intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Môn: GDKT&PL 10 Năm học: 2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 50% + Tự luận 50% (20 câu trắc nghiệm + 2 câu Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. - Cấu trúc của hệ thống chính trị. - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. - Đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam. Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCNVN. - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước CHXHCNVN. - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ. Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. - Tòa án nhân dân - Viện kiểm soát nhân dân Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. - Hội đồng nhân dân. - Ủy ban nhân dân. Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật. - Khái niệm và đặc điểm của pháp luật - Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. 2. Bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1. Hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi A. quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước. B. quyền lực của nhà nước đối với nhân dân. C. quyền lực của giai cấp này với giai cấp khác. D. quyền lực của Đảng đối với toàn dân tộc. Câu 2. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức đóng vai trò cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội là A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Quốc hội và Hội đồng nhân dân. C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam. D. các tổ chức chính trị - xã hội. Câu 3. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí A. toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. B. cán bộ và công nhân viên chức nhà nước. C. hoạt động của các thành phần kinh tế. D. việc khai thác và bảo vệ tài nguyên. Câu 4. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của A. các đoàn viên và hội viên. B. đội ngũ cán bộ công chức. C. những người dân tộc thiểu số. D. những gia đình chính sách. Câu 5. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. quyền lực cao nhất thuộc về Chủ tịch nước. C. đảm bảo quyền lực của Đảng trong thực tiễn. D. quyền lực cao nhất thuộc về Thủ tướng. Câu 6. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là A. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. quyền lực thuộc về Chủ tịch nước. C. đảm bảo quyền lực của Đảng. D. quyền lực thuộc về Thủ tướng. Câu 7. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là A. tập trung dân chủ. B. lấy dân làm gốc. C. đoàn kết dân tộc. D. mở rộng đối ngoại.
  2. Câu 8. Đảng cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực nào sau đây? A. Công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. B. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. C. Khai thác khoáng sản và tài nguyên rừng. D. Kí kết hợp tác kinh tế với các quốc gia. Câu 9. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật là nội dung đề cập đến nguyên tắc nào dưới đây? A. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. B. Nguyên tắc tập trung dân chủ. C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Câu 10. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Nội dung này thuộc về nguyên tắc nào dưới đây? A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Câu 11. Nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam là A. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. đảm bảo sự lãnh đạo của Nhà nước. C. đảm bảo sự lãnh đạo của Quốc hội. D. đảm bảo sự lãnh đạo của Chính phủ. Câu 12. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là A. nhân dân. B. Chính phủ. C. giai cấp cầm quyền. D. giai cấp thống trị. Câu 13. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền A. lập pháp, hành pháp, tư pháp. B. lập pháp, hành pháp, hiến pháp. C. lập pháp, tư pháp, hiến pháp. D. tư pháp, hành pháp, hiến pháp. Câu 14. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Đảm bảo sự lãnh đạo của nhà nước. C. mọi quyền lực thuộc về các cơ quan nhà nước. D. quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp cầm quyền. Câu 15. Nguyên tắc nào khẳng định nhân dân Việt Nam là người lập ra Nhà nước? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Tập trung dân chủ. C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa. Câu 16. Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí xã hội bằng A. Hiến pháp và pháp luật. B. quyền lực của nhà nước. C. cơ cấu tổ chức bộ máy. D. lực lượng quân đội, công an. Câu 17. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tính quyền lực. B. tính giai cấp. C. tính toàn dân. D. tính dân chủ. Câu 18. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tính nhân dân. B. tính công bằng. C. tính toàn dân. D. tính dân chủ. Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính dân chủ. B. Tính quyền lực. C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất. Câu 20. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố A. dân chủ và tập trung. B. dân chủ và đại diện.C. dân chủ và trực tiếp.D. dân chủ và công khai. Câu 21. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Quốc hội. B. Chính Phủ. C. Chủ tịch nước. D. Ban bí thư. Câu 22. Người đứng đầu nhà nước ta là A. Chủ tịch nước. B. Thủ tướng. C. Tổng bí thư. D. Chủ tịch Quốc hội. Câu 23. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Chính Phủ. B. Quốc hội. C. Chủ tịch nước. D. Ủy ban nhân dân. Câu 24. Một trong những chức năng của Quốc hội là A. lập hiến, lập pháp. B. công bố Hiến pháp. C. công bố các luật. D. công bố các pháp lệnh. Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của Quốc hội? A. Công bố luật. B. Lập hiến, lập pháp. C. Sửa đổi Hiến pháp. D. Bổ sung Hiến pháp. Câu 26. Theo quy định của pháp luật, Quốc hội làm việc theo chế độ A. hội nghị và quyết định theo đa số. B. hội nghị và Chủ tịch Quốc hội quyết định. C. hội nghị và Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. D. hội nghị và quyết định theo người đứng đầu. Câu 27. Cơ quan nào ở nước ta thực hiện quyền hành pháp?
  3. A. Chính Phủ. B. Quốc hội. C. Chủ tịch nước. D. Tòa án nhân dân. Câu 28. Xét về cơ cấu tổ chức, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không có A. đoàn đại biểu Quốc hội. B. chủ tịch Quốc hội. C. các phó chủ tịch Quốc hội. D. các ủy viên. Câu 29. Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động cá nhân trực tiếp hoặc thông qua việc ban hành A. lệnh, quyết định. B. Hiến pháp, luật, nghị quyết. C. nghị định, nghị quyết. D. các thông tư hướng dẫn. Câu 30. Theo quy định của pháp luật, Chính phủ làm việc theo chế độ A. tập thể và quyết định theo đa số. B. hội nghị và do Thủ tướng quyết định. C. hội nghị và quyết định theo đa số. D. tập thể và do văn phòng ra quyết định. Câu 31. Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Tòa án nhân dân. B. Viện kiểm sát nhân dân. C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân. Câu 32. Cơ quan nào ở nước ta hiện nay thực hiện quyền tư pháp? A. Tòa án nhân dân. B. Quốc hội và Chính phủ. C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân. Câu 33. Tòa án nhân dân xét xử A. tập thể và quyết định theo đa số. B. tập thể và quyết định theo cá nhân. C. cá nhân và quyết định theo tập thể. D. cá nhân và quyết định theo số đông. Câu 34. Cơ quan nào ở nước ta thực hành quyền công tố? A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân. C. Uỷ ban nhân dân. D. Công an nhân dân. Câu 35. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là A. kiểm sát hoạt động tư pháp. B. kiểm sát hoạt động hành pháp. C. kiểm sát hoạt động lập pháp. D. kiểm sát hoạt động của nhân dân. Câu 36. Một trong những nội dung thể hiện chức năng của Viện kiểm sát là A. thực hành quyền công tố. B. kiểm sát hoạt động mọi cơ quan. C. kiểm sát các hoạt động kinh doanh. D. kiểm sát các công việc của Tòa án. Câu 37. Trong các phát biểu dưới đây phát biểu nào không đúng? A. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các cấp bằng nhau. B. Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. C. Uỷ ban nhân dân các cấp đều có tổ chức cơ quan chuyên môn. D. Uỷ ban nhân dân hoạt động theo luật định. Câu 38. Trong các chức năng dưới đây, chức năng nào không phải chức năng của Hội đồng nhân dân? A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. B. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. C. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. D. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Câu 39. Trong các chức năng dưới đây, chức năng nào không phải chức năng của Uỷ ban nhân dân? A. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. D. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Câu 40. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về Hội đồng nhân dân? A. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. B. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. C. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. D. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền lập hiến và lập pháp ở địa phương. Câu 41. Nhận định nào sau đây là đúng về hoạt động của Ủy ban nhân dân? A. UBND họp mỗi tháng một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất. B. Việc quyết định các vấn đề chỉ tuân theo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. C. Quyết định của Ủy ban nhân dân phải hơn 2/3 số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành. D. Ủy ban nhân dân họp mỗi năm hai kì chính và tổ chức các cuộc họp chuyên đề khi cần. Câu 42. Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. B. Ủy ban nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của hội đồng nhân dân. C. Hội đồng nhân dân là đơn vị nằm trong cơ cấu của uỷ ban nhân dân. D. Hội đồng nhân dân là cơ quan chấp hành của uỷ ban nhân dân.
  4. Câu 43. Nhận định nào dưới đây không đúng? A. UBND cấp xã, phường là cơ quan xét xử những hành vi trái pháp luật về môi trường của công ty X ở địa phương. B. Nếu gia đình anh T xảy ra tranh chấp về đất đai với hàng xóm thì gia đình anh T cần đến UBND để giải quyết. C. Khi phát hiện ông D có hành vi tuyên truyền tài liệu có nội dung nói xấu chính quyền, anh V đã đến Ủy ban nhân dân xã để tố cáo. D. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị C muốn công chứng các loại giấy tờ để làm hồ sơ xin việc thì phải đến Ủy ban nhân dân. Câu 44. Anh T và chị H đang sống ở xã V, anh T và chị H tổ chức đám cưới đã lâu nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn. Cho đến khi con đầu lòng của anh chị chào đời, cần phải đăng ký khai sinh thì anh T với chị H mới thực hiện việc đăng ký kết hôn. Anh T và chị H muốn đăng ký kết hôn thì phải đi đến cơ quan nào dưới đây để đăng ký? A. Uỷ ban nhân dân xã V. B. Công an xã V. C. Hội đồng nhân dân xã V. D. Uỷ ban nhân dân huyện V. Câu 45. Ngày 06/7/2021, kì họp thứ 15 của Hội đồng nhân dân thành phố Đ đã diễn ra. Tại kì họp này, Hội đồng nhân dân thành phố đã xem xét về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm; quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi, ngân sách 6 tháng cuối năm 2021 của thành phố Đ. Nội dung này thể hiện chức năng nào sau đây của Hội đồng nhân dân? A. Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. B. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. C. Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô. D. Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền. Câu 46. Ngày 23/5/2021, trên đường đi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Các chị X, Y và Z ở huyện T vô tình gặp anh B và anh P ở huyện M là đồng nghiệp cùng cơ quan cũng đi bầu cử. Chị X nói với anh B Hội đồng nhân dân ở các địa phương có cơ cấu tổ chức giống nhau, số lượng thành viên bằng nhau, nghe vậy chị Z nói với chị X Hội đồng nhân dân ở các địa phương có cơ cấu giống nhau nhưng số lượng thành viên khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng vùng. Anh B sau khi nghe chị X và chị Z nói vậy thì thấy quan điểm của chị X là hợp lí nên đồng tình với chị X. Chị C ngồi kế bên anh P, nghe và đồng tình với quan điểm của chị Z, thấy vậy chị Y cũng đồng tình theo ý của chị Z. Những ai sau đây hiểu đúng về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân? A. Chị Z, C và chị Y. B. Anh B và chị X. C. Chị Z, Y và anh B. D. Anh B và chị Z. Câu 47: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật? A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 48: Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 49: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò quản lý xã hội của pháp luật? A. Vì pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. B. Vì pháp luật có tính phổ biến bắt buộc chung. C. Vì pháp luật bảo đảm phù hợp với lợi ích chung. D. Vì pháp luật không bao giờ thay đổi. Câu 50: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính kỉ luật nghiêm minh. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 2.2. Tự luận Câu 1: Tình huống: Nghe tin toà án nhân dân tỉnh sắp tổ chức phiên toà lưu động xét xử công khai một vụ án mua bán trái phép chất Ma tuý ở Uỷ ban nhân dân xã, N rủ B cùng đi xem. Tuy nhiên, B cho rằng việc xem một phiên toà xét xử không mang lại lợi ích gì cho học sinh nên đã từ chối. Hỏi: Nếu là N, em sẽ làm gì để B thay đổi ý định?
  5. Câu 2: Anh X nhận tiền của anh H để vận chuyển sừng tê giác về bán cho H. Trên đường vận chuyển thì bị anh T kiểm lâm huyện M bắt giữ. Vì giá trị số hàng quá lớn nên H đòi X trả lại tiền nhưng anh X không trả. Bà A vợ anh H đã thuê K đến đe dọa anh T đòi trả lại số hàng. Hỏi: 1/ Trong tình huống trên ai là người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường? Vì sao? (1.0 điểm) 2/ Việc làm của anh T đúng hay sai? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 3: Em hãy nêu chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ? Câu 4: Em hãy nêu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2