Đề cương ôn tập đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng
lượt xem 3
download
“Đề cương ôn tập đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐẦU NĂM VĂN 8 Năm học 2021 2022 I. Văn bản: Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau: 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ 5. Ý nghĩa của văn chương 6. Sống chết mặc bay II. Tiếng Việt 1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? Cho ví dụ? 2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Cho ví dụ? 3. Trạng ngữ? Cho ví dụ? 5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho ví dụ? 6. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê?Cho ví dụ? III. Tập làm văn 1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? 2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục? BÀI TẬP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Nước chảy đá mòn C. Rau nào sâu ấy D. Lên thác xuống ghềnh Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất? A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn. B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Câu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Thuyết minh D. Nghị luận Câu 4. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì? A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân C. Đừng nên coi trọng của cải D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải Câu 5. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"? A. Người làm ra của, của không làm ra người B. Người sống đống vàng C. Người ta là hoa của đất D. Người còn thì của còn Câu 6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì? A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch Câu 7. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận? A. Gia đình thân yêu của em. B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này Câu 8. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết? A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào? B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân? C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ? D. Có khi nào lời khuyên đó sai không? Câu 9. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (Hồ Chí Minh) thuộc loại văn bản nào?
- A.Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Biểu cảm Câu 10. "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm" (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh) Nội dung chính của đoạn văn trên là: A. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước C. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng cụ thể D. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá Câu 11. Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"? A. Dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, toàn diện B. Giọng văn giàu cảm xúc C. Văn bản nghị luận mẫu mực D. Bố cục chặt chẽ, rành mạch Câu 12. "Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ con. Râm ran" (Duy Khán) Câu văn trên có mấy câu đặc biệt? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 13. Ý nào dưới đây không cần thiết khi làm bài nghị luận cho đề bài: Chứng minh câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? A. Giải thích câu tục ngữ B. Chứng minh truyền thống biết ơn của dân tộc C. Phát biểu cảm nghĩ về lòng biết ơn D. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ Câu 14. Văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" là của tác giả nào? A. Đặng Thai Mai B. Hoài Thanh C. Phạm Văn Đồng D. Hồ Chí Minh Câu 15. Văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 16. Câu văn "Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi" có mấy trạng ngữ? A. Không có B. Một C. Hai D. Ba Câu 17. Câu văn:"Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" ở đoạn "Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" là: A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt C. Trạng ngữ được tách thành câu riêng D. Câu mở rộng thành phần
- Câu 18. Trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng thao tác nghị luận nào là chính? A. Phân tích và giải thích B. Chứng minh C. Phân tích D. Giải thích Câu 19. Câu nào không phải là câu bị động? A. Giáp được thầy giáo khen B. Thằng bé bị ngã rất đau C. Nó được mẹ dắt đi chơi D. Nó bị phê bình Câu 20. Câu văn "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh nói về điều gì? A. Ý nghĩa của văn chương B. Công dụng của văn chương C. Nguồn gốc của văn chương D. Nhiệm vụ của văn chương BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: a) Câu đặc biệt là gì? b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn văn đó? Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Lâu quá! Bài 2: Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Ngữ văn 7 Tập II) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? c. Tìm trạng ngữ ở câu cuối cùng của đoạn văn. d. Từ nội dung của đoạn văn trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bài 3:
- a. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: …Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn. b. Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 12 câu văn. c. Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân. Bài 4: Ca dao có câu: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3” a. Câu ca dao trên gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy cho biết, trong chương trình Ngữ văn 7 đã học, câu tục ngữ nào có ý nghĩa nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này? b. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao? Bài 5: “Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.” (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016) a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. b. Theo tác giả của đoạn trích trên Hai mặt của sai lầm là gì ? c. Đoạn trích trên sử dụng phép lập luận nào? d. Viết một đoạn văn (khoảng 8 dòng) trình bày cách hiểu của em về câu văn sau: "Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì"? Đề văn luyện tập Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" ; "Uống nước nhớ nguồn". Đề 2: Dân gian có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó.
- Đề 3: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Đề 4 : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Đề 5: Rừng quý giá vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng. Đề 6: Một nhà văn có câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó . Đề 7. "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng". Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy? Đề 8: Giải thích lời khuyên của Lênin: "Học, học nữa, học mãi" Đề 9: Em hiểu gì về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công". Đề 10: Tục ngữ ta có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng lại có câu "Học thầy không tày học bạn". Em hiểu gì về lời dạy qua hai câu ca dao trên?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Toán lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường
12 p | 49 | 6
-
Đề cương ôn tập đầu năm môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng
8 p | 9 | 4
-
Đề cương ôn tập đầu năm môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng
6 p | 9 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 62 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 51 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 119 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập đầu năm môn Tiếng Việt lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng
6 p | 14 | 3
-
Đề cương ôn tập đầu năm môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng
10 p | 12 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phú Bài
7 p | 62 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 27 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 39 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An
2 p | 35 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung
3 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An
2 p | 42 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú
1 p | 23 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn