intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án:Phát triển kinh tế du lịch thành phố Lào Cai giai đoạn 2011-2015

Chia sẻ: Mvnc Bgfhf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

106
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn 2006-2011 du lịch của thành phố đã phát triển thành ngành kinh tế năng động trong cơ cấu phát triển kinh tế của thành phố. Năm 2010, khách du lịch đến với thành phố Lào Cai đạt trên 310 nghìn lượt (khách quốc tế là 77.000 lượt), tăng 23,4% so với năm 2009.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án:Phát triển kinh tế du lịch thành phố Lào Cai giai đoạn 2011-2015

  1. ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THÀNH PHỐ LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THÀNH PHỐ LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 I. THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH 1. Kết quả du lịch đạt được: Giai đoạn 2006-2011 du lịch của thành phố đã phát triển thành ngành kinh tế năng động trong cơ cấu phát triển kinh tế của thành phố. Năm 2010, khách du lịch đến với thành phố Lào Cai đạt trên 310 nghìn lượt (khách quốc tế là 77.000 lượt), tăng 23,4% so với năm 2009. Cả giai đoạn tăng bình quân trên 12,4%/năm. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 296 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11% tổng doanh thu thương mại - dịch vụ; Chiếm 5,5% trong cơ cấu GDP. (Phụ biểu 1: Kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 2006 - 2010) 2. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch: a. Về kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ du lịch: - Mạng lưới giao thông đã được cải tạo nâng cấp, các tuyến đường nối các khu, điểm du lịch đã được đầu tư. Hệ thống thông tin liên lạc về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch. - Lào Cai có di tích lịch sử văn hóa, tâm linh: Đền Thượng, Đền Mẫu, Chùa Tân Bảo, Đền Cấm, Đền Quan, Đền Đôi Cô, Chùa Cam Lộ... Đồng thời Lào Cai là một trong những điểm đến của Chương trình Du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ. Thành phố đã quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo các điểm di tích trên địa bàn. Do đó những năm qua số lượng du khách đến tham quan, vãn cảnh, dâng hương tăng đáng kể. - Cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống: Với 154 nhà nghỉ - khách sạn, với 1330 phòng, 2.660 giường, 860 lao động; 372 nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống hoạt động với đa dạng các loại hình dịch vụ, chú trọng phát triển ẩm thực truyền thống và mang nét văn hoá ẩm thực đặc sắc của nhân dân các dân tộc vùng cao. - Hệ thống các chợ: Trên địa bàn thành phố Lào Cai có 02 chợ vừa mang tính thương mại vừa mang tính du lịch cao: chợ Cốc Lếu và chợ Phố Mới. - Dịch vụ khác như : Dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu của người dân và khách du lịch .... b. Phương tiện vận chuyển khách du lịch: Phương tiện vận tải phục vụ khách du lịch đã được cung ứng tốt hơn, với 9 hãng tàu du lịch và 9 hãng xe khách chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai - các tỉnh, cùng với 7 hãng tác xi đang hoạt động ổn định với trên 1.000 đầu xe, có 10 đầu xe điện phục vụ du lịch, ngoài ra trên địa bàn thành phố đang thử nghiệm 01 tuyến xe buýt trong thành phố và các điểm du lịch khác trong tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 3. Các sản phẩm về tour, tuyến, điểm, các loại hình du lịch: * Về xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch: Ngoài đẩy mạnh du lịch theo tuyến hành lang kinh tề Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Vân Nam (Trung Quốc), tăng cường liên kết với các công ty lữ hành để xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch, đẩy mạnh việc đầu tư khai thác các tuyến, điểm du lịch: - Tuyến du lịch Quốc tế: Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc - các nước khác.
  2. - Tuyến du lịch liên tỉnh: Sa Pa - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Sa Pa - Lào Cai - Điện Biên - Sơn La - Hà Nội. - Tuyến du lịch nội tỉnh: Lào Cai - SaPa - Lào Cai; Lào Cai - Bắc Hà - Lào Cai; Lào Cai - Mường Khương - Lào Cai - Tuyến tham quan các điểm du lịch thành phố: Di tích Đền Thượng, Đền Mẫu, Cửa Khẩu, Chợ Cốc Lếu, công viên Nhạc Sơn, Lâm viên Nhạc Sơn, công viên Thủy Vỹ .... * Về sản phẩm du lịch: Du lịch lễ hội; du lịch cửa khẩu; du lịch mua sắm, vui chơi, giải trí; du lịch sinh thái; du lịch tín ngưỡng ... . 4. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch; đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Việc tuyên truyền quảng bá xúc tiến đầu tư thương mại được đẩy mạnh, với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng: Tuyên truyền cổ động trực quan, pa nô, áp phích, ấn phẩm tuyên truyền quảng bá: tờ rơi, tập gấp hướng dẫn về du lịch... tạo được sự chuyển biến tích cực trong các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin về hình ảnh địa phương con người Lào Cai với du khách, nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với Lào Cai. Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến thông tin, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, thực hiện các phong trào thi đua xanh - sạch - đẹp gắn với công tác chỉnh trang đô thị, kỷ niệm ngày lễ lớn và xây dựng thành phố anh hùng cũng được đẩy mạnh. II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ 1. Du lịch phát triển chủ yếu mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và định hướng; 2. Loại hình du lịch chưa phong phú, chất lượng: Công tác thông tin, quảng bá về du lịch còn hạn chế, chưa có hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn du lịch; thông tin tra cứu trên website chưa phong phú; chưa có hệ thống ki ốt thông tin du lịch phục vụ nhu cầu tra cứu trực tiếp cho du khách. Thiếu dịch vụ vui chơi giải trí, thiếu sản phẩm du lịch mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của thị trường hoặc mất dần cảnh quan do tốc độ đô thị hóa. 3. Công tác xúc tiến du lịch chủ yếu mới ở thị trường trong nước; chưa tạo dựng được thương hiệu du lịch vững chắc; chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. III. NGUYÊN NHÂN 1. Đầu tư kết cấu hạ tầng cho Du lịch của nhà nước và của các cơ sở du lịch còn hạn chế; 2. Năng lực của các cơ sở làm du lịch tại Lào Cai còn nhỏ bé, manh mún thiếu tính chuyên nghiệp; 3. Hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước chưa cao để khuyến khích, động viên, định hướng các thành phần kinh tế phát triển kinh tế du lịch: Chưa có quy hoạch chi tiết khu du lịch; chưa ban hành được chính sách khuyến khích phát triển du lịch; Chưa bố trí biên chế cho quản lý nhà nước về du lịch. PHẦN THỨ HAI MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Căn cứ vào các văn bản của TW, của tỉnh, Đề án của BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Lào Cai nhiệm kỳ 2010-2015.
  3. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát Phát triển kinh tế du lịch về cội nguồn, di tích lịch sử lễ hội và du lịch cửa khẩu, mua sắm là trọng tâm. Mở rộng các khu, tuyến điểm du lịch ra các xã, phường phía nam; Khai thác tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực khác để phát triển du lịch theo hướng bền vững, chất lượng, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; nâng cao hơn và đa dạng hoá các hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế năng động trong nền kinh tế - xã hội. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 - Tổng số khách đến Lào Cai năm 2015 đạt 600 nghìn lượt khách, tăng 93,5% so với năm 2010; doanh thu du lịch năm 2015 đạt 500 - 600 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2010; Số ngày lưu trú bình quân đến năm 2015 đạt 3 ngày; Mức chi tiêu bình quân một ngày/khách đạt 800.000 – 1.00.000 đồng, tăng 600.000 – 800.000 đồng so với năm 2010. - Cơ sở lưu trú đến năm 2015 đạt 180 cơ sở; Tổng số lao động là 5.420 người tăng thêm 1.380 người so với năm 2010, trong đó số lao động trực tiếp là 920 người; - Hình thành các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tại khu vực suối nước nóng, hai bờ sông Hồng, ngòi Đum, ngòi Đường ...; Cải tạo rừng cảnh quan tại Lâm viên Nhạc Sơn, khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường; - Nâng cấp chợ Cốc Lếu, chợ Phố Mới, hình thành các tuyến phố chuyên doanh: tuyến phố bán hàng lưu niệm tại Phố Mới; Tuyến phố bàn nước giải khát tại Quy Hóa, Hồng Hà, Bờ sông Hồng . . . . Kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về nhà nghỉ, khách sạn đạt chuẩn. Phát triển kinh tế trang trại để khai thác du lịch cuối tuần. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN: 1. Quy hoạch, xác định thị trường khách du lịch: 1.1 Quy hoạch du lịch: Quy hoạch du lịch thành phố Lào Cai trong đó có quy hoạch phố bán hàng lưu niệm tại Phố Mới; các tuyến phố chuyên doanh dịch vụ phục vụ du khách; Chợ phục vụ khách du lịch: Chợ Phố Mới và chợ Cốc Lếu. 1.2 Thị trường du lịch: Tích cực phát huy và mở rộng thị trường khách du lịch nội địa và tăng cường thu hút khách du lịch có mức chi trả cao đồng thời mở rộng quan hệ với các điểm lân cận. Duy trì khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc và khách du lịch nước thứ 3 từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai (Việt Nam). Mở rộng khai thác và xác định thị trường trọng điểm là khách du lịch quốc tế đến từ các khu vực trên thế giới. 2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tại các địa bàn trọng điểm: - Đến năm 2015 xây dựng và tổ chức không gian đô thị để nâng cấp thành phố Lào Cai thành đô thị loại II. - Đầu tư phát triển các khu, cụm, điểm du lịch xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại, mở rộng các tuyến du lịch ngoại ô thành phố: Du lịch sinh thái Vạn Hoà, Du lịch tâm linh, cội nguồn, du lịch tín ngưỡng Cam Đường, Du lịch trên sông Hồng, Du lịch hang động Tả Phời, Du lịch sinh thái - leo núi Tả Phời - Hợp Thành; các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh; Xây dựng và hình thành thí điểm các tuyến du lịch đi thăm nhà máy, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Tập trung xây dựng và hình thành các sản phẩm du lịch của thành phố với các sản phẩm du lịch đa dạng như văn hoá, lễ hội, du lịch sinh thái (du lịch làng vườn, làng văn hoá (Bắc Cường), khu vui chơi - giải trí và mua sắm hai bên bờ sông Hồng; du lịch di tích (hệ thống đền, chùa...), du lịch công vụ (hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khoa học, hội thi...)
  4. - Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng phù hợp nhu cầu và điều kiện môi trường, cảnh quan tại khu quảng trường ga, dọc hai bên bờ kè Sông Hồng, dọc tuyến đường đại lộ Trần Hưng Đạo... - Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn giao thông đến các điểm du lịch, bảng thông tin điện tử tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai và ga tàu hỏa Lào Cai. - Kêu gọi đầu tư xây dựng các khu thương mại dịch vụ du lịch bao gồm: các khu dịch vụ thể thao - văn hoá nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch như: Khu mua sắm quà tặng lưu niệm, đặc sản địa phương ...; Khu phố ăn đêm. - Nâng cấp phát triển hạ tầng giao thông theo các Đề án nông thôn mới đến các điểm có tiềm năng du lịch nhằm giảm thiểu thời gian di chuyển của du khách khi đến với thành phố Lào Cai, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách góp phần tăng thời gian lưu trú và sử dụng dịch vụ tại điểm du lịch như đường du lịch Lào Cai - Phìn Hồ - Phìn Hồ Thầu. 3. Phát triển sản phẩm du lịch: 3.1. Xây dựng các sản phẩm du lịch mới thông qua chương trình “Biến di sản thành sản phẩm du lịch” Sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch lịch sử: Đầu tư và nâng cấp một số điểm du lịch tiêu biểu để hình thành điểm nhấn quan trọng của du lịch như trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử quần thể Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Quan, Đền Cấm, Đền Đôi Cô Cam Đường ... Khu Công Viên Nhạc Sơn, lâm viên Nhạc Sơn; du lịch sinh thái Tả Phời .... Cụ thể: * Khai thác du lịch trên sông: Đầu tư dịch vụ nhà hàng trên sông Hồng đoạn qua thành phố. Vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. * Cải tạo rừng cảnh quan tại Lâm viên Nhạc Sơn, khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường để khai thác du lịch sinh thái: Thực hiện trong Dự án cải tạo rừng cảnh quan. Vốn đầu tư 36,5 tỷ đồng. * Đầu tư nâng cấp các chợ, tuyến phố chuyên doanh Đầu tư nâng cấp, sửa chữa, tạo các điều kiện thuận lợi để mạng lưới chợ hoạt động có hiệu quả, kinh doanh văn minh lịch sự thu hút du khách đến thăm quan và mua sắm. Trong đó có chợ PhốMới, chợ Cốc Lếu là chợ truyền thống và du lịch Xây dựng tuyến phố bán hàng lưu niệm tại Phố Mới; Quy hoạch các tuyến phố bán giải khát như: Hồng Hà, hai bờ sông Hồng, Quy Hóa . . .. * Khai thác du lịch cuối tuần: Phát triển kinh tế trang trại ở Cam Đường, Xuân Tăng để kết hợp loại hình dịch vụ: Câu cá, nghỉ dưỡng cuối tuần .... do các hộ gia đình đầu tư với khoảng 2 tỷ đồng. - Sản phẩm du lịch địa phương: Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống trở thành địa điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách đồng thời cũng làm cơ sở sản xuất đồ lưu niệm, quà tặng, mặt hàng ẩm thực,… phục vụ du khách tại một số địa bàn như: Nghề thêu dệt thổ cẩm dân tộc Xa Phó – xã Hợp Thành – TP Lào Cai; Sản xuất rượu Làng Mới xã Tả Phời – TP Lào Cai. Trên các tuyến du lịch đặc biệt chú ý việc cung cấp các đặc sản cho hệ thống khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ở đô thị thành phố Lào Cai; - Quy hoạch và khuyến khích doanh nghiệp và người dân tập trung xây dựng khu phố bán hàng lưu niệm, quầy hàng ẩm thực đặc sản tại khu vực ga tàu hỏa Lào Cai, chợ Cốc Lếu, đường dạo dọc sông Hồng, nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách trước khi kết thúc chuyến tham quan Lào cai mà hiện nay chưa được đáp ứng. 3.2. Nâng cao chất lượng điểm đến thông qua các sản phẩm du lịch: - Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch qua hệ thống các cơ sở dịch vụ du lịch dịch vụ lưu trú, nhà hàng, vận chuyển khách, khu vui chơi giải trí...
  5. - Xây dựng các khu vui chơi giải trí tại các địa bàn phát triển du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức độ chi tiêu của khách du lịch như: Xây dựng khu mua sắm du lịch (quà tặng lưu niệm, đặc sản địa phương...) dọc quốc lộ 4E từ Lào Cai lên Sa Pa và thành phố Lào Cai; Khu phố đêm tại thành phố Lào Cai. 4. Đào tạo nguồn nhân lực: Phối hợp cùng với Sở văn hóa, thể thao và du lịch để đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; Bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho người dân tộc thiểu số tại các xã phát triển du lịch nhằm trang bị kiến thức cơ bản về phát triển du lịch bền vững, nâng cao năng lực phục vụ, kỹ năng giao tiếp cho người dân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch. 5. Xúc tiến, đầu tư du lịch: - Xây dựng các ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu quảng bá du lịch trên phương tiện thông tin đại chúng; trang website để quảng bá giới thiệu hình ảnh du lịch Lào Cai trong nước và thế giới. Tuyên tuyền quảng bá du lịch chương trình du lịch hướng về cội nguồn giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái và Phú Thọ được tổ chức tại Lễ Hội Đền Thượng vào giằng tháng giêng hàng năm. - Xây dựng 4 kiốt điện tử tra cứu thông tin du lịch tại các điểm đầu nút tập trung nhiều khách du lịch ở quảng trường ga, cửa khẩu quốc tế, chợ Cốc Lếu, quảng trường UBND thành phố .... - Xây dựng biển quảng cáo, biển chỉ dẫn các điểm du lịch trong thành phố tại các ngã 3 đường, các đầu nút giao thông ... IV. NHU CẦU VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ: 1. Dự kiến nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện đề án 1.1. Nhu cầu vốn: 2.133 tỷ đồng. 1.2. Nguồn vốn: (Chi tiết tại phụ biểu số 3) - Vốn ngân sách nhà nước; trong đó: 74 tỷ đồng + Ngân sách tỉnh: 65 tỷ đồng + Ngân sách thành phố: 9 tỷ đồng - Vốn doanh nghiệp và nhân dân: 2.058 tỷ đồng 2. Phân kỳ vốn đầu tư: (Chi tiết tại Phụ biểu số 4) Năm 2011: 352,4 tỷ đồng; Năm 2012: 457,85 tỷ đồng; Năm 2013: 436,55 tỷ đồng; Năm 2014: 437,5 tỷ đồng; Năm 2015: 448,7 tỷ đồng. V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về du lịch: - Tổ chức các đợt tuyên truyền về du lịch cho người quản lý và trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ; du khách trong và ngoài nước... nhằm nâng cao nhận thức về du lịch, hướng tới môi trường du lịch lành mạnh và bền vững trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Xây dựng du lịch trên các website để trao đổi kinh nghiệm làm du lịch, học tập nâng cao nhận thức và kỹ năng trong lĩnh vực du lịch; Thông qua du lịch để làm tốt thông tin đối ngoại. 2. Củng cố, tăng cường nguồn lực cho du lịch Tăng cường biên chế quản lý du lịch chuyên trách phục vụ trong lĩnh vực du lịch. Thường xuyên phối kết hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh để tham gia các
  6. khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý nhà nước phục vụ trong lĩnh vực du lịch. 3. Giải pháp thu hút vốn đầu tư: - Đối với nguồn vốn ngân sách: Tranh thủ các nguồn vốn của nhà nước, vốn ODA, đầu tư Trung ương, nguồn vốn tai trơ , của tỉnh trên địa bàn thanh phố để tập trung xây dựng ̀ ̣ cơ sở hạ tầng tại các điểm có tiềm năng phát triển du lịch, nâng cao chất lượng các khu vui chơi, giải trí và dịch vụ du lịch.... - Tăng cường thu hút nguồn vốn tín dụng phát triển, vốn liên doanh trong và ngoài nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp và vốn trong dân để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực du lịch. Chú trọng nguồn vốn xã hội hóa trong công tác xúc tiến du lịch. 4. Về cơ chế chính sách: - Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, triển lãm, hội chợ và các hoạt động khác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với tỉnh Vân Nam, khu vực các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. - Phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các thành phần kinh tế thông qua cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ có chất lượng cao. - Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư riêng cho du lịch, tạo cơ chế thông thoáng, hấp dẫn, an toàn, lâu dài, nhanh được hưởng lợi cho các nhà đầu tư, nhất là các dự án đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm, có khả năng thu hút khách du lịch cao như du lịch suối nước nóng Pom Hán, du lịch cuối tuần Vạn Hòa, Cam Đường, du lịch sinh thái Tả Phời, khu thương mại - công nghiệp Kim Thành ... 5. Giải pháp về quản lý và bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích 5.1. Giải pháp về quản lý: Tăng cường các biện pháp quản lý đối với các khu, điểm có tiềm năng phát triển du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch đặc biệt là quản lý về chất lượng dịch vụ, giá các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên. Phối hợp với các cơ quan chức năng để nâng cao năng lực cửa khẩu, thông quan và thông thương sâu trong nội địa. 5.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích: Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong đầu tư xây dựng, các hoạt động du lịch, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự. 6. Về đẩy mạnh liên kết, đa dạng hóa sản phẩm du lịch: - Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch và huy động nguồn lực tài trợ để tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh, tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực cho phát triển du lịch. - Khai thác hợp lý các nguồn lực, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch thông qua các khu, tuyến, điểm du lịch, mở rộng không gian du lịch tới các xã, phường có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, mua sắm. Thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch có thế mạnh của Lào Cai gắn với sinh thái, văn hóa dân tộc... thông qua chính sách khuyến khích phát triển du lịch, gắn với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu, có tính cạnh tranh cao, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế năng động. - Liên kết các loại hình du lịch (du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái...), đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, vận động nhân dân hưởng ứng hoạt động du lịch; tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, di tích văn hoá - lịch sử, danh lam thắng cảnh; xây dựng nếp sống văn minh, bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch. 7. Về giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc: Duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống; Thành lập các đội văn nghệ tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch; Tu bổ, nâng
  7. cấp các di tích văn hoá lịch sử đã được xếp hạng; Duy trì làng nghề truyền thống (thổ cẩm, nấu rượu…); làng văn hoá du lịch. VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 1. Về kinh tế: Phát triển kinh tế du lịch nhằm tối đa hóa lợi ích đối với cộng đồng dân cư trên địa bàn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Phấn đấu đến năm 2015, Kinh tế du lịch chiếm 15% trong tỷ trọng thương mại - dịch vụ và chiếm 7% trong cơ cấu GDP của thành phố. 2. Về xã hội: Du lịch góp phần tạo việc làm, nâng cấp cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo cho địa phương, xây dựng nông thôn mới; đến năm 2015 tạo việc làm cho 3.200 lao động trực tiếp và 5.300 lao động gián tiếp phục vụ trong ngành du lịch; Nâng cao nhận thức cũng như tăng cường sự hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc trong và ngoài nước; bảo tồn, tôn tạo di tích, tăng thêm văn minh đô thị và các vùng nông thôn đảm bảo phát triển bền vững. Phần thứ ba TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao cho UBND thành phố: phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban chuyên môn căn cứ vào Đề án, xây dựng các Dự án, kế hoạch cho phù hợp từng năm để triển khai thực hiện. 2. Công an thành phố: Phối hợp quản lý tốt các hoạt động tạm trú và an ninh trật tự trên địa bàn. 3. Biên phòng cửa khẩu, Ban kinh tế cửa khẩu; Hải quan cửa khẩu: Phối hợp giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh nhanh gọn, văn minh, lịch sự cho khách du lịch. 4. Đảng ủy, UBND các xã, phường: Phối hợp với ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các ngành liên quan và các đơn vị kinh doanh du lịch trong công tác quy hoạch, kế hoạch và thực hiện triển khai các nội dung của đề án. 5. MTTQ và các đoàn thể thành phố: Phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch của thành phố Lào Cai./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2