Đề cương ôn tập HK1 phần I chương I và phần II chương II – Sinh 10
lượt xem 65
download
Để ôn tập tốt môn Sinh học chuẩn bị cho các kỳ thi học kì mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập HK1 phần I chương I và phần II chương II – Sinh 10”. Đề cương bao gồm lý thuyết và các bài tập trắc nghiệm về Thế giới sống, Sinh học tế bào sẽ giúp các bạn làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm phần này một cách chính xác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 phần I chương I và phần II chương II – Sinh 10
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 PHẦN I CHƯƠNG I VÀ PHẦN II CHƯƠNG II – SINH 10 NỘI Kiến thức và kỹ năng cần đạt DUNG CÁC CẤP - Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế TỔ CHỨC giới sống. CỦA THẾ - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống. GIỚI - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. SỐNG CÁC GIỚI - Học sinh nêu được khái niệm giới. SINH VẬT - Trình bày được tiu chí phn loại v hệ thống phân loại sinh giới ( hệ thống 5 giới). - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật). CÁC - Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. NGUYÊN Nêu được vai trò các nguyên tố vi lượng đối với tế bào. TỐ HÓA - Phân biệt được nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. HỌC VÀ - Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hóa của nước. NƯỚC. - Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào. - Vận dụng: Bảo vệ môi trường, chế độ dung dịch phù hợp, tính thống nhất của thế giới sống. CACBOHI - Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong cơ thể sinh vật. DRAT VÀ - Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật. LIPIT - Liệt kê được tên các loại lipit có trong cơ thể sinh vật. - Trình bày được chức năng các loại lipit. - Vận dụng: Chế độ dinh dưỡng hợp lí và chăm sóc sức khỏe PRÔTÊIN - Phân biệt được các mức độ cấu trúc của Prôtêin: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4. - Nêu được chức năng 1 số loại Prôtêin và đưa ra các ví dụ minh họa. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của Prôtêin và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của Prôtêin. - Vận dụng: dinh dưỡng hợp lí. AXIT - Nêu được thành phần hóa học của 1 nuclêôtit. NUCLÊIC - Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và ARN. - Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
- - So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN. - Vận dụng: cc dạng tốn AND, ARN. TẾ BÀO - Nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ. NHÂN SƠ - Giải thích được tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ sẽ có được lợi thế gì? - Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn. - GD: Nhận thức rõ hơn về thế giới sống. - Giải quyết được các vấn đề thực tiễn: vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, công nghệ vi sinh, thuốc kháng sinh. TẾ BÀO - Trình bày được đặc điềm chung của tế bào nhân thực. NHÂN - Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào. THỰC - Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của hệ thống lưới nội chất, ribôxôm. - Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của Bộ máy gôngi, ti thể, lục lạp, lizoxom, không bào, khung xương tb. Trình bày được cấu tạo và chức năng của màng sinh chất, cấu trúc bên ngoài màng sinh chất. VẬN - Trình bày được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động. CHUYỂN - Nêu được sự khác biệt giữa vận chuyền chủ động và vận chuyển thụ động. CÁC - Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào. CHẤT - Vận dụng: giải thích các hiện tượng thực tế QUA MÀNG SINH CHẤT THỰC - Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng làm tiêu bản hiển vi. HÀNH - Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau. - Nắm quy trình thí nghiệm, giải thích được hiện tượng. KHÁI - Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa. QUÁT VỀ - Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP. NĂNG - Trình bày được khái niệm chuyển hóa vật chất. LƯỢNG - Rèn luyện 1 số kĩ năng: Tư duy logic, khái quát, tổng hợp, liên hệ thực tế. VÀ CHUYỂN HÓA VẬT
- CHẤT ENZIM VÀ - hiểu và trình bày được cấu trúc, chức năng của enzim. VAI TRÒ - các cơ chế tác động của enzim. CỦA - giải thích ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến hoạt động của enzim. ENZIM - giải thích cơ chế điều hòa chuyển hóa vật chất của tế bào bằn các enzim. TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT HÔ HẤP - Giải thích được hô hấp tế bào là gì? Vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hóa TẾ BÀO vật chất trong tế bào, nêu được sản phẩm cuối cùng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP. - Trình bày được quá trình hô hấp tế bào gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử. - Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào THỰC - Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường HÀNH lên hoạt tính của enzim catalaza. MỘT SỐ - Nắm quy trình tiến hành thí nghiệm trong SGK THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM Quang hợp - Hiểu được cơ chế của quang hợp. - Vai trò của quang hợp trong thực tiễn. - oxi trong quang hợp có vai trò quan trọng đối với sinh quyển. Chu kì tế + Nêu được khái niệm của chu kỳ tế bào. bào và + Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào. nguyên + Trình bày được những diễn biến cơ bản qua các kỳ của nguyên phân ( chú ý đến những phân khác biệt trong phân bào ở tế bào thực vật với tế bào động vật). + Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân trong đời sống của sinh vật. Giảm phân - mô tả được đặc điểm các kỳ trong quá trình giảm phân.
- - Giải thích được diễn biến chính trong kỳ đầu của giảm phân 1. - Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân. - Chỉ ra được sự khác biệt giữa quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân . - Liên hệ thực tiễn về vai trò của giảm phân trong chọn giồng và tiến hóa. Cơng thức giải cc bi tốn AND v ARN CẤU TRÚC ADN I. Tính số Nu của ADN: 1. Đối với mỗi mạch: A1= T2; T1=A2; G1=X2; X1=G2. 2. Đối với cả 2 mạch: A= T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2. Chú ý: khi tính tỷ lệ: % A1 % A2 % T1 % T 2 % A %T ... 2 2 % G1 % G 2 % X1 % X 2 %G % X ... 2 2 Một chu kỳ xoắn gồm 10 cặp Nu = 20 Nu. Khi biết số chu kỳ xoắn thì số Nu của ADN: N = 20 x số chu kỳ. II. Tính chiều dài: L = N/2 x 3,4Ao 0 Đơn vị thường dùng: 1 micromet (µm) = 104 angstron ( A ) 1 micromet (µm) = 103 nanomet (nm) 0 1 mm = 103 µm = 106 nm = 107 A III. Tính số liên kết hydro (H) và số liên kết hoá trị (Đ-P): 1. Số liên kết H: H = 2A + 3G Hay: H = 2T + 3X 2. Số liên kết hoá trị Đ-P:
- N HT 2 1 N 2 ( N 1) 2 CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ TỔNG HỢP ARN I. TÍNH SỐ RIBONUCLEOTIT CỦA ARN: N rN = rA + rU + rG + rX = 2 rA = T gốc; rG = X gốc; rU = A gốc; rX = G gốc. N Số rN tự do các loại cần dùng trong 1 lần sao mã (tổng hợp ARN) bằng số Nu của 1 mạch ADN:rNtd = 2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (dùng để tham khảo): PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG 1. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại ? A. Cơ thể B. Quần xã C. Quần thể D. Hệ sinh thái 2. Cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống là A. sinh quyến B. hệ sinh thái C. loài D. hệ cơ quan 3. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành A. mô B. hệ cơ quan C. cơ thể D. cơ quan 4. Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào? A. Được cấu tạo từ các mô B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống C. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống D. Được cấu tạo từ các phân tử , đại phân tử vào bào quan 5. Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên? A. Loài C. Quần xã B. Quần thể D. Sinh quyển 6. Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là A. đều được cấu tạo từ tế bào. B. đều có khả năng sinh sản. C. đều có khả năng hô hấp. D. đều có nguồn gốc chung. 7. Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại ? A. Giới khởi sinh B. Giới động vật C. Giới thực vật D. Giới nấm 8*. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Những con chim ở lũy tre làng B. Những cây sen ở trong hồ. C. Những cây cỏ trên một đồng cỏ. D. Những con voi trong rừng. 9*. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể?
- A. Những con ốc bươu vàng trên một ruộng lúa. B. Bèo trên mặt ao. C. Những con chó nhà. D. Những con cá sống trong hồ. 10*. Nhóm sinh vật nào sau đây là một quần xã sinh vật? A. Thực vật ven hồ. B. Nòng nọc và ếch. C. Những con cá rô phi trong hồ. D. Những con voi ở khu bảo tồn Yokđôn. 11. Sinh vật được phân loại thành các bậc theo trình tự lớn dần là A. loài - chi - họ - bộ - lớp - ngành - giới B. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài C. loài - chi - họ - bộ - lớp - giới - ngành D. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới 12. Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và nhân thực là A. thực vật, nấm, động vật B. nguyên sinh , khởi sinh , động vật C. thực vật , nguyờn sinh , khởi sinh D. nấm, khởi sinh, thực vật 13. Các tiêu chí cơ bản để phân biệt 5 giới sinh vật là A. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng B. khả năng thích ứng, khả năng vận động và mức độ cấu tạo cơ thể C. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng D. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể 14. Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới nguyên sinh, giới thực vật và giới động vật là A. tế bào cơ thể đều có nhân thực . B. tế bào cơ thể đều có nhân sơ C. cơ thể đều có cấu tạo đơn bào D. cơ thể đều có cấu tạo đa bào 15. Đặc điểm có ở vi rút và không có ở các vi sinh vật khác là A. sống kí sinh bắt buộc B. sống tự dưỡng C. sống cộng sinh D. sống hoại sinh 16. Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của vi khuẩn? A. Có tốc độ sinh sản rất nhanh B. tế bào có nhân thực C. cơ thể chưa có cấu tạo tế bào D. cơ thể đa bào 17. Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không được xếp cùng giới với các sinh vật còn lại? A. Nấm nhầy B. Nấm ăn C. Nấm mốc D. Nấm men 18. Tìm ý đúng trong các câu sau? A. Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, sống tự dưỡng. B. Quyết là thực vật chưa có hệ mạch, tinh trùng không roi. C. Virut là sinh vật thuộc giới nguyên sinh. D. Đa dạng sinh vật thể hiện rõ nhất là đa dạng quần xã. 19. Nhóm sinh vật nào sau đây không có hình thức dị dưỡng? A. Vi khuẩn lam; thực vật. B. Vi khuẩn, nấm. C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh. D. Nấm, thực vật. 20. Nguồn gốc phát sinh các ngành thực vật là A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ B. nấm đa bào C. động vật nguyên sinh D.vi sinh vật cổ
- 21. Điểm khác nhau cơ bản giữa ngành rêu và quyết là A. rêu chưa có hệ mạch; quyết thì có hệ mạch. B. rêu thì có hệ mạch; quyết chưa có hệ mạch. C. rêu có tinh trùng không roi; quyết thì tinh trùng có roi. D. rêu thụ tinh nhờ nước; quyết thụ tinh không nhờ nước. 22. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự tiến hoá từ thấp đến cao của các ngành thực vật? A. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín B. Rêu, hạt kín, quyết, hạt trần C. Quyết, rêu, hạt trần, hạt kín D. Hạt trần, hạt kín, rêu, quyết 23. Địa y là tổ chức cộng sinh giữa nấm với sinh vật nào sau đây? A. Tảo hoặc vi khuẩn lam B. Động vật nguyên sinh C. Nấm nhày D.Vi khuẩn lam hoặc động vật nguyên sinh 24. Nấm men sinh sản chủ yếu theo phương thức nào dưới đây ? A. Nảy chồi B. Bằng bào tử C. Phân đôi D. Sinh sản hữu tính. 25. Đặc điểm cấu tạo có ở giới nấm mà không có ở giới thực vật là A. tế bào có thành kitin B. cơ thể đa bào C. tế bào có nhân thực D. tế bào có thành xenlulôzơ và chứa nhiều lục lạp 26. Thực vật nào sau đây thuộc ngành hạt kín? A. Cây sen C. Cây dương xỉ B. Cây rêu D. Cây thông 27. Giới động vật phát sinh từ dạng sinh vật nào sau đây? A. Trùng roi nguyên thuỷ C. Vi khuẩn B. Tảo đa bào D. Nấm 28. Cấu trúc nào sau đây được xem là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt giữa động vật có xương sống với động vật không có xương sống ? A. Cột sống C. Vỏ đá vôi B. Hệ thần kinh D. Vỏ kitin của cơ thể 29. Trong các ngành động vật sau đây, ngành nào có mức độ tiến hóa thấp nhất so với các ngành còn lại ? A. Ruột khoang C. Thân mềm B. Giun tròn D. Chân khớp 30. Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ở mặt bụng? A. Giun đất B. Gián. C. Châu chấu. D. Thủy tức PHẦN 2: SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO. 1. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống ? A. C,H,O,N B. C,Na,Mg,N C.H,Na,P,Cl D. C,H,Mg,Na 2. Nguyên tố chủ yếu làm cho lá cây có màu xanh là A. magiê B. clo C. lưu huỳnh D. cacbon 3. Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây? A. Hêmôglôbin trong hồng cầu của động vật B. Diệp lục tố trong lá cây
- C. Sắc tố mêlanin trong lớp da D. Săc tố của hoa , quả ở thực vật 4. Thức ăn nào sau đây chứa nhiều sắt? A. Lòng đỏ trứng. B. Rau muống. C. Chuối D. Dưa. 5. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đa lượng ? A. Photpho C. Kẽm B. Đồng D. Mangan 6. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng ? A. Magiê C. Lưu huỳnh B. Canxi D. Photpho 7. Các nguyên tố chủ yếu của hợp chất hữu cơ là A. C, H, O, N. B. C, Ca, Na, K. C. C, H, K, S. D. Ca, P, S, K. 8. Liên kết giữa oxi và hiđrô trong phân tử nước là liên kết A. Cộng hóa trị phân cực B. Ion C. Kị nước D. Cộng hóa trị không phân cực 9. Tại sao con bọ không bị chìm khi đi trên mặt nước? A. Do sức căng bề mặt. B. Do nó rất nhẹ. C. Do nó có thể bơi. D. Do nó có thể thay đổi nhiệt độ của nước. 10. Vì sao sự tiết mồ hôi có hiệu quả làm mát? A. Vì nước có nhiệt bay hơi cao. B. Vì nước có mật độ cao. C. Vì nước có nhiệt kết hợp cao D. Vì nước có sức căng bề mặt. 11. Muối ăn NaCl hòa tan trong nước vì các phân tử nước A. phân cực. B. có nhiệt dung riêng cao. C. mất electron D. ít đậm đặc hơn các phân tử NaCl. 12. Khi nhiệt độ môi trường cao, có hiện tượng bốc hơi nước ra khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa như thế nào? A. Tạo ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể. B. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào. C. Giảm bớt sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra môi trường. D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể. 13. Tại sao khi được sấy khô thì thực phẩm được bảo quản lâu hơn? A. Hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm. B. Các chất hữu cơ gắn thành một khối bền chắc. C. Một số chất độc bị bốc hơi gần hết. D. Tính phân cực của phân tử nước bị mất. 14. Muốn nước biến thành hơi, phải cần năng lượng để làm gì? A. Bẻ gãy các liên kết Hydrô giữa các phân tử nước. B. Tăng mật độ của các phân tử nước. C. Bẻ gãy các liên kết cộng hóa trị của các nguyên tử nước. D. Tăng tính phân cực của phân tử nước. 15. Các phân tử nước là phân cực nên chúng liên kết với nhau bằng liên kết gì? A. Liên kết hiđrô C. Liên kết ion C. Liên kết axit D. Liên kết phôtphođieste 16. Các nguyên tố hoá học cấu tạo của cacbohiđrat là A. Cacbon, hiđrô và ôxi B. Hiđrô và ôxi C. Ôxi và cacbon D. Cacbon và hiđrô 17. Đường đơn còn được gọi là A. mônôsaccarit B. đisaccarit C. pôlisaccarit D. Mantôzơ
- 18. Đường nào sau đây là pentôzơ? A. Ribôzơ và đêôxiribôzơ B. Glucôzơ và đêôxiribôzơ C. Ribôzơ và fructôzơ D. Fructôzơ và Glucôzơ 19. Chất nào dưới đây thuộc loại pôlisaccarit? A. Tinh bột B. Saccarozơ C. Mantôzơ D.Hexôzơ 20. Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại? A. Glucôzơ và Fructôzơ B. Xenlucôzơ và galactôzơ C. Galactôzơ và tinh bột D. Tinh bột và mantôzơ 21. Chất nào dưới đây không được cấu tạo từ glucôzơ? A. Fructôzơ B.Tinh bột C. Glicogen D. Mantôzơ 22. Liên kết giữa hai phân tử đường đơn tạo thành phân tử đường đôi là A. Liên kết glicozit B. Liên kết hóa trị C. Liên kết peptit D. Liên kết hiđrô 23. Loại đường tham gia cấu tạo ADN là A. đêôxiribôzơ. B. ribôzơ. C. hecxôzơ. D. fructôzơ. 24. Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ loại phân tử nào? A. Xenlulozơ B. Kitin. C. Peptidoglican. D. Hecxozơ. 25. Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử cacbon? A. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ B. Glucôzơ, fructôzơ , pentôzơ C.Galactôzơ, xenlucôzơ, tinh bột D.Tinh bột , lactôzơ, pentôzơ 26. Chất nào sau đây là polisaccarit? A. Xenlulozơ. B. Galactozơ. C. Saccarozơ. D. Lactozơ. 27. Chức năng chủ yếu của glucôzơ là A. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào B. tham gia cấu tạo thành tế bào C. tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể D. là thành phần của phân tử ADN 28. Chất nào sau đây không phải là lipit? A. ARN. B. Steroit C. Colesteron D. Sáp. 29. Dầu, mỡ có cấu trúc gồm A. glixêrol liên kết 3 axit béo. B. glixêrol liên kết 1 axit béo. C. glixêrol liên kết 2 axit béo. D. glixêrol liên kết 4 axit béo. 30. Điểm giống nhau giữa phôtpholipit và stêrôit là A. không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ như: ête, benzen, clorôfooc. B. tan trong nước và tan trong dung môi hữu cơ như: ête, benzen, clorôfooc. C. không tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ như: ête, benzen, clorôfooc. D. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ như: ête, benzen, clorôfooc.
- 31. Photpholipit có chức năng chủ yếu là A. thành phần cấu tạo của màng tế bào. B. tham gia cấu tạo nhân của tế bào C. thành phần của máu động vật D. cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây 32. Lipit là chất có đặc tính A. không tan trong nước B. tan nhiều trong nước C. tan rất ít trong nước D. có ái lực rất mạnh với nước 33. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong mỡ chứa nhiều axít no B. Phân tử dầu có chứa 1glixêrol C. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo D. Dầu không có tính kị nước. 34. Ơstrogen, progesteron và testosteron thuộc nhóm phân tử nào sau đây? A. Lipit. B. Protein. C. Cacbohiđrat. D. Axit nuclêic. 35. Chất tham gia cấu tạo hoocmôn là A. stêrôit B. phôtpholipit C. triglixêrit D. mỡ. 36. Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi A. số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin. B. Số liên kết peptit. C. Hai mươi loại axit amin khác nhau. D. Số lượng axit amin nhiều. 37. Đơn phân cấu tạo của prôtêin là A. axit amin B. photpholipit C. mônôsaccarit D. stêrôit 38. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp là của cấu trúc prôtêin A. bậc 2 B. bậc 1 C. bậc 3 D. bậc 4 39. Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây? A. Có khả năng tự sao chép B. Có tính đa dạng C. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân D. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao 40. Loại prôtêin nào sau đây không có chứa liên kết hiđrô? A. Prôtêin bậc 1 B. Prôtêin bậc 2 C. Prôtêin bậc 3 D. Prôtêin bậc 4 41. Đặc điểm cấu trúc bậc 3 của prôtêin A. một chuỗi polypeptit xoắn nhiều lần tạo thành hình cầu. B. một chuỗi polypeptit xoắn hoặc gấp khúc. C. hai chuỗi polypeptit xoắn lại. D. một chuỗi polypeptit gồm nhiều axit amin liên kết với nhau. 42. Loại prôtêin nào sau đây có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể? A. Prôtêin hoomôn B. Prôtêin kháng thể C. Prôtêin vận động D. Prôtêin cấu trúc 43. Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng A. xúc tác các phản ứng trao đổi chất B. điều hoà các hoạt động trao đổi chất C. xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể D. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào .
- 44. Cấu trúc nào sau đây có chứa prôtêin thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể? A. Hêmôglôbin B. Nhiễn sắc thể C. Xương D. Cơ 45. Cấu trúc không gian bậc 2 của prôtêin được duy trì và ổn định nhờ A. các liên kết hiđrô B. các liên kết photphođieste C. các liên kết hoá trị D. các liên kết peptit 46. Axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học nào sau đây? A. C,H,O,N,P B. C,H,O,N. C. C,H,O,P. D. C,H,O. 47. Axit nuclêic gồm những chất nào sau đây? A. ADN và ARN B. Prôtêin và ADN C. ARN và prôtêin D. ADN và lipit 48. Đặc điểm chung của ADN và ARN là A. đại phân tử và có cấu tạo đa phân B. cấu trúc hai mạch C. được cấu tạo từ các đơn phân axit amin D. cấu trúc một mạch 49. Đơn phân cấu tạo của phân tử ADN là A. nuclêotit B. polinuclêotit C. axit amin D. ribônuclêôtit 50. Mỗi nuclêotit được cấu tạo từ các thành phần nào? A. Đường 5C , bazơ nitơ và axit photphorit. B. Đường 5C , bazơ nitơ và nhóm amin. C. Đường 5C , bazơ nitơ và glixerol. D. Hiđrocacbon, bazơ nitơ và axit photphorit. 51. Đường tham gia cấu tạo phân tử ADN là A. đêôxiribôzơ B. xenlulôzơ C. glucôzơ D. saccarôzơ 52. Các loại nuclêotit trong phân tử ADN là A. guanin, xitôzin,timin và ađênin. B. uraxin, timin, ađênin, xitôzin và guanin C. ađênin, uraxin, timin và guanin D. uraxin,timin,xitôzin và ađênin. 53. Liên kết giữa hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép ADN là A. Liên kết hiđrô B. Liên kết photphođieste C. Liên kết ion D. Liên kết peptit 54. Chức năng của ADN là A. lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền B. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào C. trực tiếp tổng hợp prôtêin D. là thành phần cấu tạo của màng tế bào 55. Chức năng của ARN thông tin là A. truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm B. tổng hợp phân tử ADN C. qui định cấu trúc của phân tử prôtêin D. quy định cấu trúc đặc thù của ADN 56. Câu nào sau đây có nội dung đúng? A. Trong các ARN không có chứa bazơ nitơ timin B. Các loại ARN đều có chứa 4 loại đơn phân A,T,G,X
- C. ARN vận chuyển là thành phần cấu tạo của ribôxôm D. ARN có cấu tạo hai mạch đơn xoắn kép. 57. Loại liên kết hóa học có trong phân tử ADN là A. liên kết cộng hóa trị, liên kết hyđrô. B. liên kết cộng hóa trị, liên kết peptit. C. liên kết cộng hóa trị, liên kết peptit, liên kết hyđrô. D. liên kết hyđrô, liên kết peptit. 58. * Một phân tử mARN có trình tự là: 5 AUG – XAX – UUA – GUX – XXA – AUX – UAG 3'. Vậy mạch mã gốc ' sao ra mARN là A. 3'TAX – GTG – AAT – XAG – GGT – TAG – ATX5' B. 5'UAX – GUG – AAU – XAG – GGU – UAG - AUX3' C. 3'ATG – XAX – TTA – GTX – XXA – ATX – TAG5' D. 5' TAX – GTG – AAT – XAX – GGT – TTG – ATX3' 59. * Một phân tử ADN có 100 chu kì xoắn. Chiều dài của phân tử ADN trên là A. 3400Å B. 6800 Å C. 2400Å D. 4080Å 60. * Một gen có A =400 chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Số chu kỳ xoắn của gen trên là A. 100 B. 90 C. 70 D. 80 61. * Một gen có chiều dài 0,51µm và A = 20%. Số nuclêôtit loại G của gen đó là bao nhiêu? A. 900 B. 600 C. 300 D. 200 62. * Một gen có chiều dài 0,408µm và A = 30%. Tổng số liên kết hydrô của gen đó là bao nhiêu? A. 2880 B. 3120 C. 1440 D. 1560 CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO BÀI: TẾ BÀO NHÂN SƠ 1. Vùng nhân của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì? A. Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng B. Chỉ chứa một phân tử ADN xoắn kép C. Chỉ chứa một phân tử ARN mạch thẳng D. Chỉ chứa một phân tử ADN hoặc ARN 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ? A. Có các bào quan như: bộ máy gôngi, lưới nội chất B. Có kích thước nhỏ C. Nhân chưa có màng bao bọc D. Chứa phân tử ADN dạng vòng 3. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là A. Màng sinh chất , tế bào chất , vùng nhân B. Tế bào chất, vùng nhân , các bào quan C. Màng sinh chất , các bào quan , vùng nhân D. Nhân phân hóa, các bào quan , màng sinh chất 4. Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ?
- A. Mạng lưới nội chất C. Vỏ nhầy B. Màng sinh chất D. Lông và roi 5. Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn? A. Là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào B. Là cơ thể đơn bào, tế bào có nhân sơ C. Bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhầy và có tác dụng bảo vệ D. Bên trong tế bào chất có chứa ribôxôm 6. Nhận định nào sau đây đúng với tế bào vi khuẩn? A. Vật chất di truyền là ADN không kết hợp với prôtêin histon. B. Nhân có màng nhân bao bọc C. Nhân có chứa phân tử ADN dạng vòng D. Các bào quan có màng bao bọc. 7. Ở vi khuẩn, cấu trúc plasmis là A. phân tử ADN nằm trong tế bào bào chất, có dạng vòng B. Phân tử ADN có dạng vòng nằm trong nhân C. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào, có dạng thẳng D. Phân tử ADN dạng thẳng nằm trong tế bào chất 8. Trong tế bào vi khuẩn nguyên liệu di truyền là ADN có ở A. tế bào chất và vùng nhân B. màng sinh chất và nhân C. màng sinh chất và màng ngăn D. màng nhân và tế bào chất 9. Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây ? A. Thành tế bào B. Màng sinh chất C. Vỏ nhầy D. Tế bào chất 10. Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn là A. peptiđôglican B. Xenlulozơ C. phôtpholipit D. prôtêin. 11. Người ta chia làm 2 loại vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương dựa vào yếu tố sau đây? A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào B. Cấu trúc của plasmit C. Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân hay vùng nhân D. Cấu trúc của phân tử ADN trong nhân 13. Sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ là A. Vi khuẩn lam B. Nấm
- C. Tảo D. Động vật nguyên sinh BÀI: TẾ BÀO NHÂN THỰC 1. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tế bào nhân thực? A. Các bào quan không có màng bao bọc. B. Có màng nhân bao bọc. C. Tế bào có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ. D. Đa số không có thành tế bào 2. Cấu trúc nào sau đây có ở tế bào động vật? A. Ti thể. B. Thành xenlulôzơ. C. Lục lạp. D. Không bào lớn. 3. Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào cơ tim B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào xương . 4. Ở tế bào nhân thực có các bào quan như sau: 1/ Ti thể. 2/ Lizôxôm. 3/ Lục lạp. 4/ Không bào Những bào quan có cấu tạo màng đơn là A. 2, 4. B. 1, 3. C. 1, 2. D. 3, 4. 5. Cấu trúc dưới đây không có trong nhân của tế bào là A. bộ máy gôngi B. nhân con C. chất dịch nhân D. chất nhiễm sắc 6. Thành phần hoá học c ủa chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là A. ADN và prôtêin B. ARN và gluxit C. Prôtêin và lipit D. ADN và ARN 7. Trong dịch nhân có chứa A. chất nhiễm sắc và nhân con B. tế bào chất và chất nhiễm sắc C. ti thể và tế bào chất D. nhân con và mạng lưới nội chất 8. Chất nào sau đây có chứa nhiều trong thành phần của nhân con? A. axit ribônuclêic B. axit đêôxiribônuclêic C. axit photphoric D. axit nitơric 9. Ti thể có chức năng gì trong tế bào? A. Cung cấp năng lượng ATP cho tế bào
- B. Vận chuyển các chất nội bào C. Phân huỷ các chất độc hại trong tế bào D. Thâu tóm những chất lạ thâm nhập vào tế bào 10. Chức năng của nhân tế bào là A. mang thông tin di truyền B. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào C. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào D. duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường 11. Thành phần hoá học của ribôxôm gồm A. Prôtêin, ARN B. ADN,ARN và prôtêin C. Lipit,ADN và ARN D. ADN,ARN và nhiễm sắc thể 12. Trong tế bào, hoạt động tổng hợp prôtêin xảy ra ở A. Ribôxôm B. Nhân C. Lưới nội chất D. Nhân con 13. Khẳng định nào sau đây là đúng với mô hình cấu trúc "khảm động" của màng sinh chất? A. Động là do phôtpholipit và prôtêin, khảm là do prôtêin. B. Động là do prôtêin, khảm là do phôpholipit. C. Khảm là do cacbohiđrat nằm ở mặt trong tế bào. D. Động là do phôtpholipit và prôtêin, khảm là do cacbohiđrat. 14. Ở sinh vật nhân thực trong các bào quan sau đây, bào quan nào không có màng bao bọc? A. Ribôxôm B. Lạp thể C. Ti thể D. Bộ máy gôngi 15. Thành phần chính của màng sinh chất là gì? A. Phôtpholipit và prôtêin B. Lipit và Phôtpholipit C. Lipit, gluxit và prôtêin D. Gluxit và prôtêin 16. Trên màng lưới nội chất trơn có chứa chất nào sau đây? A. Enzim B. Hoocmôn C. Kháng thể D. Pôlisaccarit 17. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là A. được bao bọc bởi lớp màng kép B. có chứa nhiều loại enzim hô hấp C. có chứa sắc tố quang hợp D. có chứa nhiều phân tử ATP 18. Điều nào dưới đây không phải là chức năng của bộ máy gôngi? A. Tổng hợp lipit B. Gắn thêm đường vào prôtêin C. Tạo ra glicôlipit
- D.Tổng hợp pôlisaccarit từ các đường đơn 19. Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây? A. Enzim hô hấp B. Kháng thể C. Hoocmon D. Sắc tố 20. Loại bào quan có thể tìm thấy trong ti thể là A. ribôxom C. bộ máy gôn gi B. lục lạp D. trung thể 21. Bào quan nào sau đây sẽ chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các hợp chát hữu cơ? A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Lizôxôm. D. Lưới nội chất 22. Loại bào quan nào dưới đây chỉ được bao bọc bởi 1 lớp màng đơn? A. Lizôxôm B. Lục lạp C. Bộ máy gôn gi D. Ti thể 23. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là A. được bao bọc bởi lớp màng kép B. có chứa nhiều loại enzim hô hấp C. có chứa sắc tố quang hợp D. có chứa nhiều phân tử ATP 24. Trên mạng lưới nội chất trơn có chứa nhiều chất nào sau đây? A. Enzim B. Hoocmon C. Kháng thể D. Pôlisaccarit 25. Khung xương tế bào thực hiện chức năng nào sau đây? A. Giúp neo giữ các bào quan trong tế bào chất B. Vận chuyển các chất cho tế bào C. Tham gia quá trình tổng hợp Prôtêin D. Tiêu huỷ các tế bào già 26. Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử côlesteron có tác dụng A. làm tăng độ ổn định của màng sinh chất B. tạo ra tính cứng rắn cho màng C. bảo vệ màng D. hình thành cấu trúc bền vững cho màng 27. Chất nền ngoại bào có ở A. tế bào động vật B. tế bào nấm
- C. tế bào thực vật. D. tế bào vi khuẩn 28. Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. Cấu tạo này có ở A. nấm và thực vật B. động vật và nấm C. thực vật và động vật D. động vật và vi khuẩn 29. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lizôxôm và không bào là A. được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn B. đều có kích thước rất lớn C. bào quan có lớp màng kép bao bọc D. đều có trong tế bào của thực vật và động vật 30. Các tế bào cuống đuôi của nòng nọc chứa nhiều bào quan nào sau đây giúp cho sự rụng đuôi? A. Lizôxôm B. Ti thể C. Gôngi D. Ribôxôm 31*. Vì sao tế bào hồng cầu và các tế bào khác trong cơ thể người không bị vỡ? A. Vì tế bào của người ở trong dung dịch nước mô đẳng trương. B. Vì tế bào của người ở trong dung dịch nước mô nhược trương. C. Vì tế bào của người ở trong dung dịch nước mô ưu trương. D. Vì tế bào của người có thành tế bào che chở. 32. Loại tế bào nào sau đây có c hứa nhiều lizôxôm.nhất? A. Tế bào bạch cầu B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào cơ D. Tế bào thần kinh Bài: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT 1. Vận chuyển chủ động và khuếch tán khác nhau ở điểm nào sau đây? A. Vận chuyển chủ động cần năng lượng ATP còn khuếch tán thì không. B. Khuếch tán có sự tham gia của prôtêin vận chuyển còn vận chuyển chủ động thì không. C. Khuếch tán cần năng lượng ATP; vận chuyển chủ động thì không. D. Khuếch tán là vận chuyển các chất hoà tan ngược građien nồng độ; vận chuyển chủ động thì không. 2. Một số tế bào gan có khả năng tiêu hoá vi khuẩn, chức năng này được thực hiện nhờ phương thức nào? A. Thực bào. B. Ẩm bào. C. Xuất bào. D. Vận chuyển thụ động. 3. Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất A. được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của chúng. B. do sự tiếp giáp của 2 lớp màng sinh chất
- C. là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit D. là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào. 4. Các chất hoà tan vận chuyển thụ động qua màng theo nguyên lí nào? A. Khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp B. Khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao C. Thẩm thấu của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp D. Thẩm thấu của các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao 5. Hình thức vận chuyển các chất nào dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất? A. Thực bào B . Thụ động C. Khuếch tán D. Tích cực 6. Câu nào sau đây có nội dung đúng? A. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng B. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao . C. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động . D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu 7. Hiện tượng nước đi qua màng gọi là A. thẩm thấu. B. khuếch tán. C. thực bào. D. ẩm bào. 8. Khẳng định nào sau đây là đúng với hiện tượng khuếch tán? A. Là quá trình vận chuyển thụ động. B. Cần tiêu tốn năng lượng. C. Cần có sự giúp đỡ của prôtêin. D. Vận chuyển các phân tử từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. 9. Sự khuếch tán qua màng thấm chọn lọc được gọi là A. thẩm thấu. B. xuất bào. C. vận chuyển chủ động. D. vận chuyển thụ động. 10*. Vì sao khi rửa rau sống cần phải ngâm trong nước muối? A. Vi khuẩn không thể sống được trong dung dịch ưu trương do chúng bị mất nước. B. Vi khuẩn không thể sống được trong dung dịch nhược trương do chúng bị mất nước. C. Thành tế bào của vi khuẩn bị muối làm cho co lại, khiến tế bào bị vỡ. D. Nước muối gây độc cho vi khuẩn. 11*. Nồng độ natri trong tế bào là 0,3% và nồng độ natri trong dịch ngoại bào là 0,5%. Natri sẽ được vận chuyển vào trong tế bào bằng cách nào? A. Vận chuyển thụ động. B. Vận chuyển chủ động.
- C. Thẩm thấu. D. Khuếch tán bµi vai trß cña enzim trong chuyÓn ho¸ vËt chÊt 1. Hoạt động nào sau đây là của enzim? a. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất b. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được c. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thế d. Cả 3 hoạt động trên 2. Chất nào dưới đây là enzim ? a. Saccaraza c. Prôteaza b. Nuclêôtiđaza d. Cả a, b, c đều đúng 3. Enzim có bản chất là: a. Pôlisaccarit c. Prôtêin b. Mônôsaccrit d. Photpholipit 4. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là : a. Enzim là một chất xúc tác sinh học b. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit c. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng d. Ở động vật , Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra 5. Cơ chất là : a. Chất tham gia cấu tạo Enzim b. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do Enzim xúc tác c. Chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác d. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại 6. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là a. Tạo các sản phẩm trung gian b. Tạo ra Enzim - cơ chất c. Tạo sản phẩm cuối cùng d. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất 7. Enzim có đặc tính nào sau đây? a. Tính đa dạng b. Tính chuyên hoá c. Tính bền với nhiệt độ cao
- d. Hoạt tính yếu 8. Enzim sau đây hoạt động trong môi trường a xít a. Amilaza c. Pepsin b. Saccaraza d. Mantaza 9. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là: a. 15 độ C- 20 độC c. 20 độ C- 35 độ C b. 20 độ C- 25 độ C d. 35 độ C- 40 độ C 10. Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim , thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó : a. Enzim bắt đầu hoạt động b. Enzim ngừng hoạt động c. Enzim có hoạt tính cao nhất d. Enzim có hoạt tính thấp nhất 11. Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây đúng ? a. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ b. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính Enzim c. Hoạt tính Enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên d. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính Enzim 12. Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là : a. Hoạt tính Enzim tăng lên b. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn c. Enzim không thay đổi hoạt tính d. Phản ứng luôn dừng lại 13. Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây ? a. Từ 2 đến 3 c. Từ 6 đến 8 b. Từ 4 đến 5 d. Trên 8 14. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến hoạt tính của Enzim? a. Nhiệt độ b. Độ PH của môi trường c. Nồng độ cơ chất và nồng độ Enzim d. Cả 3 yếu tố trên 15. Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là : a. Saccaraza c.Lactaza b. Urêaza d.Enterôkinaza
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Hoá học 8
6 p | 224 | 15
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ
7 p | 37 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Tân Bình
39 p | 56 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương (Chương trình mới)
6 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch sử 10 năm 2017-2018 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
6 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
23 p | 69 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
2 p | 59 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
7 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa
6 p | 20 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phan Chu Trinh
6 p | 64 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
3 p | 34 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn (Phần tiếng Việt)
2 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
12 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
2 p | 27 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn
5 p | 30 | 1
-
Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 36 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
12 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn