
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa
lượt xem 1
download

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN 10; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Hình thức 100% tự luận (Bộ sách kết nối tri thức ) Mức độ nhận thức Nội dung kiến thức / Đơn Tổng TT Kĩ năng Nhận Thông Vận dụng vị kĩ năng % điểm biết hiểu 1 Đọc Thơ trữ tình hiện đại 20 15 15 50 Viết văn bản nghị luận xã 2 Viết hội bàn về một vấn đề có 20 15 15 50 liên quan đến tuổi trẻ Tỉ lệ chung 40% 30% 30 100 - Tổng số câu hỏi do người ra đề căn cứ vào hình thức kiểm tra để lựa chọn số lượng phù hợp trên cơ sở đảm bảo: 70% tỉ lệ điểm câu hỏi nhận biết và thông hiểu; 30% tỉ lệ điểm cho câu hỏi vận dụng. - Kĩ năng viết có 01 câu, bao gồm cả 04 cấp độ; các cấp độ và cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm. - Kiến thức Tiếng Việt thực hành được tích hợp trong đọc hiểu và tạo lập văn bản. - Thời gian: 90 phút BẢN ĐẶC TẢ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Đơn Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tỉ lệ % Kĩ vị Mức độ đánh giá Nhận Vận Dụng năng kiến Thông hiểu thức biết 1. Thơ 1. Nhận biết Đọc trữ Xác định thể thơ, phương thức biểu 20 15 15 50% hiểu tình đạt, chủ đề, đề tài của bài thơ/đoạn hiện thơ. đại Nhận biết nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, hình ảnh trung tâm, ngôn ngữ thơ, thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Nhận diện vần thơ, nhịp điệu, ngắt nhịp và các yếu tố nghệ thuật quan trọng như hình ảnh trung tâm, hình ảnh biểu tượng. 2. Thông hiểu Giải thích vai trò của các hình ảnh trung tâm, chi tiết quan trọng, đặc điểm ngôn ngữ và nghệ thuật. Nhận xét về giá trị nội dung (tình cảm, tư tưởng, triết lý nhân sinh) và Trang 1
- giá trị nghệ thuật (từ ngữ, cách gieo vần, nhịp điệu, nhạc điệu,…). Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. 3. Vận dụng Đưa ra quan điểm cá nhân về giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của tác phẩm. Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học, thông điệp nhân sinh từ nội dung thơ. Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản thơ. Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân. Viết 2. 1.Nhận biết: 20 15 15 50% Nghị ‐ Xác định được yêu cầu về nội luận dung và hình thức của bài văn về nghị luận. một ‐ Nhận diện, mô tả vấn đề xã hội, vấn làm rõ biểu hiện, phạm vi ảnh đề cần hưởng và nguyên nhân từ nhiều giải khía cạnh. quyết ‐ Xác định đúng yêu cầu về nội liên dung và hình thức của bài văn quan nghị luận. đến ‐ Xác định đối tượng, mục đích tuổi nghị luận, phạm vi thảo luận. trẻ. ‐ Đảm bảo bố cục hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần. 2.Thông hiểu: ‐ Giải thích được những khái niệm, bản chất liên quan đến vấn đề nghị luận. ‐ Phân tích thực trạng, tác động của vấn đề thông qua những biểu hiện phổ biến, dẫn chứng tiêu biểu. ‐ Chỉ ra ảnh hưởng của vấn đề đối với cá nhân, cộng đồng và sự phát triển xã hội. ‐ Trình bày rõ quan điểm và hệ Trang 2
- thống các luận điểm. ‐ Kết hợp lý lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic cho mỗi luận điểm. ‐ Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc ấn tượng; sử dụng lý lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, phù hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. ‐ Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu hướng diễn biến của vấn đề trong bối cảnh hiện nay. ‐ Lập luận chặt chẽ, đảm bảo tính logic và thuyết phục. 3.Vận dụng: ‐ Đánh giá ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người và xã hội. ‐ Nêu các giải pháp khắc phục, bài học ý nghĩa phù hợp với thực tế được rút ra từ vấn đề bàn luận. ‐ Lý giải tính khả thi và tác động của giải pháp, nhấn mạnh vai trò của cá nhân, gia đình, nhà trường, và xã hội trong việc giải quyết vấn đề. ‐ Kêu gọi ý thức và trách nhiệm từ mỗi cá nhân và cộng đồng, định hướng giải pháp lâu dài nhằm duy trì hiệu quả. ‐ Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. Tổng cộng 40% 30% 30 100% Trang 3
- Trang 4
- TRƯỜNG THPT BÀ RỊA TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2024 - 2025, MÔN: NGỮ VĂN 10 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: PHẦN 1: ĐỌC HIỂU: THƠ TRỮ TÌNH 1. Nhận biết ‐ Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt, chủ đề, đề tài của bài thơ/đoạn thơ. ‐ Nhận biết nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, hình ảnh trung tâm, ngôn ngữ thơ, thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. ‐ Nhận diện vần thơ, nhịp điệu, ngắt nhịp và các yếu tố nghệ thuật quan trọng như hình ảnh trung tâm, hình ảnh biểu tượng. 2. Thông hiểu ‐ Giải thích vai trò của các hình ảnh trung tâm, chi tiết quan trọng, đặc điểm ngôn ngữ và nghệ thuật. ‐ Nhận xét về giá trị nội dung (tình cảm, tư tưởng, triết lý nhân sinh) và giá trị nghệ thuật (từ ngữ, cách gieo vần, nhịp điệu, nhạc điệu,…). ‐ Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. 3. Vận dụng ‐ Đưa ra quan điểm cá nhân về giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của tác phẩm. ‐ Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học, thông điệp nhân sinh từ nội dung thơ. -Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản thơ. ‐ Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân. PHẦN 2: VIẾT VĂN: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI TRẺ 1.Nhận biết: ‐ Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. ‐ Nhận diện, mô tả vấn đề xã hội, làm rõ biểu hiện, phạm vi ảnh hưởng và nguyên nhân từ nhiều khía cạnh. ‐ Xác định đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. ‐ Xác định đối tượng, mục đích nghị luận, phạm vi thảo luận. ‐ Đảm bảo bố cục hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần. 2.Thông hiểu: ‐ Giải thích được những khái niệm, bản chất liên quan đến vấn đề nghị luận. ‐ Phân tích thực trạng, tác động của vấn đề thông qua những biểu hiện phổ biến, dẫn chứng tiêu biểu. ‐ Chỉ ra ảnh hưởng của vấn đề đối với cá nhân, cộng đồng và sự phát triển xã hội. ‐ Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm. ‐ Kết hợp lý lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic cho mỗi luận điểm. ‐ Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc ấn tượng; sử dụng lý lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, phù hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. ‐ Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu hướng diễn biến của vấn đề trong bối cảnh hiện nay. ‐ Lập luận chặt chẽ, đảm bảo tính logic và thuyết phục. Trang 5
- 3.Vận dụng: ‐ Đánh giá ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người và xã hội. ‐ Nêu các giải pháp khắc phục, bài học ý nghĩa phù hợp với thực tế được rút ra từ vấn đề bàn luận. ‐ Lý giải tính khả thi và tác động của giải pháp, nhấn mạnh vai trò của cá nhân, gia đình, nhà trường, và xã hội trong việc giải quyết vấn đề. ‐ Kêu gọi ý thức và trách nhiệm từ mỗi cá nhân và cộng đồng, định hướng giải pháp lâu dài nhằm duy trì hiệu quả. ‐ Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận: Gồm 2 phần: Đọc hiểu và làm văn + Tỉ lệ đọc hiểu: 50%; số lượng: 5 câu, làm văn: 50%, số lượng: 1 câu. - Thời gian: 90 phút - Mức độ: Nhận biết: 40%; Thông hiểu: 30%; Vận dụng: 30%. III. CÁC ĐỀ THAM KHẢO Trang 6
- SỞ GD&ĐT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT BÀ RỊA NĂM HỌC: 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA SỐ 1 (Đề kiểm tra có 01 trang) Họ và tên học sinh:………………………….. Lớp: ……… Số báo danh: ……… I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản: TỨC SỰ BÀI 4 Giậu thưa thưa hai khóm trúc, Giường thấp thấp một nồi hương. Vượn chim kết bạn non nước quạnh,(1) Cầm sách cùng nhau ngày tháng trường.(2) Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô quen cật(3) vận xềnh xoàng. Bốn dân(4) nghiệp(5) có cao cùng thấp, Đều hết làm tôi thánh thượng hoàng. (Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976) Chú thích: (1) Quạnh: vắng vẻ; (2) Trường: dài; (3) Cật: lưng, sống lưng (4) Bốn dân: bốn loại (tầng lớp) cư dân theo quan niệm thời xưa, dịch từ chữ “tứ dân” (sĩ, nông, công, thương); (5) Nghiệp: sự nghiệp, nghề nghiệp (hiểu rộng là địa vị xã hội) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0.5đ). Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. (0.5đ). Nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 3. (1.0đ). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu thơ: Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bô quen cật vận xềnh xoàng Câu 4. (1.0 đ). Nhận xét về hình ảnh thơ trong văn bản. Câu 5. (2.0đ). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong văn bản trên. II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Hiện nay, nhiều học sinh dường như không thể rời khỏi điện thoại dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Trống vừa đánh báo hết giờ, thầy cô chưa kịp dừng phấn, đã có em vội cúi xuống màn hình ... Trong giờ ra chơi, thay vì trò chuyện hay vận động, nhiều học sinh chỉ chăm chăm vào điện thoại, lướt mạng xã hội, chơi game, thậm chí quên cả thời gian vào lớp. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn làm suy giảm khả năng giao tiếp, tư duy và ý thức kỷ luật. Dưới góc nhìn một người trẻ, chúng ta cần làm gì để sử dụng điện thoại một cách thông minh và có hiệu quả? (Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ). ---------------HẾT-------------- Trang 7
- SỞ GD&ĐT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT BÀ RỊA NĂM HỌC: 2024-2025 ĐỀ MINH HỌA SỐ 2 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra có 01 trang) Họ và tên học sinh:………………………….. Lớp: ……… Số báo danh: …….. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản: MẠN THUẬT (Bài 5) Sơn thuỷ nhàn chơi phận khó khăn, Cửa quyền hiểm góc ngại chồn chân. Say minh nguyệt, trà ba chén, Thích thanh phong, lều một gian. Ngỏ cửa nho, chờ khách đến, Trồng cây đức, để con ăn. Ðược thua phú quý dầu thiên mệnh, Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn? (Trích Thơ quốc âm Nguyễn Trãi, Bùi Văn Nguyên biên khảo, chú giải, giới thiệu, NXB Giáo dục, 2003, tr.50) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: (0.5đ). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: (0.5đ). Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong văn bản. Câu 3: (1.0đ). Anh/chị hiểu gì về cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ sau? Say minh nguyệt, trà ba chén, Thích thanh phong, lều một gian. Câu 4: (1.0đ). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Trồng cây đức, để con ăn. Câu 5: (2.0đ). Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả gửi gắm qua hai câu cuối không? Vì sao? Ðược thua phú quý dầu thiên mệnh, Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Trong xã hội hiện đại, con người dường như bận rộn hơn, kết nối nhiều hơn qua công nghệ, nhưng đồng thời cũng trở nên xa cách, thờ ơ trước những vấn đề xung quanh. Khi sự thờ ơ trở thành thói quen, con người mất đi lòng trắc ẩn, tinh thần trách nhiệm và khả năng sẻ chia. Thái độ sống vô cảm không chỉ khiến cá nhân mất đi những mối quan hệ ý nghĩa mà còn làm suy yếu tinh thần đoàn kết của cộng đồng, gây ra những hệ lụy khó lường cho xã hội. Vậy, theo anh/chị, làm thế nào để khắc phục tình trạng sống thờ ơ, vô cảm trong giới trẻ hiện nay? (Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ). ---------------HẾT-------------- Tổ trưởng kí duyệt Nguyễn Thị Tân Trang 8

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
195 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
141 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
231 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
120 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
139 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
180 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
86 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
149 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
112 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
97 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
132 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
148 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
167 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
