Đề bài: Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam
lượt xem 38
download
Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị nông thôn đang được rút ngắn, nhưng mức chênh lệch tuyệt đối lại đang tăng lên, cơ cấu thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn thay đổi theo chiều hướng tiến bộ đã làm thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này tăng lên, và giảm bớt hệ số chênh lệch so với thành thị,... là những nội dung chính của đề tài "Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam". Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề bài: Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam
- Họ tên: Tăng Tùng Lâm. Lớp: XH15C. MSSV: 124D1031962. MÔN: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI. Đề bài: Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam. Bài làm Trong 10 năm gần đây (2002 2012), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 6,5%, tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh từ 22,3% năm 2002 xuống còn 11,1% năm 2012. Đời sống của các hộ gia đình đã được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng. Mặc dù thu nhập của mọi tầng lớp dân cư, các địa phương, các vùng lãnh thổ và khu vực đều tăng lên, nhưng sự gia tăng này lại diễn ra theo các tốc độ và chiều hướng khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo trong từng địa phương, từng khu vực cũng như trên phạm vi cả nước. Cụ thể nếu năm 2002 hệ số chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số thuộc nhóm giàu so với 20% dân số ở nhóm nghèo của Việt Nam là 8,1 lần, đến năm 2012 thì hệ số này là 9,4 lần. Với tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo bình quân 1,6% năm như hiện nay, nếu không có các chính sách điều chỉnh hợp lý thì Việt Nam sẽ nhanh chóng bước vào ngưỡng bất bình đẳng cao. Điều này không những sẽ gây ra sự bất lợi về tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. 1
- 1. Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị nông thôn đang được rút ngắn, nhưng mức chênh lệch tuyệt đối lại đang tăng lên. Ở giai đoạn 1992 1998, tăng trưởng về chi tiêu bình quân của người dân sống ở khu vực thành thị gấp đôi người dân ở khu vực nông thôn, cụ thể từ năm 1992 đến 1998 mặc dù chi tiêu bình quân đầu người ở nông thôn tăng 30% (trung bình mỗi năm tăng 5,4%) nhưng ở thành thị tăng 61% (trung bình 9,9%/năm), dẫn đến mức sống của người dân ở hai khu vực có sự khác biệt lớn. Nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn này phần lớn các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp, khu chế xuất chỉ tập trung phát triển ở các khu đô thị. Trong khi đó ở vùng nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, gặp nhiều rủi ro thiên tai và những diễn biến bất lợi về giá cả cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác khả năng tiếp cận các cơ hội, việc làm tốt của người nông dân thấp. Hậu quả là khoảng cách giữa thành thị với nông thôn đã nới rộng ra trong thời kỳ này từ 1,8 lần lên 2,2 lần. Trước nguy cơ gia tăng khoảng cách giữa thành thị nông thôn, chính sách công nghiệp hóa đất nước đã hướng sự chú ý vào khu vực nông thôn. Trong thời gian gần đây, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp và góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình trong khu vực. Điều này được thể hiện một cách rõ nét nhất qua chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người một tháng của từng khu vực thành thị, nông thôn ở giai đoạn 2002 – 2012. Nếu năm 2002 thu nhập bình quân đầu người một tháng ở nông thôn là 275,1 nghìn đồng thì đến năm 2012 là 1579,4 nghìn đồng (gấp 5,74 lần so với năm 2002); còn ở khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2012 là 2989,1 nghìn đồng gấp 4,80 lần so với năm 2002 (622,1 nghìn đồng). Mặc dù thu nhập của thành thị vẫn cao hơn ở nông thôn nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người qua các 2
- năm ở giai đoạn này của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị.Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm 17,4%; từ 2,3 lần năm 2002 giảm xuống còn 1,9 lần năm 2012. Riêng thời kỳ từ 2006 đến 2008 hệ số này dường như chững lại, không có sự biến đổi là do tốc độ tăng thu nhập của 2 khu vực tương đương nhau. Tuy nhiên, mức chệnh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng giữa hai khu vực lại đang ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2002, chênh lệch này chỉ là 347 nghìn đồng, thì đến năm 2012, nó đã lên đến 1.409,7 nghìn đồng (Bảng 1). Bảng 1:Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo khu vực thành thị nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 2012 Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2012 TNBQ ở thành thị (1.000 đ) 622,1 815,4 1058,4 1605,2 2129,5 2989,1 TNBQ ở nông thôn (1.000 đ) 275,1 378,1 505,7 762,2 1070,4 1579,4 Hệ số chênh lệch TTNT 2,3 2,2 2,1 2,1 2,0 1,9 (lần) Chệnh lệch tuyệt đối TT 347,0 437,3 552,7 843,0 1059,1 1409,7 NT (1.000đ) (Nguồn:Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình Tổng cục Thống kê) Số liệu thống kê thời kỳ này cũng chỉ rõ: 60% dân số có thu nhập thấp (thuộc 3 nhóm nghèo, cận nghèo và trung bình) chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của cả xã hội, mà đại bộ phận trong số này sống ở nông thôn. Còn lại 40% dân số có thu nhập cao chủ yếu là người giàu có sống ở đô thị lại sở hữu đến 70% tổng thu nhập của cả nước. Để rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, trong những năm gần đây Chính phủ đã xây dựng và điều tiết các chính sách nhằm phát triển nông thôn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn như: công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới, các chính sách 3
- ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư, xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng để phát triển nông thôn... Vì vậy nhiều địa phương có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân nông thôn hơn. 2. Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn thay đổi theo chiều hướng tiến bộ đã làm thu nhập bình quân đầu người ở khu vực này tăng lên, và giảm bớt hệ số chênh lệch so với thành thị Bảng 2: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo nguồn thu và khu vực thành thị nông thôn thời kỳ 2002 2012 Đơn vị: % Nguồn Tiền Nông, Thươn thu lương, Lâm, CN & Chung g Dịch vụ Khác Khu tiền Thủy XD nghiệp vực công sản 2002 100.0 44.2 6.8 6.6 12.4 10.7 19.3 2004 100.0 42.5 5.9 5.8 12.5 11.0 22.3 2006 100.0 42.9 5.5 6.8 12.2 11.0 21.6 Thành 2008 100.0 42.6 4.8 5.5 11.9 11.3 23.9 thị 2010 100.0 54.9 4.5 5.8 12.2 10.3 12.3 2012 100.0 55.8 4.9 4.4 11.6 10.4 12.9 2002 100.0 24.8 43.4 5.6 7.8 4.4 14.0 2004 100.0 26.0 42.0 5.8 8.1 3.8 14.3 2006 100.0 27.7 39.4 5.5 8.0 4.1 15.3 Nông 2008 100.0 28.4 39.4 5.7 7.6 4.5 14.4 Thôn 2010 100.0 36.4 33.4 5.6 9.4 4.7 10.5 2012 100.0 38.4 31.8 5.1 9.0 4.5 11.2 (Nguồn:Kết quả các cuộc điều tra MSHGĐ Tổng cục Thống kê) Bảng 2 đã chỉ ra rằng phần lớn nguồn thu nhập của người dân ở khu vực thành thị là từ tiền lương, tiền công (chiếm khoảng hơn ½ trong tổng thu nhập của thời kỳ 2010 2012) và thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh 4
- doanh thương nghiệp, dịch vụ (chiếm khoảng 22% 24% thu nhập). Còn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông, lâm thủy sản chỉ chiếm từ 4,5% đến 6,8%. Ngược lại, với người dân ở nông thôn nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản, chiếm khoảng 40% tổng thu nhập ở giai đoạn 2002 – 2008 và giảm xuống còn khoảng hơn 30% trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó thu nhập từ tiền lương, tiền công ở khu vực nông thôn đã tăng mạnh trong giai đoạn này, chỉ chiếm 1/4 tổng các loại thu nhập ở những năm đầu của thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 và đến những năm đầu của thập niên thứ hai đã tăng đến gần 2/5 tổng các loại thu nhập. Bên cạnh đó tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Chính nhờ sự thay đổi cơ cấu thu nhập theo chiều hướng tiến bộ này (tăng tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ hoạt động thương mại, dịch vụ và giảm bớt tỷ trọng thu nhập từ nông – lâm – thủy sản, khu vực có năng suất lao động thấp) đã làm cho thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tăng nhanh hơn khu vực đô thị (5,74 lần so với 4,8 lần trong giai đoạn 20022012) và góp phần làm cho bất bình đẳng về thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm đi hay khoảng cách giàu nghèo giữa hai khu vực này được thu hẹp. 3. Trong khi khoảng cách chênh lệch giàu/nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm dần, thì ngược lại, ở khu vực nông thôn lại đang tăng dần đã làm cho chênh lệch giàu/nghèo trên phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng. Nhìn một cách tổng quát, trên phạm vi cả nước, bất bình đẳng về thu nhập trong giai đoạn 20022012 diễn biến theo đường vòng cung. Ở đầu giai đoạn, nó liên tục tăng và tăng cao nhất vào năm 2008. Từ 2008 đến cuối giai đoạn lại giảm khá đều. Nên ở cuối thời kỳ, gần như tăng không đáng kể so với đầu kỳ. Tuy nhiên, nếu xét theo từng khu vực thành thị và nông thôn, thì nó lại diễn biến hoàn toàn trái ngược nhau. 5
- Bảng 3: Hệ số Gini tính theo thu nhập chia theo khu vực thành thị nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 – 2012 (Đơn vị: lần) Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Khu vực Thành thị 0.410 0.410 0.393 0.404 0.402 0.385 Nông Thôn 0.360 0.370 0.378 0.385 0.395 0.399 Chung cả nước 0.421 0.423 0.424 0.434 0.433 0.424 Nguồn: Kết quả điều tra MSHGĐ các năm Tổng cục Thống kê Từ năm 2002 đến năm 2010 hệ số Gini của thành thị luôn cao hơn của nông thôn, nhưng đến năm 2012 đã có sự “đổi ngôi”. Nghĩa là khu vực thành thị luôn có bất bình đẳng thu nhập cao hơn khu vực nông thôn. Tuy nhiên sự bất bình đẳng ở thành thị trong giai đoạn này đã giảm một cách đáng kể từ 0,41 vào những năm 2002 2004 sau đó đến năm 2012 giảm xuống còn 0,385, tức giảm 6,1%. Trái lại ở khu vực nông thôn, bất bình đẳng về thu nhập đang ngày càng gia tăng. Chỉ trong vòng 10 năm hệ số Gini tăng từ 0,36 lên 0,399 hay tăng 10,83%. Chính sự gia tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng, dẫn đến năm 2012 chênh lệch giàu nghèo trong khu vực này trở lên nghiêm trọng hơn so với khu vực đô thị. Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người một tháng ở khu vực thành thị và nông thôn chia theo 5 nhóm thu nhập của thời kỳ 2002 2012 Năm Thu So sánh 2012/2002 (lần) Nhóm nhập TN BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 6
- 1 tháng (nghìn đồng) 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Nghèo 184,2 236,9 304 453,2 632,6 951,5 5,17 Cận 324,1 437,3 575,4 867,8 1153,5 1672,2 5,16 nghèo Trung 459,8 616,1 808,1 1229,9 1611,5 2332,9 5,07 bình Khá 663,6 876,7 1116,1 1722,2 2268,4 3198,3 4,82 Thành Giàu 1479,2 1914,1 2488,3 3752,4 4983,4 6794,4 4,59 thị Chênh lệch 8,0 8,1 8,2 8,3 7,9 7,1 Giàu/Ng hèo Nghèo 100,3 131,2 172,1 251,2 330,0 450,2 4,49 Cận 159,8 215,1 287 415,4 568,4 817,8 5,12 nghèo Trung 217,7 297,6 394,4 583,1 820,5 1227,7 5,64 bình Nông Khá 299,4 416,2 552,4 828,7 1174,6 1788,9 5,97 Thôn Giàu 598,6 835,0 1122,5 1733,9 2461,8 3614,8 6,04 Chênh lệch 6,0 6,4 6,5 6,9 7,5 8,0 Giàu/Ng hèo Nghèo TT/Nghèo 1,84 1,81 1,77 1,80 1,92 2,11 NT Giàu TT/Giàu NT 2,47 2,29 2,22 2,16 2,02 1,88 (Nguồn: Kết quả điều tra MSHGĐ Tổng cục Thống kê) Tuy nhiên, theo hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu với nhóm nghèo trong nội bộ từng khu vực ở bảng 4 có thể rút ra một số điểm chính sau: 7
- Thứ nhất, sự chênh lệch giàu nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Từ năm 2002 đến năm 2008 thu nhập của người giàu luôn gấp hơn 8 lần thu nhập của người nghèo và mức chênh lệch này tăng khá chậm. Nhưng từ năm 2008 đến năm 2010 mức chênh lệch này đã giảm tương đối nhanh từ 8,3 lần xuống 7,9 lần và đến 2012 thì giảm mạnh chỉ còn 7,1 lần. Mặc dù sự chênh lệch giàu nghèo ở nội bộ khu vực thành thị vẫn còn tương đối cao nhưng nó đang diễn ra theo chiều hướng tích cực giảm dần. Đồng thời thu nhập của các nhóm nghèo trong khu vực này ngày càng được cải thiện hơn, tốc độ tăng thu nhập của các nhóm nghèo cao hơn tất cả các nhóm còn lại. Điều này đã tác động làm cho bất bình đẳng trong nội bộ khu vực thành thị giảm. Thứ hai, chênh lệch giàu nghèo ở khu vực nông thôn, diễn ra theo xu hướng trái ngược với khu vực thành thị.. Trong những năm đầu của giai đoạn 2002 – 2012, hệ số chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm giàu nghèo là hơn 6 lần, thấp hơn hệ số này ở nội bộ khu vực thành thị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các nhóm khá và nhóm giàu ở khu vực nông thôn càng trở lên giàu hơn so với dân cư trong khu vực của mình, tốc độ tăng thu nhập của các nhóm này cũng nhanh hơn và cao hơn các nhóm nghèo khá nhiều. Chính điều này đã làm cho hệ số chênh lệch giàu nghèo tăng mạnh, từ gấp 6 lần (năm 2002) lên gấp 8 lần (năm 2012) cao hơn cả ở khu vực thành thị. Nghĩa là bất bình đẳng về thu nhập ở nội bộ khu vực nông thôn ngày càng tăng và tăng nhanh. Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu hút được nhiều lao động ở khu vực này, do đó nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công đã làm cho tổng thu nhập của hộ tăng lên. Đồng thời bảng 2 cũng cho biết có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu thu nhập trong khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công, giảm tỷ trọng thu nhập từ nông, lâm, thủy sản. Mà thu nhập của nhóm giàu trong khu vực này chủ yếu là từ tiền công, tiền lương và một số nguồn thu khác như được đền 8
- bù do đất nông nghiệp bị thu hồi vào hoạt động công nghiệp,... Bên cạnh đó thu nhập của các hộ gia đình thuộc nhóm nghèo trong khu vực chủ yếu là từ nông, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm khoảng 50% đến 60% tổng thu nhập của hộ). Sự phát triển không đều của các vùng nông thôn trong cả nước cũng là một nguyên nhân của tình trạng trên. Trong khi nhiều vùng nông thôn ở các khu vực đồng bằng đã có sự phát triển khá mạnh, thì tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng báo các dân tộc ít người… trình độ phát triển còn rất thấp, người dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Đây chính là những lý do dẫn đến chênh lệch giàu nghèo trong nội bộ khu vực nông thôn ngày càng cao và tốc độ gia tăng mạnh. Sự gia tăng chênh lệch giàu/nghèo ở khu vực nông thôn, nơi chiếm gần 70% dân số cả nước đã làm cho tình trạng chệnh lệch giàu/nghèo của cả nước ngày càng tăng lên, tuy không nhiều. Thứ ba, sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn đang dần được rút ngắn lại. Tuy nhiên, nếu so sánh thu nhập trong cùng nhóm giàu hoặc cùng nhóm nghèo giữa hai khu vực này với nhau, cho thấy dù là người giàu hay người nghèo, thì thu nhập ở thành thị luôn cao gấp 2 lần thu nhập của các hộ gia đình cùng nhóm ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là ở khu vực nông thôn phần lớn các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nơi đây có tỷ lệ nghèo cao (năm 2012 là 22,1%), tập trung nhiều người nghèo (năm 2012 tỷ trọng người nghèo ở nông thôn chiếm 90,8% trong tổng số người nghèo của cả nước) và hơn một nửa số họ là người dân tộc thiểu số. Trong khi đó tỷ lệ nghèo của thành thị chỉ bằng ¼ tỷ lệ nghèo nông thôn (5,4% năm 2012) và tỷ trọng người nghèo chỉ có 9,2% trong tổng số nghèo. Do đó sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm nghèo thành thị với nghèo nông thôn có xu hướng tăng lên. Năm 2002 thu nhập của nhóm nghèo ở thành thị vẫn cao gấp 1,84 lần so với nhóm nghèo ở nông thôn, đến năm 2010 con số này là 1,92 lần và năm 2012 là 2,11 lần. Rõ ràng là, mặc dù đều thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất nhưng khả năng thoát 9
- nghèo của người nghèo ở nông thôn ngày càng khó khăn hơn so với khu vực thành thị, thu nhập của họ rất thấp và tốc độ tăng thu nhập cũng rất chậm. Như vậy, dựa trên thu nhập bình quân đầu người chung của hai khu vực thành thị nông thôn thì thấy khoảng cách giữa hai khu vực này dường như đang rút ngắn. Nhưng khi so sánh trực tiếp giữa các nhóm giàu, nghèo của hai khu vực này với nhau, kết quả cho thấy có sự chênh lệch giàu nghèo tương đối lớn và ngày càng tăng. Điều này cho thấy sự khác biệt về mức sống giữa các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội và phân hóa giàu nghèo chung ở Việt Nam có xu hướng tăng lên. 4. Sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam thời kỳ 20022012 chủ yếu là do sự phát triển không đồng đều trong nội bộ từng khu vực Để tìm ra được nguyên nhân gây ra chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cũng như sự gia tăng của nó trong thời gian qua, có thể sử dụng chỉ số Theil L để phân tích. Chỉ số Theil L cho phép phân tích bất bình đẳng chung do ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng giữa các nhóm, các khu vực và trong nội bộ từng nhóm, từng khu vực. Đồng thời còn giúp phân tích biến động của nó theo thời gian. Bảng 5: Phân tích tình trạng chênh lệch giàu nghèo ở nông thôn thành thị theo chỉ số Theil L thời kỳ 2002 2012 Sự chênh Năm Năm lệch Sự chênh lệch 2012/2008 Chỉ tiêu 2008/2002 2002 2008 2012 Theil L của TT 0,282 0,282 0,255 0 0,027 Theil L của NT 0,208 0,246 0,270 +0,038 +0,024 Phân tích tình trạng phát triển không đồng đều Mức chênh lệch chung ở 0,293 0,316 0,311 +0,023 0,005 Việt Nam (100%) (100%) (100%) (100%) (100%) Trong đó: 0,067 0,06 0,045 0,007 0,015 a. Sự phát triển không (22,87%) (18,99%) (14,47%) (30,4%) (+300%) 10
- đồng đều giữa NT và TT b. Sự phát triển không 0,226 0,256 0,266 +0,03 +0,01 đồng đều trong nội (77,13%) (81,01%) (85,53%) (130,4%) (200%) bộ từng khu vực (Nguồn: Tác giả tự tính dựa trên bộ số liệu VHLSS năm 2002, 2008, 2012) Bảng 5 cho thấy đánh giá thực trạng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam và cho từng khu vực nông thôn – thành thị dựa trên chỉ số Theil L trong giai đoạn này cũng có cùng xu hướng giống như các chỉ số đã sử dụng phân tích ở trên. Đó là bất bình đẳng chung của Việt Nam trong cả thời kỳ dài 10 năm từ 2002 đến 2012 có xu hướng tăng lên (tăng 6,14%), nhưng trong mấy năm gần đây đang có xu hướng chững lại và giảm dần. Nếu tách thời kỳ này thành hai giai đoạn thì chênh lệch giàu nghèo của hai giai đoạn này biểu hiện xu hướng phát triển trái ngược nhau, cụ thể: ở giai đoạn 2002 – 2008 chênh lệch giàu nghèo tăng lên (tăng 7,85% hay tăng 0,023 lần) và giảm dần ở thời kỳ 2008 2012 (giảm 1,58% hay giảm 0,005 lần). Đối với từng khu vực cho thấy thành thị từ 2002 đến 2008 có mức độ bất bình đẳng lớn hơn nông thôn nhưng đến giai đoạn 2008 2012 thì ngược lại. Cũng trong thời kỳ này mức độ bất bình đẳng của thành thị chững lại và giảm (giảm 9,6%), còn của nông thôn thì ngày càng tăng và tăng nhanh (tăng 29,81%). Mặt khác, bảng 5 cũng cho biết sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam của thời kỳ này chủ yếu là do sự phát triển không đồng đều trong nội bộ từng khu vực (giai đoạn 2002 2008 chiếm 130,4% và từ 2008 đến 2012 chiếm 200%) Trái ngược hoàn toàn với 10 năm trước (thời kỳ 1993 – 2002) chênh lệch giàu nghèo tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nông thôn với thành thị hay chính là do sự phát triển không đồng đều giữa hai khu vực (chiếm 96% thời kỳ 1993 – 1998 và chiếm 107% thời kỳ 1998 – 2002)[3]. 11
- Sự gia tăng bất bình đẳng chung ở Việt Nam một cách khiêm tốn trong 10 năm qua (chỉ số theil L tăng 0,018 lần và hệ số Gini tăng 0,003 lần) là do chịu sự tác động tổng hợp của hai yếu tố diễn ra trái chiều nhau. Một yếu tố tác động làm giảm và yếu tố kia thì tác động làm tăng bất bình đẳng. Chính sự tác động tổng hợp này đã triệt tiêu lẫn nhau làm cho bất bình đẳng trong thời kỳ này tăng lên một cách không đáng kể. Trước tiên là mức tăng bất bình đẳng chung chịu sự tác động ảnh hưởng tích cực của sự phát triển giữa hai khu vực nông thôn – thành thị ngày càng trở lên đồng đều hơn. Nói một cách khác là sự phát triển không đồng đều giữa nông thôn với thành thị ngày càng giảm từ 22,87% (năm 2002) xuống còn 14,47% (năm 2012), nghĩa là khu vực nông thôn có sự phát triển ngày càng đuổi kịp thành thị, dẫn đến khoảng cách chênh lệch giữa hai khu vực này càng được thu hẹp lại. Chính điều này đã tác động tích cực lên sự gia tăng bất bình đẳng của Việt Nam, nó kìm hãm sự gia tăng và làm cho bất bình đẳng giảm 30,4% (2008 so với 2002) và giảm 300% (2012 so với 2008). Tiếp theo mức gia tăng bất bình đẳng chung chịu sự tác động tiêu cực của yếu tố sự phát triển không đồng đều trong nội bộ từng khu vực. Có thể nói nguyên nhân chủ yếu gây ra sự gia tăng bất bình đẳng chung ở Việt Nam trong thời kỳ 2002 2012 là do bất bình đẳng hay chênh lệch giàu nghèo trong nội bộ từng khu vực vẫn còn rất cao và đặc biệt do sự gia tăng bất bình đẳng trong nội bộ khu vực nông thôn đã tác động làm cho bất bình đẳng chung tăng lên. Kết quả phân tích cho thấy 130,4% mức tăng lên của tình trạng phát triển không đồng đều của Việt Nam ở giai đoạn 2002 2008 và 200% ở giai đoạn 2008 2012 là do gia tăng chênh lệch trong nội bộ từng khu vực. Kết quả tính toán trong bảng 5 cũng cho thấy sự phát triển không đồng đều trong nội bộ từng khu vực chiếm khoảng 4/5 sự bất bình đẳng về thu nhập của cả nước và có xu hướng ngày càng tăng, từ 77,13% ( năm 2002) lên 85,53% (năm 2012). Còn lại khoảng 1/5 sự bất bình đẳng thu nhập của cả 12
- nước là do sự phát triển không đồng đều giữa hai khu vực và có xu hướng giảm dần (giảm 32,84% hay 0,022 lần trong cả thời kỳ). Các phân tích trên cho thấy, chênh lệch giàu nghèo trong hai khu vực thành thị nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 2012 được thể hiện theo chiều ngược chiều nhau. Ở nông thôn chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng lên rõ ràng và tăng nhanh, còn thành thị thì có xu hướng giảm dần và giảm chậm. Giai đoạn đầu thành thị có chênh lệch giàu nghèo cao hơn nông thôn, giai đoạn sau thì ngược lại. Bất bình đẳng trong nội bộ từng khu vực, nhất là khu vực nông thôn giữ vai trò chính, còn bất bình đẳng giữa hai khu vực chỉ đóng góp một phần nhỏ gây nên sự bất bình đẳng của cả nước. Một phần nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo ở khu vực nông thôn là do chịu sự tác động gián tiếp của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn. 5. Những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam. Trong thập niên vừa qua Chính phủ đã dành một khoản ngân sách đáng kể cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, các loại hình dịch vụ ở khu vực này. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nông thôn đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở các địa phương. Chính vì vậy đã góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn. Điều này góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị nông thôn. Nhưng lại gián tiếp gây ra sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo trong khu vực nông thôn nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Sự phát triển không đều của các vùng nông thôn trong cả nước cũng là một nguyên nhân của tình trạng trên. Trong khi nhiều vùng nông thôn ở các khu vực đồng bằng đã có sự phát triển khá mạnh, thì tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, 13
- vùng đồng báo các dân tộc ít người… trình độ phát triển còn rất thấp, người dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Chính sách đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, các vùng sâu, vùng xa chưa đầy đủ, toàn diện hoặc chưa phát huy được hiệu quả cũng là một nguyên nhân của việc phân hóa giàu nghèo ở nông thôn chưa được cải thiện. Nguyên nhân chủ quan: Có thể nói rằng vấn đề giàu cụ thể ở nước ta thế nào vẫn cha được rõ vì thiếu số liệu chính thức. Đó là do chúng ta cha có chủ trưương kê khai tài sản và thu nhập. Kết quả do công chúng tự khai báo, nhưng thực tế thì ít người khai báo đúng thu nhập của mình, người giàu khai báo ít đi để trốn thuế thu nhập, người nghèo khai báo ít hơn để được hưởng trợ cấp từ chính sách nhà nước...Tuy nhiên qua điều tra cũng thấy được nguyên nhân cơ bản để không ít hộ giàu lên đó là: + Ở nông thôn, người giàu hiện nay chủ yếu do khả năng thích ứng nhanh với sản xuất kinh doanh. Họ không chỉ làm nông nghiệp mà còn làm thêm các nghề khác (làm dịch vụ, làm thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ, chế biến, xay xát...). Đối với các hộ giàu, phần thu từ sản xuất nông nghiệp thường dùng cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, còn phần thu từ các ngành nghề khác thì dùng cho việc mua sắm tài sản cố định để nâng cao mức sống hoặc để tích luỹ mở rộng sản xuất kinh doanh. Một bộ phận nhỏ các gia đình giàu lên nhờ có người thân sống và làm việc ở nước ngoài. Bằng nguồn tài trợ không ít gia đình có điều kiện để nâng cao mức sống hoặc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập. Ngoài ra có một số hộ giàu vì có người thân tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp. Trong số hộ này, không loại trừ những hộ giàu lên nhờ khôn khéo hợp thức hoá những người thu nhập bất chính dưới đủ loại bổng lộc. 14
- + Ở thành phố, phần lớn người giàu là ở lĩnh vực buôn bán và dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất, số hộ giàu rất ít. Trong số hộ giàu lên nhờ buôn bán, có không ít người đã lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để trốn thuế hoặc lẩn tránh các khoản nộp khác. Ở đây phải kể đến một bộ phận không nhỏ các viên chức Nhà nước làm" dịch vụ tổng hợp" tại các công ty trách nhiệm hữu hạn, các trung tâm tư vấn...Ngoài ra là các hành vi buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, tham nhũng cực kỳ nguy hiểm cũng tạo nên một bộ phận cán bộ, viên chức giàu lên rất nhanh. + Về tay nghề, tính chất công việc, vị trí quyền lực: Tay nghề cao, quyền lực càng lớn thì thu nhập càng lớn. Tất nhiên tay nghề và tính chất công việc (đòi hỏi là lao động chân tay, trí óc nhiều, hay độ phức tạp của công việc...) đều đòi hỏi trình độ, tri thức của người lao động được tích luỹ lâu dài mới có được và những người sở hữu chúng có thu nhập cao là đúng. Tuy nhiên địa vị xã hội hay uy tín có thể xuất phát từ tiềm lực kinh tế và hiện tượng người lạm dụng để làm giàu một cách bất chính thì sẽ làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng vì thực sự dựa trên dựa trên quyền lực và địa vị xã hội, tiềm lực kinh tế để làm giàu chính là bóc lột giá trị của những người khác. Còn nguyên nhân cơ bản của nghèo là: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn hoặc không có vốn, đông con, neo đơn thiếu sức lao động. Bên cạnh đó thì: + Đối với thành thị: nguyên nhân nghèo là do có thể bị phá sản, đông con, thiếu sức lao động, ốm đau, lời nhác, mắc các tệ nạn xã hội, thiếu tri thức, trình độ dân trí thấp... + Đối với nông thôn: ngoài thiếu kiến thức làm ăn, không có vốn, nghèo còn do đông con, không có điều kiện làm việc (thiếu ruộng, vuờn, không đủ phương tiện sản xuất...), không có kinh nghiệm.... 15
- Tất cả những nguyên nhân chủ quan trên đã làm những người nghèo ngày càng nghèo thêm và những người giàu thì giàu thêm và tạo ra hố ngăn giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khách quan càng làm cho sự PHGN ngày càng tăng thêm và con người muốn điều chỉnh cũng khó được. Nguyên nhân khách quan: + Nguyên nhân nổi bật là do nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng kém phát triển, thu nhập bình quân theo đầu người quá thấp, lại bị ảnh hởng bởi những hậu quả nặng nề của mấy chục năm chiến tranh liên miên tàn phá đất nước. Vị trí địa lí của nước ta bên cạnh mặt thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng gây nhiều khó khăn do hình thế trải dài, gây nên sự cách biệt chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ trong lịch sử. Nước ta lại bị ảnh hởng lớn bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, mất mùa, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp (sở hữu ruộng chua, mặn...) xa xôi hẻo lánh, giao thông đi lại không thuận tiện, cơ sở hạ tầng kém luôn đe dọa và tước đi những thành quả lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. + Mặt khác, trong các yếu tố mang tính tính lịch sử, truyền thống thì cũng có mặt tiêu cực, và tích cực ảnh hởng đến sự phân hoá giàu nghèo. Đó chính là sự đè nặng của những truyền thống cổ hủ, lạc hậu, cá nhân bị hoà lẫn vào cộng đồng được duy trì theo cộng đồng cùng với quan niệm như "ai giàu ba họ, ai khó ba đời","an bần lạc đạo" hay câu "con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa..." là triết lí một thời để an ủi người ta cam chịu đói nghèo, coi đó là sự thật hiển nhiên không thể thay đổi được. Chính vì vậy nó làm người dân trở nên nhụt chí, cam chịu trước số phận của mình, và làm kìm hãm sự phát triển của đất nứơc. Nó tạo ra sự trì trệ nghèo nàn lạc hậu của nước ta nói chung, đặc biệt là người nghèo nói riêng. 16
- + Nguyên nhân thứ ba là khi chúng ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trờng thì những di chứng của chế độ bao cấp nh: bình quân, vừa đặc quyền, vừa đặc lợi vẫn sót lại trong ý thức con người, làm cho con người trở nên lười lao động, suy nghĩ không sáng tạo, năng động trong sản xuất. + Môi trường pháp lý: hiện nay nhà nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống pháp luật theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính vì vậy dễ nhận thấy sự bất ổn định và nhiều khiếm khuyết. Nhiều đạo luật còn thiếu đang được bổ sung. Những cái đó cũng cần được sửa đổi, hoàn thiện. Tính khả thi của nhiều đạo luật và văn kiện dưới luật vẫn còn yếu. Điều này dẫn đến còn nhiều khe hở tạo ra cơ hội, là mảnh đất cho các hành động theo đúng pháp luật, làm giàu bất chính. Đây là một trong những vấn đề gay cấn nhất, có tác dụng tiêu cực, đẩy hiện tượng phân hoá giàu nghèo đôi khi trở thành không bình thường, thái quá trong giai đoạn hiện nay. + Bên cạnh đó, đối với cả ở nông thôn hay thành thị, có một số hộ gia đình giàu lên nhờ được thừa kế một số vốn lớn, hay có đất nằm trong khu quy hoạch, gần đường xá... + Do cơ chế chính sách chưa thoả đáng: trung ương cũng như địa phương chưa có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thoả đáng, nhất là các vùng núi cao, vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến cũ, thiếu các chính sách đồng bộ như: chính sách ưu đãi, khuyến khích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá cũng như chuyển giao công nghệ, tổ chức chưa tốt việc chăm lo của cộng đồng xã hội đối với người nghèo.Các nguyên nhân trên tác động qua lại lẫn nhau làm cho tình trạng nghèo đói trong từng vùng thêm trầm trọng, gay gắt khiến cho các hộ nghèo khó khó có thể vượt qua được nếu không có những chính sách và giải pháp riêng đối với các hộ nghèo và vùng nghèo. 17
- Tóm lại, qua thực trạng Việt Nam nh hiện nay ta có thể thấy hàng loạt những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, nguyên nhân chủ quan, khách quan...và chúng tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên vận may, cơ hội của mỗi cá nhân, do vậy tạo nên sự khác biệt chênh lệch trong thu nhập, tài sản và hàng loạt các mặt khác của cuộc sống tạo nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Giải pháp cho vấn đề phân hóa giàu nghèo giữa thành thị nông thôn và trong từng khu vực, nhất là khu vực nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay là cần tiếp tục điều chỉnh các chính sách một cách phù hợp, xây dựng các chính sách phát triển nông thôn, chính sách với người nghèo thiết thực hơn theo hướng chú trọng nhiều hơn nữa đến các vùng kém phát triển, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn thì cũng cần quan tâm hơn nữa tới các vấn đề về an sinh xã hội, các chính sách liên quan đến những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để có thể phát triển khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung toàn diện cả về kinh tế và xã hội theo các mục tiêu thiên niên kỷ đã đề ra và phát triển một cách bền vững. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội
81 p | 1676 | 652
-
Bài tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
15 p | 1003 | 140
-
Đề tài: Phân tích thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Vinamilk
27 p | 813 | 118
-
Bài thuyết trình Tiểu luận môn Quản lý chất lượng: Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống HACCP tại công ty ACECOOK Việt Nam
22 p | 666 | 83
-
Luận văn: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng Nhân dân Mỹ Hòa
58 p | 277 | 69
-
Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Trình bày khái quát thị trường ngoại hối. Phân tích thực trạng thị trường ngoại hối ở Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm củng cố thị trường ngoại hối ở Việt Nam
19 p | 293 | 69
-
Bài tập nhóm học phần Marketing dịch vụ: Phân tích dịch vụ của Highland Coffee cơ sở Trần Đại Nghĩa
26 p | 963 | 50
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ phần Công nghệ Du Hưng
91 p | 340 | 48
-
Đề tài: Phân tích quy trình tái cấu trúc tại Công ty cổ phần thủy điện sông Đà 5
28 p | 217 | 43
-
LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố yên bái giai đoạn (2001 - 2005). nhận xét và đánh giá
55 p | 164 | 40
-
Đề tài: " THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO TRIẾT HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA – MẤY ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI "
9 p | 214 | 38
-
LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng đói nghèo ở thành phố yên bái giai đoạn (2001 - 2005). nhận xét và đánh giá
56 p | 127 | 16
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích thực trạng tỷ giá hối đoái giai đoạn 2006-2010
47 p | 160 | 16
-
Bài tiểu luận: Phân tích chiến lược kinh doanh và chiến lược thành phần của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket
40 p | 48 | 14
-
Tạp chí khoa học: Thực trạng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt và phương hướng hoàn thiện
12 p | 132 | 13
-
Tiểu luận Quản trị đánh giá thực hiện công việc: Phân tích thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel
22 p | 42 | 13
-
Đề tài: Sử dụng ước lượng hồi quy để ước lượng và phân tích cầu cho 1 sản phẩm cụ thể tại một khu vực thị trường nào đó ( Sử dụng hồi quy bội)
14 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn