intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chia sẻ: ĐỖ HỮU DUY DUY | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

350
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Hãy phân loại rác trên tàu − Thức ăn thừa: là thức ăn đã thiu hỏng hay trưa thiu hỏng như rau, hoa quả, các loại vật phẩm có từ bơ sữa, các vật liệu khác bị bẩn vì thức ăn dư thừa sinh sản ra ở trên tàu, chủ yếu ở khu vực nhà bếp hoặc nhà ăn. − Plastic: các vật liệu chế từ plastic được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng hải như đóng tàu, đóng gói, đồ dùng nhà bếp, phao lưới đánh cá…...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. ĐỀ CƯƠNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Hãy phân loại rác trên tàu − Thức ăn thừa: là thức ăn đã thiu hỏng hay trưa thiu hỏng như rau, hoa quả, các loại vật phẩm có từ bơ sữa, các vật liệu khác bị bẩn vì thức ăn dư thừa sinh sản ra ở trên tàu, chủ yếu ở khu vực nhà bếp hoặc nhà ăn. − Plastic: các vật liệu chế từ plastic được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng hải như đóng tàu, đóng gói, đồ dùng nhà bếp, phao lưới đánh cá… − Đồ thải trong nhà : Gồm thức ăn thừa và đồ thải trong khu vực nhà ăn, ở sinh hoạt − Đồ thải từ hàng hoá: Gồm đồ thải sau quá trình sử dụng tên tàu để làm hàng và chất xếp hàng như vật liệu chèn lót, vật liệu đóng gói, gỗ, bìa cát tông, cót, dây cáp, đai thép… − Đồ thải sau quá trình thải: Gồm các vật liệu thu từ buồng may và trên boong sau quá trình bảo quản, khai thác như muội gỉ, chất cặn từ buồng máy, rác quét trên boong − Đồ thải sau quá trình khai thác : Gồm đồ thải từ hàng hoá, và đồ thải sau quá trình bảo quản − Gỉẻ bẩn : là giẻ thấm dầu và giẻ thấm bẩn − Hàng thừa: là phần còn lại của bất cứ loại hàng hoá nào mà không thể chất xếp trong hầm hàng hoặc chúng còn thừa trong hầm hàng hoặc bất cứ chỗ nào sau khi kết thúc quá trình số hàng, hàng thừa thường được kiểm soát để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Câu 2: Cách chỉ định người chịu trách nhiệm quản lý rác thải trên tàu: − Công ty phải ra quyết định tuỳ theo từng loại tàu và khu vực kinh doanh. Đối với loại tàu khách thì chọn một Sĩ quan cấp cao. Đối với tàu không phải là tàu khách thì chọn ra một hoặc nhiều người đứng đầu các bộ phận nhưng phải có sự cống gắng phối hơp để thực hiện đúng yêu cầu thải rác, người chịu trách nhiệm quản lí là Đại phó. Ngoài ra từng bộ phận sẽ chỉ định một số người giúp việc từ boong, máy, phục vụ là boong lấy Bosun, máy lấy thợ cả và bếp lấy phục vụ. Những người giúp việc có nhiệm vụ thu thập và phân loại và sử lí rác để đảm bảo qui trình xử lí rác thải được thực hiện đúng theo kế hoạch quản lí rác. Câu 3: Hãy nêu cách ghi nhật ký dầu Yêu cầu dầu từ 150 tấn trở lên và mỗi tàu không phải tàu dầu 400 tấn trở lên trên tàu phải có nhật ký dầu, nhật ký dầu phải ghi vào sổ nhật ký dầu mỗi khi thực hiện một trong các việc sau: a) Đối với các hoạt động của buồng máy tất cả các tàu − Lấy nước rằn vào hoặc vệ sinh các két dầu đốt − Sả nước rằn bẩn hoặc nước rửa két từ các két dầu đốt, cặn, hàng, bôi trơn…. − Sử lí dầu cặn − Sả ra ngoài mạn hoặc sử lí nước la canh đọng trong buồng lái b) Đối với các hoạt động làm hàng dằn (tàu dầu) − Nhận dầu hàng − Bơm chuyển dầu hàng trên tàu trong hành trình − Trả dầu tàu hàng
  2. − Lấy nước dằn vào trong các két hàng và các két dầu sạch. − Vệ sinh các két hàng kể cả rửa bằng dầu thô − Xả nước từ két lắng − Đóng tất cả các van có liên quan hoặc các dụng cụ tương tự sau khi xả két lắng. − Đóng tất cả các van cần thiết cho việc cách li các két nước rằn sạch với hệ đường ống dầu hàng và các ống vét dầu sau khi xả két lắng. − Xử lý dầu cặn − Trong trường hợp ngoại lệ xả dầu không tuân theo đúng các qui định phải ghi rõ trong nhật ký dầu, nguyên nhân hoàn cảnh của việc thải đó. Câu 4: Hãy nêu nội dung chính của công ước Marpol 73/78.Mục tiêu của công ước  Nội dung chính: Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra đã được thông qua tại Luôn Đôn ngày 02/11/1973, công ước này được bổ xung bằng nghị định thư 1978 cấm và hạn chế chất thải gây ô nhiễm từ việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. * Phần 1: Gồm 20 điều qui quyền hạn của các bên tham gia công ước, thủ tục bổ xung sửa đổi nguyên tắc để công ước có quyền lực. * Phần 2: Các biên bản của hội nhị (nghị định thư) + Nghị định thư 1: Qui định về việc cụ thể báo cáo các sự kiện có liên quan đến thải chất độc ra biển. +Qui định thủ tục xử lí các tranh chấp có liên quan đến việc hiểu áp dụng công ước. *Phần 3: Có 6 phụ lục + Phụ lục I: Các qui định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu phụ lục bắt buộc có hiệu lực ngày 02/10/1983. + Phụ lục II: Các qui định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất lỏng độc hại gây ra phụ lục bắt buộc có hiệu lực 1984, 1987. + Phụ lục III: Các qui định ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất độc hại đóng trong bao gói cũng không bắt buộc có hiệu lực 01/07/1992. + Phụ lục IV: Các qui định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nước thải từ tàu phụ lục không bắt buộc. + Phụ lục V: Các qui định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do rác thải từ tàu phụ lục không bắt buộc có hiệu lực 31/121988. + Phụ lục VI: Các qui định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do khí hậu tàu phụ lục không bắt buộc.  Mục tiêu của công ước − Công ước khẳng định bất kỳ một sự thải chủ tâm, ngẫu nhiên hoặc vô ý dầu mỏ, hoá chất độc hại, nước thải, rác các loại từ một phương tiện thuỷ bất kỳ xuống biển là làm ô nhiễm biển. − Mục tiêu là thông qua các biện pháp toàn diện tiến đến chấm dứt toàn bộ việc chủ tâm làm ô nhiễm biển nhưng trước mắt là kiểm soát, chế ngự và hạn chế tới mức thấp nhất thải các chất có hại tới biển.
  3. − Hoàn thiện việc ngăn ngừa và kiểm tra sự ô nhiễm biển do tàu gây ra đặc biệt là tàu dầu. Câu 5: Hãy cho biết thủ tục trình báo sự cố ô nhiễm dầu trên tàu − Tron kế hoạch phải qui định rằng thuyền Trưởng hoặc sĩ quan trực ca phải thông báo ngay lập tức sự tải tức thời hoặc dự kiến tới ngay quốc gia ven biển gần nhất. − Các hạng mục từ 1÷7 dưới đây phải dựa vào hạng mục báo cáo. (1) Tên tàu, hô hiệu, cờ, kích cỡ và kiểu tàu (2) Ngày tháng và thời gian xảy ra sự cố, vị trí, hành trình và tốc độ. (3) Tên trạm vô tuyến, ngày tháng và thời gian báo cáo tiếp theo loại và số lượng hàng, két chứa tên tàu, Chủ hàng. (4) Chi tiết tóm tắt về khuyết tật, lượng thiếu hụt và tổn thất. (5) Chi tiết tóm tắt về ô nhiễm bao gồm loại dầu, lượng tổn thất ước tính, nguyên nhân tràn dầu, khả năng tràn dầu tiếp theo, điều kiện thời tiết và biển. (6) Chi tiết lien hệ với chủ tàu, nhà quản lí, đại lí, bao gồm địa chỉ bưu điện, số điện thoại và số fax. (7) Các hoạt động chống tràn dầu và hướng dịch chuyển của tàu. Câu 6: Hãy nêu các nguyên tắc của pháp luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam a. Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành − Sức khoẻ con người phụ thuộc vào môi trường trong lành đó là nguồn nước sạch, thưc ăn đầy đủ và sạch sẽ. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam xác định bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. b. Nguyên tắc thống nhất quản lí và BVMT − Nhà nước thay mặt nhân dân thống nhất quản lí bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, có chính sách chung phát triển môi trường bền vững lập qui hoạch bảo vệ môi trường và có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường. c. Nguyên tắc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững − Trong xây dựng chiến lược chính sách phát triển kinh tế của đất nước, từng địa phương, từng vùng, từng ngành sử dụng biển cần chú trọng tới qui định và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển. d. Nguyên tắc phòng ngừa nghiêm cấm mọi hành vi gây ô nhiễm môi trường làm suy thoái môi trường, gây sự cố môi trường. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở môi trường sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất thông qua các biện pháp phòng ngừa thiệt hại hơn là thông qua các lỗ lực sửa chữa hoặc đền bù sau khi tổn hại xảy ra cho môi trường, các biện pháp ngăn ngừa sẽ trở lên hữu hiệu hơn khi chúng nhằm giảm thiểu các nguồn gây tổn hại môi trường nhiều hơn là nhằm giải quyết hậu quả các tác động tổn hại. e. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền − Tổ chức cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường.
  4. − Tổ chức cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà người gây hại phải chịu sử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 7: Các nơi liên lạc khi xảy ra sự cố tràn dầu a) Với quốc gia ven biển − Bản kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu phải có danh mục liên lạc với các quốc gia ven biển, danh mục này được IMO cập nhật thông tin về các địa chỉ liên lạc và thông báo lên trang wed của IMO. Các tàu phải đảm bảo rằng danh mục liên lạc với các quốc gia ven biển trong bảng kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu cảu tàu mình phải được cập nhật thường xuyên. Nếu không có trung tâm liên lạc ghi trong danh mục hoặc trong trường hợp có sự chậm phản hồi trong việc liên lạc với nhà chức trách thì Thuyền trưởng phải liên lạc với đài duyên hải gần nhất, liên lạc với trạm theo dõi tàu thuyền hoặc liên lạc với trung tâm phối hợp cứu hộ bằng phương tiện nhanh nhất có được. b) Chính quyền cảng − Bản kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu phải bao gồm danh mục liên lạc với chính quyền cảng có liên quan tới các thông tin của cảng thường xuyên tới. Khi cảng là không ghé thường xuyên và khi việc liên hệ này không thực hiện được thì ngay khi tàu cập cảng Master phải làm các thủ tục trình báo theo qui định của địa phương cảng. c) Với các bên có quyền lợi liên quan tới tàu − Chủ tàu phải lập danh mục liên lạc với các bên có quyền lợi liên quan đến tàu trong bản kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu như người điều hành, đại lí, chủ hàng, người bảo hiểm…. Câu 8: Hãy cho biết qui đinh của IMO trong việc lập kế hạch ứng cứu ô nhiễm dầu cho các tàu. 1. Qui định của IMO − Mỗi tàu dầu có tổng dung tích 150 tấn đăng kiểm trở lên và mỗi tàu không phải là tàu dầu có tổng dung tích đăng ký 400 tấn trở lên. Trên tàu phải có 1 bản ứng cứu ô nhiễm dầu − Bản kế hoạch bao gồm: + Qui trình mà Thuyền trưởng và những người khác có trách nhiệm của tàu phải tuân theo để báo cáo vụ ô nhiễm dầu. + Danh mục các tổ chức hoặc cá nhân cần liên lạc trong trường hợp xảy ra ô nhiễm dầu. • Các quốc gia ven biển • Chính quyền cảng • Với các bên có liên quan + Thuyết minh chi tiết các hành động cần được thực hiện ngay bởi những người trên tàu nhằm giảm hoặc kiểm soát việc thải dầu sau vụ ô nhiễm. + Các qui trình và nơi liên lạc từ tàu để phối hợp hành động của tàu với các tổ chức quốc gia và tổ chức địa phương trong việc sử lí ô nhiễm.
  5. + Tất cả các tàu dầu có trọng tải từ 5000 tấn trở lên, trên tàu phải có thể nhanh chóng truy cập vào chương trình tính bằng may tính trên bờ để xác định, ổn định tải lại và sức bền kết cấu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2