TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM<br />
TỔ GIÁO DỤC CÔNG DÂN<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI<br />
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 – NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT<br />
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ I<br />
- Khắc sâu những kiến thức cơ bản ở từng bài học cho học sinh<br />
- Giới hạn một số nội dung ôn tập.<br />
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập, chuẩn bị ôn tập tốt, để kiểm tra học kỳ<br />
I đạt kết quả cao.<br />
II. NỘI DUNG ÔN TẬP<br />
1. Hệ thống hóa kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm từ bài 1 đến bài 7<br />
Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế<br />
- Sản xuất vật chất<br />
+ Thế nào là sản xuất của cải vật chất?<br />
+ Vai trò của sản xuất của cải vật chất<br />
- Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất<br />
+ Sức lao động<br />
+ Đối tượng lao động<br />
+ Tư liệu lao động<br />
- Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình<br />
và xã hội.<br />
Bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ - Thị Trường<br />
- Hàng hóa<br />
+ Hàng hóa là gì?<br />
+ Hai thuộc tính của hàng hóa<br />
- Tiền tệ<br />
+ Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ?<br />
+ Các chức năng của tiền tệ.<br />
- Thị trường<br />
+ Thị trường là gì?<br />
+ Các chức năng cơ bản của thị trường<br />
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa<br />
<br />
- Nội dung của quy luật giá trị<br />
- Tác động của quy luật giá trị<br />
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa<br />
+ Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên<br />
+ Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa<br />
- Vận dụng quy luật giá trị<br />
+ Về phía Nhà nước<br />
+ Về phía công dân.<br />
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa<br />
- Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh<br />
+ Khái niệm cạnh tranh<br />
+ Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh<br />
- Mục đích của cạnh tranh<br />
- Tính hai mặt của canh tranh<br />
+ Mặt tích cực của cạnh tranh<br />
+ Mặt hạn chế của cạnh tranh<br />
Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa<br />
- Khái niệm cung, cầu?<br />
+ Khái niệm cầu<br />
+ Khái niệm cung<br />
- Mối qua hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa<br />
- Vận dụng quan hệ cung – cầu<br />
+ Đối với Nhà nước<br />
+ Đối với người sản xuất, kinh doanh<br />
+ Đối với người tiêu dùng.<br />
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước<br />
- Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tính tất yếu khách quan và tác dụng<br />
của CNH, HĐH đất nước<br />
+ Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
+ Tính tất yếu khách quan phải CNH, HĐH đất nước<br />
+ Tác dụng của CNH, HDDH đất nước<br />
- Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta<br />
+ Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất<br />
+ Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả.<br />
<br />
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản<br />
lý kinh tế của Nhà nước<br />
- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần<br />
+ Khái niệm thành phần kinh tế<br />
+ Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần<br />
+ Các thành phần kinh tế ở nước ta<br />
- Nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta<br />
+ Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất<br />
+ Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả.<br />
2. Giới hạn ôn tập<br />
- Phần trắc nghiệm: Học bài 1, 2, 4, 5, 6, 7<br />
- Phần tự luận: Học nội dung bài 5 và bài 6.<br />
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA<br />
- Trắc nghiệm (8.0 điểm): 32 câu<br />
- Tự luận (2.0 điểm): 01 câu<br />
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA<br />
Câu 1. Thông thường trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất kinh doanh mở rộng,<br />
lượng cung hàng hóa sẽ<br />
A. giảm.<br />
B. không tăng.<br />
C. ổn định.<br />
D. tăng.<br />
Câu 2. Theo nội dung của quy luật cung – cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị của<br />
hàng hóa khi<br />
A. cung > cầu.<br />
B. cung < cầu.<br />
C. cung = cầu.<br />
D. cầu giảm, cung tăng.<br />
Câu 3. Thông thường trên thị trường, giá cả giảm xuống sẽ kéo theo lượng cung<br />
giảm và lượng cầu<br />
A. giảm.<br />
<br />
B. có xu hướng tăng lên.<br />
<br />
C. có xu hướngng ổn định.<br />
D. không tăng.<br />
Câu 4. Yếu tố nào sau đây không phải là tư liệu lao động<br />
A. máy móc.<br />
B. đất đai.<br />
C. khung cửi.<br />
D. bến cảng, sân bay.<br />
Câu 5. Theo C. Mác, chúng ta có thể dựa vào đâu để phân biệt các thời đại kinh<br />
tế khác nhau?<br />
A. Đối tượng lao động.<br />
B. Người lao động.<br />
C. Sản phẩm lao động.<br />
D. Tư liệu lao động.<br />
Câu 6. Với người bán, tăng sản xuất khi<br />
A. cung > cầu. B. cung = cầu. C. cung < cầu. D. giá trị hàng hoá tăng.<br />
<br />
Câu 7. Sản suất của cải vật chất giữ vai trò<br />
A. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.<br />
B. nền tảng của xã hội loài người.<br />
C. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. D. cơ sở cho sự tồn tại của nhà nước.<br />
Câu 8. Thông thường trên thị trường, cung – cầu thường vận động<br />
A. không ăn khớp với nhau.<br />
B. bằng nhau.<br />
C. cung thường lớn hơn cầu.<br />
D. cung thường nhỏ hơn cầu.<br />
Câu 9. Trên thị trường, người ta trao đổi hàng hoá với nhau theo tỉ lệ nhất định thực<br />
chất là trao đổi<br />
A. lượng thời gian lao động cá biệt.<br />
B. giá trị hàng hoá.<br />
C. lượng thời gian lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hoá.<br />
D. giá trị tăng thêm của hàng hóa.<br />
Câu 10. Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của<br />
A. tự nhiên.<br />
B. xã hội.<br />
C. tự nhiên và xã hội.<br />
D. cá nhân.<br />
<br />