intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Luật kinh tế Việt Nam - TS. Lê Thị Nguyệt

Chia sẻ: Vũ Chí Tin | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

1.461
lượt xem
516
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương Luật kinh tế Việt Nam của TS Lê Thị Nguyệt, nhằm trình bày về một số vấn đề chung về luật kinh tế, pháp luật về chủ thể kinh doanh, pháp luật về hợp đồng kinh tế, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Luật kinh tế Việt Nam - TS. Lê Thị Nguyệt

  1. Đề cương LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM Ths Lê Thị Nguyệt Học viện CT - HC khu vực III I, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT KINH TẾ 1, Khái niệm Luật Kinh tế: -Có thể còn có nhiều tranh cãi về việc Luật kinh tế có còn là một ngành lu ật đ ộc lập hay không; hay nội dung luật kinh tế bao gồm những vấn đề gì? Song họ không còn tranh cãi về vấn đề: Luật kinh tế là một bộ ph ận của cơ ch ế kinh t ế. Do v ậy, quan ni ệm về luật kinh tế phải gắn với cơ chế kinh tế mà nó là một bộ phận. Điều đó đưa lại những quan niệm khác nhau về luật kinh tế trong cơ chế cũ và cơ chế mới. - Trong cơ chế thị trường định hướng XHCN: có nhiều sự khác biệt so với quan niệm luật kinh tế trước đó về quan hệ kinh tế, về chủ thể luật kinh tế, về phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế... -Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa về Luật kinh tế như sau: Luật Kinh tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Vi ệt Nam, tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trìnhì hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế của các c ơ quan Nhà n ước có th ẩm quyền nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. 2, Đối tượng điều chỉnh: *Nhóm quan hệ XH phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh: Kinh doanh được hiểu như thế nào ? Khoản 2 Điều 4 luật doanh nghiệp định nghĩa: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu th ụ s ản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh là một nghề Như vậy Kinh doanh diễn ra trên thị trường. Kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. -Chủ thể tham gia quan hệ này là đơn vị kinh tế độc lập với nhau v ề tài s ản và bình đẳng về địa vị pháp lý. (Chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế). -Hình thức thể hiện thông qua hợp đồng kinh tế. Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 1
  2. -Đây là nhóm quan hệ tài sản *Nhóm quan hệ quản lý nhà nước về kinh tế: là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. -Quan hệ này phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế. -Chủ thể tham gia quan hệ quản lý kinh tế có địa vị pháp lý không bình đ ẳng v ới nhau: Cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế. -Cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ là các văn bản quản lý. -Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế rất đa dạng, thể hiện ở các phương diện cơ bản sau (Đ 114/ 161 Luật doanh nghiệp), gồm 5 nội dung: Ngoài ra, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước còn thể hiện ở việc: nhà nước tạo lập môi trường chính trị ổn định; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội cho hoạt động kinh t ế phát triển; Tạo môi trường hoà bình, xây dựng quan hệ quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế; Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ti ền t ệ; Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế; B ảo v ệ môi tr ường sinh thái; Dìu d ắt, h ỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển đúng định h ướng; Quản lý và ki ểm soát vi ệc s ử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân; Đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội. -Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế (Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp) Điều 162. 3, Phương pháp điều chỉnh: - Phương pháp mệnh lệnh; - Phương pháp thỏa thuận; -Phương pháp định hướng: nhà nước đưa ra tính hợp lý của các quan hệ kinh tế để các chủ thể có thể nhận thức, lựa chọn và hành động theo kh ả năng và m ục đích c ủa mình. 4, Chủ thể của ngành luật kinh tế - Nhóm chủ thể kinh doanh. -Nhóm chủ thể quản lý nhà nước về kinh tế. -Nhóm chủ thể có điều kiện. II, PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH 1, Khái niệm chủ thể kinh doanh Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 2
  3. - Chủ thể kinh doanh là các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi kinh doanh theo quy định của pháp luật. Với quan niệm trên, chủ thể kinh doanh có đặc điểm: + Chủ thể kinh doanh là cá nhân và tổ chức Cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tổ chức gồm: tổ chức có tư cách pháp nhân (Điều 84 - B ộ lu ật Dân s ự) và t ổ ch ức không có tư cách pháp nhân. +Các chủ thể này phải tiến hành các hành vi kinh doanh +Phải tuân thủ các quy định của pháp luật khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Phân loại chủ thể kinh doanh: - Theo tên gọi: gồm 3 nhóm: doanh nghiệp; hợp tác xã và cá nhân, t ổ h ợp tác, h ộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường ở nước ta chủ thể kinh doanh gồm nhiều loại hình kinh doanh; trong đó doanh nghiệp có vị trí, vai trò đ ặc bi ệt quan tr ọng. Do v ậy, trong chương này chủ yếu đề cập đến doanh nghiệp. -Theo tính chất của quan hệ sở hữu: có doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (Đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay). -Theo quy mô: có doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp lớn -Theo mục đích: có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích. 2, Một số vấn đề chung về doanh nghiệp *Khái niệm: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (Khoản 1 - Điều 4 - Luật doanh nghiệp). * Thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp: -Thành lập và đăng ký kinh doanh: + Điều kiện về chủ thể; + Điều kiện về ngành nghề; + Hồ sơ, trình tự, thủ tục ĐKKD:  Hồ sơ tuỳ vào từng loại hình DN: DNTN (Đ 16), Cty H ợp danh (Đ 17), Cty TNHH (Đ18), Cty CP (Đ 19), DN có vốn đầu tư nước ngoài (Đ 20 & Đ 46 Luật đầu tư). Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 3
  4. + Vấn đề công khai hoá (Đ 28); + Vấn đề cung cấp thông tin (Đ 27). -Tổ chức lại doanh nghiệp (Khoản 16 - Điều 4): gồm các hình thức: + Chia doanh nghiệp (Điều 150); Tách doanh nghiệp (Điều 151). Áp d ụng đ ối v ới Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. +Hợp nhất doanh nghiệp (Điều 152); Sáp nhập doanh nghiệp (Điều 153). Aïp dụng đối với các Công ty cùng loại. +Chuyển đổi công ty (Điều 154). Công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ ph ần và ngược lại. -Giải thể doanh nghiệp: là chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp, xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. +Các trường hợp giải thể (Khoản 1 - Điều 157); +Điều kiện giải thể (Khoản 2 - Điều 157): doanh nghiệp chỉ được giải th ể khi đ ảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. +Thủ tục giải thể (Điều 158); +Các trường hợp bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể (Điều 159): gồm 7 vấn đề. *Cơ cấu tổ, chức quản lý doanh nghiệp: tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp *Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp -Quyền của doanh nghiệp (Điều 8) -Nghĩa vụ của doanh nghiệp (Điều 9). 3, Các loại hình doanh nghiệp hiện nay 3.1, Doanh nghiệp nhà nước Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, được sửa đổi, bổ sung năm 2003, có hiệu l ực từ ngày 01/7/04; Luật doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. *Khái niệm: doanh nghiệp nhà nước. - Điều 1, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 định nghĩa: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn đi ều l ệ hoặc có c ổ ph ần, v ốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”; -Khoản 22, điều 4, Luật doanh nghiệp năm 2005 thì: “doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 4
  5. Như vậy: - Doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh, có tư cách pháp nhân; là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ vốn chi phối. (Có quyền kiểm soát quá trình ra quyết định). - Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập dưới nhiều hình thức: Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty Cổ phần -Những doanh nghiệp nhà nước thành lập theo luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty Cổ ph ần theo quy đ ịnh của luật doanh nghiệp 2005. Lộ trình chuyển đổíi hàng năm nhưng chậm nhất trong th ời hạn 4 năm, kể từ ngày 1/7/2006. *Thành lập doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay muốn thành lập doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 (theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần). *Cơ cấu tổ chức, quản lý doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp 2005 thì: mô hình tổ chức quản lý theo từng loại hình doanh nghiệp (Công ty Trách nhiệm hữu hạn hay Công ty cổ phần) *Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước -Theo quy định chung của luật doanh nghiệp (Điều 8+9) và những quyền và nghĩa vụ riêng theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. 3.2, Doanh nghiệp tư nhân *Khái niệm -Năm 2005 Luật doanh nghiệp ra đời, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006: Khoản 1- Điều 141, định nghĩa : doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình v ề m ọi ho ạt đ ộng c ủa doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm sau: -Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh chỉ do một cá nhân bỏ v ốn thành l ập và làm chủ; -Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong kinh doanh của doanh nghiệp. -Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. (Khoản 2-Điều141) -Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân (Kho ản 3- Đi ều 141). Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 5
  6. *Thành lập doanh nghiệp tư nhân - Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân +Về chủ thể: Mọi cá nhân có đủ điều kiện đều có th ể thành lập doanh nghi ệp t ư nhân theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp quy định t ại đi ều 13 - Lu ật doanh nghiệp +Về tài sản: phải có tài sản độc lập với các cá nhân và tổ chức khác. +Về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (điều 7): không bị pháp luật cấm, nếu ngành nghề yêu cầu có điều kiện thì phải đáp ứng. (V ấn đề này phải đ ược Chính ph ủ quy đ ịnh, các Bộ, chính quyền địa phương không có quyền). -Trình tự thành lập và đăng ký kinh doanh + Hồ sơ đăng ký kinh doanh (Điều 16), gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu); Giấy tờ chứng minh nhân thân cá nhân (giấy chứng minh nhân dân, h ộ chi ếu, hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác); Văn bản xác định vốn pháp định (nếu có ); Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác (nếu có). +Trình tự đăng ký kinh doanh (Điều 15) Nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nh ận đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày làm việc , kể từ ngày nhận hồ sơ (nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản); Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ s ơ; không đ ược yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 24). -Trong vòng 30 ngày doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo vi ết hoặc báo đi ện t ử trong 3 số liên tiếp về những nội dung quy định tại điều 28 - Luật doanh nghiệp. *Tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân (Điều 143) -Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ nên ch ủ doanh nghi ệp tư nhân có toàn quy ền quyết định trong việc quản lý doanh nghiệp. -Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý doanh nghiệp hoặc thuê ng ười khác qu ản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Nếu thuê giám đ ốc qu ản lý doanh Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 6
  7. nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh) và vẫn ph ải chịu trách nhi ệm v ề mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. -Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. -Chủ doanh nghiệp là đương sự trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh ch ấp liên quan đến doanh nghiệp. *Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân có những quyền và nghĩa vụ chung như các doanh nghi ệp khác hoạt động theo luật doanh nghiệp quy định tại điều 8 (Quyền); điều 9 (Nghĩa vụ) *Đối với doanh nghiệp tư nhân chú ý các quyền -Quyền cho thuê doanh nghiệp (Điều 144) -Quyền bán doanh nghiệp (Điều 145) -Quyền tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 156) Khi thực hiện các quyền trên phải thông báo theo quy định của pháp luật. 3.3, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): A, Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên : (Điều 38 - Luật doanh nghiệp) *Khái niệm: Công ty này có các dấu hiệu sau: -Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức ; số lượng thành viên không vượt quá 50; - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp (TNHH). Phần vốn góp vào Công ty phải được chuyển quyền sở hữu từ thành viên sang Công ty theo quy định tại điều 29 Luật doanh nghiệp. -Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật: +Mua lại phần vốn góp ( Điều 43) +Chuyển nhượng phần vốn góp (Điều 44): +Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác (Điều 45) -Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. -Công ty không được quyền phát hành cổ phần. *Thành lập: -Điều kiện thành lập Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 7
  8. +Về chủ thể: cá nhân, tổ chức theo quy định tại điều 13; +Về tài sản +Về ngành nghề -Trình tự, thủ tục thành lập Công ty (Điều 15) +Hồ sơ thành lập (Điều 18), gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu) Dự thảo điều lệ công ty (Điều 22) Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo (của cá nhân, tổ chức). Văn bản xác định vốn pháp định (nếu có) Chứng chỉ hành nghề... (nếu có). +Đăng ký kinh doanh +Công khai hoá *Cơ cấu tổ chức quản lý công ty: -Hội đồng thành viên: gồm tất cả thành viên, đây là cơ quan quy ết định cao nh ất c ủa Công ty. (Điều 47) -Chủ tịch Hội đồng thành viên: do Hội đồng thành viên bầu (có thể kiêm Giám đốc Công ty); Nếu Điều lệ Công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại di ện theo pháp luật của Công ty thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. (Điều 49) -Tổng giám đốc: do Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê (điểm đ, Khoản 2, Điều 47) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày c ủa Công ty, ch ịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Nếu Điều lệ Công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là ng ười đại di ện theo pháp luật thì Tổng giám đốc hoặc Giám đốc là người đại di ện theo pháp lu ật c ủa Công ty. (Điều 55). Người đại diện theo pháp luật của Công ty phải thường trú tại Việt Nam. Tiêu chuẩn, điều kiện làm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc: (Điều 57) +Có đủ năng lực hành vi dân sự, không bị cấm quản lý doanh nghiệp +Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của Công ty (n ếu là thành viên); Có trình độ, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh. +Đối với Công ty con của doanh nghiệp nhà nước thì Tổng giám đ ốc ho ặc Giám đ ốc không được là người thân của người quản lý và người có thẩm quy ền bổ nhi ệm người quản lý của Công ty mẹ. Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 8
  9. -Ban kiểm soát: có 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban ki ểm soát; d ưới 11 thành viên có thể thành lập Ban kiểm soát phù h ợp với yêu c ầu qu ản tr ị Công ty (Đi ều l ệ Công ty sẽ quy định chi tiết). *Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH 2 thành viên Ngoài quyền và nghĩa vụ chung của doanh nghiệp tại Điều 8 và 9, loại Công ty này có những quyền và nghĩa vụ cụ thể sau: -Quyền và nghĩa vụ của thành viên: +Quyền (Điều 41), gồm 9 nhóm quyền. +Nghĩa vụ (Điều 42), gồm 5 nhóm. -Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên (Khoản 2 Điều 47) - Quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên (Khoản 2 Điều 49) -Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Điều 56. B, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên: *Khái niệm: (Điều 63 - Luật doanh nghiệp) là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu Công ty). Chủ sở hữu Công ty ch ịu trách nhi ệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đi ều l ệ của Công ty. - Thành viên: là tổ chức hoặc cá nhân. -Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. -Công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài s ản khác c ủa Công ty trong phạm vi vốn điều lệ. -Công ty không được quyền phát hành cổ phần. *Thành lập, tổ chức lại, giải thể Công ty (như Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên) *Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty -Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là tổ chức (Điều 67) +Chủ sở hữu bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền (Điều 48) với nhiệm kỳ 5 năm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. (Và có quy ền thay th ế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ lúc nào). +Nếu chủ sở hữu uỷ quyền cho ít nhất 2 người thì mô hình quản lý của Công ty là: Hội đồng thành viên (gồm tất cả người đại diện theo uỷ quy ền), Tổng giám đ ốc hoặc Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 9
  10. Giám đốc, Kiểm soát viên; nếu uỷ quyền cho 1 người thì mô hình quản lý Công ty là: chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và kiểm soát viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu Công ty chỉ định với nhiệm kỳ không quá 5 năm. Chủ tịch Công ty (Điều 69) Tổng giám đốc hoặc Giám đốc: (Điều 70) Kiểm soát viên (Điều 70). -Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là cá nhân (Điều 74): theo mô hình: +Chủ tịch Công ty (là chủ sở hữu Công ty) +Tổng giám đốc hoặc Giám đốc do Chủ tịch Công ty kiêm hoặc thuê Người đại diện theo pháp luật của Công ty do Điều lệ quy định (Chủ t ịch Công ty hoặc Giám đốc) * Quyền và nghĩa vụ của Công ty: Ngoài quy định tại điều 8 và 9, Công ty có quyền và nghĩa vụ: -Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty (Điều 64 và 65) -Hạn chế quyền đối với chủ sở hữu (Điều 66): về rút vốn, rút lợi nhuận. -Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, chủ tịch Công ty, T ổng giám đ ốc ho ặc Giám đốc, Kiểm soát viên. 3.4, Công ty cổ phần *Khái niệm: (Điều 77) Công ty Cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: -Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (cổ phần phổ thông (buộc phải có); cổ phần ưu đãi (có thể có); -Thành viên của Công ty Cổ phần có thể là cá nhân hoặc t ổ ch ức được g ọüi là c ổ đông (có tên trong sổ đăng ký cổ đông). Cổ đông là người sở hữu ít nh ất một cổ ph ần đã phát hành của Công ty Cổ phần. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; -Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; -Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp: Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 10
  11. +Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (Khoản 3, Điều 81); +Cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần phổ thông trong 3 năm đầu chỉ được quyền chuyển nhượng theo quy định tại Khoản 5 Đ 84. -Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy ch ứng nhận đăng ký kinh doanh -Công ty Cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. *Thành lập, tổ chức lại, giải thể -Điều kiện thành lập: +Về chủ thể: cá nhân, tổ chức (Điều 13); +Về tài sản: +Về ngành nghề -Trình tự đăng ký kinh doanh (Điều 15) +Hồ sơ đăng ký kinh doanh (Điều 19), gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu) Dự thảo điều lệ Công ty (Điều 22) Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo: cá nhân, tổ chức; Văn bản xác định vốn pháp định (nếu có) Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc người khác (nếu có). +Trình tự đăng ký kinh doanh +Công khai hoá *Cơ cấu tổ chức quản lý -Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần. (Điều 96) -Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (Điều 108). +Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều 111): do Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu theo quy định của điều lệ (phải là thành viên Hội đồng quản trị, n ếu H ội đồng quản trị bầu); Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 11
  12. -Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Công ty : (Điều 116) Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm 1 thành viên của Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác. Nếu đi ều l ệ Công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật c ủa Công ty thì T ổng giám đốc hoặc Giám đốc là người đại diện; -Ban kiểm soát (Điều 121): Ban kiểm soát phải có khi Công ty có 11 cổ đông là cá nhân trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% số cổ phần của Công ty); Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu, từ 3 đến 5 thành viên; nhi ệm kỳ không quá 5 năm (ít nhất 1 thành viên là kế toán hoặ kiểm toán viên); h ơn 1/2 thành viên ph ải thường trú tại Việt Nam. *Quyền và nghĩa vụ của Công ty Cổ phần. Ngoài những quyền và nghĩa vụ chung (Điều 8 & 9), còn có: -Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông (Điều 79 & 80) -Quyền của cổ đông ưu đãi (Điều 81 + 82 + 83) -Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông (Điều 96) - Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị (Điều 108) -Quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều 111) -Quyền và nhiệm vụ của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (Điều 116) -Nghĩa vụ của người quản lý Công ty (Điều 119): thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc... - Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát (Điều 123) -Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát (Điều126) 3.5, Công ty Hợp danh *Khái niệm: (Điều 130 - Luật doanh nghiệp) Công ty Hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: -Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung c ủa Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên h ợp danh có th ể có thành viên góp vốn. Như vậy có 2 loại Công ty Hợp danh: Công ty có t ất c ả thành viên là thành viên h ợp danh và Công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. +Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty; +Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân và ch ỉ ch ịu trách nhi ệm v ề các khoản nợ của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty; Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 12
  13. -Công ty Hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nh ận đăng ký kinh doanh; -Công ty Hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. *Thành lập công ty Hợp danh -Điều kiện thành lập Công ty Hợp danh (Điều 13) -Trình tự đăng ký kinh doanh (Điều 15) +Hồ sơ đăng ký kinh doanh (Điều 17), gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu); Dự thảo điều lệ Công ty; Danh sách thành viên và giấy tờ kèm theo. Văn bản xác định vốn pháp định (nếu có); Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và người khác (nếu có). +Tình tự đăng ký kinh doanh +Công khai hoá *Cơ cấu tổ chức quản lý Tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao và các thành viên quan h ệ m ật thi ết, nên việc quản lý Công ty rất ít chịu ràng buộc của pháp luật -Hội đồng thành viên (Điều 135): gồm tất cả thành viên, Hội đồng thành viên bầu 1 thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm T ổng giám đ ốc hoặc Giám đốc, nếu điều lệ không quy định khác. -Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của Công ty. -Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ ch ức đi ều hành ho ạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. - Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong biểu quyết (nếu điều lệ Công ty khôngg quy định khác) và thỏa thuận phân công nhau đ ảm nhi ệm các ch ức danh qu ản lý và kiểm soát Công ty. (Điều 137). -Khi xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của công ty: H ội đồng thành viên phải thông qua quyết định theo nguyên tắc: +Đối với những vấn đề tại Khoản 3 Điều 135 thì ít nh ất ph ải 3/4 s ố thành viên h ợp danh chấp thuận; +Đối với những vấn đề tại Khoản 4 Điều 135 thì phải 2/3 thành viên h ợp danh ch ấp thuận; những vấn đề tại Khoản 2 Điều 137 thì theo nguyên tắc đa số. Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 13
  14. *Quyền và nghĩa vụ Ngoài những vấn đề chung, còn có những quy định riêng: -Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh (Điều 134) -Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh (Điều 133) -Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn (Điều 40) 3.6, Nhóm công ty *Khái niệm: nhóm Công ty là tập hợp các Công ty có mối quan h ệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. (Điều 146) gồm các hình thức sau: -Công ty mẹ - Công ty con: thuộc một trong các trường hợp sau: +Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần ph ổ thông đã phát hành c ủa Công ty đó. +Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa s ố ho ặc tất c ả thành viên H ội đ ồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của Công ty đó; +Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của Công ty đó. -Tập đoàn kinh tế: là nhóm Công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định h ướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của Tập đoàn kinh tế. *Thành lập (chung) *Cơ cấu tổ chức quản lý (chung) *Quyền và nghĩa vụ (chung) có đề cập thêm về quyền và trách nhiệm của Công ty mẹ đối với Công ty con (Điều 147) 3.7, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. -Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp này được điều tiết chủ yếu bằng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành ngày 29/12/1997 được sửa đổi, bổ sung 30/6/1990; 23/12/1996; 09/6/2000 và Nghị định 24/2000 (31/7/2000) hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 27/2003 (19/3/2003) bổ sung Nghị định 24/2000. -Hiện nay, loại hình doanh nghiệp này được điều chỉnh bằng Luật doanh nghiệp năm 2005 (Điều 170) và Luật Đầu tư 2006. Theo Luật đầu tư 2005 (1/7/2006) thì: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hi ện hoạt đ ộng đ ầu t ư t ại Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 14
  15. Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ ph ần, sáp nh ập, mua lại. Theo Luật doanh nghiệp 2005, Những doanh nghiệp đã thành lập trước 1/7/2006 được quyền đăng ký lại và tổ chứ quản lý, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp (thời gian thực hiện trong vòng 2 năm, kể từ ngày 1/7/2006). -Nếu không đăng ký lại, thì doanh nghiệp ch ỉ được quyền hoạt đ ộng theo Gi ấy phép đầu tư đã cấp và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ; -Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ tài sản đã đầu tư cho Chính phủ Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động chỉ được chuyển đổi khi được c ơ quan nhà n ước có th ẩm quy ền chấp thuận theo quy định của Chính phủ. -Loại hình tổ chức là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và Công ty Cổ phần. A, Doanh nghiệp liên doanh: *Khái niệm: là doanh nghiệp do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành l ập tại Vi ệt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghi ệp có v ốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Đặc điểm: -Được thành lập trên cơ sở: Hợp đồng liên doanh hoặc Hi ệp đ ịnh ký k ết gi ữa các Chính phủ Việt Nam và nước ngoài (Điều ước quốc tế) trong trường hợp đặc biệt. -Luôn luôn có vốn của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Phần vốn góp của bên hoặc các bên nước ngoài vào doanh nghiệp không bị h ạn ch ế về m ức cao nhất, theo sự thỏa thuận của các bên nhưng không dưới 30% v ốn pháp đ ịnh c ủa doanh nghiệp liên doanh. -Được thành lập theo hình thức: Công ty Trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên. -Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân -Thời gian hoạt động không quá 50 năm, đặc biệt cũng không quá 70 năm. *Thành lập doanh nghiệp liên doanh: (Điều 46+48 Luật đầu tư). - Đăng ký cấp giấy phép đầu tư: - Thẩm định cấp giấy phép đầu tư: *Giải thể doanh nghiệp liên doanh: - Hết thời hạn hoạt động mà không được gia hạn nữa (đương nhiên); Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 15
  16. - Gặp các trở ngại khách quan làm cho các bên không thể thực hiện được hợp đồng liên doanh; - Một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ ghi trong hợp đồng liên doanh, do đó, doanh nghiệp không có điều kiện để tiếp tục hoạt động; - Doanh nghiệp bị thua lỗ tới mức không thể hoạt động được nữa; - Các trường hợp khác đã ghi trong hợp đồng liên doanh; *Cơ chế quản lý doanh nghiệp. - Hôị đồng quản trị (Điêù 11): gồm Chủ tịch, Phó ch ủ tịch và các thành viên khác, do các bên thỏa thuận cử ra theo tỉ lệ tương ứng với phần vốn góp và phải đảm bảo: + Liên doanh 2 bên, thì mỗi bên có ít nhất 2 thành viên trong Hôị đồng quản trị; + Liên doanh nhiều bên, thì ít nhất mỗi bên có 1 thành viên trong Hôị đồng qu ản trị; (nếu liên doanh nhiều bên mà chỉ có 1 bên Việt Nam hoặc 1 bên n ước ngoài thì bên đó phải có ít nhất 2 thành viên trong Hôị đồng quản trị) -Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc do Hôị đồng qu ản tr ị bổ nhi ệm, mi ễn nhiệm; Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất phải là công dân Vi ệt Nam, c ư trú tại Việt Nam. (Điều 12) B, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: *Khái niệm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là đơn vị kinh doanh hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, do h ọ thành l ập, t ự qu ản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm: -Do cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư 100% vốn -Cơ sở pháp lý để thành lập doanh nghiệp là sự cho phép của Chính phủ Vi ệt Nam bằng việc cấp giấy phép đầu tư và điều lệ doanh nghiệp đã được c ơ quan nhà n ước Vi ệt Nam có thẩm quyền chuẩn y; -Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức: Công ty Trách nhiệm h ữu hạn; Theo Nghị định 27/2003 quy định: thì doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thành l ập t ại Vi ệt Nam được hợp tác với nhau hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghi ệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam. -Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam. -Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp thuộc sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài; *Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: tương tự doanh nghiệp liên doanh -Giải thể doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 16
  17. +Hết thời hạn ghi trong giấy phép đầu tư mà không có sự gia hạn hoặc không th ể gia hạn được nữa; +Giải thể trước thời hạn theo các trường hợp ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; +Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư ra quyết định giải thể trước thời hạn do doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp lu ật hoặc hoạt động không phù hợp với mục đích và nhiệm vụ quy định trong điều lệ doanh nghiệp. *Cơ chế quản ly:ï Chủ đầu tư được quyền tự tổ chức bộ máy quản lý điều hành và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. *Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Được quy định tại chương IV (từ đièu 25 đến điều 53) Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. III, PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ 1, Khái niệm Nhà nước ta quy định vấn đề hợp đồng kinh tế tại Pháp l ệnh h ợp đồng kinh t ế đ ược Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/9/1989; có hi ệu l ực t ừ ngày 29/9/1989 và Nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 hướng dẫn thi hành Pháp l ệnh h ợp đ ồng kinh t ế. Hiện nay, pháp lệnh này đã hết hiệu lực do bị Bộ luật Dân s ự 2005 (có hi ệu l ực 1/1/2006) phủ quyết. -Hợp đồng ra đời từ rất sớm, từ khi có nền sản xuất hàng hoá. Có nhi ều loại h ợp đồng như: hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế. -Sau khi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 h ết hiệu l ực, quan ni ệm v ề h ợp đ ồng trong kinh tế được hiểu trên cơ sở quy định của pháp luật dân s ự và pháp lu ật chuyên ngành +Hợp đồng dân sự (Điều 388- BLDS hiện hành): “Hợp đồng dân s ự là s ự tho ả thu ận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặûc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” +Hợp đồng thương mại là sự thoả thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc ch ấm d ứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại giữa thương nhân với các bên liên quan. Từ quan điểm trên, có thể hiểu: Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh. -Theo cách hiểu này, hợp đồng kinh tế có đặc điểm: +Có sự thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế; +Sự thoả thuận phải tạo lập hiệu lực pháp lý (phát sinh quyền và nghĩa vụ); Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 17
  18. +Sự thoả thuận không bị khiếm khuyết +Nhằm mục đích kinh doanh. 2, Ký kết hợp đồng kinh tế: *Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế: là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình ký kết hợp đồng kinh tế mà các ch ủ thể ph ải tri ệt đ ể tuân thủ. Gồm những nguyên tắc cơ bản sau: (Điều 389 - BLDS) -Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội -Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. -Nguyên tắc cùng có lợi; -Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản * Căn cứ ký kết hợp đồng kinh tế -Định hướng kế hoạch của Nhà nước, các chính sách, chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện hành. -Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng. -Khả năng phát triển kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của doanh nghi ệp (của mình). -Tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh và kh ả năng đ ảm b ảo v ề tài s ản c ủa bên cùng ký kết hợp đồng (của đối tác). * Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế được xem xét ở 2 góc độ: -Tư cách chủ thể của doanh nghiệp: phải có tư cách chủ thể độc lập. -Người đại diện chủ thể để ký kết hợp đồng kinh tế: +Đại diện đương nhiên. +Đại diện theo uỷ quyền *Thủ tục, trình tự ký kết hợp đồng kinh tế -Ký kết trực tiếp: Gặp gỡ, bàn bạc trực tiếp để đi đến thoả thuận những cam k ết, (bao gồm cả qua điện thoại...). -Ký kết gián tiếp: gồm 2 bước +Đưa ra đề nghị ký kết hợp đồng kinh tế. +Chấp nhận đề nghị của đối tác. * Hình thức của hợp đồng kinh tế (Điều 401- BLDS) Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 18
  19. -Hợp đồng được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc b ằng hành vi c ụ th ể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình th ức nhất định. -Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được th ể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hiặc xin phép thì ph ải tuân theo các quy định đó. -Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. * Nội dung của hợp đồng kinh tế: (Điều 402 - BLDS) Nội dung hợp đồng là những điều khoản mà các bên đã cam k ết thoả thu ận v ới nhau xác lập nên. Đây chính là các quyền và nghĩa vụ giữa các bên. -Căn cứ vào tính chất, vai trò của các điều khoản, nội dung của h ợp đồng kinh t ế được chia thành 3 loại điều khoản sau: +Điều khoản chủ yếu: là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất của một hợp đồng; nếu không có coi như hợp đồng kinh tế chưa được ký kết. +Điều khoản thường lệ: là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận; +Điều khoản tùy nghi: là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi chưa có thỏa thuận của Nhà nước hoặc đã có nhưng các bên đ ược phép v ận d ụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp lu ật.(M ức ph ạt c ụ th ể, v ề giám định, kiểm dịch, về bồi thường gọn khi 1 bên muốn huỷ hợp đồng kinh tế, về hoà giải, về trọng tài). 3, Thực hiện hợp đồng kinh tế, thay đổi, chấm dứt và thanh lý hợp đồng * Nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế (Điều 412 - BLDS). - Thực hiện đúng hợp đồng; -Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nh ất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau; -Không được xâm hại đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của ng ười khác. * Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng: Pháp luật quy định nhiều biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, gồm: - Cầm cố tài sản (Điều 326 - BLDS): là việc1 bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng; +Việc cầm cố phải được lập thành văn bản (riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính). +Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài s ản cho bên nh ận tài sản. Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 19
  20. +Thời hạn cầm cố do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận thì đ ược tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố; +Quyền và nghĩa của các bên (Điều 330 đến Điều 333 BLDS); +Xử lý tài sản cầm cố (Điều 336 - BLDS) - Thế chấp tài sản (Điều 342 - BLDS): là việc 1 bên (sau đây gọi là bên th ế ch ấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo th ực hiện nghĩa v ụ đối v ới bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. +Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, các bên cũng có th ể tho ả thu ận giao cho bên thứ 3 giữ. +Việc thế chấp phải lập thành văn bản, nếu pháp luật có quy định thì văn b ản th ế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. -Đặt cọc: (Điều 358): là việc một bên giao cho bên kia 1 khoản ti ền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài s ản đ ặt c ọc) trong m ột th ời h ạn đ ể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đã giao kết. +Việc đặt cọc phải lập thành văn bản. +Nếu bên đặt cọc không thực hiện cam kết thì mất tài sản đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc không thực hiện cam kết thì phải trả lại tài sản đặt cọc và 1 kho ản ti ền t ương đ ương giá trị tài sản đặt cọc. (Trừ trường hợp có thoả thuận khác). -Ký cược (Điều 359): là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê 1 khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây g ọi là tài s ản ký cược) trong một thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê. +Nếu không trả tài sản thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê tài sản. -Ký quỹ (Điều 360): là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim kí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại m ột ngân hàng đ ể đ ảm b ảo vi ệc thực hiện nghĩa vụ. +Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quy ền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. - Bảo lãnh tài sản (Điều 361- BLDS): là việc ngưòi thứ 3 (bên bảo lãnh) cam k ết v ới bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không th ực hiện hoặc th ực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có th ể thoả thu ận v ề vi ệc bên b ảo lãnh ch ỉ ph ải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có kh ả năng th ực hi ện nghĩa v ụ c ủa mình. +Việc bảo lãnh phải lập thành văn bản, nếu pháp luật quy định thì văn bản ph ải công chứng, chứng thực. +Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả thuận. Đề cương bài giảng Luật Kinh tế 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2