intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Môi trường

Chia sẻ: Nguyen Van Thuc Thuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

2.668
lượt xem
540
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” - Môi trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao bọc quanh 1 đối tượng nào đó. - Môi trường là khoảng không gian nhất định có chứa các yếu tố khác nhau, tác động qua lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Môi trường

  1. Câu1: Nêu khái niệm môi trường? Vì sao nói môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên? Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng gì do biến đổi khí hậu? * Khái niệm Môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” - Môi trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao bọc quanh 1 đối tượng nào đó. - Môi trường là khoảng không gian nhất định có chứa các yếu tố khác nhau, tác động qua lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển. - Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên 1 cơ thể sinh vật hoặc 1 cơ thể sinh vật đang sống, là mọi vật bên ngoài 1 cơ thể. *Nói môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên: Trái đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ các điều kiện môi trường dặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ oxy và các khí khác tương đối ổn định…Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên trái đất nhờ hoạt động của của hệ thống các thành phần của MT trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển. - Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người.. - Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật. - Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật. * Việt Nam chịu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu: - Thường xuyên xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán - Nhiệt độ trái đất tăng làm tan băng ở 2 đầu cực, nước biển có thể lấn sâu vào đất liền, làm giảm diện tích đất. - Biến đổi khí hậu tác động đến rất nhiều thứ, mực nước biển dâng và hàng loạt các vấn đề, xâm nhập mặn, vấn đề nước dâng, ngập lụt, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, vệ sinh môi trường - đa dạng sinh học của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh, nhiều loài , nguồn gen có thể biến mất… Câu2: Nêu khái niệm môi trường? Phân loại môi trường? Trình bày các thông số đánh giá chất lượng nước? * Phân loại MT: Môi trường sống của con người bao gồm các thành phần môi trường tự nhiên, xã hội, nhân tạ o - Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên với tình chất vật lý, thành phần hóa học, sinh học tồn tại khách quan, ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu tác động chi phối của con người. - Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố có tính chất vật lý, thành phần hóa học, sinh học, tính xã hội…do con người tạo dựng và chịu sự chi phối của con người.
  2. - Môi trường xã hội: gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con người ở đây với tư cách là cá thể, cá nhân và nhân cách nghĩa là quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng. 3 thành phần môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ với nhau. Các thành phần môi trường luôn chuyển hóa và diễn ra theo chu kỳ, thông thường ở dạng cân bằng động. Sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định. * Các thông số đánh giá chất lượng nước: 1. Độ pH: giá trị pH thông thường của nước đạt ở mức 6,5-7,5 tùy thuộc vào nguồn nước. Khi nước quá kiềm hoặc quá axit sẽ tác động tới quá trình hòa tan, rửa trôi các kim loại nặng, lựa chọn các phương pháp xử lý nước. Giá trị pH phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ các ion HCO3-, H+, OH- 2. Độ cứng: phụ thuộc vào nồng độ Ca+, Mg+, nước có độ cứng
  3. nghiệp, chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.. + MT là nơi là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người Chức năng này của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thủy hải sản - Động thực vật: cung cấp lương thực thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm - Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa kết trái - Các loại quặng, dầu mỡ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.. + MT là nơi chịu đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau: - Chức năng biến đổi lý- hóa học - Chức năng biến đổi sinh hóa - Chức năng biến đổi sinh học + MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất Trái đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ các điều kiện môi trường dặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ oxy và các khí khác tương đối ổn định…Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên trái đất nhờ hoạt động của của hệ thống các thành phần của MT trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển. - Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người.. - Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật. - Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật. + MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người - Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lich sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, điều kiện thời tiết khí hậu, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. - Cung cấp các chỉ thị về không gian và thời gian, từ các thông tin, tín hiệu lưu giữ của quá khứ, nhờ đó có thể dự báo các hiểm họa có thể xảy ra. - Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen. * Việc giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm đã có tác động tiêu cực tới môi trường như thế nào?
  4. - Làm môi trường tự nhiên bị suy kiệt, làm gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, môi trường xã hội có nhiều thay đổi - Diện tích đất canh tác được mở rộng, rừng bị chặt phá để lấy đất - Sử dụng vô hạn các loại phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, thâm canh tăng vụ - Làm suy giảm tính đa dạng HST nông nghiệp, mất các giống truyền thống, phá vỡ hệ thống tri thức bản địa lâu đời - Người nông dân bị phụ thuộc nhiều hơn vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật - An toàn lương thực thực phẩm biến đổi gen có thể có hại cho sức khỏe Câu 4: Phân tích nguồn gốc nhân tạo gây ô nhiễm không khí - Hoạt động công nghiệp: - Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch - Hoạt động của các phương tiện giao thông - Hoạt động trong xây dựng - Từ nước thải, rác thải… Câu 5: Nêu khái niệm tài nguyên thiên nhiên? Nêu cơ chế, tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính? * Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và cho sự phát triển của mình” * Cơ chế, tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính + Cơ chể gây hiệu ứng nhà kính - Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. - Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. - Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. HWNK: “kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nha kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính” + Các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính : CO2 ,CFCs ,CH4 ,N2O,hơi nước... - CO2: là chất khí không màu có hoạt tính hoá học trung bình, tan một phần trong nước tạo acid H2CO3. CO2 có thể tìm thấy nhiều ở tầng đối lưu nồng độ khoảng 362ppm(1993). Hàng năm tăng khoảng 0.5% đống góp vào hiệu ừng nhà kính rất lớn. - CFCs: Gồm CFC-11 (CCl3F), CFC-12 (CCl2F2), CFC-113 (C2Cl3F3), CFC-115 (C2ClF5)…Trong các khí CFC trên thì CFC-11 và CFC-12 là khí có nồng độ lớn nhất trong khí quyển đóng góp vào hiệu ứng nhà kính rất lớn CFC-11 là 0.280ppm, CFC-12 là 0.484ppm. Hằng năm các khí CFC tăng 4%(năm 1992). Các khí này đều trơ về mặt hoá học không độc, không cháy, không mùi là tác nhân làm lạnh cho tủ lạnh. Do trơ về mặt hoá học nên nó có thời gian lưu rất dài (hàng chục thậm chí hàng trăm năm) nên phân bố khắp tầng đối lưu.
  5. - CH4 là khí không màu có hoạt tính hoá học trung bình, có thời gian lưu khá dài (khoảng 3 năm) nên phân bố khắp tầng đối lưu. Hằng năm tăng khoảng 1-2 % có nồng độ khoảng 1.75ppm. - N2O: là chất khí không màu ít hoạt động hoá học nên có thời gian lưu trong tầng đối lưu lớn (khoảng 20 năm) nên phân bố khắp trong tầng này. Hằng năm tăng khoảng 2%, có nồng độ trung bình khoảng 0.3ppm. - Hơi nước: Mặc dù khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại nhiều hơn các khí khác nhưng do nồng độ của nó trong tầng đối lưu hầu như không thay đổi. Do đó, hơi nước không phải là yếu tố chính gây nên hiệu ứng nhà kính. Câu 6: Ô nhiễm không khí là gì? Nêu nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí? Nêu 1 số vấn đề liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng? * Ô nhiễm không khí là: sự có mặt 1 chất lạ hoặc 1 sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). * Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí: Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. a. Nguồn tự nhiên: • Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. • Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. • Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. • Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. • Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. b. Nguồn nhân tạo: - Hoạt động công nghiệp, nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: • Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. • Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
  6. • Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; - Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch - Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải; - Hoạt động trong nông nghiệp - Hoạt động xây dựng - Từ rác thải, nước thải… * Nêu 1 số vấn đề liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng Than đá là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại: - Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. -Dầu và khí đốt trong tình trạng hiện nay đang tạo ra các vấn đề môi trường: Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, không khí, nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển). Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng kể cả kim loại phóng xạ. Ðốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than. -Thuỷ năng được gọi là năng lượng sạch. Tổng trữ lượng thế giới 2.214.000 MW, riêng Việt Nam 30.970 MW chiếm 1,4% tổng trữ lượng thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra các tác động môi trường như động đất kích thích, thay đổi khí hậu thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân huỷ chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thuỷ văn hạ lưu, tăng độ mặn nước sông, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường. -Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân huỷ hạt nhân các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Theo tính toán năng lượng giải phóng ra từ 1g U235 tương đương với năng lượng do đốt 1 tấn than đá. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không tạo nên các loại khí nhà kính như CO2, bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện
  7. hạt nhân hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn về môi trường do chất thải phóng xạ, khí, rắn, lỏng và các sự cố nhà máy. Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Checnobưn Liên Xô là một ví dụ điển hình. -Các nguồn năng lượng khác bao gồm các loại: Gió, bức xạ mặt trời, thuỷ năng được xếp vào loại năng lượng sạch có công suất bé và thích hợp cho một số khu vực có trữ lượng phong phú và xa các nguồn năng lượng truyền thống khác như các hải đảo. Gỗ, củi thích hợp cho sử dụng quy mô nhỏ, và nền kinh tế công nghiệp kém phát triển. Ðịa nhiệt thích hợp với các vùng có núi lửa và hoạt động địa chất mạnh như Italia, Ailen, Kamchatka (Nga). Câu 7: Cấu trúc của khí quyển? trình bày biểu hiện và các nguồn gốc gây ô nhiễm biển * Cấu trúc của khí quyển: Khí quyển hay môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt trái đất, có khối lượng khoảng 5,2 . 1015 tấn (0,0001 % khối lượng trái đất). Khí quyển đóng vai trò quyết định trong việc duy trì cân bằng nhiệt của trái đất, thông qua quá trình hấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt trời và tái phản xạ khỏi trái đất. Khí quyển được chia thành nhiều tầng khác nhau theo sự thay đổi của chiều cao và chênh lệch nhiệt độ, bao gồm: - Tầng đối lưu: cao từ 10 km tính từ mặt đất. Nhiệt độ và áp suất của tầng này giảm theo chiều cao. Trên mặt đất có nhiệt độ trung bình là 15 C, lên đến độ cao 10km chỉ còn -50 đến -80 C - Tầng bình lưu: ở độ cao 10-50 km. Đặc điểm là nhiệt độ và áp suất của tầng này tăng theio chiều cao. Sự gia tăng nhiệt độ là do càng lên cao càng gần với lớp ozon. Lớp ozon là lớp khí trong đó có hàm lượng khí ozon rất cao, có khả năng hấp thụ tia cực tím của mặt trời. Lớp ozon xuất hiện ở độ cao từ 18-30km. Nồng độ ozon cao nhất ở độ cao 20-25 km, cao hơn 1000 lần so với ở tầng đối lưu - Tầng trung lưu: ở độ cao từ 50-90km. Đặc điểm là nhiệt độ giảm dần từ đỉnh của tầng bình lưu (50km) đến hết tầng trung lưu (90km). Nhiệt độ giảm nhanh hơn ở tầng đối lưu có thể đạt nhiệt độ - 100 C - Tầng nhiệt quyển và tầng ngoài: Đặc điểm của tầng khí quyển là nhiệt độ tăng lên rất nhanh và rất cao. Mật độ phân tử khí ở đây rất loãng. * Biểu hiện và các nguồn gốc gây ô nhiễm biển + Là hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành phần hóa học của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải ( dầu lan vào nước biển khi các tàu chở dầu bị đắm hoặc các tàu hàng, tàu khách….), khai thác dầu lửa (sự dò rỉ dầu từ các dàn khoan, các ống dẫn dầu, các nhà máy lọc dầu..), hoặc do các nguồn ô nhiễm phát sinh từ đất liền ( các chất phóng xạ độc hại do các nước dùng tàu đổ xuống biển..)
  8. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau: • Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại. • Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ. • Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển v.v... • Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển. • Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển. + Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các hoạt động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hoá trên biển và ô nhiễm không khí. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v. Câu 8: Nêu vai trò của tài nguyên rừng? -Rừng là 1 hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là 1 yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên; nó vai trò quan trọng tạo nên cảnh quan và có tác dụng mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển KTXH mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong BVMT - Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu. Rừng không chỉ chắn gió mà nó còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng lớn đến vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Là máy loc bụi khổng lồ, trung bình trong 1 năm, 1ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí. - Rừng còn tạo ra 1 hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khỏe con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng tăng độ ẩm không khí. Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Câu 9: Biến đổi khí hậu? Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu? Giải pháp hạn chế biến đổi khí hậu? * "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo". Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
  9. * Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: • Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. • Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. • Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. • Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. • Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. • Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. • Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững. * Giải pháp hạn chế biến đổi khí hậu: - Giảm thiểu sự ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính bằng cách hạn chế sản sinh ra các khí gây HƯNK ( trong CN, NN, đời sống..) - Tiết kiệm năng lượng, tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo - Khai thác những nguồn năng lượng mới - Kế hoạch hóa gia đình - Cải tạo và nâng cấp hạ tầng - Bảo vệ và khai thác rừng hợp lý - Ứng dụng công nghệ mới Câu 10: Các dạng năng lượng đang được sử dụng ở Việt Nam? Tại sao chúng ta phải bảo vệ tầng ozon? Tại sao nói: “Sự suy giảm tầng ozon có tính chất chu kỳ và thường xuyên xuất hiện ở 2 cực trái đất? * Các dạng năng lượng đang được sử dụng ở Việt Nam: - dầu mỏ - khí đốt thiên nhiên
  10. - năng lượng nguyên tử - thủy năng - than * chúng ta phải bảo vệ tầng ozon vì: - Vì tầng ozon hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ozon dự đoán sẽ cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da. Các tia cực tím có năng lượng cao được hấp thụ bởi ozon được công nhận chung là 1 yếu tố tham gia tạo thành các khối u ác tính(ung thư da). Thí dụ theo 1 nghiên cứu, tăng 10% các tia cực tím có năng lượng cao được liên kết với tăng 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ. - Tăng cường bức xạ tia cực tím có thể cũng ảnh hưởng đến mùa màng. Sản lượng nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ thuộc vào quá trình cố định nitơ của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm với ánh sáng cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng. - Ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học * Sự suy giảm tầng ozon có tính chất chu kỳ và thường xuyên xuất hiện ở 2 cực trái đất Tóm tắt cơ chế thủng tầng ozone ở Nam Cực. Giải thích vì sao lỗ thủng ozone ở Bắc Cực nhỏ hơn Nam Cực • ởN a m C ực vào mùa đông hình thành các gió xoáy địa c ực, hơn 50% ôzôn vùng phía dưới của tầng bình lưu bị phân hủy trong mùa xuân. • Nhiệt độ không khí ở vào khoảng -80°C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông đã tạo nên các đám mâyở tầng bình lưu trên địa cực tạo nên bề mặt cho các phảnứng hóa học gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ôzôn của các khí quang hóa. Các đám mây thể lấy đi NO2 từ khí quyển bằng cách biến đổi chúng thành axít nitric, ngăn không cho ClO vừa được tạo thành có thể bị biến đổi trở lại ClONO2 tăng ClO và Clo tự do. Như vậy, Các phảnứng trên mây tầng bình lưuở địa cực rất quan trọng. Các đám mây này chỉ tạo thành trong nhiệt độ rất lạnh; tầng bình lưuở Nam Cực lạnh hơnở Bắc Cực vì thế mà các lỗ thủng ôzôn được hình thành trước tiênở Nam Cực và cũng vì thế mà các lỗ thủng ở Bắc Cực không to bằng. Lỗ thủng ôzôn xuất hiện vào mùa xuân ở Nam Cực, từ tháng 9 cho đến đầu tháng 12, khi gió tây mạnh bắt đầu thổi tuần hoàn trên lục địa và tạo thành bầu chứa khí quyển. Trong các "gió xoáy địa cực" này, hơn 50% ôzôn vùng phía dưới của tầng bình lưu bị phân hủy trong mùa xuân. [1]
  11. Ánh sáng mặt trời ở các vùng địa cực dao động nhiều hơn ở các nơi khác và trong ba tháng mùa Đông hầu như là tối tăm không có bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí ở vào khoảng -80°C hay lạnh hơn gần như trong suốt mùa Đông đã tạo nên các đám mây ở tầng bình lưu trên địa cực. Các phần tử của những đám mây này bao gồm axít nitric hay nước đóng băng tạo nên bề mặt cho các phản ứng hóa học gia tăng tốc độ phân hủy các phân tử ôzôn. Như đã giải thích ở phần trên, nguyên nhân chính của giảm sút ôzôn ở Nam Cực và các nơi khác là sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất clo với các bon liên quan) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các nguyên tử clo trở thành chất xúc tác phân hủy ôzôn. Sự giảm sút ôzôn do clo là chất xúc tác có thể xảy ra ở trạng thái khí nhưng sẽ tăng đột ngột khi có sự hiện diện của các đám mây tầng bình lưu trên địa cực. Các quá trình quang hóa tham gia tuy phức tạp nhưng đã được tìm hiểu tốt. Quan sát chủ yếu là thông thường phần lớn các clo trong tầng bính lưu ở trong các "hợp chất chứa" bền, chủ yếu là các hydro clorua (HCl) và clo nitrat (ClONO2). Mặc dù vậy trong mùa Đông và Xuân Nam Cực các phản ứng trên bề mặt của các phần tử mây chuyển hóa các hợp chất chứa này trở lại thành các gốc tự do có hoạt tính cao, Cl và ClO. Các đám mây cũng có thể lấy đi NO2 từ khí quyển bằng cách biến đổi chúng thành axít nitric, ngăn không cho ClO vừa được tạo thành có thể bị biến đổi trở lại ClONO2. Ánh sáng cực tím gia tăng trong mùa xuân tạo cho các hợp chất clo phản ứng hủy diệt trên 17% ôzôn trong khi các hợo chất brôm làm giảm sút thêm 33%. Vai trò của ánh sáng mặt trời trong giảm sút ôzôn chính là lý do tại sao giảm sút ôzôn ở Nam Cực lớn nhất vào mùa xuân. Trong mùa Đông, mặc dù có nhiều mây nhất, không có ánh sáng trên địa cực để thúc đẩy các phản ứng hóa học. Phần lớn các ôzôn bị phá hủy ở phía dưới của tầng bình lưu đối ngược với việc giảm sút ôzôn ít hơn rất nhiều thông qua các phản ứng thể khí đồng nhất xảy ra trước hết là ở phía trên của tầng bình lưu. Nhiệt độ sưởi ấm vào cuối Xuân phá vỡ các gió xoáy vào trung tuần tháng 12. Khi ấm lên, không khí giàu ôzôn bay về các vĩ độ thấp, các đám mây tầng bình lưu bị phá hủy, các quá trình làm giảm sút ôzôn ngưng lại và lỗ thủng ôzôn được hàn gắn trở lại. ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP MÔI TRƯƠNG ̣ *Nêu cá tac nhân gây ô nhiêm môi trường nước ́ ̃ Nguyên tố vêt-là những nguyên tố có ham lượng rât nhỏ trong cac mâu nước phân tich, chỉ ́ ̀ ́ ́ ̃ ́ ̀ vai ppm đên chuc ppb. ́ ̣ -Môt số nguyên tố vêt là chât dinh dưỡng cân thiêt cho sinh vât nhưng ỏ nông độ rât thâp, ở ̣ ́ ́ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ́ nông độ cao đôc tinh được thể hiên rõ tac đông lên chức năng sông cua cở thể sinh ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ́ ̉ vât:lam mât hoat tinh cua enzim, gây rôi loan quá trinh tông hợp protein ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ̉ -Môt số nguyên tố vêt dang á kim:asen, selen… ̣ ́ ̣ ́ Cac kim loai năng: ̣ -Có tỉ khôi lớn hơn hoăc băng 5g/cm3 ́ ̣ ̀ -Bao gôm:+Cadimi:nguôn gôc từ sự thai bỏ trong san xuât công nghiêp noi chung và nganh ̀ ̀ ́ ̉ ̉ ́ ̣ ́ khai thac khoang san noi riêng.Có tac đông rât nguy hiêm tới sức khoe con người:gây tăng ́ ́ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̉ huyêt ap,phá huy mô tế bao mau,đăc biêt là hông câu ́ ́ ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ̀
  12. +Chi:nguôn gôc từ sự tiêu thụ nhiên liêu hoa thach,nghanh khai thac khoang san, ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̉ đăc biêt là vang. Có tac đông xâu đên chức năng ccuar gan và nao. ̣ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̃ +Thuy ngân: Thuy ngân hữu cơ có đôc tinh cao hơn vô cơth]ơngf được sử dung ̉ ̉ ̣ ́ ̣ nhiêu trong trong san phâm thuôc trừ sâu, diêt nâm. Thuy ngân có thể gây nhiêm đôc, có hai ̀ ̉ ̉ ́ ̣ ́ ̉ ̃ ̣ ̣ rât nhiêu cho sức khoe con người. ́ ̀ ̉ Cac chât hưu cơ: cac chât hữu cơ tông hơp như chât deo, chât mau, thuôc trừ sâu, chât phụ ́ ́ ́ ́ ̉ ́ ̉ ́ ̀ ́ ́ gia…cac chât nay đôc và khó phân huy sinh hoc, đăc biêt là những chât hữu cơ chứa vong ́ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ̀ thơm, cac hợp chât cơ kim,cơ clo và cơ photpho. ́ ́ +Hoa chât bao vệ thực vât: hiên nay có hơn 10 000 loai,bao gôm: thuôc trừ sâu, ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ thuôc diêt co, thuôc diêt nawms, kí sinh trung…và cac loai phân bon hữu cơ. Cac chât nay có ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ́ ́ ̀ đôc tinh cao,tôn tai lâu trong môi trường đât và bị rửa trôi tich luy trong môi trường nước, ̣ ́ ̀ ̣ ́ ́ ̃ lam ô nhiêm môi trường nước. Hiên tượng tôn tai ĐT tong môi trường nước tai cac cửa ̀ ̃ ̣ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ soongven biên xâm nhâp và chuyên hoa cac chôi thức ăn và mang lưới thức ăn. ̉ ̣ ̉ ́ ́ ̃ ̣ + chât tây rửa:bao gôm:chât hoat đông bề măt, chât phụ gia bổ xung…tao môi ́ ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ trường kiêm lam giâm khả năng lăng đong cua cac chât răn trong thanh phân cua nước,lam ̀ ̀ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̀ giam hoăc ức chế khả năng phat triên cua vi sinh vât,lam giam khả quá trinh lam sach cua môi ̉ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ trường nước ̀ ̉ ́ ̉ + Dâu mo:cac san phâm liên quan dên dâu mo, cac hoat đông vân chuyên, tiêu thu. ̉ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ Lâm huy hoai môi trường sông. ̀ ̉ ̣ ́ +Cac chât vô cơ: Cac kim loai năng và cac nguyên tố vêt:a,hg,cr…có tinh tich tụ ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ́ ́ cơ thể sinh vât khó đao thai, khó sử dung ̣ ̀ ̉ ̣ + Cac vi sinh vât gây bênh:gây bênh và truyên bênh cho người:vi khuân, siêu vi ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̉ khuân;siêu vi khuân viêm ganB, siêu vi khuân viêm nao Nhât Ban và kí sinh trung gây bênh ̉ ̉ ̉ ̃ ̣ ̉ ̀ ̣ ta, lijth]ơng han, sôt ret.. ̉ ̀ ́ ́ * Ô nhiêm nước là gi? ̃ ̀ - Ô nhiêm nước là sự thay đôi thanh phân và tinh chât cua nước, có hai đên hoat đông sông ̃ ̉ ̀ ̀ ́ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ́ binh thường cua con ng và sinh vât, bởi sự có măt cua 1 hay nhiêu chât lạ vượt qua ngưỡng ̀ ̉ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ chiu đựng cua sinh vât ̣ ̉ ̣ Sự ô nhiêm nước là sự biên đôi chủ yêu do con người gây ra đôi với chât lượng nước, ̃ ́ ̉ ́ ́ ́ lam ô nhiêm nước và gây nguy hai cho viêc sử dung, cho công nghiêp, nông nghiêp, ngư ̀ ̃ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ nghiêp, nghỉ ngơi giai tri,cho đông vât nuôi cung như cac loai hoang dai ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̃ ́ ̀ ̣ - Viêc thai cac chât thai hoăc nước thai sẽ gây nguy hiêm đôi với sức khoe công đong và ̣ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̉ ̉ ́ ̉ ̣ ̀ phai tinh đênkhả năng đông hoa cac chât thai đó cua nước. Những hoat đongkinh tê, xã ̉ ́ ́ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ hôi cua cac công đong, những biên phap sử lý nước đong vai trofquan trong trong vân đề ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̣ ́ nay. ̀ • Nguyên nhân gây ra sự ô nhiêm nước: ̃ - Do sự rò rỉ cua hệ thông công thai nc:cá hoat đông cua con người như đao bới, để cac ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ vât năng trên hệ thoongsthair hoăc xe cộ đi lai, cá điêu kiên tự nhiên như sat lở đât, rể ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ cây đâm vao..lam hệ thông thai bị ran nứt hoăc vỡ ra và nước thâm vao đâtvừa chay tran ̀ ̀ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ̉ ̀ trên bề măt đât. Sụ rò rỉ cua hệ thông nước thai mang theo cac hợp chât hữu cơ, vô cơ, ̣ ́ ̉ ́ ̉ ́ ́ cac vi khuân đôc hai với nông độ cao và nước. Tai cac khu công nghiêp viêc rò rỉ sẽ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ mang theo cac kim loai năng rât nguy hiêm: As, Cd, Cr, Cu, Hg…vao nguôn nước ngâm. ́ ̣ ̣ ́ ̉ ̀ ̀ ̀
  13. - Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.Ví du: Các nhà máy giấy thải ra nước có ̣ chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân. Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu - Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ:Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Ví dụ . Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra - Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. lam ô nhiêm nguôn nước biên, nước ngâm, nước ̀ ̃ ̀ ̉ ̀ ̣ măt… - Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bôngChúng là các chất hữu cơ có cực và không có cực, -Nông dượcChúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển -Ô nhiễm vật lýCác chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. * Trình bày khái niệm về tài nguyên nước: - Nước là tài nguyên chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần cho mọi hoạt động KTXH của con người. nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật. . , - Nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật: + cơ thể sinh vật chứa 60-90% là nước +nước là nguyên liệu thực hiện quá trình tổng hợp, là phương tiện vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất cặn bã trong cơ thể sinh vật
  14. +là phương tiện trao đổi năng lượng, điều hòa nhiệt. + Phát tán giống nòi. - Nước mặn chiếm 97% tổng lượng nước trên hành tinh, 3%còn lại là nước ngọt. trong 3% ấy 2% ở dạng băng, 1% dc con người sử dụng. Trong 1% này 30% tướ tiêu, 50% sản xuất năng lượng, 12% sản xuất công nghiệp, 7% dùng cho sinh hoạt. - Nước là tài nguyên tái tạo được. • Trình bày các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước mặt ở Việt Nam: - thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng. - Sưtăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. - Nhu cầu dùng nước tăng lên mạnh mẽ: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. - Cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước:sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực... đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít. - Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu: Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không có các biện pháp quản lý tốt tài nguyên nước. • Liệt kê các ngồn gốc gây ô nhiễm môi trương đất: - ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học: +Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa quan xử lí các mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột..gây các bệnh truyền từ đất cho cât. Cho người và động vật. +Đất được coi là nơi lưu trữ các mầm bệnh - ô nhiễm đất bởi các tác nhân hóa học:
  15. + Chất thải từ các nguồn công nghiệp: chất thải cặn bã, các sản phẩm phụ do hiệu suất của nhà máy không cao. +Do nguồn dư lượng thốc bảo vệ thực vật, phân bón và các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ…Tuốc trừ sâu là tác nhân số một gây ô nhiễm môi trường đất. +Các tác nhân gây ô nhiễm không khí lắng đọng, các chất phân hủy từ các bãi rác. - ô nhiễm đất do các tác nhân vật lý- ô nhiễm nhiệt và phóng xạ: + ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình sản xuất công nghiệp và thường mang tính cục bộ: nước thải công nghiệp, khí thải… + Nguồn gốc tự nhiên: Nhiệt độ trong đát sẽ tawnganhr hưởng đến hoạt động của vi sinh vật làm giảm lượng ooxxy và sự phân hủy của các sinh vật kỵ khí với sản phẩm trung gian gây độc cho cây trồng: NH3, H2S…làm trai cwngsvaf mất chất dinh dưỡng. Ngồn ô nhiễm phòn xạ đi vào đất rồi đi vào người. Phân bón khi khi vào đấtcây ko sử dụng hoàn toàn, phần ko hoàn toàn thành chất ô nhiêm tích lũy trong đất di chuyển vào khí quyển. • Đất ngập nước là gì? Theo Công ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp". Dù rộng hay hẹp, vai trò của các vùng đất ngập nước hầu như đều giống nhau, đó là cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí, là nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người gần 2/3 sản lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống gần 3 tỷ người. Đất ngập nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các loài chim • Liệt kê tiềm năng và thách thức đối với các vùng đất ngập nước ở VN hiện nay: - Liệt kê tiềm năng: +Đất ngập nước vùng cửa sông đồng bằng song Hồng: diện tích ĐNN ở vùng này là 229.762 ha:bao gồm ĐNNven biển và ĐNN mặn cửa sông với loại hình sử dụng đất chính là sản xuấtnông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, canh tác nông nghiệp. + . Đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 3,9 triệu ha,. Các kiểu ĐNN chính trong vùng này là. ĐNN mặn thường xuyên, không có thực vật; ĐNNmặn không thường xuyên, canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủysản. Các dải rừng ngập mặn phân bố dọc ven biển,ở những vùng bãi bùn ngập mặn, có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái ĐNN ven biển.
  16. + Một số kiểu ĐNN khác ở ven biển Việt Nam Rừng ngập mặn: diện tích rừng ngập mặn tự nhiên là 32.402 ha.Rừng ngập mặn trồng là122.892 ha .+ Đất ngập nước thuộc hồ (hồ chứa, hồ tự nhiên). + Sông suối. - Thách Có thể kể đến một số thách thức lớn như sau: + Nhiều HST đất ngập nước chưa được biết đến và và chưa được điều tra, đánh giá về chức năng sinh thái, tiềm năng kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học. + Chưa có qui hoạch tổng thể ĐNN cho mục đích bảo tồn và khai thác để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội. Các HST đất ngập nước ở nước ta đang bị khai thác bừa bãi, không phù hợp với chức năng và giá trị kinh tế, sinh thái nên hiệu qủa thấp, gây những hậu quả lâu dài khó khắc phục. + Môi trường sống, nơi di cư của nhiều lòai sinh vật bị phá hủy, bị ô nhiễm, đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy giảm nghiêm trọng + Dân số gia tăng quá nhanh, phương thức và tập quán lạc hậu, sự nghèo đói tại các vùng ĐNN và vùng xung quanh đã dẫn tới việc khai thác cạn kiệt tài nguyên ĐNN, làm thu hẹp diện tích ĐNN và làm biến đổi nhiều lọai hình ĐNN theo chiều hướng bất lợi. + Hệ thống chính sách và pháp luật để quản lý ĐNN còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện, + Đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị của nó. +Việc quản lý ĐNN chưa hợp lý, thiếu thống nhất và hiệu quả thấp vì thiếu những qui họach tổng thể và các cơ chế hợp tác còn kém hiệu quả. + Vai trò của cộng đồng sinh sống trên các vùng đất ngập nước và các vùng lân cận chưa được phát huy; chưa thực hiện được việc khai thác tiềm năng của ĐNN góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thậm chí ở nhiều nơi lợi ích của cộng đồng còn bị xâm hại, gây nguy cơ bất ổn định trong vùng
  17. • Nêu khái niệm phát triển bền vững: Phát triển bền vưng là sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong tương lai. • Nêu hậu quả sự ấm dàn lên của trái đất: thế giới đang đứng trước "những cơn đau dữ dội" của một cuộc khủng hoảng đang giết chết 300.000 người mỗi năm. Đã có hơn 300 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự nóng dần lên của trái đất và số người ngày sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. -Tổn thất kinh tế :do biến đổi khí hậu gây ra hiện nay mỗi năm là hơn 125 tỷ đô la, hơn tổng số tiền viện trợ các nước nghèo trên thế giới hiện giờ nhận được, ước tính tổn thất này đến năm 2030 sẽ lên tới 600 tỷ USD mỗi năm. -Tổn thất xã hội:Bất ổn xã hội có thể cũng sẽ gia tăng do những thiên tai liên quan đến thời tiết mang lại cho người dân như nghèo đói, bệnh tật và chết chóc. Trong vòng 25 năm nữa thế giới sẽ có thêm 310 triệu người bị ảnh hưởng sức khỏe do biến đổi khí hậu mang lại, thêm 20 triệu người nữa sẽ bị rơi vào diện nghèo đói và thêm 75 triệu người nữa sẽ phải di chuyển chỗ ở do biến đổi khí hậu. -Tổn thất môi trường+ Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy, có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. +Sự nóng lên của trái đất tạo nên các cvungf biển chết. +Làm thay đổi thành phần khí quyển. +Nâng cao mực nước biển. +sự di chuyển các đới khí hậu đe dọa sự sống của con người và các loài sing vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. +Làm thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần môi trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2