Luận án tiến sĩ: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 106
download
Luận án tiến sĩ: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế do Nguyễn Thị Hồng Lâm thực hiện là một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ đó đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG LÂM KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH T Ế HÀ NỘI - 2013
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG LÂM KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH T Ế Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. AN NHƯ HẢI HÀ NỘI - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Lâm
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ DU LỊCH 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kinh tế du lịch 6 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về kinh tế du lịch 11 1.3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công b ố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về kinh tế du lịch 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 30 2.1. Kinh tế du lịch và các bộ phận cấu thành kinh tế du lịch 30 2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế 47 2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của nước ngoài có khả năng vận dụng ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng 62 Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 72 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch 72 3.2. Thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2000 đến nay 80 3.3. Đánh giá thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2000 đến nay 94 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 113 4.1. Bối cảnh và phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 113 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế 125 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 159
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVC - HT Cơ sơ vật chất - hạ tầng DLST Du lịch sinh thái DNDL Doanh nghiệp du lịch EWEC Hành lang kinh tế Đông - Tây GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMS Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế KH - CN Khoa học - công nghệ KT - XH Kinh tế - xã hội KTDL Kinh tế du lịch KTTT Kinh tế thị trường MICE Du lịch kết hợp Hội nghị Nxb Nhà xuất bản NC & PT Nghiên cứu và phát triển QP - AN Quốc phòng - An ninh UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011) 86 Bảng 3.2: Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2009 - 2011) 87 Bảng 3.3: Tình hình phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ năm 2000 đến nay 90 Bảng 3.4: Thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011) 95 Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước (2000 - 2011) 99 Bảng 3.6: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phân theo trình độ (2005 - 2010) 109 Bảng 4.1: Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan 114 Bảng 4.2: Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 119
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011) 81 Biểu đồ 3.2: Thống kê một số thị trường khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2005 - 2011) 82 Biểu đồ 3.3: So sánh lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ với các vùng khác trong nước (2000 - 2011) 83 Biểu đồ 3.4: Số lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011) 84 Biểu đồ 3.5: So sánh lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ với các vùng khác (2000 - 2011) 85 Biểu đồ 3.6: So sánh tổng thu nhập từ khách du lịch khu vực Bắc Trung Bộ với các khu vực khác (2000 - 2011) 95 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ (2009 - 2011) 96 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ phân theo các thành phần kinh tế (2005 - 2011) 97 Biểu đồ 3.9: Quy mô việc làm trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011) 98 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu kinh tế ngành trong GDP của vùng Bắc Trung Bộ (2006 - 2011) 100
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Nhiều nước đã coi KTDL là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng to lớn. KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước v.v... Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập từ năm 1960, tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự được xem là ngành kinh tế từ những năm 1990 khi đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ đó đến nay, KTDL đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2012 số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,8 triệu lượt, tăng gần 14% so với năm 2011. Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng hơn 8,3% so với năm 2011. Nhờ vậy, năm 2012 tổng nhập từ khách du lịch đạt 160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước. Ngoài những đóng góp trên, du lịch còn góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc và nhiều quốc gia trên thế giới. Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Qu ảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, với diện tích tự nhiên là 84.163,3 km2, dân số là 16.556,7 nghìn người. Bắc Trung Bộ là lãnh thổ tập trung nhiều tiềm năng có giá trị về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên (bãi biển, hang động, lăng tẩm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, điển hình: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng); giàu bản sắc về văn hóa với nhiều di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới như: Thành nhà Hồ, quần thể di tích cố đô Huế với nhã
- 2 nhạc cung đình và nhiều di tích có giá trị: di tích chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, v.v... Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch. Trong những năm qua, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng du lịch đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH của vùng nói riêng, của đất nước nói chung, thể hiện ở đóng góp của ngành trong giá trị tổng sản phẩm kinh tế vùng. Hoạt động du lịch đã góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững QP - AN của vùng. Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của KTDL so với yêu cầu HNKTQT và tiềm năng của vùng còn hạn chế. Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như đã đư ợc xác định trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng của các địa phương trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình chưa thật sự phong phú, đặc sắc với bản sắc văn hoá riêng, chưa có được những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao. Giá cả so sánh trong một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất lượng hạn chế, ít hấp dẫn. Chưa có nhiều thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường. Việc bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng và giữ gìn cảnh quan môi trường chưa thực sự được chú trọng đầu tư, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch trong nước, khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ và kịp thời thông tin cho du khách và các nhà đầu tư.
- 3 Vấn đề đặt ra hiện nay là làm như thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của KTDL trong toàn vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu quả KT - XH cao? Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu: Thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về KTDL trong HNKTQT của một vùng lãnh thổ Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. + Đánh giá thực trạng KTDL trong HNKTQT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển KTDL ở các tỉnh này. + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các quan hệ trong KTDL bao gồm: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT.
- 4 - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ tiếp cận kinh tế vùng được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 là vùng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ. Vùng phát triển du lịch này bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Luận án không nghiên cứu riêng rẽ từng tỉnh trong vùng mà coi KTDL của mỗi tỉnh là một bộ phận cấu thành KTDL Bắc Trung Bộ của Việt Nam. + Về thời gian: Phần phân tích, đánh giá thực trạng tính từ năm 2000 đến nay; phần phương hướng, giải pháp xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTDL. - Phương pháp nghiên cứu: + Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị bao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phân tích - tổng hợp, lôgic kết hợp với lịch sử... + Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học hiện đại gồm: phương pháp thống kê, phân tích định lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số kết quả của các công trình khoa học đã công bố trong quá trình nghiên cứu luận án. 5. Những đóng góp về khoa học và giá trị của luận án - Hệ thống hóa lý luận về KTDL trong HNKTQT của một vùng du lịch ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Trong đó, luận án đã khái quát các yếu tố cấu thành KTDL, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT - XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL trong HNKTQT.
- 5 - Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về phát triển KTDL của nước ngoài tham khảo cho KTDL ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. - Đánh giá thực trạng về KTDL, luận án phân tích những thành tựu, hạn chế của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Từ đó, phân tích những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những thành tựu, hạn chế đó. - Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong bối cảnh HNKTQT trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ DU LỊCH Đến nay ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nh ọn góp phần quan trọng cho thu nhập quốc dân, giải quyết việc làm cho người lao động. KTDL ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng của KTDL, nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức thực tiễn đã có nh ững nghiên cứu chuyên sâu về khu vực kinh tế này và đã có những đóng nhất định cho sự phát triển của ngành. Dưới đây là tổng quan những công trình chủ yếu nghiên cứu về du lịch, KTDL ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay, nhất là trong 15 năm trở lại đây. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ KINH TẾ DU LỊCH Những nghiên cứu về KTDL của các nước trên thế giới đã hư ớng vào các vấn đề giải thích phạm trù phản ánh hiện tượng hoạt động về kinh doanh, dịch vụ du lịch, các bộ phận cấu thành và các hình thức dịch vụ du lịch, quan hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó, tiêu biểu là các công trình: - “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển) của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon, được xuất bản bởi Nxb International Thomson Business Press vào năm 1997. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề sau: sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: 1930-1960, 1970-1985 và 1985-1993. Đồng thời, công trình này còn đ ề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương
- 7 pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô. - Công trình: “Global Tourism - The next decade” (Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới) do tác giả William Theobald viết và được Nxb Butterworth - Heinemann Ltd xuất bản năm 1994. Công trình này giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ du l ịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Khi mọi người đi du lịch khắp nơi trên thế giới và hiểu biết về nhau, về phong tục tập quán của nhau cũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, điều này có thể cải thiện rõ rệt nền hòa bình thế giới. - Công trình: “Leisure and Tourism” (Giải trí và Du lịch) của các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell, Nxb Stanley Thornes Ltd, xuất bản năm 1994. Nội dung nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và giải trí được thực hiện thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác đ ộng của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các ngu ồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch và giải trí. - Công trình: “The Business of Rural Tourism International Perspectives” (Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn) của hai tác giả Stephen J. Page và Don Getz, được Nxb International Thomson Business Press xuất bản năm 1997. Nội dung nghiên cứu đề cập đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch, các tác động của nghiên cứu về việc thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực
- 8 nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này. - Công trình: “Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business Oriented Recreation” (Giải trí Thương mại và Du lịch - Sự giới thiệu về giải trí định hướng kinh doanh), của tác giả Susan A.Weston, Nxb Brown & Benchmark, được xuất bản năm 1996. Nội dung nghiên cứu đưa ra khái niệm và phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí và du lịch, trong đó tác giả nêu ra các tên gọi đa dạng được sử dụng để miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh của ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu những địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, vấn đề về lưu trú; thực phẩm và đồ uống, vấn đề quản lý nghề nghiệp, đồng thời cuốn sách cũng phân tích về các ngành công nghiệp có tính chất tương đồng. - Công trình: “Managing Tourism” (Quản lý Du lịch) được giáo sư S. Medlik viết vào năm 1991, được tái xuất bản vào năm 1995 bởi Nxb Butterworth - Heinemann Ltd. Nghiên cứu tập trung vào những nội dung chính sau: “Tương lai - Phân tích - Kế hoạch”, trong đó tác giả phân tích và trả lời các câu hỏi về khả năng đóng góp của các cuộc nghiên cứu tương lai đối với chính sách về du lịch, vòng đ ời của khu vực du lịch liệu có thể được kiểm soát? Tác giả đã cho rằng: Trong du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển
- 9 thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch. Ngoài ra, công trình còn đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn cũng như thách th ức đối với ngành du lịch. - Công trình: “The Economics of Leisure and Tourism” (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch) của tác giả John Tribe, được Nxb Butterworth - Heinemann Ltd xuất bản vào năm 1995. Nội dung công trình xoay quanh các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động Giải trí và Du lịch; Giải trí và Du lịch tương quan với môi trường quốc tế; tác động của Giải trí và Du lịch đối với nền kinh tế quốc gia; Giải trí và Du lịch với các vấn đề về môi trường, sự đầu tư về Giải trí và Du lịch. Trong tiểu mục: Sự đầu tư về Giải trí, tác giả đề cập đến các nhân tố tác động đến sự đầu tư các dự án như: lợi nhuận, doanh thu, chi phí vận hành v.v… Các công trình trên nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài trời, marketing du lịch, luật du lịch, du lịch ở các nước đang phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch… trong đó đã có một số quan tâm đến KTDL và quản lý KTDL. Ngoài ra, bằng tiếng Anh và một số thứ tiếng khác, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch và KTDL đã đư ợc dịch ra Tiếng Việt như: - Công trình: “Kinh tế du lịch” của tác giả Robert Lanquar, Nxb Thế giới, năm 1993. Trong công trình này tác gi ả đã kh ẳng định: KTDL đó là ngành công nghiệp vì nó là toàn bộ những hoạt động nhằm khai thác các của cải của du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, tác giả cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề về tình hình và ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế. Yêu cầu về du lịch, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất cho du lịch, đầu tư du lịch. Những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế học du lịch và kinh doanh du lịch. - Công trình: “Marketing du lịch” của Robert Lanquar và Robert Hollier, Nxb Thế giới, năm 1992. Nội dung công trình đề cập đến những mốc
- 10 lịch sử của marketing du lịch, các định nghĩa và quan niệm về marketing du lịch; phân tích cung, cầu du lịch và các nhu cầu khác về thị trường du lịch. Về lịch sử ra đời của marketing du lịch, tác giả cho rằng: marketing ra đời từ sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. Đồng thời, tác giả đã đưa ra khuyến nghị cho các nước cần phát triển chiến lược marketing với những mục tiêu như: i, phát triển mạng lưới sắp đặt việc chuyên chở du lịch bảo đảm và có hiệu quả; ii, cải thiện các trang thiết bị công cộng của các điểm du lịch; iii, tăng cường phụ cấp cho một số dịch vụ tại chỗ trong trường hợp thời tiết xấu; iv, áp dụng chính sách giá mềm dẻo đối với các mùa; v, cung phải hướng vào từng nhóm khách du lịch v.v… - Công trình: “KTDL và du lịch học” của hai tác giả Trung Quốc là Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình, Nxb Đại học Giao thông Thượng Hải, năm 2000, được Nxb Trẻ dịch ra Tiếng Việt vào năm 2001. Nội dung công trình đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và KTDL như: khái niệm về du lịch, khái quát về KTDL, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, vai trò của KTDL, quy hoạch xây dựng khu du lịch, v.v... Bên cạnh đó, lịch sử phát triển Du lịch ở Trung Quốc đã đư ợc đề cập, theo đó có nhiều điểm tương đồng với lịch sử hình thành và phát triển Du lịch Việt Nam. Từ chỗ là cơ quan chuyên làm nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách quốc tế của Đảng và Nhà nước, do nhu cầu phát triển của xã hội mà ngành du lịch phải phá thế bao cấp, trở thành một ngành kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển, một ngành công nghiệp không khói mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. KTDL và du lịch học là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, có thể rút ra những bài học để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN. Ngoài các công trình đã đư ợc công bố nêu trên, còn có những bài viết về kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch công bố trên các thông tin khác của UNWTO, trên các Tạp chí, các website bằng tiếng nước ngoài.
- 11 Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến những tri thức lý luận và thực tiễn về mặt kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch, đến kinh doanh du lịch, thị trường du lịch và nêu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước. Đây là nguồn tài liệu thứ cấp rất cần thiết cho việc nghiên cứu luận án của nghiên cứu sinh. Do vấn đề lý luận liên quan đến KTDL được khái quát từ thực tiễn của những nền kinh tế có nét đặc thù và xu hướng chính trị - xã hội khác Việt Nam, nên những công trình nói trên mới chỉ là những tài liệu tham khảo, tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, tiếp cận khách hàng và phát triển các loại dịch vụ du lịch, phát triển thị trường ở Việt Nam. Đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu không trùng tên và nội dung với các công trình đã công bố ở nước ngoài mà nghiên cứu sinh được biết cho đến nay. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ KINH TẾ DU LỊCH 1.2.1. Các công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học và luận án tiến sĩ Đến nay, ở Việt Nam cũng đã có khá nhi ều công trình nghiên cứu về du lịch và KTDL. Liên quan đến nội dung này, dưới dạng các công trình là đ ề tài khoa học, luận án tiến sĩ đã có các công trình chủ yếu sau: - Đề tài cấp Bộ (2006): “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”, của nhiều tác giả do Viện NC & PT Du lịch chủ trì, Th.s Lê văn Minh làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các khái niệm về khu du lịch, vai trò của đầu tư phát triển các khu du lịch và kinh nghiệm thực tiễn của các nước về đầu tư phát triển các khu du lịch. Phân tích thực trạng về hệ thống các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư du lịch nói riêng và phát triển du lịch nói chung; xác định thực trạng chính sách đầu tư phát triển khu du lịch của Việt Nam và đề xuất 10 giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đầu tư bao gồm: (i) Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý các khu du lịch; (ii) Giải pháp về xây dựng, quản
- 12 lý và thực hiện quy hoạch các khu du lịch; (iii) Giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở các khu du lịch; (iv) Giải pháp về đầu tư phát triển các khu du lịch; (v) Giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu du lịch; (vi) Giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu du lịch; (vii) Giải pháp về phối hợp và hợp tác liên ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên ở các khu du lịch; (viii) Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; (ix) Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển các khu du lịch; và (x) Giải pháp về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường. - Đề tài cấp Bộ (2007): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”, của nhóm tác giả do TS. Đỗ Cẩm Thơ làm chủ nhiệm, Viện NC & PT Du lịch chủ trì. Tiếp cận trên quan điểm quản lý nhà nước và kinh tế vĩ mô, các tác giả của đề tài khai thác những hướng như: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam theo 2 tiêu chí: cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế. Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Trung Quốc, Inđônêxia. Nghiên cứu điều tra từ góc độ tiêu dùng, tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam. Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam: đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam. So sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch văn hóa và sản phẩm DLST. Đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể và mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch bao gồm: (i) Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên du lịch; (ii) Tính đa dạng của dịch vụ du lịch; (iii)
- 13 Chất lượng sản phẩm du lịch; (iv) Tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch; (v) Đầu tư xúc tiến sản phẩm du lịch; (vi) Giá sản phẩm du lịch; (vii) Khả năng tiếp cận sản phẩm; (viii) Thương hiệu sản phẩm du lịch; (ix) Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; và (x) Yếu tố đặc biệt của sản phẩm du lịch. Đề tài còn đ ề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường trong thời hạn ngắn. Đồng thời, đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho thời hạn dài hơn (đến năm 2015). - Đề tài cấp Bộ (2008):“Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ” do PGS, TS. Phạm Trung Lương chủ nhiệm, Viện NC & PT Du lịch chủ trì. Nội dung của đề tài hướng vào những vấn đề: Đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong phát triển du lịch EWEC. Phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên quan đến phát triển du lịch tại các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đảo ven bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo bền vững, bao gồm các nhóm giải pháp sau: (i) Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và hiểu biết của du lịch đảo; (ii) Nhóm giải pháp về chính sách; (iii) Nhóm giải pháp về quy hoạch; (iv) Nhóm giải pháp về đầu tư; (v) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm - thị trường du lịch biển đảo; (vi) Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch biển đảo; (vii) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực; (viii) Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển - đảo; và (ix) Nhóm giải pháp phát triển du lịch biển gắn với đảm bảo QP - AN. - Đề tài cấp Bộ (2011) “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, do Viện NC & PT Du lịch
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn