intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2" giúp bạn hệ thống được các kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng làm bài thi hiệu quả để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới đạt điểm số tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2

  1. Tổ Ngữ văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIŨA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11 Năm học: 2022-2023 A. PHẠM VI ÔN TẬP. PHẦN I. ĐỌC HIỂU 1. Ôn tập những vấn đề sau - Phương thức biểu đạt, thể thơ, phong cách ngôn ngữ, nhân vật trữ tình. - Giải nghĩa từ ngữ, hình ảnh, ý nghĩa câu, biện pháp nghệ thuật trong văn bản - Lí giải vấn đề đặt ra trong văn bản 2. Tìm đọc thêm các bài thơ trung đại ngoài chương trình của Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương. PHẦN II: LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội - Ôn tập và rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý. - Chú ý đảm bảo bố cục và dung lượng, cách diễn đạt… -Sơ đồ hóa dàn ý: Mở đoạn Nêu tư tưởng đạo lí cần bàn luận - Giới thiệu thẳng vấn đề cần bàn luận bằng một câu tổng quát Giải thích ( là gì?) - Giới thiệu ngắng gọn nội dung tư tưởng, cách hiểu ( 1-2 câu). Phân tích, chứng minh ( Tại sao? - Phân tích tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng, Thân đoạn Như thế nào?) chứng minh. ( 5-7 câu) Bàn bạc, mở rộng vấn đề - Lật ngược vấn đề. ( 1-2 câu) - phê phán những tư tưởng, biểu hiện trái ngược.(1- 2 câu). Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và hành -Nhận thức ý nghĩa, tính đúng đắn, tác dụng động. của tư tưởng. - Hành động. ( 1- 2 câu) 2. Nghị luận văn học a. Phạm vi : - Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Các tác phẩm thơ trung đại: Thương vợ (Tú Xương); Tự tình (Hồ Xuân Hương); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến); Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) b.Nội dung cụ thể: + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: -Vẻ đẹp bi tráng, bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc -Tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương vĩ đại của dân tộc. -Nghệ thuật xây dựng hình tượng, kết hợp chất trữ tình và hiện thực; ngôn ngữ bình dị , trong sáng sinh động. + Bài Thương vợ: - Hình ảnh bà Tú và những phẩm chất đẹp của phụ nữ Việt - Hình ảnh ông Tú và tấm lòng thương vợ hiếm có - Đặc sắc nghệ thuật: sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian. + Bài Tự tình: Nỗi niềm tâm sự và khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ Xuân Hương + Bài Câu cá mùa thu: -Bức tranh làng quê Bắc Bộ đẹp và tĩnh lặng trong những ngày thu -Tâm sự thời thế của tác giả -Đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật và những sáng tạo độc đáo của tác giả
  2. B. ĐỀ MINH HỌA SỞ GD-ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2 Năm học 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi " Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi. " (Mời trầu- Hồ Xuân Hương) Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhan đề bài thơ gợi đến phong tục gì của người Việt? Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “xanh như lá, bạc như vôi”? Câu 4: Qua bài thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về khát vọng lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: Từ ngữ liệu Đọc hiểu, Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về khát vọng hạnh phúc của con người? Câu 2: Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Từ đó, anh chị hãy bày tỏ quan điểm về những vẻ đẹp của bà Tú có còn giá trị trong thời hiện đại ngày nay? Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ-Trần Tế Xương-Sgk Ngữ văn 11,tập 1-NXB GD) -----------------------Hết------------------------- ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên thí sinh:...................................................................SBD:........................Phòng/Lớp:............
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu hỏi NỘI DUNG Điểm Phần I. Đọc hiểu Nhân vật trữ tình trong bài thơ là Xuân Hương, đại diện cho những người Câu 1 0,5 phụ nữ trong xã hội phong kiến Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Câu 2 Nhan đề bài thơ gợi đến phong tục ăn trầu, mời trầu, một phong tục đẹp của 1,0 người Việt Hình ảnh “xanh như lá, bạc như vôi” có ý nghĩa biểu tượng để nói về một 1,0 Câu 3 kiểu người, một cách sống bạc bẽo, không có tình nghĩa chung thủy Câu 4 HS thể hiện kĩ năng viết đoạn văn, đảm bảo yêu cầu về hình thức, trình bày ngắn gọn cảm nhận của mình. -Người phụ nữ trong xã hội cũ luôn khao khát hạnh phúc lứa đôi vì những lề thói, định kiến cũ không cho họ có được tình yêu và hạnh phúc. 0,5 -Những khao khát này của họ là rất nhân bản và đáng trân trọng Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. Phần II: Làm văn Đảm bảo bố cục đoạn văn nghị luận. Diễn đạt, dùng từ, đặt câu đúng chuẩn 0,25 mực. Có lí giải rõ ràng, sâu sắc Học sinh có thể trình bày theo các ý sau 1. Giải thích khát vọng hạnh phúc: Những mong muốn chính đáng của con 0,5 người về tình yêu, về niềm vui, về những mơ ước được thực hiện… 2. Bàn luận về ý nghĩa của khát vọng hạnh phúc: Câu 1 - Khát vọng giúp con người luôn cố gắng vươn lên, làm những điều tốt đẹp cho mình và cho xã hội, từ đó mà có được hạnh phúc 1,0 - Những mong muốn, hi vọng về tương lai cũng giúp con người có niềm tin, nghị lực vượt qua khó khăn, thất bại 3. Rút ra bài học cho bản thân: - Trân trọng hạnh phúc giản dị vốn có, hướng đến những ước mơ về hạnh 0,25 phúc trong tương lai - Rèn luyện bản lĩnh, nghị lực và giữ vững niềm tin vào hạnh phúc. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận, xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về hình ảnh bà Tú: người vợ có cuộc đời vất vả mà ngời sáng vẻ đẹp 0,5 đức hi sinh. Phân tích theo các ý cơ bản sau 1.Cuộc đời bà Tú: Công việc vất vả, gánh nặng gia đình: năm con với một chồng; nhọc nhằn kiếm sống, mưu sinh bất trắc: lặn lội..eo sèo; thiệt thòi: có chồng hờ hững cũng như không 2,0 -Nghệ thuật: hình ảnh thân cò, từ láy, phép đảo Câu 2 -Tấm lòng thương xót của ông Tú dành cho vợ 2.Tính cách, phẩm chất: -Đảm đang, tháo vát, tảo tần, chịu thương chịu khó: quanh năm, nuôi đủ.. -Cam chịu, thương chồng con, hi sinh: âu đành phận, dám quản công 1,5 -Nghệ thuật: những thành ngữ được vận dụng: 1 duyên 2 nợ, 5 nắng10 mưa -Tấm lòng trân trọng của ông Tú dành cho vợ 3.Nêu quan điểm: những vẻ đẹp của bà Tú: Đảm đang, tháo vát, cam chịu, vị tha, hi sinh đó là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam 0,5 truyền thống, đến ngày nay, những người vợ, người phụ nữ Việt Nam vẫn
  4. vậy. Cần thấy đó là những vẻ đẹp muôn đời, vẫn còn nguyên giá trị, cần được ca ngợi, tôn vinh. Sáng tạo có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ; suy nghĩ sâu sắc 0,25 Chính tả: dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt Tổng điểm 10 C. ĐỀ LUYỆN TẬP ĐỀ 01 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Công danh đã được hợp về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then. Bui* có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng**khuyết, nhuộm chăng đen. Chú thích: Bui: duy, chỉ có; **chăng: chẳng, không (Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87) Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó được sử dụng trong hai câu thơ: “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then” Câu 3. Vẻ đẹp của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ : “Bui* có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng**khuyết, nhuộm chăng đen. Câu 4. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh/ chị về hai chữ “ Công danh” ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) . Bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi gợi anh/chị nghĩ đến phẩm chất quan trọng nào của con người? Hãy viết đoạn văn ( Khoảng 120 từ) bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó? Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích sau trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu: Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
  5. ĐỀ 02 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi nêu dưới: Lấy chồng chung (Hồ Xuân Hương) Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Năm thì mười hoạ hay chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng, Cầm bằng làm mướn, mướn không công. Thân này ví biết dường này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong. Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Nêu đề tài của bài thơ? Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ được sử dụng trong hai câu thơ: Năm thì mười hoạ hay chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không. Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/ chị về cảnh ngộ éo le của nhân vật trữ tình trong bài thơ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ bài thơ Lấy chồng chung của Hồ Xuân Hương, anh/ chị suy nghĩ gì về giá trị của hôn nhân một vợ một chồng? Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về điều đó. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong đoạn trích sau: Khá thương thay! Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ. (Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.61-62) -------------------- Hết đề 02--------------------------
  6. ĐỀ 03 I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa . Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta. ( Nguyễn Khuyến) Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Tìm các đại từ xưng hô và hiệu quả nghệ thuật của cách xưng hô đó? Câu 3: Những lí do nào khiến cho nhà thơ không tiếp bạn đến chơi nhà một bữa cơm thịnh soạn nơi quê nhà? Theo anh/chị, mục đích thực chất của những lí do đưa ra ở trên là gì? Câu 4: Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về quan niệm tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Suy nghĩ của anh/ chị về tình bạn trong những năm học THPT trong thời đại hiện nay? Câu 2. (5.0 điểm) Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình II? Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! -------------------- Hết đề 03--------------------- ĐỀ 04 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Thân em thì trắng phận em tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son ( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nhan đề bài thơ gợi đến ngày tết nào trong nét đặc trưng văn hóa, lối sống của người Việt vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm? Câu 3: Thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm ” trong bài thơ được tác giả ẩn dụ cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa như thế nào ? Vì sao người phụ nữ lại có số phận như vậy? Câu 4: Suy nghĩ gì của anh/chị về phẩm chất người phụ nữ qua hai câu cuối của bài thơ ?
  7. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về tấm lòng thủy chung của người phụ nữ trong xã hội hiện nay ? Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về cảnh thu, tình thu trong bài thơ “ Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến ? Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. -------------------- Hết đề 04-------------------------- ĐỀ 05 I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu dưới: Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương.” ( Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 2: Tìm các từ láy và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những từ láy đó trong văn bản? Câu 3: Nhận xét về câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản về phương diện hình thức có gì khác so với các câu thơ trong bài? Điều khác đó cho chúng ta thấy được điều gì trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài? Câu 4: Câu thơ kết thúc bài thơ thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn ( Khoảng 01 trang giấy ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay ? Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ-Trần Tế Xương-Sgk Ngữ văn 11,tập 1-NXB GD) -------------------- Hết đề 05----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2