Đề cương chi tiết : Thực trạng điều hành các Công cụ của Chính sách tiền tệ giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay
lượt xem 184
download
1. Khái niệm và mục tiêu của Chính sách tiền tệ 1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ (CSTT) là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, do Ngân hàng Trung ương soạn thảo và thực thi, nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn ... CSTT có thể được hoạch định theo hai hướng: - CSTT mở rộng - CSTT thắt chặt
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương chi tiết : Thực trạng điều hành các Công cụ của Chính sách tiền tệ giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay
- Họ và tên : Lê Hồng Nhung Mã SV : CQ501968 Lớp : TCDN 50D Đề cương chi tiết Thực trạng điều hành các Công cụ của Chính sách tiền tệ giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay (cụ thể từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2011) Chương I: Lý luận chung về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 1. Khái niệm và mục tiêu của Chính sách tiền tệ 1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ (CSTT) là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, do Ngân hàng Trung ương soạn thảo và thực thi, nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, đưa s ản l ượng và vi ệc làm của quốc gia đến mức mong muốn ... CSTT có thể được hoạch định theo hai hướng: CSTT mở rộng - CSTT thắt chặt - 1.2. Mục tiêu của Chính sách tiền tệ 1.2.1 Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ - Đây là mục tiêu hàng đầu của CSTT. Chính sách tiền tệ giúp kiểm soát lạm phát: - + Chính sách tiền tệ mở rộng: lượng tiền cung ứng tăng, giá cả hàng hóa tăng, dẫn đến lạm phát tăng. + Chính sách tiền tệ thắt chặt: giá cả hàng hóa giảm xuống, lạm phát sẽ giảm. - Kiểm soát lạm phát phải ổn định được giá trị đồng nội tệ thể hiện ở: + Sức mua của đồng nội tệ với hàng hóa dịch vụ trong nước. + Tỷ giá hối đoái thả nổi ổn định. Lạm phát ở mức một con số là có thể chấp nh ận được đối v ới s ự phát tri ển kinh - tế xã hội. 1.2.2 Tạo công ăn việc làm cao
- Chính sách tiền tệ mở rộng: đầu tư sản xuất tăng, nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỉ lệ thất nghiệp giảm. Chính sách tiền tệ thắt chặt: thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, t ỉ l ệ th ất nghiệp tăng. 1.2.3 Tăng trưởng kinh tế Chính sách tiền tệ mở rộng: cung tiền tệ tăng, lãi suất tín d ụng gi ảm, khuy ến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ thắt chặt: hạn chế đầu tư, thu hẹp sản xu ất, s ản l ượng gi ảm, tăng trưởng chậm lại. Quan hệ giữa các mục tiêu 1.2.4 Tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với tạo việc làm. Trong ngắn hạn, mục tiêu kiềm chế lạm phát xung đột với mục tiêu Tăng tr ưởng kinh tế và tạo việc làm. Trong dài hạn, các mục tiêu này là thống nhất, giúp ổn định và phát triển kinh tế xã hội. 2. Các công cụ của chính sách tiền tệ 2.1. Các công cụ gián tiếp Có 3 công cụ gián tiếp: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết kh ấu và dự trữ bắt buộc. 2.1.1. Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations – OMO) Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua bán các giấy t ờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, chủ yếu là tín phi ếu kho b ạc, nh ằm làm tăng ho ặc giảm lượng tiền cung ứng. Đây là công cụ quan trọng nhất của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Hàng hoá: Tín phiếu kho bạc. - Chứng chỉ tiền gửi. - Thương phiếu. - Trái phiếu chính phủ. - Cơ chế tác động: Bán các giấy tờ có giá: thu hẹp tín dụng. - Mua các giấy tờ có giá: mở rộng tín dụng. - Ưu điểm:
- NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường mở. - Linh hoạt và chính xác cao. - NHTW có thể dễ dàng đảo ngược tình thế của mình. - Nhanh chóng, ít tốn kém chi phí và thời gian. - Nhược điểm: là công cụ được thực hiện thông qua quan h ệ trao đổi nên nó còn ph ụ thuộc vào chủ thể khác trên thị trường (các Ngân hàng thương mại, …). Ở Việt Nam do thị trường chứng khoán chính phủ chưa phát triển nên NHNN phát hành tín phiếu NHNN để điều tiết việc cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên do thị trường loại tín phiếu này chỉ diễn ra giữa một bên là NHNN và một bên là các NHTM nên hiệu quả điều tiết không cao, chỉ chủ yếu tác động vào dự trữ của các NHTM. Hiện nay trên thị trường mở chủ yếu là kỳ hạn 7 ngày, các kỳ hạn dài h ơn hầu như ch ưa có. 2.1.2. Chính sách chiết khấu (Discount Policy) Khái niệm: Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh. Cơ chế tác động: NHTW tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chi ết kh ấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là nới lỏng hay thắt chặt. Ưu điểm: NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín d ụng c ủa các NHTM, bơm tiền vào nền kinh tế, NHTM sẽ có chỗ dựa là NHTW. Nhược điểm: NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM đến vay chiết khấu ở NHTW. 2.1.3. Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements) Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng ph ải gi ữ l ại mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư Mức dự trữ cho NHTW quy đinh và bằng một tỉ lệ nhất định so v ới t ổng s ố ti ền g ửi của khách hàng tại các tỏ chức tín dụng. Cơ chế tác động - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các NHTM. NHTW tăng hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của NHTM. Khi t ỉ l ệ này tăng, đòi hỏi NHTM tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vay c ủa NHTM gi ảm, l ượng tiền cung ứng giảm. (và ngược lại) Ưu điểm: Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng. -
- Là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. - Nhược điểm: - Phức tạp, kém linh hoạt, không thể thực hiện những thay đổi nh ỏ trong l ượng tiền cung ứng bằng công cụ dự trữ bắt buộc. Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM. - Do những nhược điểm trên, công cụ Dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém quan * trọng. 2.2. Các công cụ trực tiếp 2.2.1. Kiểm soát hạn mức tín dụng Khái niệm: Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các t ổ ch ức tín dụng phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của NHTM, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM. Ưu điểm: là công cụ quan trọng khi các công cụ truyền thống kém hiệu quả. Nhược điểm: khống chế hạn mức tín dụng làm lãi suất thị trường tăng, làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM. 2.2.2. Quản lý lãi suất của Ngân hàng thương mại NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi suất đối với các NHTM. (g ồm có lãi su ất trần và lãi suất sàn với các khoản huy động hoặc cho vay của NHTM) Ưu điểm: tác động nhanh, trực tiếp đến lãi suất của các NHTM, nhờ đó tác đ ộng đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đây là một công cụ quan trọng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả. Nhược điểm: là một công cụ cứng nhắc, kiểm soát lã suất sẽ triệt tiêu cạnh tranh của các NHTM, dễ gây tác động xấu tới hoạt động ti ết kiệm và đầu tư. Vì vậy, nó thường chỉ được sử dụng trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập, hay các yếu tố thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, các NHTM có thể ngầm không tuân theo khung lãi suất quy định của NHTW. Chương II: Thực trạng điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ đầu năm 2010 đến nay 1. Điều hành các công cụ Trong 9 tháng đầu năm 2010, chính sách tiền tệ chưa thực sự theo hướng thắt ch ặt tiền tệ. Từ những tháng tiếp theo đến nay, chính sách ti ền t ệ đ ược s ử d ụng theo hướng thắt chặt tiền tệ, với tính chất quyết liệt ngày càng tăng. Các công c ụ ch ủ yếu được NHNN Việt Nam sử dụng trong thời gian qua là: chính sách chiết kh ấu, dự
- trữ bắt buộc, chính sách quản lý lãi suất. Các công cụ này được s ử dụng v ới mục tiêu hàng đầu hiện nay là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Chính sách chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở Từ cuối năm 2009, khi chấm dứt gói kích cầu đối với nền kinh tế, NHNN đã nâng các lãi suất chủ chốt gồm lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi su ất tái c ấp v ốn và lãi suất trên thị trường mở. Đặc biệt trong thời gian từ tháng 11 năm 2010 t ới nay, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn liên tục tăng. Lãi suất chào mua trên trên th ị trường mở cũng tăng. Lãi suất tái chiết khấu tăng mạnh từ 7% lên 12%, hiện là 13%. Lãi suất tái cấp vốn tăng từ 9% lên 11%, 12% hiện nay là 14%. Tuy nhiên không ph ải NHTM nào cũng tiếp cận được nguồn vốn vay tái cấp vốn từ NHNN. Lãi suất trên thị trường mở liên tục tăng từ 7% tháng 11/2010 lên m ức hi ện nay 15%. Theo số liệu: từ ngày 4-13/5, NHNN đã bơm ra 205.047 tỷ đồng trên OMO và hút v ề 164.252 tỷ đồng (bơm ròng 40.795 tỷ đồng). Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 13/5, NHNN đã bơm ra 2.012.130 tỷ đồng và hút về 2.007.098 tỷ đồng (bơm ròng h ơn 5.000 tỷ đồng). Quản lý lãi suất đối với các NHTM Lãi suất huy động VND đã liên tục tăng: lãi suất trần với lãi su ất huy động c ủa - các NHTM: từ mức 10,5%/năm (đầu năm 2010), sau đó là 11,5% rồi 12% (tháng 11/2010). Các NHTM đã có một cuộc đua lãi suất huy động trong th ời gian cu ối năm 2010. NHNN đã quy định trần lãi suất huy động là 14%/năm. Tuy nhiên nhiều ngân hàng liên tục đưa ra các hình thức khuyến mại để nâng lãi su ất huy đ ộng ho ặc ng ầm huy động ở mức cao hơn 14%/năm. Lãi suất cho vay VND: có xu hướng tăng cao. - Bước sang năm 2010, gói hỗ trợ lãi suất cho vay 4% không còn n ữa, k ết h ợp v ới ● chính sách thắt chặt tiền tệ nên lãi suất cho vay có xu h ướng tăng. Đầu năm 2010, lãi suất cho vay bị giới hạn ở trần 12%/năm. Nhưng nhiều NHTM tìm cách thu thêm phí khiến lãi suất cho vay thực tế cao hơn 12%, khoảng 16-18%. Sau đó, chính sách th ỏa thuận lãi suất cho vay được áp dụng từ tháng 4/2010 đối với các kho ản vay ngắn, trung và dài hạn, khiến cho lãi suất cho vay chính thức tăng cao. Từ cuối tháng 4, nhờ các chính sách hỗ trợ của NHNN lãi suất cho vay đã dần giảm xuống, còn 13-15%. Trong các tháng tiếp theo của năm 2010, lãi suất cho vay tiếp tục giảm nhẹ. Tuy nhiên từ cuối năm 2010, lạm phát có dấu hiệu tăng trở l ại, NHNN th ực hi ện ● siết chặt tín dụng, vì vậy, cùng với lãi suất huy đ ộng, lãi su ất cho vay l ại có xu hướng tăng mạnh. Hiện nay, lãi suất cho vay đang ở mức hơn 20%. Lãi suất huy động USD: cũng liên tục được các ngày 13/4/2011, NHNN đã quy - định trần lãi suất huy động USD là 3%/năm. Dự trữ bắt buộc
- Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc đối với VND được giữ nguyên trong th ời gian qua. Có nhi ều ý kiến cho rằng cần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với USD: tháng 4/2011, NHNN đã điều ch ỉnh tăng t ỷ l ệ Dự trữ bắt buộc với USD lên 2%, kết hợp với biện pháp giới hạn trần lãi suất huy động USD của cá nhân là 3%. 2. Đánh giá hiệu quả việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ Tác động tích cực Chính sách chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở: lãi suất tái chiết kh ấu và lãi - suất tái cấp vốn tăng đã làm tăng mặt bằng lãi suất, h ạn chế tăng trưởng tín d ụng, thực hiện đúng hướng thắt chặt tiền tệ. - Dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tăng: sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng ngo ại t ệ trong thời gian tới. Chính sách Quản lý lãi suất đối với NHTM: các trần lãi su ất huy đ ộng đ ược đ ưa - ra đã giúp bình ổn thị trường ngân hàng. Trần lãi suất huy đ ộng 14% hi ện nay đã góp phần ngăn chặn cuộc đua lãi suất đối huy động giữa các ngân hàng th ương m ại. Chính sách thỏa thuận lãi suất cho vay thay vì trần lãi su ất cho vay đã ch ấm d ứt được việc các ngân hàng tính nhiều loại phí làm tăng lãi suất cho vay th ực t ế. Quy định trần lãi suất huy động USD đã góp phần ổn định tỉ giá. Nhìn chung: Các tháng đầu năm 2010: lạm phát được kiềm chế, mặt bằng lãi su ất cho vay - được giảm xuống, tỉ giá tương đối ổn định, thanh khoản của các NHTM đ ược c ải thiện. - Đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010. (GDP 2010 đạt 6,78% là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới). Chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tỷ giá, chính sách quản lý vàng và - ngoại tệ: đã ổn định được tỷ giá hối đoái, giảm đáng kể tình trạng giao d ịch USD t ự do, giá vàng đã bám sát với giá thế giới. - Tăng trưởng tín dụng các tháng đầu năm 2011 đã có giảm xuống so với năm 2010. Hạn chế: Việc điều hành các công cụ của chính sách ti ền tệ v ẫn ch ưa đạt được mục tiêu hàng đầu hiện nay là giải quyết lạm phát - Tình hình lạm phát: Đầu năm 2010, lạm phát ở mức cao, giữa năm lạm phát tăng ch ậm + nhưng từ tháng 9/2010, CPI bắt đầu tăng trên 1%, báo hiệu lạm phát cao quay trở lại. Lạm phát cả năm 2010 đã đạt mức 11,75%, gần gấp đôi tăng trưởng GDP.
- + Từ đầu năm 2011 đến nay, lạm phát liên tục tăng cao, CPI tháng 4/2011 tăng 3,32%, lạm phát 4 tháng đầu năm 9,6%, vượt xa m ục tiêu l ạm phát cả năm 2011 ở mức 7% do chính phủ đề ra. So với cùng kỳ năm ngoái chỉ số CPI đã tăng 17,5%. + NHNN đã liên tục thực hiện chính sách thắt chặt ti ền t ệ, nh ưng l ạm phát cao vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống. + Nhiều dự báo cho thấy lạm phát vẫn còn cao, lạm phát c ả năm 2011 có thể đạt 15%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, trong đó có tình tr ạng tăng tr ưởng nóng - và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong nhiều năm qua (trung bình 30%) ở Vi ệt Nam. Vì vậy thắt chặt tín dụng sẽ góp phần kiềm ch ế lạm phát. Đi ều này đ ược th ể hiện qua việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ. Chính sách chiết khấu: mức lãi suất tái chiết khấu và tái c ấp v ốn hi ện v ẫn th ấp - hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các NHTM. Các NHTM v ẫn s ẵn sàng ti ếp c ận nguồn vốn này từ NHNN để cấp tín dụng cho Doanh nghiệp v ới lãi su ất cao h ơn (trên 20%) và thu lợi nhuận. Hơn nữa, không phải NHTM nào cũng ti ếp c ận đ ược nguồn vốn này từ NHNN, nên chính sách chiết khấu chưa có tác động l ớn trong vi ệc thắt chặt tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở: lượng giao dịch trên thị trường mở còn ít, hi ện t ại - NHNN chỉ áp dụng kỳ hạn 7 ngày cho thị trường mở. Thị trường mở ở Việt Nam còn chưa phát triển. Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở chưa mang lại hiệu qu ả trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Quản lý lãi suất đối với các NHTM chưa có hiệu quả, phát sinh nhi ều v ấn đ ề, - đặc biệt là vấn đề thanh khoản của các NHTM: Lãi suất huy động tất cả các kỳ hạn được đẩy lên sát hoặc bằng m ức + trần lãi suất (đầu năm 2010 là 10,5%, hiện nay là 14%): không phù h ợp với quy luật đường cong lãi suất. Tuy nhiên tăng trưởng huy động vẫn thấp hơn tăng trưởng tín dụng, cho thấy các NHTM vẫn chưa thu hút được lượng tiền trong dân cư vào Ngân hàng, chưa góp ph ần làm gi ảm lượng cung tiền. + Tình trạng chạy đua lãi suất huy động VND vào cuối năm 2010. Lãi suất huy động thực tế tại một số NHTM vượt quá trần lãi suất, gây + nhiều ý kiến lo ngại về khả năng thanh khoản của một số NHTM. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn có xu h ướng tăng cao: t ừ mức 2-3%/ + năm lên 9-11% vào cuối tháng 3/2011, và có th ể tiếp t ục tăng. Ti ền g ửi không kỳ hạn là nguồn vốn không ổn định, lãi suât tiền gửi không kỳ hạn tăng sẽ đe dọa thanh khoản của các Ngân hàng. + Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng nhìn chung tăng cao, cho thấy thanh khoản của các NHTM đang căng thẳng.
- Lãi suất cho vay từ đầu năm 2010 nhìn chung liên tục tăng cao, khi ến + các DN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm vốn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN suy giảm, nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu vốn. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tác động trực ti ếp đ ến cung c ầu ngo ại - tệ và tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, nhưng không có tác động đến số nhân tiền nội tệ và không có nhiều tác động đối với lượng cung tiền nội tệ. Hơn nữa, NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng tỉ giá 4 lần từ cuối năm 2009, một nhân tố làm tăng lạm phát, vì vậy tác động của việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc ngoại t ệ đối v ới vi ệc ki ềm ch ế lạm phát là không rõ ràng. Kết quả tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ vẫn tiếp tục xu h ướng cao của năm - 2010 (quý 1: tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 3,67% trong đó tín dụng bằng VND tăng 1,43%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 12,06%), cho thấy nguy cơ căng thẳng tỷ giá vào cuối năm. Số liệu tăng trưởng tín dụng quý I b ằng s ố tuy ệt đ ối là kho ảng 100.000 tỷ VND, là con số rất lớn, cho thấy việc siết ch ặt tiền t ệ ch ưa có tác d ụng tốt. Nhìn chung: lạm phát vẫn rất cao và chưa có dấu hiệu suy giảm cùng tình hình - thanh khoản của các NHTM không ổn định, và lãi suất cho vay rất cao, DN gặp nhiều khó khăn. Việc điều hành chính sách tiền tệ thiếu thống nhất, đầu năm 2010 là thắt chặt tiền tệ, sau đó là nới lỏng quá nhanh, cho th ấy vi ệc đi ều hành các công c ụ của chính sách tiền tệ chưa có nhiều hiệu quả. Chương III: Kiến nghị và Giải pháp trong việc thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ, phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát Bối cảnh kinh tế hiện nay: lạm phát cao và chưa có d ấu hi ệu tăng ch ậm l ại. Lạm phát cao đang là tình trạng chung của nhiều nước châu Á. Kiến nghị: Thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ: Tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp (nghiệp vụ th ị trường mở, chính sách - chiết khấu) thay vì sử dụng công cụ trực tiếp (quản lý lãi su ất c ủa NHTM). Vi ệc áp đặt trần lãi suất huy động 14% là không hiệu quả. Phát triển nghiệp vụ thị trường mở. - Chính sách chiết khấu: xem xét tiếp tục nâng lãi suất: lãi suất tái chiết khấu, tái - cấp vốn. Tăng cường huy động tiền gửi, giảm tăng trưởng tín dụng (cả VND và ngo ại t ệ) - xuống mức thấp hơn. Thắt chặt tiền tệ nhưng vẫn phải đảm bảo thanh khoản cho các NHTM. Tăng - cường thắt chặt cấp tín dụng với khu vực phi sản xuất để giúp đảm b ảo ngu ồn v ốn cho các Doanh nghiệp sản xuất.
- - Kiểm tra hoạt động của các NHTM, làm tăng độ minh bạch của hệ thống ngân hàng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5306 | 985
-
Đề cương báo cáo thực tập: Chuyên đề môi giới bất động sản
38 p | 2238 | 554
-
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc thuộc địa và ý nghĩa của tư tưởng đó.
26 p | 2648 | 379
-
Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cầu Vồng tại Đà Nẵng - 5
8 p | 764 | 224
-
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM SẢN XUẤT KHÔ CÁ TRÊ PHI
9 p | 971 | 220
-
Đề cương nghiên cứu đề tài Luận văn Thạc sĩ: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
42 p | 754 | 176
-
ĐỀ TÀI: BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - 2
227 p | 524 | 146
-
Đề cương chi tiết: Môn học điều khiển Logic học
0 p | 407 | 141
-
Đề cương chi tiết : Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Bình Nghiên
6 p | 784 | 130
-
Mẫu đề cương chi tiết sinh viên thực tế tại doanh nghiệp
4 p | 551 | 90
-
Đề cương chi tiết Phương pháp nghiên cứu khoa học: Mở rộng thị trường thanh long Việt Nam sang Châu Âu giai đoạn 2011-2020
21 p | 464 | 84
-
Đề cương chi tiết Nghiên cứu đánh giá sinh khối rừng tràm U Minh Hạ và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
39 p | 307 | 81
-
Đề cương chi tiết Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công: Xây dựng giải pháp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
17 p | 185 | 57
-
Gợi ý đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đại học quản trị kinh doanh
12 p | 698 | 42
-
Đề cương chi tiết đánh giá tác động môi trường cho dự án: Di dời nhà máy xi măng Hà Tiên về khu công nghiệp Đức Hòa 1, Long An
31 p | 323 | 40
-
Đánh giá tác động di dời nhà máy xi măng hà tiên về khu công nghiệp Đức Hòa Long An
24 p | 128 | 18
-
Kiến nghị nhằm nâng cao họa động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cty Vinatex Đà Nẵng - 1
9 p | 104 | 9
-
Phát triển tuyến du lịch con đường di sản thế giới để phát triển du lịch Đà Nẵng - 4
11 p | 101 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn