TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM<br />
TỔ GIÁO DỤC CÔNG DÂN<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI<br />
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 – NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT<br />
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ I<br />
- Khắc sâu những kiến thức cơ bản ở từng bài học cho học sinh<br />
- Giới hạn một số nội dung ôn tập.<br />
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập, chuẩn bị ôn tập tốt, để kiểm tra học kỳ I<br />
đạt kết quả cao.<br />
II. NỘI DUNG ÔN TẬP<br />
1. Hệ thống hóa kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm từ bài 1 đến bài 9 (trừ<br />
bài 2 và bài 8 – đọc thêm)<br />
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng<br />
- Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học<br />
- Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm<br />
- Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.<br />
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất<br />
- Thế giới vật chất luôn vận động<br />
+ Thế nào là vận động?<br />
+ Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất<br />
+ Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.<br />
- Thế giới vật chất luôn luôn phát triển<br />
+ Thế nào là phát triển?<br />
+ Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.<br />
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiên tượng<br />
- Thế nào là mâu thuẫn?<br />
+ Mặt đối lập của mâu thuẫn<br />
+ Sự thống nhất giữa các mặt đối lập<br />
+ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập<br />
- Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng<br />
+ Giải quyết mâu thuẫn<br />
+ Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh.<br />
<br />
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng<br />
- Chất<br />
- Lượng<br />
- Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất<br />
+ Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất<br />
+ Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng<br />
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng<br />
- Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình<br />
+ Phủ định siêu hình<br />
+ Phủ định biện chứng<br />
- Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.<br />
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức<br />
- Thế nào là nhận thức?<br />
+ Nhận thức cảm tính<br />
+ Nhận thức lý tính<br />
- Thực tiễn là gì?<br />
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.<br />
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức<br />
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức<br />
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức<br />
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.<br />
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội<br />
- Con người là chủ thể của lịch sử<br />
+ Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình<br />
+ Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã<br />
hội<br />
+ Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội<br />
- Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội<br />
+ Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội?<br />
+ Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.<br />
2. Giới hạn ôn tập<br />
- Phần trắc nghiệm: Học bài 1, 3, 4, 5, 7<br />
- Phần tự luận: Học nội dung bài học thực tiễn rút ra sau khi học xong bài 4, và<br />
bài 5.<br />
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA<br />
<br />
- Trắc nghiệm (8.0 điểm): 32 câu<br />
- Tự luận (2.0 điểm): 01 câu<br />
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA<br />
Câu 1. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách<br />
A. đấu tranh giữa các mặt đối lập.<br />
B. kết hợp các mặt đối lập.<br />
C. thống nhất giữa các mặt đối lập.<br />
D. điều hòa các mặt đối lập.<br />
Câu 2. Khẳng định nào sau đây là sai?<br />
A. Xã hội không ngừng vận động.<br />
B. Trái đất không đứng im.<br />
C. Đường ray không vận động.<br />
D. Dòng sông đang vận động.<br />
Câu 3. Đối với sự vận động và phát triển của thế giới các sự vật, hiện tượng mâu thuẫn<br />
chính là<br />
A. nguồn gốc.<br />
B. khuynh hướng tất yếu.<br />
C. nguyên nhân kìm hãm.<br />
D. động cơ.<br />
Câu 4. Trong những câu sau đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn<br />
tới chất đổi?<br />
A. Tức nước vỡ bờ.<br />
B. Có làm thì mới có ăn.<br />
C. Tích tiểu thành đại.<br />
D. Sống lâu lên lão làng.<br />
Câu 5. Không có sự vật hiện tượng nào là<br />
A. không tiến lên.<br />
B. phát triển.<br />
C. luôn vận động.<br />
D. không vận động.<br />
Câu 6. Sự phát triển diễn ra phổ biến ở các lĩnh vực của<br />
A. tự nhiên và tư duy.<br />
B. xã hội, con người và tư duy.<br />
C. tự nhiên và xã hội.<br />
D. tự nhiên, xã hội và tư duy.<br />
Câu 7. Để phân biệt một sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác, người<br />
ta căn cứ vào<br />
A. thuộc tính của sự vật, hiện tượng.<br />
B. lượng của sự vật, hiện tượng.<br />
C. chất của sự vật, hiện tượng.<br />
D. quy mô của sự vật, hiện tượng.<br />
Câu 8. Tính chất của phủ định biện chứng là<br />
A. khách quan và phổ biến.<br />
B. kế thừa và phổ biến.<br />
C. khách quan và kế thừa .<br />
D. chủ quan và kế thừa.<br />
Câu 9. Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của<br />
sự vật, hiện tượng gọi là gì?<br />
A. Điểm nút .<br />
B. Độ.<br />
C. Phạm vi.<br />
D. Khoảng giới hạn.<br />
Câu 10. Các hình thức vận động của vật chất bao gồm<br />
<br />
A. cơ, hoá, lý, xã hội, sinh.<br />
<br />
B. cơ, lý, hoá, sinh, xã hội.<br />
<br />
C. sinh, hoá, lý, cơ, xã hội.<br />
<br />
D. hoá, lý, xã hội, cơ, sinh.<br />
<br />