Đề cương kinh tế chính trị học
lượt xem 50
download
Trình bày nội dung định nghĩa vật chất của Lê Nin. Từ đó cho biết ý nghĩa của định nghĩa đối với nhận thức luận khoa học? Trả lời: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Vật chất là gì ?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương kinh tế chính trị học
- Câu 1: Trình bày nội dung định nghĩa vật chất của Lê Nin. Từ đó cho biết ý nghĩa của định nghĩa đối với nhận thức luận khoa học? Trả lời: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Vật chất là gì ? - Trong lịch sử triết học tùy theo thế giới quan và phương pháp luận mà các nhà bác học hay các trường phái triết học có các quan niệm khác nhau. + Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác _ Thời kỳ cổ đại Các nhà triết học thời kỳ này đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ thể của vật chất VD : Talet cho rằng vật chất là nước thời kỳ cận đại thế kỷ 17- 18 Các nhà triết học thời ký này đồng nhất vật chất với một thuộc tính vật chất VD : Như Niutơn cho rằng vật chất là khối lượng - cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 Thời kỳ này khoa học tự nhiên ngày càng phát triển nhất là vật lý học hàng loạt phát minh ra đời đã đem lại cho con người những hiểu biết mới về cấu trúc và tính chất của vật chất. VD: 1895 nhà vật lý người Đức Rơghen đã phát hiện ra tia X Nhà vật lý người Pháp Beccoren đã phát hiện ra phóng xạ Những thành tựu trong khoa học tự nhiên đã phủ nhận những quan điểm về vật chất. + Quan niệm của Mác- Lênin về vật chất. Kế thừa thành tựu của khoa học tự nhiên và các quan niệm trước kia về vật chất trong các tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Lênin đã đưa qua định nghĩa về vật chất như sau. "Vật chất là một quan trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác của chúng ta chép lại chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác " • Định nghĩa vật chất của Lênin bao gồm những nội dung sau: + Vật chất là phạm trù triết học tức là vật chất được nhận thức dưới phạm trù triết học chứ không phải các môn khoa học khác đây là nhận thức phạm trù nghĩa là nó chỉ ra cái đặc trưng và những thuộc tính văn bản của vật chất. + Vật chất là những thực tại khách quan là chỉ tất cả những gì tồn tại thực bên ngoài ý thức của chúng ta không phụ thuộc vào ý thức cái khách quan này được đem lại cho con người cảm giác chứ không phải theo ý niệm chúa trời không lệ thuộc vào cảm giác.
- -> Như vậy, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc bất kể sự tồn tại đấy là con người nhận thức được hay chưa nhận thức được vật chất là cái gây nên cảm giác trực tiếp hay gián tiếp tác động lên cảm giác con người cảm giác tư duy ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất. * Ý nghĩa phương pháp luận: Định nghĩa vật chất của Lênin có ý nghĩa to lớn như sau: -Bác bỏ quan niệm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất - Bác bỏ thuyết không thể biết - Khắc phục những khuyến khiếp trong quan điểm siêu hình về vật chất - Định hướng đối với khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật chất trong thế giới - Cho phép xác định cái gì là vật chất trong xã hội đó giúp cho các nhà khoa học có cơ sở lý luận để giải thích các nguyên nhân của những biến cố xã hội từ đó để thúc đẩy xã hội phát triển. Câu 2: Trình bày nội dung quy luật “ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Từ đó rút ra vị trí, ý nghĩa phương pháp luật. Trả lời: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng. Đầu tiên xin nói sơ qua các khái niệm căn bản - Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Sӵ tồn tại của chúng là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật. Ví dụ: trong nguyên tử có hạt nhân và electron, trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, v.v.. - Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau - Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. - Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau. Nội dung quy luật: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu
- thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hóa lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ý nghĩa thΉc tiễn: Trong hoạt động thực tiễn, để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. - Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một mặt, tránh thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác, phải tích cӵc thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. - Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể. Ý nghĩa phương pháp luận: + Mâu thuẫn là cái khách quan vốn có cảu sự vật, là nguồn gốc động lực cảu sự phát triển nên khi nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu những mâu thuẫn của nó. + Sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau nên khi nghiên cứu và giải quyết nâu thuẫn phải có quan điểm lịch sự cụ thể, để có những phương pháp cách thức phù hợp. + Giải quyết mâu thuẫn phải theo phương thức “ đấu tranh” các mặt đối lập, chứ không theo hướng dung hòa các mặt đối lập. Câu 3: Trình bày nguồn gốc, bản chất của ý thức. Trả lời: 1. Nguồn gốc của ý thức a. Nguồn gốc tự nhiên : Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất Phản ánh là năng lực 1 hệ thống vật chất này tái hiện những đặc điểm, thuộc tính của hệ thống vật chất khác khi chúng tác động lẫn nhau. Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của các hình thức vận động, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển. Hình thức vật chất có trình độ tổ chức càng cao, càng phức tạp thì năng lực phản ánh cũng càng cao. Trong thế giới vô sinh: phản ánh thể hiện ở những biến đổi cơ lý hóa biến dạng, phân hủy. Trong thế giới hữu cơ, phản ánh phát triển từ thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. - Ở thực vật: Tính kích thích, quang hướng động, có định hướng. - Động vật bậc thấp: có năng lực cảm giác, tiếp nhận và phản ứng với tác nhân của môi trường, phản xạ không điều kiện. - Động vật có hệ thần kinh tập trung: phản xạ có điều kiện, không điều kiện - Quá trình vượn thành người, phản ánh tâm lý động vật chuyển thành phản ánh ý thức.
- Ý thức gắn liền với quá trình não bộ con người phản ánh thế giới khách quan. Bộ não con người và ý thức (nguồn gốc tự nhiên của ý thức) - Bộ não người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài cả về mặt sinh học và XH. - Bộ não người có cấu tạo phức tạp: 15-17 từ nơron thần kinh gồm chất trắng, xám.... Phản xạ có điều kiện và không điều kiện. - Ý thức được sinh sống cùng với sự hoạt động của não bộ, não bộ bị tổn thương, ý thức bị rối loạn. - Không thể có ý thức tách rời với não bộ như CNDT quan niệm. b. Nguồn gốc XH (đk đủ) Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong quá trình hình thành và phát triển của ý thức: Sự ra đời của ý thức phải thông qua lao động và giao tiếp quan hệ XH bằng ngôn ngữ. - Vai trò của lao động: + Lao động là hành động của con người tạo ra công cụ lao động và dung công cụ lao động này vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người. + Lao động làm tư thế con người đứng thẳng, chân tay khéo léo. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người ngày cảng hoàn thiện. Ý thức ra đời không phải tác động giản đơn của hiện thӵc vào não bộ con người mà quan trọng là lao động cải tạo thế giới khách quan. - Vai trò ngôn ngữ: + Ngôn ngữ ra đời, phát triển, liên kết con người trong lao động và giao tiếp, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hình thức trӵc tiếp của tư tưởng, là hệ thống tín hiệu thứ 2, tư tưởng chỉ có thể diễn ra bằng phương tiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm, phương tiện tổng kết, khái quát kinh nghiệm giúp cho hoạt động thực tiễn tốt hơn. Anghen : "sau lao động cùng với......". -> Như vậy nếu thiếu một trong hai nguồn gốc là tự nhiên và xã hội thì ý thức sẽ không xuất hiện. 2. Bản chất của ý thức - CNDV tầm thường quy ý thức về vật chất. - CNDT cho rằng ý thức là 1 thức thể độc lập, là nguồn gốc của thế giới. Cả 2 quan niệm trên đều sai lầm. - CNDV biện chứng quan niệm: ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào não bộ con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Là hình ảnh chủ quan vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần. "ý thức chỉ là vật chất được di chuyển vào trong bộ óc người và được cải biến đi ở trong đó". Không phải cứ 1 bên là não bộ, 1 bên là thế giới khách quan thì não bộ có ý thức. Mà sӵ phản ánh ý thức là sự phản ánh chủ động, tích cӵc, có mục đích, thông qua lao động, phản ánh ở đây là phản ánh sang tạo khác tâm lý động
- vật. Ý thức phản ánh thế giới khách quan dưới dạng quy luật, bản chất vì thế có thể giúp con người chi phối sự phát triển của SV. Ý thức mang bản chất xã hội: sự ra đời, tồn tại, phát triển của ý thức gắn liền với hoạt động thức tiễn lịch sử, chịu sự chi phối không chỉ của quy luật sinh học mà chủ yếu bắt nguồn từ quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thức của con người quy định. Mác "ngay từ đầu ý thức đã mang bản chất xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại"; ý thức là phản ánh lợi ích. Cấu tạo của ý thức: Ý thức có cấu tạo phức tạp: - Tri thức: yếu tố quan trọng nhất - Xúc cảm: sự nhạy cảm - Tình cảm: sở thích, mong muốn.. khát vọng của con người - Ý chí: nghị lực, sự quyết tâm. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức, ý thức của con người về sӵ vật càng nhiều thì tri thức về sự vật càng cao. Nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản nhất, giúp ta tránh được quyết định chỉ coi ý thức là tình cảm, ý chí, niềm tin cơ sở của CN chủ quan, duy ý chí, niềm tin mù quáng. Giữa các yếu tố có sự tác động qua lại, song về cơ bản nội dung của ý thức luôn hướng tới tri thức. Câu 4: Trình bày đặc điểm hai giai đoạn của quá trình nhận thức và mối quan hệ biện chứng giữa hai giai đoạn nhận thức đó. Trả lời Hai giai đoạn của quá trình nhận thức: * Khái niệm nhận thức: - Lý luận nhận thức hay còn gọi là nhận thức luận được hình thành từ khi triết học mới ra đời. Tất cả các trào lưu triết học đều xuất phát từ thế giới quan của mình để đưa ra những hệ thống quan điểm nhất định về vấn đề nhận thức. Đó là việc con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới và tìm ra chân lý. Mục đích của nhận thức là tìm ra các quy luật nhằm biến đổi và cải tạo thế giới, bắt thế giới phục vụ mục tiêu, nhu cầu, nhiệm vụ của bản than con người. Như thế cũng có nghĩa là tìm ra chân lý. * Quá trình nhận thức của con người, có 2 giai đoạn: Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng. 1. Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính): là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gần liền với thực tiễn đi từ cảm giác, tri giác đến biểu tượng. + Cảm giác: Là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng. Bản chất của cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- + Tri giác: Là sự tổng hợp những thuộc tính riêng lẻ của sự vật trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Cũng như cảm giác, tri giác mang tính trực tiếp. + Biểu tượng: Là một hình thức đi sâu vào bản chất của sự vật, biết được bản chất của chúng thông qua một tập hợp những thuộc tính. Đã bắt đầu mang tính khái quát và gián tiếp. Biểu tượng có vai trò là khâu trung gian giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng. - Nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh không chỉ dừng lại ở các hình thức cảm tính. Trên cơ sở những tài liệu, những dữ kiện do nhận thức cảm tính đem lại, nhận thức phát triển lên một trình độ cao hơn, nhận thức lý tính còn gọi là tư duy trừu tượng. 2. Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính): Là giai đoạn cao của quá trình nhận thức dựa trên cơ sở những tài liệu do trực quan sinh động đem lại. Tư duy trừu tượng cũng phản ánh hiện thực, nhưng là sự phản ánh gián tiếp và khái quát, và do vậy "sâu sắc hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn" với các hình thức cơ bản như: khái niệm, phán đoán và suy lý. + Khái niệm phản ánh một hoặc một số thuộc tính chung nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng và do đó mà bao quát nhóm sự vật, hiện tượng ấy. Khái niệm đóng vai trò rất quan trọng trong tư duy khoa học. Có thể xem các khái niệm đã hình thành như những nguyên vật liệu để tạo nên ý thức tư tưởng… Mọi khái niệm khoa học đều được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển khoa học và thực tiễn. Trong khi nghiên cứu, vận dụng khái niệm chúng ta phải chú ý đến tính biện chứng của nó, không được coi khái niệm là cái ngưng đọng, cố định cứng nhắc và không biến đổi. Mỗi một khái niệm đều nằm trong mối quan hệ liên hệ nào đó với cái khái niệm khác trong quá trình nhận thức tiếp theo về thế giới, dẫn đến hình thành những khái niệm mới phản ánh sâu sắc hơn bản chất của sự vật. Khi áp dụng tính mềm dẻo, biện chứng của khái niệm phải tính đến nội dung khách quan của khái niệm, nếu áp dụng một cách chủ quan, tuỳ tiện thì sẽ rời vào ngụy biện và triệt trung. + Phán đoán là sự vận dụng những khái niệm trong ý thức con người để vạch ra những mặt, những mối liên hệ nào đó trong một sự vật hoặc của sự vật này với sự vật khác. Phán đoán biểu hiện của một hay nhiều thuộc tính, đặc tính, mối liên hệ nào đó của sự vật được phản ánh. Phản ánh được biểu hiện trong hình thức ngôn ngữ thành mệnh đề. + Suy lý: Biểu hiện tính chất gián tiếp sáng tạo của tư duy con người. Từ những khái niệm, phán đoán con người có thể suy luận và tìm ra những chân lý mới. Nhận thức lý tính bắt nguồn từ nhận thức cảm tính, những phản ánh hiện thực một cách sâu sắc hơn, tức là có thể phản ánh sự vật, hiện tượng trong những mối liên hệ và quan hệ bản chất, mang tính quy luật. Nhưng hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành trong quá trìnhhoạt động thực tiễn của con người, chúng không tách rời nhau, những mối liên hệ biện chứng, tác động và quy luận lẫn nhau. • Mối quan hệ biện chứng giữa 2 giai đoạn nhân thức đó là: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là 2 giai đoạn của quá trình nhận thức, nhưng xét đến cùng, đều bắt nguồn từ thực tiễn, đều lấy sự vật, hiện tượng làm đối tượng, nội dung phản ánh. Giữa chúng có mối lien hệ mật thiết với nhau.
- - Nhận thức cảm tính là tiền đề, điều kiện của nhận thức lý tính. - Nhận thức lý tính không thể thực hiện được gì hết, nếu thiếu tri thức, tài liệu của nhận thức cảm tính đưa lại. - Ngược lại, nhận thức lý tính, sau khi đã hình thành thì tác động trở lại nhận thức cảm tính, làm cho nó nhận thức nhạy bén hơn, chính xác hơn trong quá trình phản ánh hiện thực. Nhưng tư duy trừu tượng, phản ánh gián tiếp hiện thực nên dễ có nguy cơ phản ánh sai lạc. Như vậy, “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý khách quan”. Trong đó, thực tiễn vừa là tiền đề xuất phát, vừa là điểm kết thúc của 1 vòng khâu, 1 quá trình nhận thức. Nhưng kết thúc vòng khâu này thì lại là điểm đầu của vòng khâu khác cao hơn. Đó là quá trình vô tận, liên tục của sự nhận thức chân lý khách quan. Câu 5: Trình bày nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng của Nhà nước. Trả lời: • Nguồn gốc của Nhà nước: - Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, nghĩa là nó chỉ xuất hiện và tồn tại trong 1 giai đoạn nhất định của xã hội loài người. Loài người đã có trước đây hàng triệu năm nhưng những Nhà nước xuát hiện sớm nhất trên thế giới như các nhà nước phương Đông cổ đại: Trinh Quốc, Ấn Độ, Ai Cập… cũng chỉ mới ra đời đến 4000 năm trước công nguyên. Xã hội cộng sản nguyên thủy kéo dài hang chục vạn năm chưa từng tồn tại nhà nước. - Nhà nước ra đời từ sự tan rã “trên đồng hoang tàn” của xã hội thị tộc nguyên thủy. Nghĩa là Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điểu hòa. Khi đó, giai cấp thống trị tổ chức ra bộ máy quyền lực để bảo vệ lợi ích của chúng – đó là Nhà nước. • Bản chất của Nhà nước: - Nhà nước là 1 kiểu thiết chế chính trị của xã hội có giai cấp, là bộ máy quyền lực của giai cấp thống trị để quản lý mọi mặt của xã hội nhằm bảo vệ lợi ích và địa vị cho giai cấp mình. Theo bản chất đó nhà nước bao giờ cũng là của 1giai cấp nhất định, khoongc ó Nhà nước của nhiều giai cấp và càng không có cái gọi là “Nhà nước toàn dân”. • Đặc trưng của Nhà nước: - Có 3 đặc trưng sau: + Một là: sự phân chia dân cư theo lãnh thổ cư trú (trong xã hội thị tộc thì sự phân chia dân cư theo huyết thống).Quyền lực nhà nước tác động đến mọi thành viên trong biên giới quốc gia bất kể họ thuộc huyết thống nào. + Hai là: sự thiết lập 1 quyền lực công cộng như: Những đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, tình báo…), những công cụ (tòa án, trại giam, nhà tù…) và những phương tiện khác để bắt buộc giai cấp bị trị và toàn xã hội phả phục tùng. + Ba là: thực hiện chế độ thuế khóa, 1 chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức về kinh tế đối với xã hội để nuôi sống bộ máy cai trị.
- • Chức năng của Nhà nước: - Có 2 chức năng: + Một là đối nội: giai cấp thống trị sử dụng công cụ bạo lực và bộ máy Nhà nước để duy trì trật tự về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng và trấn áp các giai cấp phản kháng để bảo vệ lợi ích kinh tế, địa vị chính trị của giai cấp mình. + Hai là đối ngoại: giải quyết các mối quan hệ với các quốc gia khác như: chống xâm lược để bảo vệ lãnh thổ hoặc xâm lược để mở rộng lãnh thổ, thiết lập các quan hệ trao đổi kinh tế, văn hóa, khoa học… để phát triển đất nước. Cả 2 chức năng trên đều được tiến hành đồng thời để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, trong đó chức năng đối nội là chủ yếu và quyết định, chức năng đối ngoại phải phục vụ cho đối nội. Câu 6: Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ này như thế nào trong đường lối mới ở Việt Nam hiện nay? Trả lời: a) Khái niệm: - CSHT: Là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một mô hình thái kinh tế xã hội nhất định. Đặc trưng cho tính chất của CSHT của xã hội là do quan hệ sản xuất thống trị quyết định. - KTTT: Là toàn bộ tư tưởng xã hội những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của KTTT được hình thành trên cơ sở hạ tầng quyết định, KTTT bao gồm: Những tư tưởng xã hội (chính trị, pháp luật, đạo đức tôn giáo, nghệ thuật...) và những tổ chức thiết chế khác nhau (Nhà nước, giáo hội chính Đảng, các đoàn thể...). b) Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: - CSHT quyết định KTTT. + CSHT nào thì KTTT ấy tức là KTTT phản ánh CSHT. + CSHT thay đổi thì KTTT cũng thay đổi theo sӵ thay đổi của KTTT rõ rệt khi CSHT này được thay thế bằng CSHT khác. - Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT. + KTTT có thể tác động trở lại đối với CSHT, vì chức năng của KTTT là bảo vệ duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó. + Các bộ phận khác nhau của KTTT đều tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó Nhà nước giữ vai trò to lớn và quan trọng đối với CSHT. + Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT được thể hiện ở hai điểm sau: Thứ nhất: Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội KTTT có quá trình biến đổi nhất định qua trình độ càng phù hợp với CSHT thì nó càng thúc đẩy CSHT phát triển.
- Thứ hai: Khi KTTT tác động ngược chiều với CSHT thì nó sẽ gây cản trở cho sӵ phát triển của CS hạ tầng. c) Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ này trong đường lối mới ở Việt Nam hiện nay như sau: * Về CSHT của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. CSHT bao gồm các thành phần kinh tế các kiểu quan hệ SX với các hình thức sở hữu khác nhau thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Kinh tế Nhà nước thӵc hiện tốt vai trò chủ đạo. Kinh tế HTX bao gồm HTX sản xuất nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Kinh tế Nhà nước và kinh tế HTX trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. - Kinh tế TB Nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến. - Kinh tế cá thể tiểu chủ. - Kinh tế TB tư nhân chiếm tӹ trọng đáng kể. * Về KTTT: - Đảng khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành đông. Xây dựng hệ thống chính trị XHCN. + Xây dựng Nhà nước ta của dân do dân và vì dân. + Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. + Phát triển nền tảng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. + Thực hiện dân chủ XHCN. Phát huy khả năng sáng tạo thành tích cực chủ động của mọi cá nhân. Câu 7: Trình bày những hiểu biết của mình về nguyên nhân, hiệu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái? Trả lời: * Nguyên nhân: - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sựu ô nhiễm môi trường- sinh thái, nhưng trước hết là sự tác động vô ý thức “mù quáng” của con người vào tự nhiên.Sở dĩ như vậy vì con người còn thiếu nhiều trí thức: về tự nhiên, về con người, về xã hội, về quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ con người với xã hội. Con người cũng chưa có nhiều tri thức về quy luật hoạt động cảu tự nhiên, đặc biệt là quy luật điều khiển chu trình trao đổi chất, năng lượng và thong tin sinh thái, sinh quyển. - Trong săn xuất công nghiệp tư bản, thường thì các chủ sản xuất chỉ chăm chú vào năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sao cho sản xuất được nhiều nhất, tiêu thụ được nhanh nhất, để thu được lợi nhuận cao nhất, đó là mục đích duy nhất cảu các nhà tư bản.
- Còn vấn đề thải ra những chất thải, độc hại cho môi trường, cho người khác, các chủ sản xuát biết vậy nhưng đều bỏ qua, làm ngơ vì sợ tốn kém không chú ý đầu tư, giải quyết triệt để. - Ngoài nguyên nhân kém hiểu biết về tự nhiên, về quan hệ giữa con người với tự nhiên và thiếu tự giác vận dụng triệt để những điều đã biết vào trong thực tiễn thì còn nguyên nhân cơ bản, sâu xa về sự cạn kiệt tìa nguyên, ô nhiễm môi trường thuộc về bản chất chế độ xã hội. Ăng- ghen đã chỉ ra “ chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển đã tập trung vơ vét, khai thác đến mức tối đa không chỉ sức lao động cảu con người mà cả những tài nguyên thiên nhiên và môi tường, nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất. Đó là nguyên nhân cơ bản đưa đến mâu thuẫn giữa con người với con người và con người với tự nhiên. Để giải quyết mâu thuẫn này, tất yếu phải xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chủ nghĩa cộng sản. Vì chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải quyết được những mâu thuẫn giữa người với tự nhiên và người với người”. * Hậu quả: - Ở việt Nam, gần 1 thế kỷ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và trải qua hơn 30 nnawm chiến tranh chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, môi trường tự nhiện bị phá hoại nghiêm trọng. Hàng trăm km2 rừng tự nhiên và đất canh tác bị chất độc hóa học hủy diệt và bom đạn cày xói. - Đã thế những năm qua, môi trường tự nhiên chưa được bảo vệ đúng mức. Nạn phá rừng vẫn diễn ra nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khai thác thiếu quy hoạch, nhiều nơi săn bắn thú rừng, hả sarnquys hiếm 1 cách bừa bãi có tính chất hủy diệt. - Tính trạng ô nhiễm đất, nước, không khí có nơi đến mức báo động nghiêm trọng. * Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường: - Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Hiểu rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội. Đó là trách nhiệm lớn lao của bản thân, thế hệ trẻ trong xã hội hiện nay. - Tích cực vận động, tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống quanh mình. - Học tập, nghiên cứu để góp phần tìm ra những giải pháp hữu ích nhằm cứu môi trường bị ô nhiễm. - Có những hành động cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp ở chính nơi mình đang học tập, cư trú; không vứt rác bừa bãi; xả chất thải đúng nơi qui định, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do các đoàn thể xã hội tổ chức như trồng cây xanh, khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường phố, ngõ xóm… Câu 8: Trình bày những hiểu biết của mình về những đặc điểm về đại lý, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trả lời: • Địa lý:
- Việt Nam (tọa độ địa lý): Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. • Văn hóa: Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau: niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt, • Quan trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt. niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú • Quan trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia. niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là • Quan nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng văn hóa dân tộc Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính: • Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. • Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam
- Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. • Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Câu 9: Trình bày vị trí gia đình trong sự phát triển xã hội. Anh (chị) cần làm gì để góp phần xây dựng một xã hội văn minh? Trả lời: • Khái niệm gia đình: - Gia đình là 1 cộng đồng xã hội đặc biệt gắn bó những con người với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống (quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, quan hệ huyết thống giữa cha mẹ với con cái, giữa anh em với nhau). • Vị trí của gia đình trong sự phát triển xã hội: - Gia đình là tế bào của xã hội, nơi thực hiện đồng thời 2 loại tá sản xuất: tái sản xuất ra của cỉa vật chất và tái sản xuất ra bản thân con người làm cho xã hội tồn tại và phát triển lâu dài. - Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Bởi vì trong gia đình, mọi thành viên được chăm lo chu đáo với trách nhiệm và tình yêu thương, được an toàn, được nghỉ ngơi và được cân bằng tâm sinh lý. - Gia đình là nơi sinh ra và nuôi dạy con cái, góp phần quyết định vào sự trường tồn của gia đình và xã hội. Do đó, gia đình là 1 cộng đồng khác với cộng đồng khác với cộng đồng khác ở chỗ có sự trùng hợp về lịch sử và logic. Nghĩa là khi có con người thì có gia đình, còn tồn tại con người thì còn gia đình, xã hội càng phát triển thì gia đình cũng phát triển theo. • Kết luận cho bản thân: - Là 1 thanh niên trong thời đại mới hiện nay theo em: Thanh niên muốn khẳng định trách nhiệm với đất nước thì bản thân phải có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, ham công việc, luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, kỹ năng làm việc. Nên cương quyết nói không với các cám dỗ, tệ nạn xã hội làm chúng ta tha hóa. Việc gì đã làm thì quyết tâm thực hiện và hoàn thành cho kỳ được. - Phấn đấu không ngừng học tập vì tương lai của bản thân mình, vì gia đình, xã hội và vì sự phát triển chung của đất nước.Tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, đơn vị, tuyên truyền vận động thanh niên có lối sống lành mạnh, học tập và làm theo lời Bác. Sẵn sàng đảm nhận việc mới, khó khăn, luôn tìm tòi, nghiên cứu vươn lên làm chủ khoa học- công nghệ, chủ động lập thân, lập nghiệp. Câu 10: Trình bày khái niệm và cấu trúc của nhân cách. Trả lời:
- • Khái niệm nhân cách: Nhân cách cúng là một vấn đề phức tạp trong các vấn đề phức tạp của con người. Cũng có nhiều quan niệm về nhân cách: - Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo quan niệm có “tính người bẩm sinh”, “nhân cách là yếu tố tinh thần đầu tiên cảu tồn tại người, và chúa là nhân cách tối cao nhất có trước và chi phối nhân cách con người”… - Chủ nghĩa duy vật ngoài Mác xít và các khoa học cụ thể thường có xu hướng tuyệt đối hóa mặt tâm lý, sinh lý, xem nhẹ mặt xã hội hay tách rời mặt xã hội và mặt tự nhiên cảu nhân cách. - Ngày nay thành tựu của ngành khao học nghiên cứu vè nhân cách, người ta đưa ra một quan niệm tổng hợp và đúng đắn về nhân cách như sau: “Nhân cách là tổ hợp thái tổ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động cảu từng người với giới tự nhiên, với xã hội và bản thân.” • Cấu trúc của nhân cách: Có nhiều quan điểm về cách xác định cấu trúc của nhân cách: - Các sách giáo khoa tâm lý học Liên Xô và Việt Nam xác định cấu trúc của nhân cách gồm 4 thành tố: + xu hướng phát triển cá nhân + năng lực + tính cách + tính khí cá nhân. - Quan điểm giáo dục học quy cấu trúc của nhân cách vào 3 lĩnh vực là: + nhận thức + rung cảm + ý chí - Gần đây 1 số nahf tâm lý học Việt nam cho rằng nhân cách gồm 3 thành phần: + những thuộc tính tâm lý ổn định bao gồm không gian bên trong của nhân cách + mối quan hệ cá nhân với xã hộ, con người khác thong qua giao tiếp + mối quan hệ giữa cá nhân với công việc. - Những quan điểm trên đay tuy có khác nhau nhưng cũng có những điểm chung. Trên cơ sở đó có thể hình dung 1 cách khái quát cáu trúc của nhân cách bao gồm: - Hạt nhân của nhân cách là thế giới quan của cá nhân, đó là toàn bộ những quan điểm, lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân.
- - Không gian bên trong của nhân cách là những năng lực và phẩm chất xã hội cảu cá nhân như thể chất, năng lực trí tuệ, trình độ chuyên môn, các phẩm chất chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ… - Bộ phận sâu kín và nhạy cảm nhất của nhân cách là tâm hồn con người, nó là tầng sâu, là “tập mò” của nhân cách, là nơi lắng đọng và tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Đó là thế giới nội tâm có chức năng làm tăng thêm hay giảm nhẹ, kiềm chế hay thúc đẩy hành vi của mỗi người. Câu 11: Trình bày khái niệm ý thức xã hội. Phân biệt sự khác nhau giữa hệ tư tưởng và tâm lý xã hội. Cho ví dụ minh họa? Trả lời: • Khái niệm ý thức xã hội: - Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là kết quả của sự phản ánh của ý thức con người đối với 1 tồn tại xã hội nhất định. Cho nên không thể tìm nguồn gốc hoặc giải thích 1 hiện tượng của ý thức xã hội từ bản thân ý thức xã hội mà phải từ tồn tại xã hội. • Sự khác nhau giữa hệ tư tưởng và tâm lý xã hội: Hệ tư tưởng Tâm lý xã hội - Hệ tư tưởng là những quan điểm tư - Tâm lý xã hội là các hiện tượng ý thức tưởng, những học thuyết lý thuyết về kinh như tình cảm, tâm trạng, thói quen, ước tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, muốn, động cơ, thái độ và những xu hướng khoa học, nghệ thuật… phản ánh lợi ích của tâm lý của các nhóm người khác nhau được 1 giai cấp nhất định trong xã hội. Hệ tư hình thành 1 cách tự phát trên cơ sở những tưởng không hình thành tự phát mà nó được điều kiện sinh sống hàng ngày của con tạo ra 1 cách tự giác thông qua những trí thức người. có trình độ cao, có khả năng tổng kết thực - VD: Như những tình cảm yêu, ghét, tiễn và kinh nghiệm để khái quát thành lý các trạng thái tâm lý vui mừng, bực bội, luận, hệ thống hóa thành các học thuyết. những thói quen lâu đời… mà nguồn gốc - VD: Như học thuyết Mác- Lê Nin là không hẳn do điều kiện sinh hoạt vật chất hệ tư tưởng của gaii cấp vô sản hiện đại do lúc đó sinh ra. C.Mác, F.Ăng- ghen và V.I.Lê Nin sáng tạo nên. Câu 12: Hãy cho biết tính chất và biểu hiện của mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc trong thời hiện nay? Trả lời: • Tính chất và biểu hiện: - Trời đại hiện nay đã làm cho các dân tộc nâng cao ý thức độc lập và chủ quyền quốc gia. Sự kết hợp phong trào độc lập với phong trào công nhân và phong trào xã hội chủ nghĩa
- đã thúc đẩy phông trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ. - Từ 1 nền kinh tế,văn hóa, xã hội lạc hậu, thấp kém lại lệ thuộc vào các nước phát triển, các nước vừa mới giành được độc lập về chính trị lại rơi vào lệ thuộc về kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới. Chủ nghĩa đế quốc đã nhanh chóng thay đổi hình thức ấp bức bóc lột về kinh tế, làm cho những nước này nợ nần chồng chất hang nghìn tỷ đô la không có khả năng thanh toán, bòn rút chất xám, làm kiệt quệ tài nguyên biến nơi này thành bãi rác của phế thải sinh hoạt, công nghiệp, phế thải tinh thần, văn hóa… để không chỉ phá hoại môi sinh mà còn phá hủy tận gốc đời sống văn hóa xã hội và con người. - Hiện nay, các nước này đang phải tiến hành cuộc đấu tranh chống nghèo nàn và lạc hậu, chống mọi sư can thiệp, nô dịch dưới mọi hình thức để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia, khắc phục xung đột dân tộc và sắc tộc. Mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với các nước tư bản củ nghĩa phát triển cao. Các quốc gia ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của mình. Câu 13: Phân biệt sự khác nhau giữa các loại hình tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Từ đó nêu những đặc điểm cơ bản cảu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Trả lời: Giá trị thặng dư được hình thành trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng để có được giá trị thặng dư thì phải thông qua lưu thông, để thực hiện giá trị thặng dư đã có sẵn trong hàng hóa (H'). Đến đây giá trị thặng dư được chuyển hóa (biến tướng) thành lợi nhuận nhằm che đậy bản chất bóc lột của nhà tư bản I. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất 1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong bài sản xuất giá trị thặng dư ta biết: giá trị hàng hóa = c + v + m - Nếu gọi giá trị hàng hóa là W thì W = c + v + m Đó chính là chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản để sản xuất hàng hóa họ chỉ cần ch phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa( ký hiệu là k) K=c+v Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
- Nếu dùng K để chỉ chi phí sản xuất tư bản thì W = c + v + m chuyển thành W = K + m So sánh giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau cả về chất và lượng. Về chất: - Chi phí sản xuất TBCN mới chỉ là chi phí về tư bản. - Còn giá trị hàng hóa là sự chi phí về thực tế xã hội để sản xuất ra hàng hóa (chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa) Về lượng: K=c+v W=c+v+m W > K một lượng m b. Lợi nhuận: Như trên đã trình bày W>K một lượng m (ở đây là sự so sánh giữa chi phí sản xuất tư bản với giá trị hàng hóa mà nhà tư bản bán ra trên thị trường) Vậy lợi nhuận chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng. - Khái niệm: Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước, là kết quả của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh : P=W-K + Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phán ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Như vậy, che đậy quá trình bóc lột giá trị thặng dư của tư bản đối với công nhân. Chú ý: Giữa m và P có sự khác nhau: Khi nói tới m là hàm ý so sánh với v còn khi nói tới P là hàm ý so sánh với c + v. Trên thực tế giữa P và m thường không bằng nhau vì phụ thuộc vào cung cầu, nhưng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng với tổng số giá trị thặng dư. c. Tỷ suất lợi nhuận. Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành
- tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P': P’ = [m/(c +v)]. 100 % hay P’ = (P/t). 100 % - Về lượng: Thì P' luôn luôn nhỏ hơn m' : vì P’ = m/ ( c + v) còn m’ = m/ v - Về chất: tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động. Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho các nhà đầu tư tư bản thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự họat động của các nhà tư bản. Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, sự tiết kiệm tư bản bất biến. 2. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá cả thị trường - Cạnh tranh trong nội bộ là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. - Các biện pháp: Cải tiến ký thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa...làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa < giá trị xã hội -> P siêu nghạch - Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của hàng hóa, làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú... b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân - Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. - Tỷ suất lợi nhuận bình quân là " con số trung bình" của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và
- tổng tư bản xã hội: Tỷ suất lợi nhuận bình quân = ( P'1 + P'2 + P'3 + ... + P'n)/N - Lợi nhuận bình quân: Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu tạo thành hữu cơ của nó như thế nào. c. Sự hình thành giá cả sản xuất. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân( P' ) thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất: - Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân : Giá cả sản xuất = k + tỷ suất lợi nhuận bình quân II. Các hình thái tư bản và lợi nhuận của chúng Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có rất nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Sự đa dạng đó biểu hiện thành các hình thái tư bản: Tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa: 1. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp : a. Nguồn gốc của tư bản thương nghiệp - Tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó ra đời, tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. + Trước chủ nghĩa tư bản: Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp chủ yếu là do mua rẻ, bán đắt . + Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản: Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời chuyên đảm nhiệm khâu lưu thông hàng hóa. Như vậy, Hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện hàng hóa tư bản công nghiệp với công thức: T - H - T'
- - Đặc điểm của tư bản thương nghiệp: + Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc vàn tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối: * Phụ thuộc: Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp * Độc lập tương đối: thực hiện chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác . - Vai trò của tư bản thương nghiệp: Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó có vai trò và lợi ích to lớn đối với xã hội : + Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua bán hàng hóa nên: * Lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này . * Người sản xuất có thể tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quản kinh tế, tăng giá trị thặng dư . * Rút ngắn thời gian lưu thông tăng nhanh chu chuyển tư bản , từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm . b. Lợi nhuận thương nghiệp: Tư bản thương nghiệp nếu chỉ giới hạn trong việc mua và bán hàng hóa, không kể việc chuyên chở, bảo quản, đóng gói thì không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư . - Nhưng vì là tư bản nó chỉ hoạt động với mục đích thu lợi nhuận . Vậy lơi nhuận thương nghiệp là gì ? Do đâu mà có ? Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp" nhường cho" tư bản công nghiệp để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình. * Tư bản công nghiệp "nhường" một phần giá trị thanựg dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giái trị thực tế của nó, để rối tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị thu về lợi nhuận thương nghiệp. Việc phân phối giá trị thặng dư giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa
- cả sản xuất cuối cùng( Giá bản lẻ thương nghiệp ) và giá cả sản xuất công nghiệp ( giá bán buôn công nghiệp ) 2. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay a. Sự hình thành tư bản - Khái niệm: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó, gọi là lợi tức . - Đặc điểm: Tư bản cho vay có đặc điểm : + Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản (Tư bản đi vay là tư bản sử dụng; Tư bản cho vay là tư bản sở hữu) + Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt: vì khi cho vay người cho vay không mất quyền sở hữu còn người đi vay chỉ được mua quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. + Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất, do vận động theo công thức: T - T' nên nó gây cảm giác tiền có thể đẻ ra tiền . - Tác dụng: Tư bản cho vay ra đời, góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất... đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản góp phần tăng thêm tổng giá trị thặng dư cho xã hội. 3. Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chững khoán a. Công ty cổ phần: - Công ty cổ phần là loại xí nghiệp lớn mà vốn của nó hình thành từ việc liên kết nhiều tư bản cá biệt và các nguồn tiết kiệm cá nhân, thông qua việc phát hành cổ phiếu. - Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho người sở hữu nó được quyền nhận một phần thu nhập của công ty dưới hình thức lợi tức cổ phiếu(cổ tức). + Cổ phiếu được mua bán trên thị trường theo giá cả gọi là thị giá cổ phiếu. Thị giá này phụ thuộc vào lợi tức cổ phiếu và tỷ suất lợi tức tiền giử ngân hàng. + Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông. b. Tư bản giả:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn ôn thi môn kinh tế chính trị
0 p | 1369 | 459
-
Đề cương môn học Kinh tế chính trị
67 p | 857 | 388
-
Đề cương ôn tập Kinh tế chính trị Mác - Lênin
30 p | 1110 | 308
-
100 Câu hỏi và đáp án - Phần Kinh tế chính trị
114 p | 1046 | 152
-
Ôn Trắc nghiệm kinh tế chính trị Mác - Lênin
36 p | 361 | 91
-
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ (P2)
17 p | 309 | 89
-
Đề cương kinh tế chính trị - CNH-HĐH nền KT quốc dân trong TKQĐLCNXH ở VN
9 p | 2173 | 81
-
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
11 p | 327 | 57
-
Đề cương môn học Kinh tế chính trị học Mác - Lênin
65 p | 668 | 18
-
Kinh tế chính trị -Tài chính lưu thông tiền tệ tín dụng ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VN
58 p | 139 | 7
-
Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị - Học viện Tài chính
57 p | 66 | 6
-
Đề cương học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
28 p | 15 | 5
-
Đề cương ôn tập môn Kinh tế chính trị
24 p | 11 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế chính trị Mác Lênin (Mã học phần: LLNL1103)
16 p | 7 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: 0101122792)
14 p | 34 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: EML0031)
14 p | 8 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: 122792)
15 p | 78 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn