Đề cương ôn tập chương 1, 2 ,3 phần Di truyền học
lượt xem 93
download
Để ôn tập tốt môn Sinh học chuẩn bị cho các kỳ thi học kỳ HK2 mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập chương 1, 2 và 3 Di truyền học”. Đề cương hệ thống lý thuyết và các bài tập trắc nghiệm về Di truyền học sẽ giúp các bạn hệ thống kiến thức lý thuyết và làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm phần này một cách chính xác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập chương 1, 2 ,3 phần Di truyền học
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1, 2 VÀ 3 DI TRUYỀN HỌC MỤC TIÊU: Kiến thức: - Hệ thống hoá KT cơ bản về DTH mà trọng tâm là cơ chế DT ở cấp độ phân tử, TB, các QLDT. VD lý thuyết giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống sản xuất. Kỹ năng: - Tư duy lý luận, so sánh tổng hợp, giải bài tập. Thái độ: - Biết cách vận dụng giải bài tập. . NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN 1. Kỹ năng học tập: HS thành thạo các kỹ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lý thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo). 2. Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học, thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Chương 1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp ARN; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hòa hoạt động của gen; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể; Đột biến nhiễm sắc thể Bài tập về đột biến gen và đột biến NST Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen); Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn;
- Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen ; Bài tập; 1. Bài 1: Sơ đồ cấu trúc chung của gen 3’ 5’ (1) (2) (3) 5’ 3’ * HỎI: - Mạch nào là mạch gốc? vì sao? mạch nào là mạch bổ sung? - Chú thích vào hình vẽ theo thứ tự các vùng của gen cấu trúc? (*trả lời: - Mạch 3’ 5’ là mạch gốc vì chứa thông tin di truyền để thực hiện phiên mã, mạch 5’ 3’ là mạch bổ sung. - Gồm 3 vùng: 1. vùng điều hoà, 2. vùng mã hoá, 3. vùng kết thúc – HS lên bảng chú thích vào hình vẽ, gv vấn đáp thêm về chức năng mỗi vùng. Sơ đồ quá trình nhân đôi của ADN ở E.coli * HỎI: - Liên kết nào bị cắt đứt? Enzim nào thực hiện ? kết quả ? - Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều nào của phân tử AND? - Enzim AND polimeraza có vai trò gì? Dịch chuyển theo chiều nào trên từng mạch đơn AND? Tại sao enzim này không đi theo chiều ngược lại?. - Hai mạch mới của AND được tổng hợp như thế nào? giải thích? - Nhìn hình vẽ mô tả đoạn Okazaki , enzim nối là gì? - Có bao nhiêu loại enzim tham gia ? Kể tên? Chức năng cơ bản của mỗi loại enzim? (*trả lời: - Liên kết hiđro giữa 2 mạch của gen bị cắt đứt, enzim tháo xoắn thực hiện, kết quả là 2 mạch đơn phân tử AND tách nhau chạc chữ Y. - Enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều 3’ 5’ của mạch gốc.
- - Enzim AND polimeraza có vai trò lắp ráp, liên kết các nu theo NTBS tạo nên mạch đơn mới. Dịch chuyển theo chiều 3’5’ của từng mạch khuôn. Enzim này không dịch chuyển theo chiều ngược lại vì: nó chỉ có thể bổ sung nu vào nhóm 3’- OH của mạch gốc. - Đoạn Okazaki là 1 đoạn mạch đơn của AND được tổng hợp trên mạch gián đoạn, chúng nối với nhau nhờ enzim nối ligaza để tạo thành mạch đơn mới. - Có 4loại enzim tham gia: + Enzim tháo xoắn: Tháo xoắn AND. + AND polimeraza: Lắp ráp nu tạo thành mạch đơn mới. + ARN polimeraza tổng hợp đoạn mồi. + Ligaza: Nối các đoạn Okazaki.) 2. Bài 2: Sơ đồ quá trình phiên mã (2 ảnh): * HỎI: - Diễn biến phiên mã có mấy giai đoạn? - Enzim nào tham gia vào phiên mã? - Phiên mã bắt đầu ở vị trí nào trên đoạn ADN hay gen? - Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ? Có gì khác với nhân đôi ADN? - Chiều tổng hợp và nguyên tắc nào được thực hiện trong phiên mã? - Kết quả của phiên mã? (* trả lời: - Có 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài, kết thúc - Enzim ARN polimeraza tham gia vào quá trình phiên mã. - Phiên mã bắt đầu từ điểm khởi đầu đứng trước gen phía đầu 3’ của mạch mã gốc) - Chiều của mạch khuôn tổng hợp là 3’5’, Trong nhân đôi ADN thì cả 2 mạch đơn đều dùng làm mạch khuôn tổng hợp. - Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’3’, nt bổ sung được thực hiện: A-U, G-X. - Kết quả: sau 1 lần phiên mã tạo ra 1 phân tử ARN .) Qúa trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ: * HỎI: - Codon mở đầu trên mARN là gì? Tương ứng với aa nào ở sv nhân sơ? - Anticodon có ở phân tử nào? - Mối liên quan giữa cođon và anticodon? - Tiểu phần nào tiếp xúc trước với mARN? - Liên kết peptit đầu tiên xảy ra giữa 2 aa nào? -Riboxom dịch chuyển theo chiều nào trên mARN?, một lần dịch chuyển tương ứng bao nhiêu codon?
- - Các codon kết thúc? - Khi nào thì 2 tiểu phần của riboxom tách nhau trong quá trình sinh tổng hợp protein? (*trả lời: - Codon mở đầu là AUG, tương ứng với aa foocmin metionin. - Anticodon có ở tARN. - Anticodon tương ứng sẽ bổ sung với codon trong quá trình dịch mã. - Tiểu phần bé của Riboxom tiếp xúc trước với mARN. - Liên kết peptit đầu tiên xảy ra giữa aa mở đầu foocmin metionin và aa thứ nhất - Ri dịch chuyển theo chiều 5’3’ trên m ARN. 1 lần dịch chuyển tương ứng với 1 codon. - UGA, UAG,UAA. - Khi riboxom tiếp xúc với 1 trong 3 mã kết thúc thì 2 tiểu phần của chúng tách nhau.) 3. Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen: Hình 3: Sơ đồ cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở E. coli GIÁO ÁN SINH HỌC 12A GV : LÊ THỊ CÚC I. ỨC CHẾ: Vùng khởi động (P) Vùng vận hành (O) Gen điều hoà (R) P R P O Z Y A Các gen cấu trúc (Z,Y,A) Phiên mã và dịch mã Không phiên mã Chất ức chế II.HOẠT ĐỘNG:
- Vùng khởi động (P) Vùng vận hành (O) Gen điều hoà (R) P R P O Z Y A Các gen cấu trúc (Z,Y,A) Phiên mã và dịch mã Phiên mã và dịch mã Chất ức chế Bất hoạt Các protêin tạo thành bởi Z,Y,A Lactozơ * HỎI: - Cấu tạo của 1 operon Lac gồm các thành phần nào?. Chú thích? - Chất ức chế có nguồn gốc và được tạo ra như thế nào? - Thế nào là chất cảm ứng? Trong hình trên là chất nào? - Gen nào là luôn luôn hoạt động? Gen nào có lúc được hoạt động , có lúc bị ức chế? - Vùng nào chịu tác động trực tiếp của chất ức chế? (trả lời: GIÁO ÁN SINH HỌC 12A GV : LÊ THỊ CÚC - Cấu tạo 1 operon gồm 3 thành phần: 1 nhóm gen cấu trúcliên quan về chức năng, vùng vận hành O nằm trước gen cấu trúc, V. khởi động P nằm trước V.vận hành. - Chất ức chế là ptotein được tổng hợp từ gen điều hoà qua cơ chế phiên mã và dịch mã. - Chất cảm ứng là chất có khả năng làm bất hoạt protein ức chế, trong t/hợp trên là lactozơ. - Gen điều hoà luôn luôn hoạt động, nhóm gen cấu trúc có khi hoạt động, có khi bị ức chế. - Vùng vận hành O chịu tác động trực tiếp của chất ức chế.). 4. Bài 4: Đột biến gen Hình 4.1 :Các dạng đột biến điểm I.
- ATGAAGTTT TAXTTXAAA AUGAAGUUU - Met- Lys –Phe … II. ATGAGTTT TAXTXAAA AUGAGUUU - Met- Ser – … III. ATGAAGXTTT TAXTTXGAAA AUGAAGXUUU - Met- Lys –Leu- … IV. ATGGAGTTT TAXXTXAAA AUGGAGUUU - Met- Glu –Phe … * HỎI: - Thế nào là đột biến điểm? có những dạng nào? - Hình II :là dạng đột biến gì, em hãy nêu nguyên nhân và giải thích? - Hình III : là dạng đột biến gì, em hãy nêu nguyên nhân và giải thích? - Hình IV : là dạng đột biến gì, em hãy nêu nguyên nhân và giải thích? (*trả lời:- Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 cặp nu. Có 3 dạng: mất 1 cặp nu, thay thế 1 cặp nu, thêm 1cặp nu. 5. Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST A. Hình bổ sung: Cấu trúc hiển vi của NST GIÁO ÁN SINH HỌC 12A GV : LÊ THỊ CÚC * HỎI: - Mô tả cấu trúc tổng quan của NST ở kì giữa của quá trình phân bào? - Vị trí tâm động? Vai trò? (*trả lời: - Cấu trúc gồm 2 cánh(cromatit), 1tâm động, thường có hình chữ V.
- - Tâm động là điểm eo vào, chỗ dính nhau của 2 cromatit trong 1 cặp, là điểm bám của NST vào thoi vô sắc để phân li về các cực tế bào). B. Hình 5: Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST: * HỎI: - Hình 5 thể hiện bao nhiêu mức cấu trúc siêu hiển vi của NST? Tên gọi các mức? - Kích thước (chiều ngang của NST ) ở các mức cấu trúc? - Thế nào là cấu trúc 1 nucleoxom? - Cơ chế hình thành từ mức 1 mức 4? (* trả lời: - Hình 5 thể hiện 6 mức cấu trúc siêu hiển vi của NST. Gồm: ADN, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc,sợi siêu xoắn , cromatit, NST kì giữa (xoắn cực đại). - Kích thước lần lượt là: 11nm30nm300nm700nm - Cấu trúc 1 nucleoxom là: gồm 8 phân tử protein histon tạo thành khối cầu, quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nu, quấn 1,3/4 vòng. - Cơ chế hình thành từ mức 1 mức 4 : Sợi ADN cuộn quanh khối cầu gồm 8 phân tử protein histon tạo thành đơn vị nuclêoxôm, các nucleoxom nối với nhau bởi 1 1đoạn AND gắn với 1 phân tử protein histon tạo thành sợi cơ bản, sợi này xoắn cuộn 1 lần nữa tạo thành sợi nhiễm sắc, sợi nhiễm sắc xoắn gấp khúc tạo nênsợi siêu xoắn, các vùng như vậy xoắn 1 lần nữa tạo thành sợi cromatit, sợi cromatit xoắn cực đại tạo thành cấu trúc NST. ) * CÁC MỨC CẤU TRÚC SIÊU HIỂN VI CỦA NST (hình 5 SGK) 6. BÀI 6 Đột biến cấu trúc NST A. Hình bổ sung: Một số dạng đột biến cấu trúc NST NST bình thường Mất đoạn Chuyển đoạn Đảo đoạn MỘT SỐ DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST GIÁO ÁN SINH HỌC 12A GV : LÊ THỊ CÚC
- * HỎI: -Có mấy dạng đột biến cấu trúc NST? Từ đó khái niệm như thế nào là đột biến NST? - Khái niệm mất đoạn? Mô tả? - Khái niệm đảo đoạn? Mô tả? - Khái niệm lặp đoạn? Mô tả? - Khái niệm chuyển đoạn? Mô tả? - Những dạng nào có thể làm thay đổi tính tương đồng của NST so với cặp của chúng? Từ đó có thể dự đoán hậu quả ? (*trả lời: - Có 4 dạng đột biến cấu trúc NST. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, Thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST. - Là đột biến làm mất từng đoạn NST, Đoạn mất có thể chứa 1 hoặc vài gen, ở đầu mút hoặc giữa cánh NST. - Là đột biến mà 1 đoạn của NST bị đứt ra và quay 180 0, nối lại vào NST, đoạn đảo có thể chứa hoặc không chưá tâm động. - Lặp đoạn là hiện tượng 1 đoạn NST chứa 1hoặc vài gen lặp 1 hoặc vài lần. - Là có sự trao đổi đoạn trong 1 NST hay giữa các NST khác nhau. - Các dạng mất, lặp, chuyển đoạn có thể làm mất tính tương đồng của các NST trong cặp của chúng. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp hợp của NST trong giảm phân khả năng sinh sản của cơ thể. ). 7. Bài 7: Đột biến số lượng NST A. Hình bổ sung: Các dạng đột biến lệch bội (Ruồi giấm 2n=8) // ** ** // * ,,, .. ,, .. ,, .. TB thể 0 nhiễm TB thể 1 nhiễm TB thể 3 nhiễm // ** / * // *** ,, …. ,, .. ,,, .. TB thể bốn nhiễm TB thể 1 nhiễm kép TB thể 3 nhiễm kép
- GIÁO ÁN SINH HỌC 12A GV : LÊ THỊ CÚC * HỎI: - Quan sát và khái niệm đột biến lệch bội? - Nêu khái niệm và hình thành công thức tổng quát các thể: thể 0 nhiễm, thể 1 nhiễm, thể 3 nhiễm, thể 4 nhiễm? - Nêu khái niệm và hình thành công thức tổng quát thể 1 nhiễm kép? thể 3 nhiễm kép? - Vận dụng hình vẽ trên hãy tính số lượng NST ở các dạng dị bội trên của ruồi giấm? (*trả lời: - Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng. - Thể 0: Bộ NST bị mất hẳn 1 cặp : 2n-2 - Thể 1: Bộ NST có 1 cặp NST bị mất 1 chiếc : 2n-1 - Thể 3 : Bộ NST có 1 cặp NST thêm 1 chiếc: 2n+1 - Thể 4: Bộ NST có 1 cặp NST thêm 2 chiếc: 2n+2. - Thể 1 kép: Bộ NST có 2 cặp nào đó , mỗi cặp mất 1 chiếc : 2n-1-1. - Thể 3 kép: Bộ NST có 2 cặp nào đó, mỗi cặp thêm 1 chiếc: 2n+1+1 . - Ở ruồi giấm 2n = 8, nên: Thể 0: 6 , thể 1: 7, thể 3:9, thể 4:10, thể 1kép : 6, thể 3 kép : 10). B. Hình bổ sung: Kết quả của cây lai : cải củ (Raphanus) với cải bắp(Brassica): P: Cải củ (2n=18R) x Cải bắp (2n=18B) n=9R n=9B F1 : Cải lai (2n = 9R+9B) (bất thụ) Đa bội hóa F1: Cải tứ bội (4n= 18R+18B) (hữu thụ) * HỎI: - Từ sơ đồ trên, khái niệm dị đa bội? Thể dị đa bội? - Viết công thức mô tả ngắn gọn sơ đồ trên? - Khái niệm như thế nào là song nhị bội?
- (* trả lời: - Dị đa bội là hiện tượng khi cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào. Thể dị đa bội được hình thành từ lai xa kết hợp với đa bội hoá. - P: Cải củ 2n =18 x cải bắp 2n = 18 Gp: n=9(R) n=9(B) F1: 2n = 18 (9R+ 9B) Đa bội hoá: F1: 2n thành F1: 4n = 36 (18R + 18B) - Thể song nhị bội ) PHƯƠNG PHÁP: HS điền vào các bảng câu hỏi (Theo nhóm, GV bổ sung cho hoàn chỉnh). PHƯƠNG PHÁP: HS điền vào các bảng câu hỏi (Theo nhóm, GV bổ sung cho hoàn chỉnh). Bảng 1 Nguyên nhân và cơ chế các dạng đột biến: Các dạng đột biến Nguyên nhân và cơ chế ĐB gen - Bắt cặp sai (không theo NTBS) hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang hợp. ĐBCTNST - Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của đoạn NST. - Do sự chuyển đoạn diễn ra giữa các NST không tương đồng. ĐB số lượng NST - Sự không phân ly của của cặp NST. - Do thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân hoặc giảm phân. Bảng 2 Tóm tắt các QLDT: Tên quy luật Nội dung Cơ sở tế bào Đk nghiệm Ý nghĩa học đúng Phân ly Trội không hoàn toàn Tương tác gen không alen Tác động cộng gộp Tác động đa hiệu DT phân li độc lập Liên kết hoàn toàn Hoán vị gen DT giới tính DT liên kết giới tính Bảng 3 So sánh đột biến và thường biến (HS tự so sánh)
- Các chỉ tiêu so sánh đột biến thường biến - Mang tính chất cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên? X - DT được? X - Mang tính chất thích nghi? x - Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá? x Chương 3: So sánh quần thể tự phối và ngẫu phối (HS tự so sánh),... BÀI TẬP CHƯƠNG I, II và III A, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DT Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ :NUCLÊÔTIT – ĐƠN PHÂN CỦA ADN VÀ ARN 1. Nucleôtit đơn phân của acid nucleic ( ADN và ARN) 1nu dài 3,4 A0; nặng 300 đvC. 2. Cấu trúc ADN: Là 1 chuỗi xoắn kép gồm 02 mạch đơn (polinucleotit) cấu tạo từ 04 loại nu : A, T, G, X. + Liên kết giữa các nu - Trên mỗi mạch đơn là liên kết hoá trị. - Trên 02 mạch đơn với nhau là liên kết H2 A = T, G X 3. Chu kỳ xoắn của ADN (vòng xoắn): Dài 34A0 gồm 10 cặp = 20 nu. 4. Thông tin DT trên ADN : - Đoạn ADN qđ cấu trúc 1 loại protein gen . - Ba nu đứng kế tiếp nhau trên 1 mđơn ADN tạo 01 bộ 3 mật mã và mã hoá cho 1 aa. 5. Mỗi loài SV có 1 loại ADN đặc trưng về số lượng nu, thành phần nu, trật tự sắp xếp các nu. A. Cơ chế tự nhân đôi ADN : Từ ptử ADN mẹ -> 2pt ADN con giống hệt nhau và giống hệt mẹ nó. B. ARN và cơ chế tổng hợp ARN : - ARN cấu tạo gồm 04 loại: Adimin Uraxin (thay vì Tymin trg ADN) Guanin Xitôzin - Được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN theo nguyên tắc bổ sung. C. So sánh ADN và ARN : a. Giống nhau : - Đều cấu tạo từ các đơn fân là các nu, mỗi nu gồm 03 tf : Bazơ nitric, đường 5C, H3PO 4 . - Đều có liên kết hóa trị. - Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN.
- - Đều tham gia tổng hợp Protein. b. Khác nhau : ADN gồm : ARN gồm : - 2 mạch đơn xoắn nhau. - Chỉ gồm 1 mạch đơn tự xoắn. - Có lk H2. - Không lk H2. - 04 loại nu là ATGX chứa đường - 04 loại rnu là AUGX có đường Deoxyriboza C5H10O4 . Riboza C5H10O5 - Bản mã gốc, tự tái sinh. -Bản mã sao,k0 có knăng tái sinh - ĐK tông hợp P qua mmã DT - Trực tiếp tham gia giải mã. D. Protein : Gồm 01 hoặc nhiều chuổi Polypeptit, đfân là các aa tham gia nhiều chức năng vừa đa dạng vừa đặc thù. B. CƠ SỞ VC VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO I. Nhiễm sắc thể : II. Các QL di truyền : (hs ghi lại các sơ đồ lai). 1. Lai 01 tính. 2. Lai phân tích; Aa x aa -> FB : 1Aa : 1aa 1T : 1L 3. Lai 2 tính F2 9(A-B-) : 3A – bb : 3aaB - : 1aabb 4. Lkết gen. 5. Hoán vị gen. 6.Tđ qua lại giữa các gen (tg tác gen), Lai phân tích 7. DTGT : P : XX x XY -> F1 ; 1gái: 1trai 8. DTLK giới tính : P : mẹ bt XH XH x X h Y bố bịnh F1 : XH Xh : XHY -> KH: đều bình thường CÂU HỎI TNKQ PHẦN DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG 1 1. GEN-MÃ DT-TÁI BẢN 1/ Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở vị trí nào của gen? A. Đầu 5, mạch mã gốc B. Đầu 3, mạch mã gốc C. Nằm ở giữa gen D. Nằm ở cuối gen 2/ Gen cấu trúc của vi khuẩn có đặc điểm gì? A. Phân mảnh B. Vùng mã hoá không liên tục C. Không phân mảnh D. Không mã hoá axit amin mở đầu 3/ Intrôn là gì? A. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã B. Đoạn gen không có khả năng phiên mã và dịch mã
- C. Đoạn gen mã hoá các axit amin D. Đoạn gen chứa trình tự nu- đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen 4/ Có bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A? A. 25 B. 27 C. 37 D. 41 5/ Nhóm cô đon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Prôtêin? A. UAG,UGA,AUA B. UAA,UAG,AUG C. UAG,UGA,UAA D.UAG,GAU,UUA 6/ Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các axit amin? A. 60 B. 61 C. 63 D. 64 7/ Từ 3 loại nu- khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau? A. 27 B.48 C. 16 D. 9 8/ ADN-Polimeraza có vai trò gì ? A. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới B. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 5, 3, C. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3, 5, D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới 9/ Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là: A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất B. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất C. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào D. Kì đầu của phân bào – Trong nhân tế bào 10/ Một gen chiều dài 5100 Ao có số nu loại A = 2/3 một loại nu- khác tái bản liên tiếp 4 lần.Số nu- mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là: A. A = T = 9000 ; G = X = 13500 B. A = T = 2400 ; G = X = 3600 C. A = T = 9600 ; G = X = 14400 D. A = T = 18000 ; G = X = 27000 11/ Một ADN có 3.000 nu- tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nu- tự do ở môi trường nội bào? A. 24.000nu- B. 21.000 nu- C. 12.000 nu- D. 9.000 nu- 12/ Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn? A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều nhất định B. Sự liên kết các nu- trên 2mạch diễn ra không đồng thời C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau D. Do trên 2 mạch khuôn có 2 loại en zim khác nhau xúc tác 13/ Quá trình nhân đôi của ADN diển ra ở: A. Tế bào chất B. Ri bô xôm C. Ty thể D. Nhân tế bào 14/ Đặc điểm thoái hoá của mã bộ ba có nghĩa là:
- A. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axitamin B. các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau C. Nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axitamin D. Một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã 15/ Phân tử ADN dài 1,02mm.Khi phân tử ADN này nhân đôi một lần,số nu- tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là: A. 6 x106 B. 3 x 106 C. 6 x 105 D. 1,02 x 10 5 16/ Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho: A. Sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc B. Sản phẩm tạo nên thành phần chức năng C. Kiểm soát hoạt động của các gen khác D. Sản phẩm nhất định (chuổi poolipeptit hoặc ARN) 17/ Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E.Coli về: 1 : Chiều tổng hợp 2 : Các enzim tham gia 3 : Thành phần tham gia 4 : Số lượng các đơn vị nhân đôi 5 : Nguyên tắc nhân đôi Phương án đúng là: A. 1, 2 B. 2, 3 ,4 C. 2, 4 D. 2, 3, 5 18/ Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là: A. Có một bộ ba khởi đầu B. Có một số bộ ba không mã hóa các axitamin C. Một bộ ba mã hóa nhiều axitamin D. Một axitamin có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba 19/ Đặc điểm nào là không đúng đối với quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực? A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và bổ sung B. Gồm nhiều đơn vị nhân đôi C. Xảy ra ở kì trung gian giữa các lần phân bào D. Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc hình chữ Y 20/ Enzim ADN pôlimeraza chỉ bổ sung nuclêôtit vào nhóm nào của mạch khuôn? A. 3, OH B. 3, P C. 5, OH D. 5, P 21/ Các bộ ba nào sau đây không có tính thoái hóa? A. AUG, UAA B. AUG, UGG C. UAG, UAA D. UAG, UGA 22/ Có tất cả bao nhiêu bộ mã mà trong mỗi bộ mã đều có thành phần các nu- hoàn toàn khác nhau? A. 12 B. 24 C. 36 D. 48 23/ Một phân tử ADN tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu phân tử ADN con hoàn toàn mới(không mang sợi khuôn của ADN ban đầu): A. 3 B. 7 C. 14 D. 15 0 24/ Một đoạn ADN có chiều dài 81600A thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị khác nhau.biết chiều dài mỗi đoạn okazaki =1000 nu.Số đoạn ARN mồi là: A. 48 B. 46 C. 36 D. 24 25/ Nhóm sinh vật nào trong quá trình tái bản đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn?
- 1: nhân sơ 2: nhân thực 3: virut có ADN sợi đơn 4: virut có ADN sợi kép 5: vi khuẩn A. 1;2 B. 1;2;4 C. 1;2;3;5 D. 2;4 26/ Bản chất của mã di truyền là: A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen. 27/ Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN. 28/ Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pôlimeraza có vai trò A. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN. C. tháo xoắn phân tử ADN, D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi. 29/ Mã di truyền có tính thoái hóa là do : A. Số loại axitamin nhiều hơn số bộ ba mã hóa B. Số bộ ba mã hóa nhiều hơn số loại axitamin C. Số axitamin nhiều hơn số loại nu D. Số bộ ba nhiều hơn số loại nu 30/ Tính phổ biến của mã di truyền là bằng chứng về : A. Tính thống nhất của sinh giới B. Tính đặc hiệu của thông tin di truyền đối với loài C. Nguồn gốc chung của sinh giới D. Sự tiến hóa liên tục 31/ ADN nhân đôi theo nguyên tắc: A. bảo tồn B. bổ sung C. bổ sung và bảo tồn D. bổ sung và bán bảo tồn 32/ Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới : A.Tính liên tục. B.Tính đặc thù. C.Tính phổ biến. D.Tính thoái hóa. 33/ Một axit amin trong phân tử protein được mã hóa trên gen dưới dạng : A.Mã bộ một. B.Mã bộ hai. C.Mã bộ ba. D.Mã bộ bốn. 34/ Nguyên tắc bổ sung thể hiên trong cơ chế tự nhân đôi ADN là? A. A liên kết U ; G liên kết X. B. A liên kết X ; G liên kết T. C. A liên kết T ; G liên kết X. D. A liên kết với G ; T liên kết X 35/ Trong quá trình nhân đôi, enzim AND polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN. A. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’. B. Di chuyển một cách ngẫu nhiên. C. Theo chiều từ 5’ đến 3’mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia. D. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
- 36/ Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử AND hình thành theo chiều : A.Cùng chiều với mạch khuôn. B. 3’ đến 5’. C. 5’ đến 3’. D. Cùng chiều với chiều tháo xoắn của ADN. 37/ Các mã bộ ba khác nhau bởi : A. Trật tự của các nucleotit. B. Thành phần các nucleotit. C. Số lượng các nucleotit. D. Thành phần và trật tự của các nucleotit. 38/ Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã di truyền là mã bộ ba. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. 39/ Một gen có chiều dài 4080A0 và có hiệu số % A với một loại nu khác = 10%. a) Số nu mỗi loại và số liên kết H của gen: A. A=T= 480 ; G=X = 720 B. A=T= 720 ; G=X = 480 C. A=T= 600 ; G=X = 900 D. A=T= 900 ; G=X = 600 b) Số nu mỗi loại môi trường cung cấp nếu gen tự nhân đôi 4 lần: A. A=T= 2880 ; G=X = 1920 B. A=T= 1920 ; G=X = 2880 C. A=T= 11520 ; G=X = 7680 D. A=T= 10800; G=X = 7200 40/ Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là A.1x B. 0,5x C. 4x D. 2x 41/ Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự: A. tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể B. phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. C. tự nhân đôi, tập hợp các nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. D. tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 42/ Ở sinh vật nhân thực, trình tự nu trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là A. đoạn intron. B. đoạn êxôn. C. gen phân mảnh. D. vùng vận hành. 43/ Vùng điều hoà là vùng A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã C. mang thông tin mã hoá các axit amin D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã 44/ Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040 45/ Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen. 46/ Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN và ARN lần lượt được gọi là
- A. gen và codon B. gen và triplet C. codon và triplet. D. triplet và codon 47/ Một đoạn ADN dài 1,02μm và có lần lượt các nu trên mạch (1) là: A, T, G = 10%, 20%, 30%. Xác định: a) Số nu từng loại của gen: A. A=T=1800 ; G=X= 4200 B. A=T=900 ; G=X= 2100 C. A=T=450 ; G=X= 1050 D. A=T=4200 ; G=X= 1800 b) Số liên kết H và khối lượng của gen: A. 5100 H và 9 x103đvC B. 5100 H và 18 x103đvC C. 8100 H và 9 x10 3đvC D. 8100 H và 18 x103đvC 2. PHIÊN MÃ-DỊCH MÃ 1/ Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì? A. AUX B. TAX C. AUG D. UAX 2/ Loại ARN nào có cấu tạo mạch thẳng? A. tARN B. rARN C. mARN D. mARN,tARN 3/ Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã? A. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào B. Quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3, của mạch gốc ADN C. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay D. Các nu- liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T ;G-X 4/ Bào quan nào trực tiếp tham gia tổng hợp Prôtêin? A. Perôxixôm B. Lizôxôm C. Pôlixôm D. Ribôxôm 5/ Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì? A. Hiđrô B. Hoá trị C. Phôtphođieste D. Peptit 6/ Số axitamin trong chuổi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN hoàn chỉnh có 1.500 nu- là: A. 1.500 B. 498 C. 499 D. 500 7/ Phân tử mARN ở tế bào nhân sơ được sao mã từ 1 gen có 3.000 nu- đứng ra dịch mã.Quá trình tổng hợp Prôtêin có 5 Ribôxôm cùng trượt qua 4 lần trên Ribôxôm.Số axit amin môi trường cung cấp là bao nhiêu? A. 9980 B. 9960 C. 9995 D. 9996 8/ Quan hệ nào sau đây là đúng: A. ADN tARN mARN Prôtêin B. ADN mARN Prôtêin Tính trạng C. mARN ADN Prôtêin Tính trạng D. ADN mARN Tính trạng 9/ Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. ADN được chuyển đổi thành các axitamin của prôtêin B. ADN chứa thông tin mã hoá cho việc gắn nối các axitamin để tạo nên prôtêin C. ADN biến đổi thành prôtêin D. ADN xác định axitamin của prôtêin 10/ Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là: A. ADN B. tARN C. rARN D. mARN
- 11/ Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã(anticôdon)? A. mARN B. tARN C. rARN D. Cả 3 loại ARN 12/ Phiên mã là quá trình: A. tổng hợp chuổi pôlipeptit B. nhân đôi ADN C. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ D. tổng hợp ARN 13/ Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã ? A. ADN B. mARN C. tARN D. Ribôxôm 14/ Đặc điểm nào là không đúng đối với Ribôxôm . A. Mỗi Ribôxôm gồm 2 tiểu phần luôn liên kết với nhau B. Trên Ribôxôm có hai vị trí : P và A ; mỗi vị trí tương ứng với một bộ ba C. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt từng bước một tương ứng với từng bộ ba trên mARN D. Các Ribôxôm được sử dụng qua vài thế hệ tế bào và có thể tham gia tổng hợp mọi loại prôtêin 15/ Trong quá trình phiên mã, enzim ARNpôlimerraza có vai trò gì gì ? 1 : xúc tác tách 2 mạch gen 2 : xúc tác bổ sung các nu- vào liên kết với mạch khuôn 3 : nối các đoạn ôkazaki lại với nhau 4 : xúc tác quá trình hoàn thiện mARN Phương án trả lời đúng là : A. 1 ; 2 ; 3 B. 1 ; 2 ; 4 C. 1 ; 2 ; 3 ; 4 D. 1 ; 2 16/ Thứ tự chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là : A. 5,→3, và 5,→3, B. 3,→3, và 3,→3, C.5,→3, và 3,→5, D. 3,→5, và 5,→3, 17/ Axitamin mở đầu trong chuổi pôlipeptit được tổng hợp ở : A. Sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin còn ở nhân thực là mêtiônin. B. Sinh vật nhân sơ là mêtiônin còn ở nhân thực là foocmin mêtiônin . C. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là mêtiônin. D. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là foocmin mêtiônin . 18/ Kết quả của giai đoạn hoạt hóa các axitamin là : A. Tạo phức hợp aa-ATP B. Tạo phức hợp aa-tARN C. Tạo phức hợp aa-tARN-Ribôxôm D. Tạo phức hợp aa-tARN-mARN 19/ Cấu trúc nào sau đây có mang anticôdon ? A. ADN ; mARN B. tARN ; mARN C. rARN ; mARN ; tARN D. tARN 20/ Anticôdon có nhiệm vụ : A. Xúc tác liên kết axitamin với tARN B. Xúc tác vận chuyển axitamin đến nơi tổng hợp C. Xúc tác hình thành liên kết peptit D. Nhận biết côdon đặc hiệu trên mARN nhờ liên kết bổ sung trong quá trình tổng hợp pr 21/ Các chuổi pôlipeptit được tạo ra do các ribôxôm cùng trượt trên một khuôn mARN giống nhau về:
- A. Cấu trúc B. Thành phần các axitamin C. Số lượng các axitamin D. Số lượng và thành phần các axitamin 22/ Một phân tử mARN dài 1,02.10 -3 mm điều khiển tổng hợp prôtêin.Quá trình dịch mã có 5 ribôxôm cùng trượt 3 lần trên mARN.Tổng số axitamin môi trường cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp là : A. 7500 B. 7485 C. 15000 D. 14985 23/ Loại axitnuclêic nào sau đây đóng vai trò như“một người phiên dịch“, tham gia dịch mã trong quá trình tổng hợp chuổi pôlipeptit? A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN 24/ Số axitamin trong chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ một gen của tế bào nhân sơ có chiều dài 4.080A0 là A. 398 B. 399 C. 798 D. 799 25/ Nhiều đột biến điểm thay thế cặp nuclêôtit hầu như vô hại ở sinh vật là do mã di truyền có tính: A. đặc hiệu B. liêntục C. thoái hóa D. phổ biến 0 26/ Một gen có chiều dài 5100A và có 3900 liên kết H, mạch (1) có A= 255, G = 360. a) Số lượng A và G lần lượt trên mạch thứ 2 là A. A=255 ; G= 360 B. A=345 ; G= 540 C. A=540 ; G= 345 D. A=630 ; G= 255 b) Nếu mạch (1) là mạch gốc và gen sao mã 5 lần thì số nu mỗi loại U và X môi trường phải cung cấp là: A. U=1200 ; X= 1440 B. U=1380 ; X= 14402700 C. U=1275 ; X= 1800 D. U=1380 ; X= 2160 c) Số phân tử nước được giải phóng khi tổng hợp một chuổi pôlipeptit: A. 497 B. 498 C. 499 D. 500 d) Số axitamin môi trường nội bào cung cấp cho quá trình dịch mã biết trên mỗi mARN tạo ra có 4 ribôxôm đều trượt qua 4 lần. A. 29940 B. 29880 C. 23904 D. 30000 27/ Quá trình phiên mã có ở A. vi rút, vi khuẩn. B. sinh vật nhân thực, vi khuẩn C. vi rút có ADN kép, vi khuẩn, sinh vật nhân thực D. sinh vật nhân thực, vi rút. 28. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch? A. 3’-OH→ 5’-P B. 5’-OH→ 3’-P C. 3’-P→ 5’-OH D. 5’-OH→ 3’-P 29/ Chiều dài của gen là 0,408 micromet, với A = 840. Khi gen phiên mã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 4800 riboNu tự do. a) Số nu loại X của gen là A. 840 B. 1560 C. 480 D. 360
- b) Số bản mã sao của gen A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 c) Tổng số liên kết hóa trị của ARN tương ứng: A. 2399 B. 1199 C. 1198 D. 4798 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN 1/ Điều hoà hoạt động của gen là gì? A. Điều hoà lượng sản phẩm của gen tạo ra B. Điều hoà phiên mã C. Điều hoà dịch mã D. Điều hoà sau dịch mã 2/ Điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân sơ chủ yếu xảy ra ở mức độ nào? A. Sau dịch mã B. Dịch mã C. Phiên mã D. Phiên mã và dịch mã 3/ Trình tự các thành phần của một Opêron gồm A. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc B. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc C. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động D. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành 4/ Prôtêin điều hoà liên kết với vùng nào trong Opêron Lac ở E.côli để ngăn cản quá trình phiên mã? A. Vùng điều hoà B. Vùng khởi động C. Vùng vận hành D. Vùng mã hoá 5/ Thành phần cấu tạo của Opêron Lac gồm: A. Một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc. B. Một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc. C. Một vùng khởi động (P),một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc. D. Một gen điều hòa (R),một vùng khởi động (P),một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc. 6/ Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm của điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân thực? A. Cơ chế điều hòa phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ. B. Phần lớn của ADN là được mã hóa thông tin di truyền. C. Phần ADN không mã hóa thì đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động. D. Có nhiều mức điều hòa ,qua nhiều giai đoạn :từ NST tháo xoắn đến biến đổi sau dịch mã. 7/ Trong điều hoà hoạt động Opêron Lac khi môi trường không có Lactôzơ, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Vùng mã hoá tổng hợp Prôtêin ức chế B. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành C. Quá trình phiên mã bị ngăn cản D. Quá trình dịch mã không thể tiến hành được 8/ Trong điều hoà hoạt động Opêron Lac khi môi trường có Lactôzơ, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập chương 1 Hình học lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 131 | 6
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số lớp 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 82 | 6
-
Đề cương ôn tập chương 1 và chương 2 môn Tin học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 77 | 5
-
Đề cương ôn tập chương 1,2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
10 p | 49 | 4
-
Đề cương ôn tập chương 1 Số học lớp 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 72 | 4
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
8 p | 85 | 3
-
Đề cương ôn tập chương 1 Hình học lớp 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 61 | 3
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Tin học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
4 p | 91 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 1 và 2 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
17 p | 76 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 1 Hình học lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 1 Hình học lớp 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 48 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 71 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 và 2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
17 p | 54 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 và 2 môn Đại số 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
8 p | 54 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Hình học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
8 p | 52 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số 9
3 p | 62 | 0
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số 9 năm học 2017-2018 – Trường THCS Đoàn Thị Điểm
13 p | 58 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn