intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Kinh tế học - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương bài giảng Kinh tế học gồm có những nội dung chính: Nhập môn kinh tế học, cung cầu và giá thị trường, lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết về sản xuất và chi phí, thị trường , khái quát về kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa và chính sách ngoại thương, tiền tệ - ngân hàng và chính sách tiền tệ, lạm phát – thất nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Kinh tế học - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

  1. TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HCM ---------- KHOA KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC Lưu hành nội bộ
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................. Error! Bookmark not defined. Chương I: NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC ....................................................................... 1 I. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC .............................................................................. 1 II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỒ CHỨC KINH TẾ .................................................. 1 1. Ba vấn đề cơ bản ......................................................................................................... 1 2. Các hệ thống tổ chức sản xuất .................................................................................... 2 3. Mô hình kinh tế ........................................................................................................... 2 4. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô ................................................................................... 4 5. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc ....................................................... 4 Câu hỏi ôn tập chương I .................................................................................................. 4 Chương II: CUNG CẦU VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG ........................................................ 5 I. THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................ 5 1. Mô hình thị trường ...................................................................................................... 5 2. Các loại thị trường ...................................................................................................... 5 II. CẦU THỊ TRƯỜNG .................................................................................................. 5 1. Khái niệm .................................................................................................................... 5 2. Quy luật cầu ................................................................................................................ 5 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu .................................................................................... 6 4. Sự co giãn của cầu ...................................................................................................... 6 5. Độ co giãn chéo của cầu theo giá (EXY)...................................................................... 8 III. CUNG THỊ TRƯỜNG ............................................................................................. 8 1. Khái niệm .................................................................................................................... 8 2. Quy luật cung .............................................................................................................. 8 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ................................................................................ 9 4. Sự co giãn của cung theo giá (ES) ............................................................................... 9 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá........................................ 10 IV. QUAN HỆ CUNG – CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG ............................... 10 V. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG ................................... 10 1. Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ: giá trần và giá sàn ........................................ 11 2. Sự can thiệp gián tiếp của Chính phủ: thuế và trợ cấp ............................................. 11 Câu hỏi ôn tập chương II .............................................................................................. 11 Chương III: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG ............................... 12 I. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TIÊU DÙNG BẰNG THUYẾT HỮU DỤNG ............. 12 1. Một số vấn đề cơ bản ................................................................................................ 12 2. Nguyên tắc tối đa hữu dụng ...................................................................................... 13 II. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TIÊU DÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÌNH HỌC .. 14 1. Một số vấn đề cơ bản ................................................................................................ 14 2. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng ............................................................................... 16 Câu hỏi ôn tập chương III ............................................................................................. 17 Chương IV: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ ........................................... 18 I. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT................................................................................. 18 1. Một số khái niệm ...................................................................................................... 18 2. Nguyên tắc sản xuất .................................................................................................. 21 II. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT ................................................................. 26
  3. 1. Khái niệm về chi phí sản xuất và chi phí kế toán...................................................... 26 2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn................................................................. 26 3. Chi phí sản xuất trong dài hạn ................................................................................... 28 Câu hỏi ôn tập chương IV ............................................................................................. 30 Chương V: THỊ TRƯỜNG ............................................................................................ 31 I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN ....................................................... 31 1. Một số vấn đề cơ bản ................................................................................................ 31 2. Phân tích trong ngắn hạn ........................................................................................... 32 3. Phân tích trong dài hạn .............................................................................................. 36 4. Tổ chức sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn........................................... 38 III. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN ....................................................... 38 1. Một số vấn đề cơ bản ................................................................................................ 38 2. Phân tích trong ngắn hạn ........................................................................................... 40 3. Phân tích trong dài hạn .............................................................................................. 41 4. Chiến lược phân biệt giá ........................................................................................... 41 5. Quy tắc định giá của doanh nghiệp độc quyền ......................................................... 42 6. Các biện pháp quản lý và điều tiết đối với doanh nghiệp độc quyền........................ 42 IV. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN TOÀN ..................................... 42 1. Thị trường cạnh tranh độc quyền .............................................................................. 42 2. Thị trường độc quyền nhóm ...................................................................................... 45 Câu hỏi ôn tập chương V .............................................................................................. 46 Chương VI: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ ......................................................... 47 I. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ ......................................................................... 47 II. CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ ...................................................................... 51 III. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU ............................................................................. 51 1. Tổng cung .................................................................................................................. 51 2. Tổng cầu .................................................................................................................... 52 IV. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA SNA ........................................................ 52 1. Các chỉ tiêu trong SNA ............................................................................................. 52 2. Giá cả trong SNA ...................................................................................................... 53 3. Các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA ................................................ 53 Câu hỏi ôn tập chương VI ............................................................................................. 56 Chương VII: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG..... 57 I. TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ .............................................................. 57 1. Thành phần thu-chi của ngân sách chính phủ ........................................................... 57 2. Sự thay đổi của tiêu dùng khi xuất hiện thuế ròng .................................................... 58 3. Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại ................................................................... 59 II. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ................ 60 1. Cân bằng tổng cung và tổng cầu .............................................................................. 60 2. Cân bằng tổng rò rỉ và tổng bơm vào ........................................................................ 61 III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ............................................ 61 1. Số nhân tổng quát ...................................................................................................... 61 2. Các số nhân cá biệt .................................................................................................... 62 IV. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA .................................................................................... 63 1. Mục tiêu ..................................................................................................................... 63 2. Công cụ của chính sách tài khóa ............................................................................... 63 3. Nguyên tắc hoạch định chính sách tài khóa .............................................................. 63
  4. 4. Định lượng cho chính sách tài khóa ......................................................................... 63 5. Các nhân tố ổn định tự động nền kinh tế .................................................................. 64 6. Hạn chế khi thực hiện chính sách tài khóa ............................................................... 64 V. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG ......................................................................... 64 1. Mục tiêu .................................................................................................................... 64 2. Các công cụ của chính sách ngoại thương ................................................................ 65 Câu hỏi ôn tập chương VII ........................................................................................... 65 Chương VIII: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ..................... 66 I. TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG .................................................. 66 1. Tiền tệ ....................................................................................................................... 66 2. Hoạt động của ngân hàng .......................................................................................... 67 3. Cách tạo tiền và phá hủy tiền qua ngân hàng trung gian .......................................... 67 4. Số nhân tiền (k M)..................................................................................................... 68 II. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ......................................................................................... 68 1. Cung tiền ................................................................................................................... 68 2. Cầu tiền tệ ................................................................................................................. 69 3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ ............................................................................ 69 4. Hàm đầu tư tư nhân theo lãi suất .............................................................................. 70 II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ......................................................................................... 70 1. Mục tiêu .................................................................................................................... 70 2. Công cụ ..................................................................................................................... 70 3. Nguyên tắc hoạch định chính sách ........................................................................... 70 4. Định lượng cho chính sách tiền tệ ............................................................................ 70 5. Những hạn chế của chính sách tiền tệ ....................................................................... 70 Câu hỏi ôn tập chương VIII .......................................................................................... 71 Chương IX: LẠM PHÁT – THẤT NGHIỆP ............................................................... 72 I. LẠM PHÁT .............................................................................................................. 72 1. Khái niệm .................................................................................................................. 72 2. Phân loại lạm phát ..................................................................................................... 73 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ................................................................................... 73 4. Tác động của lạm phát .............................................................................................. 74 5. Biện pháp giảm lạm phát .......................................................................................... 74 II. THẤT NGHIỆP ........................................................................................................ 74 1. Khái niệm .................................................................................................................. 74 2. Các dạng thất nghiệp ................................................................................................. 75 3. Tác hại của thất nghiệp ............................................................................................. 75 III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP ................................... 75 1. Đường cong Phillips ngắn hạn (SP) .......................................................................... 75 2. Đường cong Phillips dài hạn (LP) ............................................................................ 75 Câu hỏi ôn tập chương IX ............................................................................................. 76
  5. Chương I: Nhập môn Kinh tế học 1 Chương I: NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC Chương này đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của kinh tế học như các vấn đề về khan hiếm, hiệu quả, chi phí cơ hội cũng như các vấn đề của một mô hình kinh tế đơn giản. Đây sẽ là tiền đề để nghiên cứu các nội dung sau của môn Kinh tế học. I. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC Vấn đề kinh tế: Nền tảng mà các chủ thể tham gia thị trường luôn phải đối mặt đó là nhu cầu con người luôn vượt quá khả năng sẵn có để đáp ứng nhu cầu đó. Không một xã hội nào có đủ các nguồn lực kinh tế (đất đai, lao động, vốn, trình độ sản xuất) để thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Mâu thuẫn đặt ra vấn đề cần phải sử dụng có hiệu quả mọi nguồn tài nguyên khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu của con người về hàng hóa và dịch vụ. Vấn đề khan hiếm: Với nhận thức nhu cầu là vô hạn thì việc các nền kinh tế phải sử dụng tốt nhất các nguồn lực có hạn. Hiệu quả có nghĩa là sử dụng không lãng phí, hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất để thoả mãn nhu cầu và sự mong muốn của mọi người. Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu và lựa chọn cách sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội. Hiển nhiên, kinh tế học có nhiệm vụ nghiên cứu cách thức giải quyết vấn đề phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Thông qua việc quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể và hành vi của các chủ thể kinh tế (hãng, hộ gia đình, lao động, chính phủ). Với việc mỗi chủ thể kinh tế đều mong muốn tối đa hóa các lợi ích kinh tế họ (ví dụ: hãng tối đa hóa lợi nhuận, chính phủ tối đa hóa ích lợi xã hội…). Do vậy kinh tế học có nhiệm vụ giúp họ giải quyết bài toán tối ưu này. II. BA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỒ CHỨC KINH TẾ 1. Ba vấn đề cơ bản Vì nguồn lực là khan hiếm, mọi quyết định lựa chọn và sử dụng đều đảm bảo tính hiệu quả. Để nguồn lực được sử dụng hiệu quả, xã hội phải giải quyết ba vấn đề cơ bản sau: cần sản xuất loại hàng hóa nào, sản xuất hàng hóa đó như thế nào, sản xuất cho ai. - Sản xuất hàng hóa gì và với số lượng bao nhiêu? - Sản xuất hàng hóa như thế nào? Ai là người sản xuất, sản xuất bằng nguồn lực nào, cần sử dụng kỹ thuật sản xuất nào? - Sản xuất hàng hóa cho ai? Sản phẩm quốc dân được phân chia cho các hộ gia đình khác nhau như thế nào? Có phải đa số dân cư là người nghèo và rất ít người
  6. Chương I: Nhập môn Kinh tế học 2 giàu hay không? Thu nhập cao cần giành cho nhà quản lý, cho công nhân, cho các chủ đất? 2. Các hệ thống tổ chức sản xuất Hệ thống kinh tế là con đường mà các quốc gia tự tổ chức để giải quyết 3 vấn đề cơ bản trên. Tùy theo nguồn tài nguyên và tùy theo hệ thống giá trị của họ mà dẫn tới những sự khác nhau trong hệ thống kinh tế. Có ba loại hệ thống kinh tế: 2.1. Hệ thống kinh tế mệnh lệnh Chính phủ ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Ba vấn đề trên đều được giải quyết thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh. 2.2. Hệ thống kinh tế thị trường tự do Các cá nhân và các công ty tư nhân đưa ra các quyết định chủ yếu về sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống giá cả, thị trường, lợi nhuận, thua lỗ sẽ xác định vấn đề: sản xuất cái gì, như thế nào, và cho ai (việc phân phối và tiêu dùng giữa các cá nhân và các giai tầng như thế nào?). Chính phủ hầu như không có vai trò kinh tế nào. 2.3. Hệ thống kinh tế hỗn hợp Không có một xã hội đương đại nào hoàn toàn nằm ở một trong hai thái cực trên. Thay vào đó tất cả các xã hội đều là các nền kinh tế hỗn hợp. Chưa bao giờ có một nền kinh tế thị trường 100% (mặc dù nước Anh vào thế kỷ 19 đã gần tiến tới). Nền kinh tế hỗn hợp là sự kết hợp giữa thị trường tự do và sự can thiệp của chính phủ. 3. Mô hình kinh tế 3.1. Sơ đồ dòng chu chuyển Chi tiêu Doanh thu THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓAVÀ DỊCH VỤ Cầu HH&DV Cung HH&DV CÁC DOANH HỘ GIA ĐÌNH NGHIỆP Cung SLĐ, vốn, đất Cầu THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT Chi phí các yếu tố sản xuất Thu nhập , tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận Hình 1.1: Sơ đồ dòng chu chuyển kinh tế.
  7. Chương I: Nhập môn Kinh tế học 3 3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF (Production Possibility Frontier) Thể hiện những sự kết hợp sản lượng khác nhau của các loại sản phẩm khác nhau mà nền kinh tế có thể sản xuất, với những yếu tố sản xuất và công nghệ có sẵn. Cụm từ: “đường giới hạn” chỉ ra rằng đó là một đường biên mà chúng ta không thể vượt qua. Ví dụ: Các khả năng sản xuất khác nhau được mô tả trong bảng sau: Bảng 1.1: Khả năng sản xuất của 2 sản phẩm X, Y Khả năng X Y A 0 100 B 50 90 C 100 75 D 150 50 E 200 0 Y A Không thể đạt được 100 B H 90 C 75 G D Hiệu quả 50 F Không hiệu quả E X 50 100 150 200 Hình 1.2: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của 2 sản phẩm X và Y Những ý tưởng kinh tế được thể hiện trên đường PPF: - Sự hiệu quả: Không lãng phí nguồn lực. - Sự đánh đổi: “để nhận được điều mà chúng ta thích, thường phải bỏ qua một điều khác, khi thực hiện quyết định, đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này cho một mục tiêu khác”. - Chi phí cơ hội của X: ∆Y∕∆X= (YB - YA) ∕ (XB - XA). Chi phí cơ hội của một phương án là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó.
  8. Chương I: Nhập môn Kinh tế học 4 Quy luật chi phí cơ hội tăng dần: Muốn sản xuất thêm ngày càng nhiều đơn vị hàng hóa nào đó cần phải hi sinh ngày càng nhiều đơn vị hàng hóa khác trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. - Tăng trưởng kinh tế: Được biểu hiện bởi sự gia tăng khả năng sản xuất, được thể hiện bởi sự dịch chuyển của đường PPF ra phía ngoài (thay đổi nguồn lực). 4. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô 4.1. Kinh tế vi mô Nghiên cứu cách thức mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp ra quyết định và tác động lẫn nhau trong một thị trường nào đó. Nó nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ chi tiết riêng lẻ. 4.2. Kinh tế vĩ mô Nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ tổng thể. Nó nghiên cứu trên qui mô toàn cục về sản lượng, công ăn việc làm và giá cả của một nước. 5. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 5.1. Kinh tế học thực chứng Mô tả những hiện tượng thực tế trong một nền kinh tế - cái gì, như thế nào, cho ai – và các hành vi ứng xử của chúng. Ví dụ: Kinh tế học thực chứng giải quyết các vấn đề như vì sao bác sĩ lại nhận nhiều thu nhập hơn so với người gác cổng? Việc tự do hoá thương mại sẽ làm tăng hay giảm tiền lương của đa số người dân Mĩ ? 5.2. Kinh tế học chuẩn tắc Lại đưa các quan niệm về đạo đức và các nhận định chủ quan vào vấn đề cái gì, thế nào, cho ai của nền kinh tế. Ví dụ: Liệu có nên cấm việc bán một số loại súng và ma túy không? Liệu Mỹ có cần hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản vì Nhật Bản có thặng dư thương mại lớn trong buôn bán với Mỹ? Cho tới nay chưa có câu trả lời đúng hay sai đối với các câu hỏi trên bởi lẽ chúng đưa cả các giá trị và đạo đức vào các sự kiện thực tế. Các vấn đề trên chỉ được giải quyết thông qua các tranh cãi và quyết định chính trị, chứ không chỉ đơn thuần bằng các phân tích kinh tế. Câu hỏi ôn tập chương I Câu 1: Hãy so sánh các hệ thống kinh tế trên thế giới? Câu 2: Hãy so sánh kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô; kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? Câu 3: Nêu ý nghĩa của đường giới hạn khả năng sản xuất?
  9. Chương II: Cung cầu và giá thị trường 5 Chương II: CUNG CẦU VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG Chương này đề cập đến hai nội dung cơ bản của thị trường là cung và cầu thị trường, sự tương tác giữa cung và cầu để xác định điểm cân bằng thị trường, co giãn của cung, cầu và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường. I. THỊ TRƯỜNG 1. Mô hình thị trường Sự kết hợp giữa cung và cầu thị trường đối với một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể tạo nên một mô hình thị trường. 2. Các loại thị trường Dựa vào tính chất cạnh tranh chia thị trường thành 4 loại: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm, thị trường độc quyền hoàn toàn. II. CẦU THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm Cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định với giả định các nhân tố khác không đổi. Cầu và nhu cầu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhu cầu là mong ước vô hạn của con người. Khi “có khả năng mua” và có “khả năng thanh toán” thì nhu cầu mới chuyển thành cầu. Cầu có thể được biểu thị bằng biểu cầu, đường cầu hay hàm số cầu. 2. Quy luật cầu Số lượng cầu: Số lượng cầu về hàng hoá là số lượng mà người mua “sẵn sàng mua” trong một thời kỳ nào đó. Đường cầu: Biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. Bảng 2.1: Biểu cầu của sản phẩm X P P Q 1 50 P1 2 40 3 30 P2 4 20 5 10 Q1 Q2 Q Hình 2.1: Đường cầu
  10. Chương II: Cung cầu và giá thị trường 6 Quy luật cầu: Với giả định các yếu tố khác không đổi thì người mua sẽ mua nhiều hàng hóa hơn khi giá giảm và ít hàng hóa hơn khi giá tăng. Mối quan hệ giữa giá và lượng là mối quan hệ nghịch biến. Hàm cầu: nghịch biến Q = aP + b (a
  11. Chương II: Cung cầu và giá thị trường 7 +│ED │>1: Có nghĩa là 1% thay đổi giá dẫn đến hơn 1% thay đổi lượng cầu, đó là cầu co giãn theo giá. +│ED │1: TR +│ED │
  12. Chương II: Cung cầu và giá thị trường 8 Tỷ phần chi tiêu của sản phẩm trong thu nhập: phần chi tiêu của sản phẩm chiếm tỉ trọng càng cao trong thu nhập của người tiêu thụ thì cầu của nó sẽ co giãn càng nhiều. Ví dụ vé máy bay tăng mạnh, lượng cầu vé máy bay thay đổi đáng kể. Lượng cầu về khăn giấy giảm không bao nhiêu khi giá của nó tăng mạnh. Vị trí của mức giá trên đường cầu: độ co giãn của cầu theo mức giá thay đổi dọc theo đường cầu, mức giá càng cao, cầu càng co giãn. Tính chất của sản phẩm: mặt hàng thiết yếu có cầu ít co giãn hơn các mặt hàng xa xỉ. 4.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (EI) - Đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập thay đổi, là phần trăm (%) thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1% (các điều kiện khác không đổi). - Tính chất: + Thông thường EI có giá trị dương vì thu nhập và lượng cầu thay đổi cùng chiều. Theo quy luật Engel, đối với các mặt hàng thiết yếu % ∆QD nhỏ hơn %∆I, giá trị của EI nhỏ hơn 1. Đối với hàng hóa cao cấp % ∆QD lớn hơn %∆I, giá trị của EI lớn hơn 1. + Đặc biệt sản phẩm cấp thấp, EI có giá trị âm vì thu nhập và lượng cầu thay đổi ngược chiều 5. Độ co giãn chéo của cầu theo giá (EXY). - Đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá của mặt hàng liên quan với nó thay đổi - Công thức tính: - Tính chất: + Khi 2 mặt hàng X và Y thay thế cho nhau được, EXY có giá trị dương (xăng A92 có thể thay thế xăng A83). + Khi X và Y là mặt hàng bổ sung lẫn nhau, EXY có giá trị âm (giá xăng tăng có thể làm giảm tiêu thụ xe). III. CUNG THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm Cung là một thuật ngữ chung dùng để chỉ thái độ của người bán và khả năng bán về một loại hàng hoá nào đó. 2. Quy luật cung Số lượng cung: Là số lượng hàng hóa mà người bán “ sẵn sàng bán” trong một thời kỳ nhất định Quy luật cung: Với giả định các yếu tố khác không đổi thì nhà sản xuất sẽ cung ứng số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá cao và ít hàng hóa hoặc không
  13. Chương II: Cung cầu và giá thị trường 9 cung ứng khi giá thấp. Mối quan hệ giữa giá và lượng cung hàng hóa và dịch vụ là mối quan hệ đồng biến. Đường cung: Biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung. Bảng 2.2: Biểu cung của sản phẩm X P P QS S 1 10 P2 2 20 3 30 P1 4 40 5 50 Q1 Q2 Q Hình 2.2: Đường cung sản phẩm X Hàm cung: là hàm đồng biến Q = cP+ d (c >0) Trong đó: c là hệ số góc, d là lượng cung tại mức giá bằng 0. c = ∆Qs/ ∆P 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung 3.1. Một số yếu tố có thể tạo nên sự dịch chuyển của cung - Chi phí các yếu tố đầu vào: Giá cả nguyên nhiên vật liệu, giảm, khuyến khích các công ty hiện hành mở rộng sản xuất và các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, dẫn đến lượng cung ở các mức giá đều tăng lên. Ví dụ: đĩa Compact giảm, ở mọi mức giá thị trường sẽ cung ứng một lượng đĩa lớn lơn. - Công nghệ sản xuất: Gồm kỹ thuật và phương pháp sản xuất, cải tiến công nghệ làm chi phí thấp, năng xuất cao, hạ giá thành sản phẩm, sẽ kích thích sản xuất nhiều sản phẩm để cung ứng cho thị trường. - Chính sách của nhà nước: Thuế, tiền lương, lãi suất tiền vay, môi trường. - Số lượng hãng trong ngành thay đổi: Ví dụ nhiều công ty nước giải khát mới gia nhập thị trường, kết quả nhiều công ty sẵn sàng bán mức giá thấp hơn với mọi số lượng. - Kỳ vọng của nhà sản xuất: Ví dụ: nhà sản xuất kỳ vọng rằng giá cà phê tăng họ sẽ trồng cà phê nhiều do đó cung cà phê trong tương lai sẽ tăng. 3.2. Giá cả của hàng hoá Giá cả của hang hóa đó tăng, cung tăng và ngược lại. 4. Sự co giãn của cung theo giá (ES) 4.1. Khái niệm Độ co giãn của cung theo giá đo lường phản ứng của người sản xuất biểu hiện qua sự thay đổi lượng hàng được cung ứng khi giá cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi. 4.2. Công thức tính
  14. Chương II: Cung cầu và giá thị trường 10 Tỷ số là hệ số góc (c) trong hàm cung: Q = cP + d nên có thể viết lại là: - Tính chất: + ES luôn có giá trị dương, vì giá và lượng cung thay đổi cùng chiều nhau. + ES > 1: Cung co giãn nhiều. + ES < 1: Cung ít co giãn. + ES = 1: Cung co giãn đơn vị. + ES = 0: Cung hoàn toàn không co giãn. + ES = ∞: Cung hoàn toàn co giãn. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung theo giá - Thời gian: Sẽ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm các yếu tố sản xuất để tăng giảm năng lực sản xuất, để tham gia hay rút lui khỏi ngành. - Khả năng dự trữ hàng hoá: Có thể tồn trữ khi giá thấp và đưa ra thị trường khi giá cao hay không. IV. QUAN HỆ CUNG – CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG Dư cầu: là cung nhỏ hơn cầu, nhiều người mua, ít người bán., dẫn đến tăng giá. Dư cung: nghĩa là cung lớn hơn cầu, thị trường ứ đọng hàng hóa , dẫn tới giá giảm nếu doanh nghiệp muốn giải phóng hàng hóa, thu hồi vốn. Cân bằng thị trường: là cân bằng một bên là tất cả người mua và bên khác là tất cả người bán. Trong mối quan hệ cung-cầu, thị trường tìm ra giá cả và sản lượng cân bằng. Giá cân bằng là mức giá ở đó số lượng cung bằng số lượng cầu. Số lượng cung cầu tương ứng này được gọi là mức sản lượng cân bằng. P S E 30 D Q 21 Hình 2.3: Cân bằng thị trường V. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG
  15. Chương II: Cung cầu và giá thị trường 11 1. Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ: giá trần và giá sàn Giá trần (giá tối đa): để bảo vệ người tiêu dùng, vừa qua chính phủ quy định giá trần xi măng, nhà sản xuất bán trên thị trường không được phép vượt quá 1.000.000đ/1tấn. Giá sàn (giá tối thiểu): để bảo vệ người sản xuất lúa, vừa qua chính phủ quy định giá mua tối thiểu không thấp hơn 2.000đ/1kg lúa. 2. Sự can thiệp gián tiếp của Chính phủ: thuế và trợ cấp Đánh thuế: trong thực tế, đôi khi chính phủ xem việc đánh 1 mức thuế trên 1 đơn vị hàng hóa như là một hình thức phân phối lại thu nhập hay hạn chế việc sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Trợ cấp: Chính phủ trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng. Câu hỏi ôn tập chương II Câu 1: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu? Câu 2: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung và cầu? Câu 3: Thế nào là giá trần, giá sàn? Cho ví dụ?
  16. Chương III: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 12 Chương III: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG Chương này sẽ đề cập đến nội dung về cách người tiêu dùng tối đa hóa hữu dụng của mình trong điều kiện ràng buộc về ngân sách có giới hạn với 2 cách phân tích cân bằng tiêu dùng là bằng thuyết hữu dụng và bằng hình học. I. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TIÊU DÙNG BẰNG THUYẾT HỮU DỤNG 1. Một số vấn đề cơ bản Thuyết hữu dụng dựa trên một số giả định: - Mức thoả mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được. - Các sản phẩm có thể chia nhỏ. - Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý. 1.1. Hữu dụng (Utility - U): Là sự thỏa mãn mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó, hữu dụng mang tính chủ quan. 1.2. Tổng hữu dụng (Total Utility -TU): Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn đạt được khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian. Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sử dụng. Tổng hữu dụng có đặc điểm là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng sản phẩm nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt cực đại; nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng, thì tổng mức thỏa mãn có thể không đổi hoặc sẽ sụt giảm. 1.3. Hữu dụng biên (Marginal Utility - MU) Hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong một đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). Nếu hàm tổng hữu dụng là liên tục, thì MU chính là đạo hàm bậc nhất của TU: Trên đồ thị MU chính là độ dốc của đường tổng hữu dụng TU. Qui luật hữu dụng biên giảm dần: Khi sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm X, trong khi số lượng các sản phẩm khác được giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng biên của sản phẩm X sẽ giảm dần. Mối quan hệ giữa MU và TU: • Khi MU > 0 thì TU tăng.
  17. Chương III: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 13 • Khi MU < 0 thì TU giảm. • Khi MU = 0 thì TU đạt cực đại. Ví dụ: Biểu tổng hữu dụng và hữu dụng biên của một người tiêu dùng khi xem phim trên băng hình video trong tuần như sau: Bảng 3.1: Biểu hữu dụng và hữu dụng biên TUX TUX MUX 10 QX (đvhd) (đvhd) 9 TUX 1 4 4 7 2 7 3 44 3 9 2 4 10 1 QX 5 10 0 1 2 3 4 5 6 9 -1 MUX 7 7 -2 4 3 2 1 1 2 3 4 QX MUX Hình 3.1: Tổng hữu dụng và hữu dụng biên của sản phẩm X 2. Nguyên tắc tối đa hữu dụng 2.1.Mục đích và giới hạn của người tiêu dùng Mục đích người tiêu dùng là tối đa hoá thỏa mãn, nhưng họ không thể tiêu dùng tất cả sản phẩm mà họ mong muốn đến mức bão hòa vì họ luôn bị giới hạn về ngân sách. Giới hạn ngân sách của người tiêu dùng thể hiện ở mức thu nhập nhất định của họ và giá cả của các sản phẩm cần mua.. Người tiêu dùng phải chọn được phương án tiêu dùng tối ưu cho các sản phẩm nhằm đạt mục tiêu tổng hữu dụng tối đa trong giới hạn về ngân sách. 2.2. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng. Ví dụ : Cá nhân An có thu nhập I = 7 đồng dùng để chỉ mua 2 sản phẩm là X và Y. Vấn đề đặt ra An cần mua bao nhiêu đồng cho X; bao nhiêu đồng cho Y để tổng mức hữu dụng thỏa mãn đạt được là tối đa. Sở thích của An đối với 2 sản phẩm được thể hiện trên bảng sau: X (đồng) MUx (đvhd) Y (đồng) MUY (đvhd) 1 40 1 30 2 36 2 29
  18. Chương III: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 14 3 32 3 28 4 28 4 27 5 24 5 25 Nếu đồng thứ nhất chi tiêu cho X sẽ mang lại cho An mức thỏa mãn là 40 đvhd, còn nếu chi tiêu cho Y chỉ mang lại mức thỏa 30 đvhd, vậy để tối đa hóa hữu dụng đồng thứ nhất anh ta sẽ chi tiêu cho X. Đồng thứ nhất MUY1 = 30đvhd →chi cho X1 MUX1 = 40đvhd Đồng thứ hai MUX2= 36đvhd → chi cho X2 MUY1 = 30đvhd Đồng thứ ba MUX3 = 32đvhd → chi cho X3 MUY1 = 30đvhd Đồng thứ tư MUX4 = 28đvhd → chi cho Y1 MUY1 = 30đvhd Đồng thứ năm MUX4 = 28đvhd → chi cho Y2 MUY2 = 29đvhd Đồng thứ sáu MUX4 = 28đvhd → chi cho Y3 MUY4 = 28đvhd Đồng thứ bảy chi cho X4. Như vậy, để thỏa mãn tối đa khi chi tiêu hết 7 đồng, An sẽ chi mua 4 đồng cho X và 3 đồng cho Y: MUX4 = MUY3 = 28 đvhd TUmax = TUX4 + TUY3 = ∑ MUXJ + ∑MU Yj = 223 đvhd Như vậy: Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng là trong khả năng chi tiêu có giới hạn, người tiêu dùng sẽ mua số lượng các sản phẩm sao cho hữu dụng biên của đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản phẩm được mua phải bằng nhau. MUX = MUY = … (1) X + Y +… =I (2) Khi X và Y được tính bằng đơn vị hiện vật với đơn giá là PX và PY, thì công thức trên được viết lại: MUX / PX = MUY / PY X.PX + Y.PY = I II. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TIÊU DÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÌNH HỌC 1. Một số vấn đề cơ bản 1.1. Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng - Sở thích có tính hoàn chỉnh: người tiêu dùng có khả năng so sánh, sắp xếp theo thứ tự mức thỏa mãn mà các phối hợp khác nhau giữa 2 hay nhiều hàng hóa có thể mang lại.
  19. Chương III: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 15 Ví dụ: Phối hợp A gồm: 1 kem + 4 chiếc bánh ngọt Phối hợp B gồm: 2 kem + 2 chiếc bánh ngọt Nếu là người thích bánh ngọt thì phối hợp A thỏa mãn cao hơn phối hợp B, anh ta xếp A > B; và ngược lại. - Người tiêu dùng luôn thích có nhiều hơn là có ít hàng hóa (đối với các hàng hóa tốt). - Sở thích có tính bắc cầu: A > B và B > C suy ra A > C. 1.2. Đường đẳng ích 1.2.1 Khái niệm Đường đẳng ích là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa 2 hay nhiều sản phẩm cùng mang lại một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng. 1.2.2 Đặc điểm - Các đường đẳng ích thường có 4 đặc điểm sau: + Dốc về bên phải. + Các đường đẳng ích không cắt nhau. + Càng xa gốc tọa độ mức thỏa mãn càng lớn. + Lồi về phía gốc O, thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng muốn đánh đổi giữa hai loại sản phẩm giảm dần, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ thay thế biên. - Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSXY) là số lượng sản phẩm Y giảm xuống để sử dụng tăng thêm một đơn vị sản phẩm X nhằm đảm bảo mức thỏa mãn không đổi. MRS cũng chính là độ dốc của đường đẳng ích. MRSXY = ∆Y / ∆X= - MUX / MUY 7 4 2 U3 U2 1 U1 3 4 5 6 Hình 3.2: Đường đẳng ích 1.3. Đường ngân sách 1.3.1 Khái niệm: Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa 2 sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá các sản phẩm đã cho. 1.3.2 Đặc điểm: - Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về phía phải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2