Đề cương ôn tập chương I môn Tin học khối 12
lượt xem 36
download
Mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập chương I môn Tin học khối 12”. Tài liệu hệ thống lý thuyết Khái niệm hệ CSDL từ đó cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp các bạn nhớ kiến thức nhanh hơn chuẩn bị cho kỳ thi HK1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập chương I môn Tin học khối 12
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG I MÔN TIN HỌC KHỐI 12
- Chương 1. KHÁI NIỆM HỆ CSDL A. Tóm tắt nội dung: 1. Kiến thức: Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN * Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức: + Tạo lập hồ sơ về các đối tượng cần quản lí: Xác định chủ thể cần quản lí, xác định cấu trúc hồ sơ, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ theo cấu trúc đã xác định. + Cập nhật hồ sơ: thêm, xóa, sửa hồ sơ + Khai thác hồ sơ: Tìm kiếm, thống kê, sắp xếp, lập báo cáo * Một số khái niệm: - CSDL là một tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau chứa thông tin của một tổ chức nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người với nhiều mục đích khác nhau - Hệ QTCSDL là một phần mềm cung cấp một môi trường thuần lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL. - Hệ CSDL = CSDL + Hệ QTCSDL * Có 3 mức thể hiện CSDL: mức vật lí, mức khái niệm, mức khung nhìn * Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL: - Tính cấu trúc - Tính toàn vẹn - Tính nhất quán - Tính an toàn và bảo mật thông tin - Tính độc lập - Tính không dư thừa
- Bài 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU * Chức năng của hệ quản trị CSDL: - Cung cấp môi trường tạo lập - Cung cấp môi trường cập nhật và và khai thác dữ liệu - Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL đảm bảo thực hiện một số yêu cầu cơ bản của hệ CSDL + Phát hiện và ngăn chặn những truy cập không được phép + Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời + Duy trì tính nhất quán dữ liệu + Khôi phục CSDL khi có sự cố + Quản lí các mô tả dữ liệu * Vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL: - Người quản trị CSDL: quản lí tài nguyên (CSDL, hệ QTCSDL, phần mềm liên quan), cài đặt CSDL vật lí, cấp phát quyền truy cập, cấp phần mềm, phần cứng, duy trì hoạt động của hệ thống. - Người lập trình ứng dụng: xây dựng các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của các nhóm người dùng. - Người dùng: người khai thác thông tin từ CSDL, thường được phân nhóm. Mỗi nhóm có quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL. * Các bước xây dựng CSDL: + Khảo sát: - Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí; - Xác định các dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ giữa chúng; - Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác sử dụng;
- - Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin đáp ứng các yêu cầu đặt ra. + Thiết kế: - Thiết kế CSDL; - Lựa chọn hệ QTCSDL; - Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng. + Kiểm thử: - Nhập dữ liệu; - Chạy thử các chương trình ứng dụng và hiệu chỉnh (nếu cần) 2. Kĩ năng: Học sinh bước đầu xác định được đối tượng cần quản lí và một số thuộc tính cơ bản của đối tượng cần quản lí trong bài toán mượn trả sách của thư viện B. Câu hỏi và bài tập: 1. Câu hỏi trắc nghiệm 001.1.1. Khi xử lí thông tin của một tổ chức, ta làm những việc nào? A. Thêm, xóa, sửa hồ sơ B. Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ C. Khảo sát, thiết kế, kiểm thử D. Tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, báo cáo 002.1.1. Tính cấu trúc; Tính toàn vẹn; Tính nhất quán, tính an toàn và bảo mật thông tin; Tính độc lập; Tính không dư thừa là các yêu cầu của: A. Hệ QTCSDL B. Bảng C. CSDL D. Hệ CSDL 003.1.2. Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào? A. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ B. Trước khi cập nhật hồ sơ vào máy tính C. Sau khi nhập hồ sơ vào máy tính
- D. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin 004.1.2. Trong một CSDL, các bản ghi của một tệp dữ liệu có tính chất gì? A. Kích thước khác nhau, cấu trúc giống nhau B. Kích thước và cấu trúc khác nhau C. Kích thước và cấu trúc giống nhau D. Cấu trúc khác nhau, kích thước giống nhau 005.1.2. Khi khai thác hồ sơ học sinh, việc tính điểm trung bình các môn học của học sinh được gọi là thao tác: A. Thống kê B. Lập báo cáo C. Cập nhật D. Tìm kiếm 001.2.1. Phát biểu sau nói về đối tượng nào? "Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL" A. Hệ quản trị CSDL B. Hệ cơ sở dữ liệu C. Cơ sở dữ liệu D. Phần mềm ứng dụng khai thác CSDL 002.2.1. Người tổ chức và đảm bảo hoạt động của hệ thống, quản lí tài nguyên của CSDL được gọi là: A. Người thiết kế CSDL B. Người dùng C. Người lập trình ứng dụng D. Người quản trị CSDL 003.2.1. Hệ quản trị CSDL không có chức năng nào? A. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu B. Lưu trữ trực tiếp các tệp trong CSDL C. Cung cấp công cụ kiểm soát và điều khiển truy cập vào CSDL D. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL 004.2.1. Trong hệ QTCSDL, việc cập nhật và khai thác dữ liệu nhờ vào ngôn ngữ nào?
- A. Thao tác dữ liệu B. Định nghĩa dữ liệu C. Truy vấn dữ liệu D. Ngôn ngữ SQL 005.2.1. Hệ CSDL gồm các thành phần: A. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu và ngôn ngữ khai thác dữ liệu B. CSDL, hệ QTCSDL và các thiết bị vật lí C. CSDL và hệ QTCSDL D. Tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau 006.2.1. Khi xây dựng CSDL cần thực hiện các bước: A. Khảo sát -> thiết kế -> kiểm thử B. Tạo lập -> thiết kế -> khai thác C. Tạo lập -> cập nhật -> điều khiển truy cập D. Tạo lập -> cập nhật -> khai thác 007.2.1. Tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin về một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cấu khai thác thông tin của nhiều người với nhiều mục đích khác nhau được gọi là: A. Cơ sở dữ liệu B. Hệ quản trị CSDL C. Hệ cơ sở dữ liệu D. Bộ quản lí dữ liệu 008.2.1. Ngôn ngữ dùng để khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, khai báo các ràng buộc trong CSDL được gọi là: A. Ngôn ngữ quản lí dữ liệu B. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu C. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu D. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu 2. Bài tập vận dụng: 1/ Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết
- 2/ Giả sử phải xây dựng CSDL để quản lí mượn trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc cần phải làm để đáp ứng yêu cầu của người thủ thư. 3/ Khi làm việc với các hệ CSDL em muốn giữ vai trò gì (người quản trị CSDL, người lập trình ứng dụng hay người dùng)? Vì sao? 4/ Vì sao hệ QT CSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập vào CSDL? Hãy nêu ví dụ để minh họa. 5/ Vì thiếu cán bộ chuyên trách, thầy giáo môn tin học tạm thời kiêm bí thư đoàn trường đã xây dựng một hệ thống cho phép quản lí lí lịch đoàn viên, tình hình học tập và rèn luyện của đoàn viên, tình hình phát triển đoàn viên, các hoạt động của đoàn trường… Trên thực tế chỉ có bí thư đoàn trường khai thác dữ liệu của hệ thống do mình xây dựng. Có thể nói Bí thư đoàn trường đã tạo ra một CSDL hay không? Tại sao? C. Định hướng học chương (bài) tiếp theo: Làm quen với các đối tượng bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo trong hệ quản trị CSDL Access
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập Hóa học lớp 11 - HK I
22 p | 990 | 272
-
Đề cương ôn tập HK1 phần I chương I và phần II chương II – Sinh 10
34 p | 269 | 65
-
Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 10 - Chương I: Động học chất điểm - Cơ bản
11 p | 834 | 62
-
Đề cương ôn tập chương 1 và chương 2 Công nghệ 12
7 p | 648 | 52
-
Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 10 - Chương I: Chất khí và Nhiệt học
8 p | 301 | 50
-
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương I Vật lý 11
24 p | 441 | 39
-
Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 10 chương I: Động học chất điểm - Nâng cao
20 p | 498 | 38
-
Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý khối 12 NC năm học 2013 – 2014
14 p | 196 | 36
-
Đề cương ôn tập Chương I - Đại số 11 nâng cao - Đoàn Thanh Minh Thọ
2 p | 318 | 24
-
Đề cương ôn tập chương I Vật lý 11 NC
18 p | 186 | 24
-
Đề cương ôn tập chương I Vật lý 12
8 p | 183 | 20
-
Đề cương ôn tập chương I Vật lý 11
27 p | 215 | 18
-
Đề cương ôn tập chương I Vật lý 10 NC
17 p | 257 | 18
-
Đề cương ôn tập học kỳ I – Khối 12 năm học 2018-2019 môn Vật lí (Phần bài tập) - Trường THPT Hai Bà Trưng - Huế
20 p | 58 | 6
-
Đề cương ôn tập học kì I năm học 2018-2019 môn Địa lí khối 10 (Chương trình Chuẩn) - Trường THPT Hai Bà Trưng
2 p | 67 | 4
-
Đề cương ôn tập chi tiết học kì I (2018 - 2019) môn Lịch sử 12 - Trường THPT Hai Bà Trưng
39 p | 60 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
3 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn