứ tư, góp phần gia tăng nguồn hàng xuất nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nguồn thu ngoại tệ, tạo tiền đề cho sự phát triền của đất nước. Hệ thống các DN chẳng những có một vai trò to lớn đối với công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà còn giữ vị trí then chốt trong việc thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên hệ thống đó có phát triển bền vững hay không còn phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ chủ DN nói chung đội ngũ chủ DNV&N nói riêng, họ là người quyết định hiệu quả kinh tế cũng như sự thành bại của DN. 1.2 Chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1 Khái niệm chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo quan điểm truyền thống nước ta thì chỉ có Nhà nước mới có quyền thành lập DN và những DN được thành lập ra đều là DNNN. Vì vậy, khái niệm giám đốc DN chỉ được giới hạn trong phạm vi DNNN. Theo khái niệm này, giám đốc DNNN vừa là người đại diện cho Nhà nước, vừa là người đại diện cho tập thể những người lao động, quản lý DN theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của DN. Trong cơ chế thị trường, một DN dù ở quy mô nào, loại hình sở hữu nào cũng phải có người đứng đầu mà ta thường gọi là giám đốc. Một định nghĩa ngắn gọn và đơn giản nhất về giám đốc DN: là người thủ trưởng cấp cao nhất trong DN. Trong cuốn “Hệ thống quản lý của Nhật Bản, truyền thống và sự đổi mới; khái niệm giám đốc DN được hiểu như sau: giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao” Theo quan điểm của các nhà kinh tế và quản lý Trung Quốc, giám đốc DN họ vừa là người đứng đầu, người quản lý việc tổ chức sản xuất, vừa là nhà kinh 5
- doanh, là thương nhân giao dịch trên thị trường, chẳng những điều khiển sự vận hành trong DN, mà còn phải chèo lái con thuyền DN trong biển cả cạnh tranh. Theo Luật DN (ngày 12/6/1999) thì: Người quản lý DN là chủ sở hữu DN tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc(tổng giám đốc ), các chức danh quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định đối với công ty TNHH và công ty cổ phần. Qua các khái niệm trên, thì quan niệm chủ DNV&N thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài: chủ DNV&N trong khu vực kinh tế tư nhân là người sở hữu DN vừa là người quản lý điều hành DN, chịu trách nhiệm trước DN, trước DN cấp trên về mọi hoạt động của DN cung như kết quả của các hoạt động đó. Theo quan điểm này, chủ DN chính là chủ sở hữu DN đồng thời là giám đốc DN. Cho nên trong đề tài này đồng hoá 3 khái niệm: chủ DN, chủ sở hữu DN, giám đốc DN. 1.2.2 Đặc điểm của giám đốc DN Thứ nhất, giám đốc là một nghề. Mà đã là một nghề cần đòi hỏi phải được đào tạo, nhưng dù đào tạo ở hình thức nào thì người giám đốc cũng phải nắm cho được một nghề và hơn nữa phải có tay nghề cao - nghệ thuật. Đặc điểm này được hiểu là: Giám đốc phải có khát vọng làm giàu- không bao giờ được thoả mãn với những gì mình đã có mà phải luôn vươn lên để giàu sang hơn; giám đốc là người có kiến thức cả ở tầm tổng quan vĩ mô và các kiến thức chuyên môn; giám đốc là người có óc quan sát, tư duy sáng kiến và tự tin, có tầm nhìn xa trông rộng, khả năng tiên đoán, phân tích những tình huống có khả năng xảy ra trong tương lai để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời; giám đốc là người có ý chí nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm; giám đốc phải gương mẫu có đạo 6
- đức trong kinh doanh, giữ chữ tín với khách hàng, tôn trọng cấp trên, thuỷ chung với bạn bè đồng nghiệp, độ lượng bao dung với cấp dưới. Thứ hai, giám đốc là một nhà quản trị kinh doanh. Biết tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Phải xác định được số vốn cần thiết trong kinh doanh: Chính xác là bao nhiêu, lúc nào và thời gian bao lâu, để có thể có biện pháp giải quyết và xử lý. Nếu không đủ thì phải huy động và tìm nguồn tài trợ nhưng phải khẳng định chắc chắn rằng khi kinh doanh doanh nghiệp sẽ có lãi. Thứ ba, giám đốc là người có năng lực quản lý, biết phân quyền và giao nhiệm vụ cho cấp dưới và tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiện vụ. Đảm bảo thu nhập cho người lao động, phát triển nghề nghiệp, tạo điều kiện cho họ tiến bộ. Biết khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho doanh nghiệp, cho xã hội và cá nhân theo pháp luật. Giám đốc còn phải biết sống công bằng dân chủ. Biết đãi ngộ đúng mức, biết lắng nghe, quyết đoán mà không độc đoán. Thứ tư, giám đốc là nhà hoạt động xã hội, hiểu thấu đáo và tuân thủ pháp luật, các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước. Biết tham gia vào công tác xã hội. Thứ năm, sản phẩm của giám đốc là những quyết định. Quyết định của giám đốc ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực, nhiều con người. Vì vậy trước khi ra quết định cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo và tỷ mỷ tất cả các vấn đề có kiên quan. Chất lượng của quyết định phụ thuộc vào trình độ nhận thức, khả năng vận dụng quy luật kinh tế xã hội khách quan và kinh nghiệm nghệ thuật của giám đốc. Muốn nâng cao chất lượng quyết định thì đòi hỏi người giám đốc phải có uy tín, có khả năng sư phạm, hiểu biết khoa học quản lý và tâm lý. Cần áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc lựa chọn quyết định. Phải nắm được thông tin và xử lý thông tin chính xác 1.2.3 Vai trò của chủ DN a/ Vai trò của giám đốc trong DN. 7
- Trong ba cấp quản trị DN, giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất trong DN. Mỗi quyết định của giám đốc có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn DN, giám đốc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong DN, đảm bảo cho quyết định đúng đắn, đem lai hiệu quả kinh tế cao. Vai trò quan trọng khác của giám đốc là tổ chức bộ máy quản lý đủ về số luợng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra. Về lao động: Giám đốc quản lý hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng vạn lao động. Vai trò của giám đốc không chỉ ở chỗ chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập, đời sống của số lượng lớn lao động mà còn chịu trách nhiệm về đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn của họ, tạo cho họ những cơ hội để thăng tiến. Về tài chính: Giám đốc là người quản lý, là chủ tài khoản của hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, giám đốc phải có trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn. Một quyết định sai lầm có thể dẫn đến làm thiệt hại hàng tỷ đồng của doanh nghiệp. Theo quan điểm của Khoa học Quản lý, chủ DN có 3 vai trò chủ yếu trong DN. Thứ nhất, thể hiện là người có vị trí cao nhất, là khâu trung tâm liên kết các bộ phận, cá nhân, các yếu tố nguồn lực thành một thể thống nhất, để thực hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ hai, chủ DN một mặt đại diện cho lợi ích xã hội (lợi ích của Nhà nước, bạn hàng, khách hàng), lợi ích của DN, mặt khác đại diện cho lợi ích của nhân viên và những người lao động do họ quản lý (tiền lương, tiền thưởng). 8
- Thứ ba, chủ DN thể hiện là người đứng mũi chịu sào, trực tiếp vận dụng các quy luật khách quan (kinh tế, tâm lý, xã hội…) để đưa ra những quyết định quản lý, tạo ra thắng lợi cho doanh nghiệp. b/ Vai trò của chủ DN đối với nền kinh tế. Thứ nhất, đội ngũ chủ DN là lực lượng xung kích trong công cuộc đổi mới đất nước Thứ hai, đội ngũ chủ DN lớn mạnh là hạt nhân của nền kinh tế thị trường. Thứ ba, đội ngũ chủ DN đóng vai trò nòng cốt, tạo nên sức sống của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì thế, TS Vũ Quốc Tuấn - Ban nghiên cứu Chính phủ đã nói " Theo tôi trong cơ chế thị trường có 3 lớp người cần được tôn vinh: Những người hoạch định chính sách, các nhà khoa học công nghệ, doanh nhân: những người đưa chính sách của Đảng và Nhà nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế" (Báo diễn đàn doanh nghiệp số 52 ngày 28/6/2001) 1.2.4. Những yêu cầu đặt ra đối với chủ doanh nghiệp. Theo quan điểm của trường Thương Mại Harvard, chủ DN cần hội tụ ba điểm sau: Về kỹ năng: Chủ DN phải có năng lực suy xét vấn đề một cách sáng tạo có khả năng xoá bỏ những tư duy cũ và khuân mẫu truyền thống để tư duy một cach sáng tạo, dám đổi mới. Về kiến thức: Ngoài kiến thức tổng hợp thì cần phải tinh thông ít nhất một chuyên ngành. Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về lĩnh vực mà DN đang kinh doanh. Bên cạnh đó chủ DN phải có kiến thức về kinh tế quốc tế, nắm bắt được xu thế toàn cầu, phát hiện ra cơ hội của DN trong thương mại quốc tế. Về đạo đức: Phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản về đạo đức, và cố gắng thực hiện các nguyên tắc đó. Có ý thức trách nhiệm đối với các cá nhân, DN và xã hội. Luôn không ngừng nâng cao trình độ của bản thân. Biết điểm mạnh, điểm yếu 9
- của mình, biết tiếp thu phê bình, biết rút ra bài học từ trong sai lầm và thất bại, luôn tạo được niềm tin với mọi người. Vậy, làm thế nào để xác định yêu cầu cần phải có của một chủ DNV&N Việt Nam? Chính là việc làm cần thiết nhất để phát huy tối đa năng lực và vai trò của chủ DNV&N đối với sự phát triển của đất nước. Từ việc nghiên cứu và tham khảo các tài liệu, đề tài của chúng tôi xin đưa ra những yêu cầu cơ bản cần phải có của một chủ DN. Thứ nhất, có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực đồng thời phải giỏi chuyên môn đối với lĩnh vực mình đang hoạt động kinh doanh, ngoài ra phải có những kiến thức nhất định về luật pháp, kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, phải có năng lực tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh một cách khoa học và có hiệu quả. Thứ ba, phải có tư duy đổi mới, năng động và sáng tạo, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Thứ tư, chủ doanh nghiệp phải có tinh thần đoàn kết, biết kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động. Thứ năm, phải có tư cách đạo đức của một nhà kinh doanh chân chính, phải làm tấm gương cho mọi người trong DN noi theo; phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, tôn trọng khách hàng, bạn hàng, tôn trọng pháp luật và hoàn thành mọi nhiệm vụ đóng góp đối với nhà nước và cộng đồng xã hội. 10
- PHẦN II THỰC TRẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CHỦ DNV&N MỚI THÀNH LẬP VIỆT NAM, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 2.1. Đội ngũ chủ DNV&N đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh. 2.1.1 Đội ngũ chủ doanh nghiệp ngày càng tăng Như chúng ta đã biết, sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới được chính thức thừa nhận từ 1990, khi luật DN tư nhân và Luật công ty được thông qua. Từ đó đến nay, loại hình DN ở Việt Nam cũng trở nên phong phú hơn, với những loại hình như cá nhân và nhóm kinh doanh, DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. Theo kết quả điều tra kinh doanh (Dự thảo báo cáo điều tra kinh doanh tại các DN, VIE/97/09, Hà Nội, 5/1999) có tới 284 trong số 325 (chiếm 87,4%) DN phỏng vấn được thành lập từ 1992. Cụ thể có 70 trong số 96 DNNN (72,9%); 36 11
- trong số 42 HTX (85,7%); 85 trong số 90 Công ty TNHH (94,4%); 4 (100%), Công ty TNHH được thành lập trong giai đoạn 1992- 1998. Luật DN (12/6/1999) thay thế cho Luật Công ty và DN tư nhân có hiệu lực từ 1/1/2003. Khu vưc kinh tế tư nhân trong báo cáo này bao gồm các hộ kinh doanh, các DN tư nhân, các công ty TNHH và các công ty cổ phần.. Từ đó đến nay về mặt số lượng, chủ DN tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, sau đó là khui vực có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN giảm do tổ chức sản xuất lại và cổ phần hoá chuyển sang khu vực ngoài quốc doanh. Số DN thức tế đang hoạt động trong các ngành kinh doanh tăng bình quân 25,8%/năm (2 năm tăng 23,1 ngàn DN) Trong đó: DNNN giảm 4,8% (2 năm giảm 498 DN); DNNQD tăng 30,3% (2 năm tăng 22,85 ngàn DN); DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,8% ( 2 năm tăng 775 DN) Bảng 1: Bảng chi tiết từng khu vực và từng ngành kinh tế Số DN đang hoạt động 1-1- 2001 1-1-2002 1-1-2003 TỔNG SỐ 39.762 51.057 62.892 1- Chia theo khu vực: +Khu vực DNNN 5.531 5.067 5.033 +Khu vực ngoài quốc doanh 32.802 43.993 55.555 Trong đó: Hợp tác xã 3.187 3.614 4.112 DN tư nhân 18.226 22.554 24.818 Cty TNHH 10.489 16.189 23.587 Cty cổ phần 800 1.636 3.038 +Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.529 1.997 2.304 Trong đó: DN 100% vốn nước ngoài. 858 1.566 2-Chia theo các ngành kinh tế : +Nông lâm nghiệp, thuỷ sản. 891 3.424 3.376 +Công nghiệp. 10.946 12.951 15.818 +Thương nghiệp,khách sạn, nhà hàng. 19.281 22.849 27.633 +Xây dựng. 3.984 5.588 7.814 +Vận tải, viễn thông. 1.789 2.535 3.251 +Các ngành dịch vụ khác. 2.871 3.710 5.000 12
- Nguồn: Phát triển doanh nghiệp trong các ngành kinh tế 2000-2003 Số lượng các đơn vị kinh doanh chủ yếu tập trung ở 3 vùng: (i): Vùng ĐBSCL (24%); (ii): Vùng ĐBSH (21%); (iii): Vùng Miền Đông Nam Bộ (19%); Tiếp đó là vùng khu Bốn cũ (13%); Duyên hải Miền Trung (10%); miền núi và trung du (9%); Tây Nguyên (4%). Như vậy 3 vùng (từ i-iii) chiếm trên 60% tổng số đơn vị kinh doanh tư nhân trên địa bàn cả nước. Bảng 2: Phân bố các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân theo vùng lãnh thổ. Đơn vị: % Các loại hình doanh nghệp 13
- DNTN Cty Cty HTX Kinh tế TNHH Cổ phần Cá thể 1.Vùng núi và trung du 3.91 3.79 1,96 12,49 9,62 2.Đồng bằng sông Hồng 5.32 32.70 22,88 48,07 21,19 3.Khu Bốn cũ 2.74 2.44 1,31 8,72 13,26 4.Duyênhải Miền Trung 20.64 4.71 7,19 11,20 10,14 5.Tây Nguyên 2.46 1.09 1,31 2,14 3,72 6.Đông Nam Bộ 24.80 51.27 53,59 12,80 18,43 7.Đồng bằng SCL 40.14 4,00 11,76 4,58 23,63 Phần trăm tổng số 1.22 0,48 0,01 0,20 98,09 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo nghiên cứu DNV&N, Hà Nội 5/2000 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của các DNV&N. Xét về ngành nghề kinh doanh, thì các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động trong 3 ngành: (i); dịch vụ thương nghiệp, sửa chữa xe động cơ, mô tô xe máy(chiếm 46%); (ii) trong công nghiệp chế biến (chiếm 22%) ; (iii) hách sạn nhà hàng (chiếm 13%); Bảng 3: Phân bố các loại hình kinh doanh ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh tế. Đơn vị: % Phân theo ngành kinh tế Các loại hình DN 14
- DNTN TNHH Cty CP HTX Cá thể 1.Nông nghiệp 0,18 0,49 0,65 0,37 0,88 2.Thuỷ sản 20,66 0,48 1,31 0,98 3,63 3.Công nghiệp khai thác mỏ 0,23 0,38 0,00 4,85 1,01 4.Công nghiệp chế biến 22,47 24,04 31,37 55,47 22,17 5.Sx, phân phối điện, khí đốt và nước 0,14 0,10 0,00 0,24 0,02 6.Xây dựng 4,55 13,80 8,50 5,53 0,13 7.Thương nghiệp, sửa chữa xe động 43,36 47,92 22,22 12,22 46,40 cơ, môtô, xe máy 8.Khách sạn, nhà hàng 4,46 3,72 2,61 0,68 13,09 9.Vận tải, kho bãi và thông tin liên 1,08 4,55 1,31 13,44 7,62 lạc 10.Tài chính, tín dụng 0,19 0,07 26,14 5,48 0,01 11.Hoạt động khoa học và công nghệ 0,01 0,22 0,00 0,00 0,00 12.Hđộng lquan đến kdoanh tài sản, 0,42 3,17 5,88 0,01 1,21 dịch vụ tư vấn 13.Giáo dục và đào tạo 0,00 0,01 0,00 0,00 0,02 14.Y tế và các hoạt động cứu trợ xã 0,01 0,03 0,00 0,00 0,56 hội 15.Hoạt động văn hoá, thể thao 0,04 0,10 0,00 0,03 1,05 16.Hoạt động phục vụ các nhân và 2,21 0,92 0,00 0,24 2,21 cộng đồng Phần trăm tổng số 100 100 100 100 100 (1,22) (0,48) (0,01) (0,20) (98,0 9) Nguồn: Báo cáo nghiên cứu DNV&N, Hà Nội 5/2000 Điều đáng lưu ý là có 21% số DN tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản và 26% công ty cổ phần ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực tài chính tín dụng. Số đơn vị kinh doanh tư nhân trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng không nhiều (13% cá nhân và hộ kinh doanh; 4,5% DN tư nhân; 3% công ty cổ phần và 4% công ty TNHH) 2.1.3. Trình độ Hiện nay nếu xét trên mặt bằng của xã hội Việt Nam, trình độ của chủ DN còn thấp. Tuy nhiên về cơ bản các chủ DN Việt Nam có nền tảng học vấn tương 15
- đối cao so với các nước khác có cùng mức thu nhập. Đa số các chủ DN có trình độ học vấn cơ sở tương đối khá thể hiện ở khu vực doanh nghiệp quốc doanh, 18% có trình độ đại học, 33% có trình độ trung cấp và sơ cấp. Tại Hà Nội, hiện nay chỉ có 25% chủ DNV&N có trình độ đại học. Theo thông tin từ Hiệp hội DNV&N Hà Nội, khoảng một nửa (khoảng 5.000) chủ DNV&N Hà Nội hiện nay chưa qua đào tạo chính thức, hầu hết là tự đào tạo lấy. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các chủ DN Hà Nội. Cũng theo tin từ Hiệp hội, Hà Nội có trên 12.000 DN đang hoạt động, trong đó có khoảng 20-30% chủ DNV&N qua đào tạo đại học chính quy, còn lại khoảng 15– 20% các chủ DN chỉ đào tạo qua các trường dạy nghề (Thời Báo kinh tế 22/2/2004) Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các chủ DN Việt Nam không ngừng tiếp thu những tri thức mới, say mê học hỏi để nâng cao trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỷ thuật, công nghệ mới. 2.1.4 Những đóng góp của đội ngũ chủ DNV&N đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam a/ Về giải quyết việc làm DNV&N thu hút rất nhiều lao động ở Việt Nam. Hàng năm nước ta có khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động. Hiện chiếm tới 42,7% chủ DNV&N là lao động từ khu vực Nhà nước chuyển sang trong quá trình sắp xếp lại DNNN, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập và ổn định tình hình kinh tế xã hội. Ước tính của một nghiên cứu cho thấy DNV&N giải quyết khoảng 26% lao động cả nước (không kể lao động trong hộ gia đình, một lực lượng đông đảo ở Việt Nam hiện nay). Con số này cho thấy vai trò quan trọng của DNV&N lớn hơn 2,5 lần so với các DNNN về số lượng lao động (7,8 triệu so với 3 triệu). ậ Việt Nam theo ước 16
- tính có khoảng 7,8 triệu lao động được thu hút vào làm việc cho các DNV&N. Đây là một cách phát triển góp phần giải quyết tốt sức ép thất nghiệp đang ngày càng gia tăng do dân số đông. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ đóng góp của DNV&N thuộc các lĩnh vực khac nhau trong việc thu hút lao động. Bảng 4: Tỷ lệ lao động của các DNV&N trong các ngành. Ngành Tỷ trọng lao động (%) Công nghiệp khai thác mỏ 2,4 Công nghiệp chế biến 35,7 Sản xuất, phân phối điện, nước 2,6 Xây dựng 15,6 Thương mại, dịch vụ sửa chữa 19,5 Khách sạn, nhà hàng 5,1 Vận tải, kho bãi 11,1 Tài chính, tín dụng 3,7 Khoa học và công nghệ 0,1 Kinh doanh tài sản, tư vấn 2,7 Văn hoá, thể thao 0,6 Dịch vụ phục vụ các nhân công 0,8 Tổng số 100 Nguồn: Giải pháp phát triển DNV&N ở Việt Nam, NXB CTQG, tr.23 6 tháng đầu năm 2003 khu vực kinh tế tư nhân đã gải quyết việc làm cho 257.5 ngàn người (tăng 6,5% so với cùng kỳ 2002) trong đó số người có việc làm ổn định là 77% (tăng 7,1%). Số người đăng ký xin làm việc ước tính cuối tháng 6 tăng 8,4% (so với tháng 6/2002); số người đăng ký xin việc làm là bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự tăng 2,3% và học sinh thôi học tăng 0,5% (Nguồn: Con số &sự kiện tr.14 – số 7/2003) So sánh với một số nước khác, tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các DNV&N ở một số nước và vùng lãnh thổ Châu Á Nước và vùng lãnh thổ Tỷ trọng lao động thu hút(%) Giá trị gia tăng tạo ra(%) Xingapo 35,2 26,6 17
- Malaixia 47,8 36,4 Hàn Quốc 37,2 21,1 Nhật Bản 55,2 38,8 Hồng Kông 59,3 Nhìn chung, từ các số liệu thống kê trên có thể thấy các DNV&N chiếm từ 81-98% số DN, thu hút khoảng 30%-60% lao động và tạo ra 20%-40% giá trị gia tăng trong nền kinh tế các nước này. (Nguồn: Kỷ yếu KH, dự án chính sách hỗ trợ phát triển DNV&N ở Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia HCM, Hà Nội, 1996) Phần lớn lao động khu vực kinh tế tư nhân làm việc trong 2 ngành thương mại và dịch vụ sửa chữa, và công nghiệp chế biến. Mỗi ngành chiếm khoảng 31% tổng số lao động trong khu vực kinh tế tư nhân. Khoảng gần một nửa (49% số lao động khu vực kinh tế tư nhân làm việc ở cùng miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Tiếp đó là vùng ĐBSH (19%) và Vùng khu Bốn cũ (11%) Bảng 5: Lao động các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân theo vùng lãnh thổ (có đến 31/12/1996) 18
- Đơn vị: % Phân theo vùng lãnh Loại hình doanh nghiệp thổ DNTN Cty Cty HTX Kinh tế TNHH Cổ phần Cá thể 1.Vùng núi và trung du 7,43 4,03 0,06 5,43 7,40 2.Đồng bằng sông Hồng 7,49 23,00 12,15 34,99 19,06 3.Khu Bốn cũ 4,71 2,54 0,18 9,49 11,86 4.Duyên hải Miền Trung 17,17 6,13 2,96 14,81 10,95 5.Tây Nguyên 2,95 1,09 0,10 3,17 2,93 6.Đông Nam Bộ 28,68 58,62 75,95 26,35 22,57 7.Đồng bằng sông Cửu 31,57 4,59 8,60 5,84 25,24 Long 5,54 7,98 0,84 4,43 81,21 Tổng số 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo nghên cứu DNV&N, Hà Nội 5/2000 b/ Đóng góp cho Nhà nước: Xét về doanh thu của các loại hình DN của khu vực kinh tế tư nhân, thì cá nhân và nhóm kinh doanh chỉ chiếm 40% tổng doanh thu của khu vực kinh tế tư nhân. Như vậy, về khía cạnh này, nhóm DN đăng ký chính thức, gồm DN tư nhân, công ty TNHH,công ty cổ phần chiếm phần quan trọng hơn (57%). Điều này có thể có phần do cá nhân và nhóm kinh doanh không khai báo đúng mức doanh thu của họ, và khai báo thấp hơn, thực tế là điều có thể xảy ra. Tuy vậy nó phản ánh một thực tế là các DN có đăng ký chính thức có quy mô kinh doanh lớn hơn. Vì nếu muốn kinh doanh quy mô lớn thì chắc chắn phải chuyển đổi sang hình thức DN đăng ký chính thức, hoạt động theo những nguyên tắc luật lệ của cơ chế thị trường. Điều đáng lưu ý là doanh thu của khu vực Miền Đông Nam Bộ, gồm cả thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 51% tổng doanh thu của khu vực tu nhân trên cả 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án: Thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam – Cơ hội và thách thức
41 p | 2106 | 722
-
Tiểu luận "Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay"
12 p | 1310 | 523
-
Tiểu luận - Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
15 p | 1420 | 433
-
Báo cáo thực tập: Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO
31 p | 391 | 136
-
Đồ án: Thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam – cơ hội và thách thức
43 p | 355 | 116
-
Đề Tài: “Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những thách thức"
19 p | 306 | 108
-
Tiểu luận triết học: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
15 p | 266 | 64
-
Tiểu luận kinh tế chính trị:"Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay"
10 p | 607 | 61
-
Tiểu luận KTCT: “Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những thách thức" .
19 p | 168 | 49
-
Đề tài: “Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”.
15 p | 211 | 44
-
Đề tài: "Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay"
9 p | 259 | 41
-
Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
10 p | 187 | 28
-
Đề tài " Cơ hội và thách thức đối với chủ DNV&N mới thành lập”
64 p | 136 | 26
-
LUẬN VĂN: Hội nhập AFTA –cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp công nghiệp việt nam
36 p | 114 | 16
-
Tiểu luận Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp VN
11 p | 103 | 14
-
Báo cáo Giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội và thách thức
52 p | 30 | 8
-
Báo cáo " Nga gia nhập WTO: Những cơ hội và thách thức"
13 p | 54 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn