Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
lượt xem 3
download
Xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô giáo "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3" với mong muốn các bạn học sinh sẽ có tài liệu ôn thi thật tốt và nắm được cấu trúc đề thi. Chúc các bạn thành công!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
- TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC 12 TỔ KHTN GIỮA HỌC KÌ I A_LÝ THUYẾT CHƯƠNG I:KHÁI NIỆM CSDL VÀ HỆ QTCSDL BÀI 1. KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU 1. Bài toán quản lí: 2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của tổ chức: a. Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý. b. Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ sơ c. Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, in ấn,… 3. Hệ cơ sở dữ liệu Khái niệm CSDL và hệ QT CSDL CSDL: Là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của 1 tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau. Hệ QTCSDL: Phần mềm cung cấp 1 môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của cơ sở dữ liệu BÀI 2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1. Các chức năng của Hệ QTCSDL: Một hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản sau: a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL Một hệ QTCSDL phải cung cấp một môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu. Để thực hiện được chức năng này, mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. b) Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay tìm kiếm, kết xuất thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Thao tác dữ liệu gồm: ∙ Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu); ∙ Khai thác (tìm kiếm, kết xuất dl). c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào dữ liệu
- Để góp phần đảm bảo được các yêu cầu đặt ra cho một hệ CSDL, hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện những nhiệm vụ sau: ∙ Đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép. ∙ Duy trì tính nhất quán của dữ liệu; ∙ Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời để bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn và tính nhất quán; ∙ Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm; ∙ Quản lí các mô tả dữ liệu. 2. Vai trò của con người khi làm việc với Hệ QTCSDL: a/ Người quản trị CSDL Là 1 người hay nhóm người được trao quyền điều hành cơ sở dữ liệu b/ Người lập trình ứng dụng Người xây dựng nenecacs chương trình ứng dụng đáp ững nhu cầu khai thác của các nhóm người dùng. c/ Người dùng Người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL 3. Các bước xây dựng CSDL: Bước 1: Khảo sát: +Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí. +Xác định các dữ liệu cần lưu trữ... + Xác định khả năng phần cứng, phần mềm... +Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin, đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Bước 2: Thiết kế: +Thiết kế cơ sở dữ liệu. +Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu. +Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng. Bước 3: Kiểm thử: +Nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu. +Chạy thử các chương trình ứng dụng. CHƯƠNG II: HỆ QUẢN TRỊ CSDL MICROSOFT ACCESS BÀI 3. GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS 1. Phần mềm Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office dành cho máy tính. 2. Khả năng của Access: cung cấp các công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu. 3. Các loại đối tượng chính của Access: Bảng, mẩu hỏi, biểu mẫu, báo cáo.
- 4. Một số thao tác cơ bản: b/ Các thao tác cơ bản b1/ Khởi động MS Access Để khởi động Access ta có thể dùng một trong các cách sau: Cách 1: Start > (All) Programs > Microsoft Office 2010> Access 2010. Cách 2: Double click vào shortcut Access trên desktop. b2/ Các thành phần trong cửa sổ khởi động b.2.1 Thanh Quick Access Hiển thị bên trái của thanh tiêu đề, mặc định thanh Quick Access gồm các nút công cụ Save, Undo, … Bên phải của Quick Access chứa nút Customize. b.2.2 Thanh Ribbon Ta có thể thu nhỏ kích thước của Ribbon bằng cách click nút Minimize The Ribbon Nhấn phím Alt hoặc F10 để hiển thị tên của các phím tắt của các tab trên thanh Ribbon. Một số nhóm trong Ribbon có hiển thị nút khi click nút này sẽ xuất hiện cửa sổ cho phép thiết lập các thuộc tính của nhóm tương ứng. b.2.3 Thanh Navigation Pane Navigation Pane là khung chứa nội dung chính của cơ sở dữ liệu. Từ khung Navigation Pane, bạn có thể mở bất kỳ Table, Query, Form, Report, Macro, hoặc module trong cơ sở dữ liệu bằng cách double click vào tên của đối tượng. b.3 Cách tạo tập tin cơ sở dữ liệu b.3.1 Tạo một cơ sở dữ liệu mới rỗng − Tại cửa sổ khởi động, click nút Blank Database. − File name: nhập tên tập tin cơ sở dữ liệu, trong access 2010, tập tin cơ sở dữ liệu được lưu với tên có phần mở rộng là .accdb.
- − Nếu không chỉ định đường dẫn thì mặc định tập tin mới tạo sẽ được lưu trong thư mục Document, ngược lại, click nút Brows để chỉ định vị trí lưu tập tin. Click nút Create để tạo tập tin cơ sỡ dữ liệu b.3.2 Mở một cơ sở dữ liệu Có 2 cách: Cách 1: + Tại cửa sổ khởi động, trong tab File > Open… + Chọn tập tin cơ sở dữ liệu cần mở Open. Cách 2: + Double click vào tên tập tin cần mở. b.3.4 Thoát khỏi access Có thể thoát khỏi access bằng một trong các cách: − Chọn menu File > Exit. − Nhấn tổ hợp phím Alt + F4. − Hoặc sử dụng nút Close trên cửa sổ access đang mở 5. Làm việc với các đối tượng a/Chế độ làm việc với các đối tượng Giơi thiêu chê đô thiêt kê (Design View) ́ ̣ ́ ̣ ́ ́ : + Chọn bảng HOC_SINH trong CSDL ́ ̣ +Chọn chê đô thiết kê ́(View Design View ) hoặc nháy nút lệnh trên thanh công cụ Tăt chê đô thiêt kê cua bang v ́ ́ ̣ ́ ́ ̉ ̉ ưa m ̀ ở va gi ̀ ơi thiêu chê đô trang d ́ ̣ ́ ̣ ữ liêu (DataSheetView) cua đôi ̣ ̉ ́ tượng Table + Chọn bảng HOC_SINH trong CSDL ́ ̣ trang dư liê + Chọn chê đô ̃ ̣u View DataSheetView b/ Tạo đối tượng mới Dùng các mẫu dựng sẵn Tự thiết kế Kết hợp cả 2 cách Thực hiện: − Click tab Create trên thanh Ribbon. − Trong nhóm công cụ của từng đối tượng, chọn cách tạo tương ứng.
- c/ Mở đối tượng Nháy đúp lên tên 1 đối tượng để mở nó. B_BÀI TẬP 1. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết Bài 2: Giả sử phải xây dựng CSDL để quản lí mượn trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Bài 3: Vì thiếu cán bộ chuyên trách, thầy giáo môn tin học tạm thời kiêm bí th ư đoàn trường đã xây dựng một hệ thống cho phép quản lí lí lịch đoàn viên, tình hình học tập và rèn luyện của đoàn viên, tình hình phát triển đoàn viên, các hoạt động của đoàn trường… Trên thực tế chỉ có bí thư đoàn trường khai thác dữ liệu của hệ thống do mình xây dựng. Có thể nói Bí thư đoàn trường đã tạo ra một CSDL hay không? Tại sao? Bài 4: Khái niệm CSDL và hệ QTCSDL? Bài 5: Các bước xây dựng CSDL? Bài 6: Các loại đối tượng chính của Access? Và chức năng của từng đối tượng. 2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Mỗi đối tượng của Access có các chế độ làm việc là: A. Thiết kế và cập nhật B. Trang dữ liệu và thiết kế C. Thiết kế và bảng D. Chỉnh sửa và cập nhật Câu 2: Trong CSDL đang làm việc, để tạo một bảng mới bằng cách tự thiết kế, thì thao tác thực hiện nào sau đây là đúng. A. Create Table design B. Create Query design C. Create Form design D. Create Report design Câu 3: Dữ liệu của CSDL được lưu trữ ở A. Query B. Form C. Table D. Report Câu 4: Dữ liệu kiểu logic trong Microsoft Access được ký hiệu là: A. Autonumber B. Text C. Yes/No D. Number Câu 5: Phần mở rộng của các tệp được tạo bởi Microsoft Access là A. XLS B. DOC C. MDB D. PAS Câu 6: Trong các chức năng sau, chức năng nào không phải là chức năng của hệ quản trị CSDL.
- A. Cung cấp cách tạo lập CSDL B. Cung cấp cách quản lý tệp C. Cung cấp cách cập nhật, tìm kiếm và kết xuất thông tin D. Cung cấp công cụ kiểm soát việc truy cập vào CSDL Câu 7: Trong Microsoft Access, một CSDL thường là A. Một tệp B. Tập hợp các bảng có liên quan với nhau C. Một sản phẩm phần mềm D. Một văn bản. Câu 8: Độ rộng của trường có thể được thay đổi ở đâu A. Trong chế độ thiết kế B. Trong chế độ trang dữ liệu C. Không thể thay đổi được D. Có thể thay đổi bất cứ ở đâu. Câu 9: Các đối tượng cơ bản trong Access là: A. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Mẫu hỏi. B. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Báo cáo. C. Bảng, Mẫu hỏi, Biểu mẫu, Báo cáo D. Bảng, Macro, Môđun, Báo cáo. Câu 10: Đối tượng nào không dùng để cập nhật dữ liệu: A. Báo cáo; B. Bảng; C. Biểu mẫu; D. Mẫu hỏi; Câu 11: Hệ quản trị CSDL là: A. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ và khai thác một CSDL. B. Phần mềm dùng tạo lập CSDL. C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL. D. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL Câu 12: Trong Access, ta có thể sử dụng biểu mẫu để : A. Nhập dữ liệu B. Sửa cấu trúc bảng C. Lập báo cáo D. Tính toán cho các trường tính toán Câu 13: Khi một Field trên Table được chọn làm khoá chính thì? A. Giá trị dữ liệu trên Field đó được trùng nhau B. Giá trị dữ liệu trên Field đó không được trùng nhau C. Giá trị dữ liệu trên Field đó bắt buộc là kiểu Text D. Không có khái niệm khoá chính Câu 14: Trong Access, để làm việc với chế độ thiết kế ta thực hiện: ……Design View? A. View B. Edit C. Insert D. Tools Câu 15: Trong Access, kiểu dữ liệu số được khai báo bằng từ? A. Text B. Memo C. Curency D. Number Câu 16: Khi lám việc với Access xong, muốn thoát khỏi Access, ta thực hiện:
- A. Tools / Exit. B. File / Exit C. Windows /Exit D. View / Exit Câu 17: Trong khi nhập dữ liệu cho bảng, muốn xóa một bản ghi đã được lựa chọn, ta bấm phím: A. Delete B. Tab C. Space D. Enter Câu 18: Phần mở rộng của tên tệp tin trong Access là: A. MDB B. TEXT C. DOC D. XLS Câu 19:Trong Access, có mấy chế độ làm việc với các đối tượng ? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 20: Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong: A. Bộ nhớ RAM. B. Bộ nhớ ROM . C. Bộ nhớ ngoài. D. Các thiết bị vật lí. Câu 21: Xét hồ sơ học bạ của một lớp. Các hồ sơ được sắp xếp giảm dần theo điểm trung bình của học sinh. Việc nào dưới đây đòi hỏi phải duyệt tất cả các hồ sơ trong tệp? A. Tìm học sinh có điểm trung bình cao nhất. B. Tìm học sinh có điểm trung bình thấp nhất. C. Tính điểm trung bình của tất cả học sinh trong lớp. D. Tính điểm trung bình của học sinh có điểm thấp nhất và học sinh có điểm cao nhất. Câu 22: Việc xác định cấu trúc hồ sơ phải tiến hành vào thời điểm nào? A. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính B. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính. C. Trước khi thực hiện tìm kiếm thông tin D. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ Câu 23: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL trên mạng máy tính? A. Người dùng cuối. B. Người lập trình. C. Người quản trị CSDL. D. Cả ba người trên. Câu 24: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề sử dụng phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu khai thác thông tin? A. Người lập trình. B. Người dùng cuối. C. Người quản trị CSDL. D. Cả ba người trên. Câu 25: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL? A. Người lập trình ứng dụng. B. Người dùng cuối. C. Người quản trị hệ thống. D. Cả ba người trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 367 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn