intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án môn học: Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

301
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí là bài toán khó mà bất kì quốc gia đang phát triển nào cũng phải đối mặt. Hậu quả do đói nghèo và dân trí thấp gây ra cho sự phát triển chung của một vùng cũng như một quốc gia là vô cùng nặng nề. Sự bất ổn về kinh tế sẽ dẫn đến sự bất ổn về chính trị, đó là điều mà bất kì nhà quản lý vĩ mô nào cũng hiểu được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án môn học: Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc

  1.   Đề án môn học Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc ..........., tháng ... năm ........
  2. Đề án môn học MỞ ĐẦU Xoá đói giảm nghèo và nâng cao d ân trí là bài toán khó m à bất kì quốc gia đang phát triển nào cũng phải đối mặt. Hậu quả do đói nghèo và dân trí thấp gây ra cho sự p hát triển chung của một vùng cũng như một quốc gia là vô cùng nặng nề. Sự bất ổn về kinh tế sẽ dẫn đ ến sự bất ổn về chính trị, đ ó là điều mà bất kì nhà quản lý vĩ mô nào cũng hiểu được.Nhưng những nhà quản lý V iệt Nam vẫn đang rất lú ng túng trong việc giải quyết bài to án khó, mà biểu hiện cụ thể của nó là: khoảng cách giàu nghèo của việt nam ngày càng tăng, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra…Đừng đổ lỗi cho răng sự bất b ình đẳng là sự trả giá cho sự tăng trưởng, đừng dựa vào mô hình “chữ U ngược “ của K uznes để biện minh. Nếu chúng ta, những nhà quản lý không vô trách nhiệm , sử d ụng lãng phí những đồ ng vốn vào những dự án mía đường, dự án nuôi bò sữa…hay để thất thoát, tham nhũng, chi tiêu sai mục đích hàng ngàn tỷ đồng thì mọ i sự có thể sẽ khác đi. Q uản lý với đầy đủ những chức năng của nó , thêm vào đó là những chính sách đúng đắn và sự quan tâm của toàn xã hội sẽ là lời giải hay cho b ài toán khó xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo là vấn đề trước mắt, nâng cao dân trí là vấn đề lâu dài, song hai vấn đề này cần phải được giải quyết song song, tuy không phải là trong mộ t sớm một chiều, nhưng những nhà quản lý cần phải nhanh chóng tìm lời giải, tháo d ỡ sợi dây níu giữ sự bứt phá trên con đường phát triển của V iệt Nam. Đ ề án này đ ề cập đến vấn đề: Quản lý với bà i toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắ c với mong muốn cung cấp một lời giải cho b ài toán khó này. 1 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  3. Đề án môn học Phần I: Cơ sở lý luận I. Khái niệm về quản lý: 1. Quản lý và cá c dạng quản lý Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thể hiểu: quản lý là sự tác độ ng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất đ ịnh trong điều kiện biến động của môi trường. V ới định nghĩa trên, quản lý có p hạm vi hoạt độ ng vô cùng rộng lớn, được chia làm ba dạng chính: - Q uản lý giới vô sinh - Q uản lý giới sinh vật. - Q uản lý xã hội loài người. Tất cả các dạng quản lý trên đều mang những đặc điểm chung sau đây: - Để quản lý được phải tồ n tại một hệ quản lý bao gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể q uản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đến m ục tiêu. Chủ thể có thể là m ột người, một bộ máy quản lý gồm nhiều người. Đối tương quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý. Đ ây có thể là những yếu tố thuộc giới vô sinh, giới sinh vật hoặc con người. - Phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủ thể và đối tượng quản lý . Đạt mục đích theo cách tốt nhất trong hoàn cảnh môi trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế là lí do tồn tại của quản lý. Đó cũng chúnh là căn cứ quan trọng nhất để chủ thể tiến hành các tác độ ng quản lý. - Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều. Quản lý là một quá trình thông tin. Chủ thể quản lý phải liên tục thu thập dữ liệu về môi trường và hệ thống, tiến hành chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, bảo quản thông tin, truyền tin và ra quyết 2 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  4. Đề án môn học định, mộ t d ạng thô ng tin đặc biệt nhằm tác động lên các đối tượng quản lý. Cò n đối tượng quản lý p hải tiếp nhận các tác đ ộng quản lý của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để thực hiện các chức năng, nhiêm vụ của mình. - Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi. Đứng trước những thay đổi của đố i tượng quản lý cũng như mô i trườngcả về quy mô và mức độ phức tạp, chủ thể quản lý không chịu bó tay mà vẫn có thể tiếp tục quản lý có hiệu quả thông qua việc điều chỉnh, đổi mới cơ cấu, phương pháp, công cụ và hoạt động của mình. V ới những đặc điểm trên có thể khẳng định rằngquản lý là m ột tiến trình năng dộng. 2. Quản lý nhà nước về kinh tế: 2.1. Khái niệm: Q uản lý của nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đ ặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý nhà nước về kinh tế đ ược thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của nhà nước. N hư đã phân tích ở trên, việc khắc phục những nhược điểm, hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường, để tạo điều kiện thuân lợi cho cơ chế này ho ạt động có hiệu quả, không thể không có nhà nước với tư cách là chủ thể của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Như vậy, nhà nươc thực hiện chức năng quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan , nội tại và nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường; còn việc điều tiết, khống chế và đ ịnh hướng các hoạt động kinh tế của các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế theo phương hướng và m ục 3 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  5. Đề án môn học tiêu nào lại lệ thuộc vào bản chất của các hình thức nhà nước và con đường phát triển mà nước đó lựa chọn. 2.2. Các kết luận cần lưu ý: Từ định nghĩa đã nêu có thể rút ra các kết luận cơ bản sau: - Thực chất của quản lý nhà nước về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước mà nhà nước có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó có vấn đề nắm bắt được con người, tổ chức và tạo động lực lớn nhấtcho con người hoạt động trong xã hội. Đúng như Trần hưng Đ ạo đ ã nói “ Kể ra dân không bao giờ hai lòng, sợ ta thì khinh địch, sợ địch thì khinh ta. Bị dân khinh thì thua, dân sợ uy thì thắng”. - Bản chất của quản lý nhà nước về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước; nó chỉ rõ nhà nước là công cụ của giai cấp hoặc lực lượng chính trị nào? Nó dựa vào ai, hướng vào ai để phục vụ? Đây là vấn đề khác nhau cơ b ản giữa quản lý nhà nước về kinh tế của các chế độ x ã hội khác nhau. - Q uản lý nhà nước về kinh tế còn là m ột nghệ thuật và một nghề vì nó lệ thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách , bản lĩnh của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế; phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp… của bộ máy quản lý kinh tế nhà nước. II. Khái niệm về đói nghèo: 1. Quan niệm chung: Trong đời sống thực tiễn cũng như trong nghiên cứu khoa học các vấn đề kinh tế-xã hội chúng ta thường thấy các khái niệm sau đây: đói nghèo hoặc nghèo khổ; giàu- nghèo và phân hóa giàu nghèo; trong xã hội học còn đề cập đến cả thuật ngữ: phân tầng xã hội , phân hóa giai cấp, phân cực xã hội. Ngay khái niệm đói nghèo nếu tách riêng ra đ ể phân tích và nhân dạng, cũng thấy giữa đói và nghèo, trong cặp đôi này vừa quan hệ mật thiết với nhau lại vừa 4 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  6. Đề án môn học có sự khác biệt về mức độ và cấp độ. Đã lâm vào tình trạng đói thì đ ương nhiên là nghèo. Theo cách tư duy của người Việt nam, chúng ta thừong nhân diện đói ở hai dạng: đói kinh niên và đói gay gắt. Đây vẫn thuần túy là đói ăn, nằm chọn trong phạm trù kinh tế vật chất. Nó khác với đói thông tin, đói thụ hưởng văn hóa thuộc phạm trù đời sống tinh thần. Quan niệm về nghèo thì có thể có nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Tất nhiên dù ở d ạng nào thì nghèo vẫn có quan hệ mật thiết với đói. Nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là một tình trạng hiển nhiên của nghèo. Sự nghèo vànghèo khổ kéo dài, nếu không ra khỏi cái vòng của sự trì trệ, túng thiếu thì chỉ cần xảy ranhữngbiến cố đột xuất của hoàn cảnh (thiên tai, đau ốm , bệnh tật, rủi ro…) là con người ta dễ dàng rơi vào cảnh đói ( đói khổ , đói rách). Ở đây, chúng ta xem xét hiện tượng đói nghèo ở góc độ đời sống vật chất, góc độ kinh tế, tức là tính vật chất của nó. Chủ thể xem xét ở đây là con người, từng cá thể cũng như trongpham vi xã hội, tức là cộng đồng dân cư xác định, quy mô lớn, nhỏ, rộng, hẹp khác nhau. Vì thế, với những cách tiếp cân khác nhau, chúng ta có thể hướng mục tiêu nghiên cứu vào người nghèo, hộ nghèo, vùng dân cư nghèo, nước nghèo và khu vực nghèo. Các hội nghị bàn về giảm nghèođói trong khu vực châu Á- Thái bình D ương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9.1993 đ ã đưa ra khái niệm và định nghĩa về nghèo đói như sau : “Nghèo đói là tình trạng một bộ phân dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã đựoc xã hội thừa nhận tùy theo tình trạng phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Có thể xem đây là đ ịnh nghĩa chung nhất về nghèo đói, một định nghĩa có tính chất hướng dẫnvề phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo đói. Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn đ ể ngỏ về mặt lượng hóa ( định lượng) , bởi nó chưa tính đến sự khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi. Quan niệm hạt nhân có trong định nghĩa này là ở nhu cầu cơ bản của con 5 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  7. Đề án môn học người. Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ b ản ấy, con người không được hưởng và thỏa mãn. Nhu cầu cơ bản nói ở đây chính là cái thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như ăn, mặc, ở. Theo đó, sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết, sự đứt đoan trong nhu cầu ăn. Nói một cách khác, đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hằng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động. Đây là trường hợp đói gay gắt kinh niên, là tình trạng thiếu ăn thường xuyên. Cũng như vậy, nếu con người trong những ho àn cảnh đột xuất, bất ngờ do thiên tai bão lụt, mất mùa, bệnh tật, rơi vào cùng cực , không còn gì để sống, không có lương thực thực phẩm để ăn, có thể dẫn tới cái chết thì đ ólà trường hợp đói gay gắt cấp tính, phải cứu trợ khẩn cấp. Đ ể lượng hóa các tiêu chí đói, người ta thường dùng số đo hiện vật theo quy chuẩn gạo hoặc số đo giá trị theo quy chuẩn tiền theo mức bình quân đ ầu người trong tháng. ở đây, mức chenh lệch là khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Tính đến những biến động về giá cả trên thị trường tiêu dùng, nhất là khi có lạm phát, khủng hoảng,nền kinh tế suy thoái hoặc chậm phát triển, ta thường thấy mức hiện vật ( gạo) phổ biến được dùng làm số đo hiện trạng đói nghèo. Cách tính hiện nay ở nước ta là như vậy, nhất là khi khảo sát đói nghèo ở nông dân và nông thôn. Tiếp theo ta xem xét về khái niệm nghèo. Về mặt kinh tế, nghèo đ ồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu. Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo vẫn chỉ vật lộn với những mưu sinh hằng ngày về kinh tế, vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu vêg văn hóa, tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có. Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượng trẻ em thất học, bỏ học, cán bộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thẻ mua sắm 6 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  8. Đề án môn học thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở… Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dânchỉ dành chi hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có. Các nhu cầu tối thiểu ngoài ăn ra thì các mặt khác như ở, mặc , văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi, không đáng kể. Cần phân biệt hai dạng nghèo : nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. N ghèo tuyệt đối là tình trạngmột bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì sự sống. Trên thưc té, một bộ phận dân cư nghèo tuyệt đổi rơi vào tình trạng đói và thiếu đói. Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương. Quan niệm này phù hợp với sự xác định khái niệm nghèo khổ, hiểu theo hai nghĩa tuyệt đối và tương đối do ủy ban kinh tế, xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương đưa ra gần đây. 2. Phương pháp đánh giá nghèo khổ: Theo quan điểm tiếp cận của WB , thì phạm vi của sự nghèo khổ ngày càng mở rộng. Nghèo khổ thường gắn với sự thiếu thốn trong tiêu dùng. N hưng từ giữa năm 1970 và những năm 1980 , nghèo khổ được tiếp cận theo nhu cầu cơ b ản gồm: tiêu dùng, dịch vụ xã hội và nguồn lực. Từ giữa những năm 1980 đến nay tiếp cận theo năng lực và cơ hội, gồm: tiêu dùng , dịch vụ xã hội, nguồn lực và tính dễ bị tổn thương. Từ cách tiếp cận trên, khi đánh giá tình trạng nghèo khổ không chỉ dựa theo tiêu chí thu nhập mà còn gồm cả những tiêu chí không gắn với thu nhập Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, việc phân tích và đánh giá nghèo khổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập ( hay chi tiêu) . Phương pháp này cho phép so sánh tình trạng nghèo khổ giữa các nước, các vùng khác nhau theo thời gian nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách công và đánh giá được mức độ thành công của chính sách đó. Nhưng làm thế nào để biểu thị “ nghèo khổ” bằng một con số có ý nghĩa? Các nhà kinh tế đã d ựa trên khái niệm” 7 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  9. Đề án môn học nghèo khổ tuyệt đối” . Khái niệm này nhằm biểu thị một mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo những nhu cầu vạt chất cơ bản như lương thực , quần áo, nhà ở để cho mỗi người có thể tiếp tục tồn tại. Tuy nhiên khi xem xét mức nghèo khổ theo khái niệm trên nảy sinh một số vấn đề sau: - Thứ nhất, việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan, gây khó khăn cho việc so sánh giữa các nước. - Thứ hai, mức thu nhập tối thiểu cần thiết sẽ thay đổi theo tiêu chuẩn của mức sống theo thời gian và theo quốc gia ( hay khu vực) . Chẳng hạn, một người dân ở nước phát triển hiện nayđược phân loại là nghéo thì thực ra họ lại còn có mức sống tốt hơn những người dân ở nước họ vào những năm 1960 ho ặc một số người dân ở một số nước kém phát triển ngày nay mà họ không được coi là nghèo. Do vậy một phương pháp đ ã được các nhà kinh tế sử dụng là xác định “ giới hạn nghèo khổ” hay còn gọi là “đường nghèo khổ”. V ậy “ giới hạn nghèo khổ được tính như th ế nào? Về phương pháp luận tiếp cận, chúng ta có thể lựa chọn xác định giới hạn nghèo khổ theo thu nhập hay theo chi tiêu. Tuy nhiên phương pháp được sử dụng nhiều hơn là tiếp cận theo chi tiêu.Vì chi tiêu của hộ gia đình là chỉ số liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập. Và số liệu về thu nhập thường không chính xác, đặc biệt là ở các nước đang phát triện ( có một bộ phận những người lao động là tự hành nghề). - Phương pháp của Ngân hàng thế giới: Phương pháp mà WB đã sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng dolla mỗi ngày. Ngưỡng nghèo thường dùng hiện nay là 1 dolla và 2 dolla/ ngày ( theo sức mua tương đương) . Đây là ngưỡng chi tiêu có thể đảm bảo mức cung cấp năng lượng tôi thiểu cần cho con người, mức chuẩn đó là 2100 calo/ người/ ngày. N gưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm ( nghèo đói ở mức thấp). Vì m ức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung 8 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  10. Đề án môn học cấp năng lượng m à không đủ chi tiêu cho những hàng hóa phi lương thực. N hững người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được 2100 calo/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”. - Phương pháp của Việt Nam: Ở Việt Nam hiện nay, có phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo đói như sau: + Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người ( phương pháp của tổng cục thống kê). Phương pháp này xác định hai ngưỡng nghèo. * Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua được một số lương thực hằng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng. Như vậy phương pháp này tương tự như phương pháp của WB. *Ngưỡng nghèo thứ hai, thường được gọi là “ ngưỡng nghèo chung”, ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực. N gưỡng nghèo Việt Nam đựoc tính toán từ cuộc điều tra mức sống dân cư năm 1998 như sau: N gưỡng nghèo về lương thực thực phẩm: 1 287 000 đ/người/ năm. Ngưỡng nghèo chung: 1 788 000 đ/ người/ năm. + Phương pháp dựa trên thu nhập hộ gia đình( Phương pháp của Bộ Lao Động và Thương Binh X ã Hội) . Phương pháp này hiện đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia ( chuẩn nghèo quốc gia). Chuẩn nghèo áp d ụng cho thời kì 2001-2005 được xác định dựa trên thu nhập theo 3 vùng. Cụ thể là: * V ùng hải đảo và vùng núi nông thôn: bình quân thu nhập là 80 000/ người/ tháng. *Vùng đồng bằng nông thôn; 100 000đ/ người/ tháng. *Khu vực thành thị là 150 000 đ/ người/ tháng. N gười được coi là nghèo khổ về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nằm bên dưới các “giới hạn’ đã được quy định nói trên. 9 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  11. Đề án môn học Việc nhận diện ai là người nghèo luôn là một vấn đề khó khăn. Cách thông thường và đã được các nước đang phát triển , WB sử dụng là dựa vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập ( chi tiêu) của hộ gia đình. Những người đang sống trong “ nghèo khổ tuyệt đối” là những ngừoi mà 4/5 chi tiêu của họ cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít cho thực phẩm ( thịt hoặc cá ); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ; và tuổi thọ trung b ình của họ vào khoảng 40 năm. Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau ( theo 5 nhóm ), Nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân số, những người sống trong các hộ gia đ ình có mức thu nhập ( chi tiêu) thấp nhất. III. Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dâ n trí: Từ thực trạng đói nghèo trên thế giới, chúng ta tim những bài học kinh ngiệmchống đói nghèo của các nước trong khu vực, kinh nghiệm tổng quát bao trùm mà nhiều nước trên thế giới và khu vực đã thực hiệncó kết quả. N hững kinh nghiệm đó lấp dụng những can thiệp vĩ môthuộc về vai trò quản lý kinh tế, xã hội của nhà nước để chống lại đói nghèo , xóa đói , giảm nghèo tường bước có hiệu quả. Điểm mấu chốt trong kinh nghiệm các nước này là N hà nước kịp thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó hướng vào phát triẻn sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bằng được nhữngnhững cải thiện rõ rệt mức sống dân cư , gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Về mặt lý thuyết, ý tưởng nằm ở vị trí chủ đạo của mọi chiến lược phát triển và mọi chương trình, kế hoạch quản lyax hội của Nhà nước. Những kết quả, thành tựu đạt được trong việc khắc phục đói nghèở các nước trong mỗi giai đoạn xây dựng và cải cách kinh tế- xã hội đ ã vừa xác nhận, vừa làm tăng thêm ý nghĩa của b ài học kinh nghiệm này. Nó như một điểm tựa, là cơ sở lý luận cho các quyết sách của chính phủ. Về mặt thực tiễn xã hội, bài học kinh nghiệm này cho thấy tần quạn trọng thiết thựccủa các 10 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  12. Đề án môn học chính sách hỗ trợ , phát triển cho người nghèo bằng cách tạo việc làm và tăng thu nhập thực tế cho họ, tạo cho họ cơ hội và trợ giúp các điều kiện để tự mình thoát khỏi đói nghèo. Đay là phương thức cơ bản , lâu dài vì không thể giải quyết đói nghèo trên quy mô xã hội và cộng đồng dân cư chỉ bằng cách tự cứu, cứu tế đơn thuần. Cũng không thể giản đơn cắt bớt thu nhập của người giàu để phân phối cho người nghèo. Biện pháp này có tính chất thụ động gây hiệu quả tiêu cực , tạo thêm tâm lý chờ đợi ỷ lại và đòi hỏi Nhà nước giải quyết ở những người nghèo và làm suy giảm nhân tố kích thích đối với lao động, làm triệt tiêu động lực phát triển của sản xuất , của hoạt động kinh tế. Lẽ dĩ nhiên điều tiết xã hội qua thu nhập, phân phối để khắc phục những sự phân hóa giàu nghèo bằng những chính sách hợp lý ( thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao ), tăng quỹ phúc lợi x ã hội là cần thiết và được coi trọng vì m ục đích công bằng xã hội. K inh nghiệm nêu trên được rút ra từ sự tổng kết thực tiễn việc áp dụng hàng loạt các chính sách trong khu vực. Ở đó đ ã đưa ra các chính sách kinh tế để thúc đẩy phát triển và ổ n định kinh tế , cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu và dịch vụ x ã hội để hỗ trợ phát triển. Nó phải hạn chế những điều tiết không cần thiết hoặc qua smức gây trở ngại cho sự phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp, khu vực phi kết cấu. Khu vực này ( phi kết cấu ) chính là cầu nối giữa đói nghèo và dòng chảy chính của nền kinh tế , là đ ịa bàn chính cho sự hoạt động của số đông người để tạo ra thu nhập vượt khỏi đ ường biên nghèo khổ. Đồng thời trong những tình huống đột xuất, Nhà nước vẫn áp dụng những can thiệp tức thời khi cần giải quyết nạn đói , các thảm họa xảy ra ở một khu vực nào đó. K inh nghiệm cho thấy , nhà nước không nên can thiệp trược tiếp tới hộ nghèo, mà chỉ thông qua các chính sách để hỗ trợ phát triển cho người nghèo. K inh nghiệm của các nước Đông nam Á : tăng trưởng kinh tế là cần thiết song không thể chỉ dựa hoàn toàn vào tăng trưởng kinh tế để xóa đói giảm nghèo .Thành công của Trung Quốc trong vấn đề này không chỉ do tăng 11 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  13. Đề án môn học trưởng kinh tế, mà còn do những biện pháp giải quyết việc làm ở nông thôn, mở rộng hệ thống dạy nghề, tăng kỹ thuật mới, giảm nhẹ đièu kiện làm việc, cải thiện điều kiện sống ( mô hình xí nghiệp hương trấn ). (Từ những kinh nghiệm trên, các nhà nghiên cứu đã khái quát hóa về mặt lý luận và thống nhất một định nghĩa là: Chương trình Xóa đói giảm nghèo là một hệ thống các giả pháp xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong x ã hội, trong việc phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho họ những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân.) N hưng có gì để đảm bảo rằng chúng ta sẽ thành công khi áp d ụng những kinh ng hiệm trên; Những chính sách , đường lối của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, vấn đề còn lại là việc thực hiện . Theo tôi có hai lý do lớn nhất cản trở việc biến các chính sách này thành hiện thực: Một là, trình độ và nhân cách nhà quản lý kém; Hai là trình độ dân trí thấp. Trình độ quản lý kém dẫn tới tình trạng sử dụng kém hiệu quả những đồng vốn của những dự án xóa đói , giảm nghèo; thiếu kế hoạch rõ ràng, tổ chức nhân sự chưa khoa học, lãnh đạo thiếu trách nhiệm, kiểm tra thiếu sát sao. Tất cả những yếu kém ấy lam lệch đi những đường lối đúng đắn của Đ ảng và Nhà nước, ấy là chưa kể đến sự tha hóa về đạo đ ức của một số nhà quản lý, gây lãng phí , thất thoát và mất niềm tin của nhân dân với Đảng. N ghèo đói và dân trí thấp dường như là đôi bạn song hành luôn đi cùng nhau. Bất kì một xã nghèo nào của Việt nam đều có dân trí thấp, trẻ em không được đi học hoặc việc đi học hết sức khó khăn, các phong tục lạc hậu ăn sâu vào cuộc sống của những người dân nghèo, việc tiếp súc với các hoạt động văn hóa tiên tiến, lối sống lành mạnh rất hạn chế… Q uá trình xóa đói giảm nghèo đòi hỏi các nhà quản lý phải khắc phục được hai khó khăn trên, có thể nói việc khắc phục được hai khó khăn trên là hai tiền đề vô cùng cần thiết để những chính sách, đường lối của nhà nước phát huy hiệu quả tối đa trong việc giúp đỡ người nghèo thoát nghèo. 12 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  14. Đề án môn học Phần II: Lời giải cho bài toán xóa đói giảm nghèo I. Nguyên nhân của đói nghèo: N ghèo khổ hay đói nghèo là một hiện tượng kinh tế , x ã hội, vừa là vấn đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của phát triển, thường có trong quá trình phát triển, mà quốc gia nào cũng vấp phải. Nó đụng chạm trực tiếp tới cuộc sống của con người, từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng. Mỗi quốc gia ở các mức độ khác nhau đều phải quan tâm giải quyết vấn đề đói nghèo để vượt qua những trở ngại cho sự phát triển phồn thịnh về kinh tế và từng bước đạt tới công bằng xã hội. Tất nhiên, các chế độ xã hội khác nhau thì m ục đích và mức độ quan tâm cũng khác nhau. Song đây đang là vấn đề toàn cầu nên nó cũng thu hút sự quan tâm, phối hợp cac snỗ lực giải quyết của cộng đồng quốc tế. Đ ể chống lại đói nghèo, giản bớt sự nghèo khổ, cần phải xác định đúng những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo. Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo, nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần túy về kinh tế hoặc do thiện tai, địch họa. Ở đây nguyên nhân của tình trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau cả cái tất yếu lẫn ngẫu nhiên, cả cái cơ bản và tức thời ( đột xuất ) , cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, cả khách quan lẫn chủ quan, tự nhiên lẫn kinh tế- xã hội. V ì vậy phải giải thích hiện tượng này theo một hệ thống các nguyên nhân, nhận diện các nhóm nguyên nhân có tính phổ biến và đặc thù khác nhau. Cũng cần thấy sự khác biệt, tính trội theo các vùng, các nhóm dân cư, khu vực khi chịu tác động tác động của những nguyên nhân đó . Có ý kiến 13 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  15. Đề án môn học đưa ra 3 nhóm nguyên nhân, trong m ỗi nhóm lại bao gồm nhiều nguyên nhân cụ thẻ như sau: N hóm 1: Do bản thân người nghèo: không biết làm ăn, thiếu hoặc không có vốn, đông con, neo đơn , thiếu lao động, ăn tiêu lãng phí, lười lao động, mắc vào tệ nạn x ã hội. N hóm 2: Do điều kiện tự nhiên và môi trường: đất canh tác ít và xấu, thời tiết không thuận lợi, bất lợi về địa lý ( xa xôi, hẻo lánh, không có đ ường giao thông…) N hóm 3: Do thể chế, chính sách và cơ chế lạc hậu: Không đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn, không có sự quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất, hoặc áp dụng chính sách cứng nhắc… Tổng hợp các nguyên nhân trên chúng ta thấy; nhóm 1 có nguyên nhân chủ yếu là do đối tượng ( chủ quan ) ; nhóm 2 và 3 có tính chất khách quan. Cả ba nhóm này tác động vào đối tượng trong không gian và thời gian, dẫn đến tình trạng đói nghèo. K ết quả điều tra xã hội học cho thấy: - Thiếu vốn : chiếm 70%-90% tổng số hộ được điều tra - Đông con: chiếm 50%-60% - Thiếu kinh nghiệm làm ăn: chiếm 40%-50%. - Rủi ro, đau ốm nặng: 10%-15% -Neo đơn, thiếu lao động: 6%-155. - Lười lao động, ăn tiêu lãng phí: 5%-6%. - Mắc các tệ nạn xã hội: 2%-3%. K ết quả thu đ ược đã xác nhận giả thiết nghiên cứu cho rằng thiếu vốn và đông con cũng như thiếu kinh nghiệm làm ăn là những nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất của đói nghèo. Dùng phhương pháp điều tra xã hội học để kiểm chứng trên thực tế cho thấy: Các phân loại theo ba nhóm nguyên nhân treen là hợp lý và có sức thuyết phục. 14 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  16. Đề án môn học Cũng theo phươnmg pháp này, có thể nhận diện một cách cụ thể hơn thành năm nhóm nguyên nhân sau: *Nhóm 1: Những nguyên nhân chủ quan Là những nguyên nhân do bản thân người lao động , phổ biến là: - K hông có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất , kinh doanh - Thiếu hoặc không có vốn. - đông con, ít lao động. - N eo đơn, thiếu lao động. - Rủi ro, đau ốm. - Ăn tiêu lãng phí, lại lười biếng… *Nhóm 2: N hững nguyên nhân khách quan Ở đ ây có nguyên nhân khách quan về mặt tự nhiên và nguyên nhân khách quan về mặt xã hội: N hững nguyên nhân khách quan về mặt điều kiện tự nhiên như: - Đ ất canh tác ít. - Đ ất cằn cỗi , ít màu mỡ, canh tác khó, năng suất cây trồng và vật nuôi đều thấp. - Thời tiết, khí hậu không thuận lợi cho sản xuất. - X a xôi, hẻo lánh. - K hông có đường giao thông… N hững nguyên nhân khách quan về mặt xã hội như sự quan tâm xã hội (của chính quyền địa phương và trung ương). Nhóm này có ảnh hưởng khá mạnh tới tình trạng đói nghèo của nhân dân cả nước và địa phương. Chẳng hạn như: - N hà nước ( trung ương- địa phương ) chưa có biện pháp xây dựng các cơ sở hạ tầng tối thiểu: giao thông, thủy lợi, điện… - Chưa có biện pháp hành chính và giáo dục thích đáng để hạn chế xóa bỏ tệ nạn xã hội. 15 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  17. Đề án môn học - Chưa có biện pháp chấn áp, giáo dục thích đáng làm cho xã hội, địa phương được an toàn như nạn trộm cắp tài sản, hoa màu, vật nuôi…làm cho dân không yên tâm sản xuất. - Hợp tác xã thu hồi bớt ruộng của người nghèo do họ không thể trả được nợ sản phẩm, làm cho họ càng nghèo hơn. *Nhóm 3: Các nguyên nhân kết hợp Các nhóm 1 và 2 nêu trên là những nguyên nhân trực tiếp có tính chất chủ quan và khách quan. Kết hợp lại tạo thành 3 d ạng nguyên nhân gây nghèo đói: - Vì mắc tệ nạn xã hội mà nghèo đói ( nhất là cờ bạc, nghiện hút, số đề). - Do thiếu đất và do bị thu hồi bớt ruộng đất mà nghèo đói. - Do không biết làm gì khác ngoài nghề nông mà nghèo đói. D ĩ nhiên , thiếu vốn, đông con, thiếu tư liệu sản xuất và kinh nghiệm vẫn là trục tác động chính dẫn tới nghèo đói. *Nhóm 4: Nguyên nhân do thiếu thị trường Đối với người nghèo, tất cả mọi biện pháp cứu trợ chỉ có giá trị tức thời, không thể làm thay đổi ho àn cảnh đói nghèo kinh niên của người nghèo, do đó cũng không thay đổi thân phận của người nghèo đói đư ợc. Đ iều quan trọng để họ tự mình vượt qua đói nghèo là đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập. Muốn vậy phải có thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp, nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm theo giá thỏa thuận. Nguyên nhân thiếu thị trường lại có thể tìm ở các nguyên nhân khác: xa xôi hẻo lánh, thiếu đường giao thông, thiếu an toàn, thiếu các chính sách, biện pháp khuyến khích. *Nhóm 5: N hững tình huống đột xuất. N hững tình huống đột xuất như sự tàn phá của các điều kiện tự nhiên làm mât cân bằng, ổn định bình thường đã có như mưa đá, gió Lào, bão, lụt, hạn hán, trựot núi, sóng thần, động đất, sâu bệnh… gây ra đói gay gắt cấp tính, phải cứu trợ khẩn khấp. 16 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  18. Đề án môn học Đ ể tìm độ xác thực của từng giả thiết trên, một cuộc kiểm tra theo bảng hỏi và thay đổi cách hỏi đối với đối tượng. Bảng hỏi được xây dựng thành một khung có 9 vấn đề đ ược hiểu là 9 tình huống, nguyên nhân. Kết quả cho thấy: 1. Thiếu vốn: có 70-90% câu trả lời 2. Đông con: 50 -60% 3. Thiếu kinh nghiệm: 40-50% 4. Thiếu ruộng, thiếu việc làm: 10 -30% 5. Gặp rủi ro, đau ốm: 10-15%. 6. Neo đơn, thiếu lao động:5-10%. 7. Lười và lãng phí: 5-6%. 8. Mắc tệ nạn xã hội:2-3%. 9. Thiếu thị trường: Không ai trả lời, không ai chú ý tới. Tuy nhiên, trật tự sẽ thay đổi khi gợi ý đối tượng trả lời ngay vào hoàn cảnh của chính mình. 1. Thiếu vốn; 50-70% 2. Thiếu kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh: 40-50% 3. Thiếu ruộng, thiếu việc làm: 10 -30%. 4. Đông con, thiếu lao động; 10-25%. 5. Neo đơn, thiếu lao động: 5-10%. 6. Lười, lãng phí: 5-6%. 7. Rủi ro, đau ốm;2-3%. 8. Tệ nạn: 2-3%. 9. Thiếu thị trường: o% Từ đây có thể nhận xét : Do người nghèo làm không đ ủ ăn nên hầu như có rất ít, hoặc không có sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường. Mặt khác, họ cũng chưa thật sự có hoạt động kinh doanh , tư duy kinh tế hàng hóa chưa phát triển. Đây là dấu vết của kinh tế tự nhiên, thuần nông, tự cấp tự túc. 17 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  19. Đề án môn học Do hoàn cảnh kinh tế mang lại, người nông dân nghèo và hộ nông dân nghèo có những suy nghĩ, tâm lý khác căn bản so với người nông dân giàu có. Họ chưa có đầu óc sản xuất, kinh doanh sinh lãi, chưa dám mơ tưởng tới doanh nghiệp, chủ trại của kinh tế nông trại. Từ vị trí, đặc điểm của các nguyên nhân trên, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét: - Trong các nguyên nhân gây nghèo đói, có một số nguyên nhân khá ổn định, có ý nghĩa phổ biến, thay đổi không lớn. Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn là nguyên nhân có trọng số cao. - Rủi ro, bệnh tật, neo đơn, tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân ổn định nhưng có trọng số thấp. - Thị trường là một nguyên nhân tiềm tàng, có tầm quan trọng, là cơ sở để khai thông nghèo đói, vượt qua đói nghèo, tiến tới giàu có, khá giả. Đây là một xu hướng khách quan, có vùng đã chín muồi, có nơi còn ẩn dấu. Nó gắn liền với xu hướng có tính quy luật; Muốn giảm bớt đói nghèo và vượt qua đói nghèo, trở thành trung lưu, khá giả, phải chuyển kinh tế tự nhiên- thuần nông thành kinh tế hàng hóa, đa d ạng cơ cấu, loại hình nghành nghề, loại hình sản phẩm, chuyển từ tư duy hiện vật sang tư duy giá trị. - Nguyên nhân đông con tuy được thừa nhận ở nhiều nơi nhưng lại có trọng số không ổn định, khác xa nhau, tùy theo vùng và địa phương ( từ 5 - 10% đến 50-60% ). - Các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên cũng có sự thay đổi theo địa phương. Ở những vùng tưn nhiên quá khắc nghiệt thì tỷ lệ nghèo đói rất cao, có khi biết làm ăn mà vẫn nghèo đói. Trong trường hợp này ho ặc là Nhà nước phải đầu tư để cải tạo, hoặc chuyển căn bản cơ cấu kinh tếtừ nông nghiệp sang công nghiệp, thậm chí di dân. - N guyên nhân về đường giao thông có tính đặc thù rõ nét, nhất là vùng núi, vùng cao. Ở đây, có khi nó lại là nguyên nhân bao trùm gây nên đói 18 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
  20. Đề án môn học nghèo và lạc hậu. Đây cũng là vùng đòi hỏi đầu tư lớn của Nhà nước trung ương. - Đ ặc biệt nguyên nhân về thiên tai nặng là nguyên nhân bao trùm nhất, quyết định nhất gây ra đói gay gắt cấp tính cục bộ, đòi hỏi cứu trợ khẩn cấp. Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng đói nghèo ở V iệt nam hiện nay. II. Thực trạng nghèo đói ở Việt nam: 1. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới : Tỷ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao. Theo kết quả Điều tra mức sống dân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ đói nghèo năm 1998 là trên 37% và ước tính năm 2000 tỷ lệ này vào khoảng 32% (giảm khoảng 1/2 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990). Nếu tính theo chuẩn đói nghèo về lương thực, thực phẩm năm 1998 là 15% và ước tính năm 2000 là 13%. Theo chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia mới, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước. 2. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh : Mặc dù Việt Nam đã đạt đ ược những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình 19 Thân Văn Khoa - QLKT 46A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2