Đề án tốt nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 0
download
Đề án "Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng, kiến nghị các giải pháp thực hiện đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM HUỲNH TRỌNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG BÀ RỊA - VŨNG TÀU, NĂM 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM HUỲNH TRỌNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ HỒNG THẮM BÀ RỊA - VŨNG TÀU, NĂM 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Huỳnh Trọng, học viên lớp cao học Quản lý công HC27.N5, năm học 2022 - 2024. Tôi xin cam đoan đề án tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thị Hồng Thắm. Những nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu ra trong đề án là hoàn toàn trung thực. Tôi cam kết, đề án không sao chép các kết quả nghiên cứu của các công trình khác đã được công bố trước đây. Những tài liệu tham khảo được trích dẫn một cách đầy đủ, đồng thời được nêu chi tiết về nguồn gốc theo quy định của Học viện. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả đề án Phạm Huỳnh Trọng
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng biết ơn, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Hồng Thắm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề án tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên đã tận tình truyền đạt những kiến thức quan trọng không chỉ là nền tảng cho quá trình thực hiện đề án mà còn là hành trang cho chặng đường phía trước. Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; Ban Quản lý Đào tạo cũng như các phòng ban của Học viện đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất để tôi có cơ hội và môi trường học tập và rèn luyện. Do kiến thức, khả năng lý luận và thời gian thực hiện còn hạn chế nên đề án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những đóng góp chân tình của quý giảng viên để đề án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và quý giảng viên, viên chức các phòng ban chức năng dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả đề án Phạm Huỳnh Trọng
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1 BCĐ Ban Chỉ đạo 2 CBCC Cán bộ công chức 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 HCNN Hành chính nhà nước 5 QLNN Quản lý Nhà nước 6 UBND Uỷ ban nhân dân
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ/BẢNG Biểu đồ/ Tên biểu đồ Số trang Bảng Bảng Thống kê các Tổ Công nghệ số cộng 2.1 27 đồng tại ấp, khu phố trên địa bàn huyện Bảng thống kê trang thiết bị phục vụ công việc 2.2 29 tại một số UBND cấp xã trên địa bàn huyện Bảng thống kê một số phần mềm đang sử 2.3 33 dụng tại UBND cấp xã Bảng thống kê số lượng văn bản đi, đến được 2.4 35 ký số ban hành theo quy định của UBND các xã DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Số trang Bản đồ hành chính của huyện Xuyên Mộc, 2.1 24 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND cấp xã trên địa 2.2 26 bàn huyện Xuyên Mộc Phần mềm quản lý, điều hành văn bản của 2.3 35 UBND cấp xã trên địa bàn huyện Giao diện phần mềm quản lý bản đồ đất đai 2.4 iLand do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh 37 xây dựng 2.5 Giao diện phần mềm quản lý CBCC 38
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ...................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án .................................................. 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án ......................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7 6. Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn ..................................... 7 7. Kết cấu đề án ................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ ................................................... 9 1.1. Cơ sở đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Ủy ban nhân dân cấp xã ...... 9 1.1.1. Cơ sở chính trị........................................................................................ 9 1.1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 9 1.2. Chuyển đổi số và đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan quản lý nhà nước ........................................................................................................ 10 1.2.1. Một số khái niệm ................................................................................. 10 1.2.2. Nội dung hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan QLNN ................... 12 1.2.3. Lợi ích của hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan QLNN ................ 14 1.2.4. Nội dung đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan QLNN .. 15 1.3. Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Ủy ban nhân dân cấp xã .............. 16 1.3.1. Ủy ban nhân dân cấp xã ....................................................................... 16 1.3.2. Nội dung và đặc điểm hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã ............................................................................................................. 18
- 1.3.3. Vai trò và lợi ích của hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã .................................................................................................................... 20 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã ....................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ................................................................ 24 2.1. Khái quát về Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ............................................................................................ 24 2.1.1. Khái quát về huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................. 24 2.1.2. Hệ thống Ủy ban nhân dân cấp xã tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...................................................................................................... 25 2.2. Tình hình thực hiện một số nội dung đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu........................................................................................................... 26 2.2.1. Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển nhân lực thực hiện hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện ...................... 26 2.2.2. Đẩy mạnh việc tăng cường cơ sở, trang thiết bị thực hiện hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện. ..................................... 29 2.2.3. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện cách thức thực hiện hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện ...................................... 30 2.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, truyền thông kiến thức hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện............................. 31 2.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện. ............................................................................. 33 2.3. Đánh giá thực trạng .................................................................................... 36
- 2.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 36 2.3.2. Tồn tại hạn chế ..................................................................................... 41 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................... 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ... 44 3.1. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................. 44 3.1.1. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thực hiện hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện ...................... 44 3.1.2. Đẩy mạnh việc tăng cường về cơ sở, trang thiết bị thực hiện hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện ...................... 45 3.1.3. Đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện về cách thức thực hiện chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện ............................................. 46 3.1.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, truyền thông kiến thức hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện ............. 48 3.1.5. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện .................................................................. 50 3.2. Đề xuất tổ chức thực hiện đề án đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu51 3.2.1. Kinh phí, tiến độ và thời gian thực hiện đề án..................................... 51 3.2.2. Đề xuất đối với trách nhiệm của các chủ thể tham gia ........................ 53 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 1 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 4
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Năm 2024, Liên Hợp quốc đã cho thấy việc nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia khi lấy chủ đề của Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) 2024 là "Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phát triển bền vững (Accelerating Digital Transformation for Sustainable Development)". Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ áp dụng sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi toàn diện của các tổ chức, cá nhân về tác phong, cách làm việc, văn hoá, sinh hoạt và phương thức sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ số. Với Việt Nam, chuyển đổi số quốc gia gồm 03 phần chính, đó là chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan QLNN nhằm phát triển chính phủ số; chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số; chuyển đổi số trong hoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số. Trong những năm qua, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển chung của nền công vụ nước nhà. Tuy nhiên, trước yêu cầu trong giai đoạn mới về chủ động, tăng cường tham gia của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV và chuyển đổi số mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực. Chuyển đổi số đóng vai trò tất yếu và vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, bao gồm các lĩnh vực khác của xã hội như truyền thông đại chúng, y học, khoa học,… Ngày nay, chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân, từ tác phong, văn hoá làm việc đến tư duy, nhận thức trong các vấn đề hằng ngày. Có thể nhận thấy rằng, chuyển đổi số đã và đang là quá trình thay
- 2 đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân và tổ chức về cách sinh hoạt, cách làm việc từ môi trường thực mà chúng ta đã quen thuộc sang môi trường mới là môi trường số. Ngày 03 tháng 6 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg về việc Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Theo đó, tất các các bộ ngành, địa phương đã ban hành chương trình, kế hoạch hành động và triển khai có hiệu quả Quyết định số 749/QĐ-TTg. Huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã và đang triển khai chuyển đổi số tới các xã, phường trên địa bàn huyện. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước nói chung và tại UBND cấp xã nói chung được quan tâm ở tất cả các phương diện và được thể hiện thông qua quá trình thực thi công vụ của CBCC, quá trình chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Thực tế cho thấy, tại Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quản lý và phục vụ người dân, như bất cập trong hệ thống hồ sơ giấy, chậm trễ, việc cập nhật dữ liệu còn thiếu đồng bộ và khó theo dõi. Hơn nữa, trong xu hướng hội nhập và phát triển của chuyển đổi số, nếu không sớm áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, cơ quan QLNN sẽ gặp khó khăn trong việc theo kịp sự phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, việc chuyển đổi số tại cấp xã sẽ giúp cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu tình trạng tham nhũng, tiêu cực và tăng cường tính công khai, minh bạch trong các hoạt động hành chính. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ công cho người dân, tạo ra sự hài lòng và tin tưởng của cộng đồng. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã hiện nay chưa mang tính đồng bộ và chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Nhằm nhìn nhận khách quan, nêu ra thực trạng, tồn tại hạn chế và nguyên
- 3 nhân nêu trên, kiến nghị một số giải pháp phù hợp, tác giả lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là nội dung thực hiện đề án tốt nghiệp cao học ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển đổi số trên hầu hết các phạm vi, lĩnh vực. Để có công cụ thực hiện chuyển đổi số cho các cá nhân, tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xuất bản cuốn “Cẩm nang chuyển đổi số” và phát hành miễn phí trên các nền tảng mạng xã hội. “Cẩm nang chuyển đổi số” do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành với nội dung tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu về chuyển đổi số, sẽ góp phần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam. Tác giả Vũ Quỳnh Anh (2023) với đề tài luận văn “Chất lượng công tác tham mưu tổng hợp tại Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số” đã đưa ra nhận định: “Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đang tích cực đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng Chính phủ số theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để kiến tạo phát triển và phục vụ nhân dân; tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách dựa trên luận cứ khoa học và thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thích ứng với cuộc CMCN 4.0. Do đó, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương cần coi trọng, phát huy hiệu quả công tác tham mưu tổng hợp của các Văn phòng”. Các công trình: Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” (2014) là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị
- 4 Thảo, Trường Đại học Lao Động - Xã hội; Bài viết “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Bạc Liêu” (2021) của Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu, đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước; Bài viết “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Ba Vì” nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Đồng Minh, Trần Văn Tiến (2022) đã có những kết quả cũng như đề xuất giải pháp khá tương đồng. Từ thực tế đánh giá thực trạng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Thanh Hóa, Bạc Liêu và tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học. Các công trình đều đưa ra đề xuất giải pháp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vận dụng thành thạo kiến thức chuyên môn được đào tạo vào việc triển khai các văn bản, quy định của Nhà nước trong xử lý công việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ. Bài viết Chuyển đổi số và thách thức đối với thực thi quyền lực nhà nước (2023) của các tác giả TS Lê Quang Hòa - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ThS Lê Thạc Diên - Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội đã đăng trên tạp chí Tổ chức Nhà nước. Bài viết đã nhận định rằng: “Công cuộc chuyển đổi số đã đặt ra những thách thức rất lớn đối với thực thi quyền lực nhà nước nói chung, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những thách thức mang tính phổ quát (quản lý thất nghiệp; quản lý doanh nghiệp; hạ tầng thông tin) thì nổi lên những thách thức về đổi mới tư duy quản lý và xây dựng nền quản trị công hiện đại đối với Việt Nam hiện nay. Những thách thức ấy đòi hỏi phải có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tâm thế và năng lực của Nhà nước để thích ứng và đổi mới. Để có được một hệ thống các giải pháp xác đáng và hiệu quả, cần thiết phải có những nghiên cứu và quyết sách dựa trên các khảo sát về nhu cầu, thực trạng, đánh giá được những hạn chế yếu kém và nguyên nhân… một cách bài bản và quy mô.”
- 5 Tác giả Nguyễn Thị Huệ (2023) với đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công “Công tác văn thư tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số” đã đưa ra nhận định: “Công tác văn thư ngày càng được củng cố cùng với sự phát triển của bộ máy Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, việc hội nhập quốc tế đòi hỏi công tác văn thư, lưu trữ phải được đổi mới và nâng cao hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tác động lớn đến các quy trình quản lý, từ đó đòi hỏi phải cải cách nền hành chính cũ, phải sắp xếp lại bộ máy, bố trí lại nhân sự để theo kịp với những tiến bộ chung của thế giới. Theo đó, việc đổi mới công tác văn thư - đổi mới toàn bộ công việc liên quan đến soạn thảo, ban hành văn bản, tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ tài liệu hiện hành nhằm bảo đảm thông tin văn bản cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức là điều kiện tiên quyết trong quá trình hội nhập.” Tác giả Võ Ngọc Phương Linh (2022) với đề tài luận văn: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” đã đánh giá được thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, đồng thời đã đề ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư. Từ các công trình nghiên cứu, có thể thấy, các tác giả đã dựa trên các quy định chung từ các văn bản luật, các văn bản dưới luật để đưa ra đề xuất nâng cao đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số nói chung và đối với khu vực công nói riêng. Thậm chí có nghiên cứu còn đi sâu chỉ ra việc nâng cao năng lực số dành cho cán bộ, công chức, những người thực thi công vụ. Từ đó, đề án này tập trung giải quyết vấn đề đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số đối với UBND cấp xã, đáp ứng yêu cầu của nền công vụ và yêu cầu cải cách hành chính gắn liền với chuyển đổi
- 6 số. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về việc đẩy Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề án Đối tượng nghiên cứu của đề án là công tác đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: việc đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số. - Phạm vi không gian: tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phạm vi thời gian: từ năm 2022 đến nay. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án 4.1. Mục tiêu của đề án Đề án nhằm xây dựng, kiến nghị các giải pháp thực hiện đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề án Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề án tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về việc đẩy mạnh chuyển đổi số tại UBND cấp xã. - Đánh giá thực trạng đẩy mạnh chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc: hệ thống những kết quả, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
- 7 - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp tổ chức thực hiện đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành các cuộc phỏng vấn trực tiếp một số CBCC, người dân tại xã Phước Thuận để có đánh giá khách quan về hoạt động chuyển đổi số tại cơ quan UBND xã Phước Thuận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CBCC nơi đây. - Phương pháp quan sát để thu thập thông tin, dữ liệu: Tác giả sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin, dự liệu, số liệu về phương thức, cách thức ứng dụng chuyển đổi số của CBCC tại một số UBND xã, các trang thiết bị được cấp của CBCC phục vụ công tác chuyên môn. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan. Phân tích các nội dung tài liệu để học hỏi, kế thừa và phát triển phù hợp với đề tài và kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn nhằm làm rõ nội dung của đề án, đảm bảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề nêu ra. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích, làm rõ và đánh giá thực trạng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số để từ đó đưa ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động này, làm cơ sở kiến nghị những giải pháp ở Chương 3. 6. Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ không chỉ góp phần khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về đẩy mạnh chuyển đổi số tại UBND cấp xã mà còn góp phần
- 8 làm rõ thực trạng đẩy mạnh chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó, đề án đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả thực hiện đẩy mạnh mạnh chuyển đổi số tại Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới. Đề án góp phần đem lại lợi ích ứng dụng trong thực hiện đẩy mạnh mạnh chuyển đổi số của cơ quan UBND các xã, phường; của CBCC thực hiện chuyển đổi số; của công dân, tổ chức liên quan đến hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 7. Kết cấu đề án Đề án ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung gồm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã. Chương 2: Thực trạng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1. Cơ sở đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại Ủy ban nhân dân cấp xã 1.1.1. Cơ sở chính trị Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4. Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 28/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính. Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 15/07/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Xuyên Mộc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, giai đoạn 2021-2025; 1.1.2. Cơ sở pháp lý - Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030; - Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; - Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
- 10 Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia; - Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030; - Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; - Quyết định số 2207/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính; - Quyết định số 7926/QĐ-UBND ngày 23/12/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc Phê duyệt Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính huyện Xuyên Mộc. 1.2. Chuyển đổi số và đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong cơ quan quản lý nhà nước 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Chuyển đổi số Theo “Cẩm nang chuyển đổi số” (Tái bản 2021) của Bộ Thông tin và Truyền thông thì “Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số.” [10]
- 11 Trong đó, tin học hóa, hay còn gọi là hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, là việc số hóa các quy trình nghiệp vụ đã có. Tin học hóa không làm thay đổi quy trình hay mô hình hoạt động đã có. Khi tin học hóa ở mức cao, dẫn đến sự thay đổi về quy trình hoặc thay đổi mô hình hoạt động, được gọi là chuyển đổi số. Công nghệ số, theo nghĩa hẹp, là bước phát triển cao hơn, bước phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng, dữ liệu lớn hơn, với chi phí rẻ hơn. Còn theo nghĩa rộng, công nghệ số là một trong các nhóm công nghệ chính của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV, gồm có công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối, công nghệ thực tế ảo… Như vậy, khái niệm công nghệ số được tiếp cận theo nghĩa rộng phổ biến hơn. Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020. Trong đề án này, tác giả đồng tình và sử dụng định nghĩa chuyển đổi số theo theo “Cẩm nang chuyển đổi số” (Tái bản 2021) của Bộ Thông tin và Truyền thông, đó là: Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số trong cơ quan quản lý nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương tự với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan QLNN các cấp ở địa phương. 1.2.1.2. Hoạt động chuyển đổi số
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tôt nghiệp: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Châu
67 p | 1114 | 498
-
Đề tài tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam
45 p | 178 | 57
-
Luận văn: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại Công ty thương mại Hà Nội
74 p | 85 | 13
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường Đông Nam Á
97 p | 24 | 11
-
Đề án tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình XK mặt hàng rau quả tại tổng công ty rau quả Việt Nam
66 p | 81 | 10
-
Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở công ty AGREXPORT Hà Nội
108 p | 63 | 9
-
Đề án tốt nghiệp: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Hóa chất Bộ thương mại
65 p | 60 | 9
-
Đề án tốt nghiệp: Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
61 p | 50 | 6
-
Đề án tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU
39 p | 76 | 5
-
Đề án tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng: Hoạt động chào bán trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế của một số công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam
78 p | 14 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đẩy mạnh cải cách hành chính ở Thanh tra Chính phủ giai đoạn 2024-2030
76 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ thực tiễn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
79 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Xây dựng nông thôn mới huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024 -2030
75 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
63 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trong bối cảnh hội nhập quốc tế
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp thạc sĩ: Giải pháp tăng cường chuyển đổi số trong ngành thuế trên địa bàn Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
78 p | 1 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn Phường 5, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn