intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Hoàng Hoa Thám

Chia sẻ: Trần Văn Hiếu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

96
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Hoàng Hoa Thám tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Hoàng Hoa Thám

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI LỚP 11<br /> I. ĐỌC HIỂU<br /> 1. Các thao tác lập luận<br /> - Phân tích.<br /> - So sánh.<br /> 2. Các phong cách ngôn ngữ<br /> - Báo chí: Khái niệm, đặc điểm chung, các phương tiện diễn đạt…<br /> 3. Các phương thức biểu đạt:<br /> - Tự sự<br /> - Miêu tả<br /> - Biểu cảm<br /> - Thuyết minh<br /> - Nghị luận<br /> - Hành chính<br /> 3. Các phép tu từ:<br /> - So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, liệt kê, chơi chữ, điệp…<br /> - Tác dụng của việc dùng các biện pháp tu từ này.<br /> 4. Nội dung chính của văn bản và những câu hỏi liên quan đến nội dung chính của văn<br /> bản:<br /> - Đọc và xác định nội dung chính của văn bản.<br /> - Dựa vào nội dung chính của văn bản để trả lời các câu hỏi có liên quan đến văn bản. Cách trả<br /> lời gọn, rõ, bám vào các câu, từ có trong văn bản để trả lời.<br /> Chú ý: Khi xác định nội dung chính của văn bản, có thể dựa vào câu chủ đề (nếu có) hoặc tóm<br /> lược nội dung trên cả văn bản.<br /> II. Làm văn: Học sinh đọc kĩ tác phẩm, nắm lại những nội dung chủ yếu của từng tác phẩm.<br /> 1. Hai đứa trẻ<br /> - Khung cảnh và cuộc sống phố huyện lúc hoàng hôn, lúc đêm về và lúc chuyến tàu đi qua.<br /> Phố huyện tố tăm, nghèo nàn, đơn điệu được nhìn qua đôi mắt và tâm hồn Liên: nhạy cảm,<br /> nhân hậu, trong sáng và giàu ước mơ.<br /> - Các giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.<br /> - Bút pháp lãng mạn nhưng không xa rời hiện thực, nghệ thuật tương phản-đối lập, văn chương<br /> giàu chất thơ… Phong cách văn chương TL qua tác phẩm.<br /> 2. Chữ người tử tù:<br /> - Tình huống truyện đặc sắc.<br /> <br /> - Nhân vật:<br /> + Huấn Cao với ba vẻ đẹp: tài hoa, khí phách, thiên lương<br /> + Quản ngục với vẻ đẹp của một người yêu cái đẹp, trân trọng người tài. Đó cũng là một con<br /> người với thiên lương trong sáng và khí phách hơn người.<br /> Ngợi ca cái đẹp, cái thiện, cái tài. Từ đó ta thấy được quan niệm thẩm mĩ toàn diện của NT.<br /> - Cảnh cho chữ: Hội tụ tài năng NT với bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản, phóng<br /> đại…:<br /> + Không gian thời gian đặc biệt.<br /> + Con người: hoán đổi vị thế…<br />  Quan niệm của NT về cái đẹp.<br /> - Bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản, phóng đại, ngôn ngữ giàu có…Phong cách văn<br /> chương NT qua tác phẩm.<br /> 3. Hạnh phúc một tang gia<br /> - Nhan đề mang mâu thuẫn trào phúng<br /> - Hạnh phúc chung - riêng của mọi người trước cái chết của cụ cố Tổ.<br /> - Khung cảnh đám ma với những người đi đưa đám: hỗi tạp, giả dối, trơ trẽn, bất nhân, bất<br /> hiếu.<br /> - Các giá trị hiện thực và nhân đạo đi kèm.<br /> - NT: Mâu thuẫn đặc sắc. Nghệ thuật điệp, thủ pháp tương phản-đối lập giữa biểu hiện bên<br /> ngoài và suy nghĩ bên trong giúp VTP lột mặt nạ nhân vật, phô ra bản chất thật dối trá của con<br /> người.<br /> 4. Chí Phèo<br /> - Các tên gọi khác nhau của tác phẩm.<br /> - Các dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của CP: ra tù và giặp Thị Nở<br /> - Trọng tâm là sự thức tỉnh của CP sau đêm gặp Thị Nở:<br /> + Thức tỉnh giác quan<br /> + Thức tỉnh ý thức<br /> + Thức tỉnh phẩm chất người khi nhận bát cháo hành của TN<br /> - Bị từ chối quyền làm người lương thiện: đau đớn, uống rượu, càng uống càng tỉnh, đến nhà<br /> BK giết BK rồi tự tử.<br /> Nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc bằng các độc thoại nội tâm dài.<br /> - Các giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.<br /> - Kết cấu tâm lí, nghệ thuật miêu tả nội tâm bậc thầy.<br /> - Phong cách văn chương của NC qua tác phẩm.<br /> <br /> III. ĐỀ MẪU<br /> A. Đọc-hiểu (3đ)<br /> Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.<br /> “Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng<br /> nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa<br /> cách nhau hơn?<br /> Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách,<br /> lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn<br /> rất trân trọng khách mời.<br /> Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán<br /> mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm<br /> tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả.<br /> (…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay<br /> trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì<br /> “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy. ”…<br /> (Gần mặt…cách lòng- Lê Thị Ngọc Vi- Tuổi trẻ Online 04/05/2014)<br /> 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản?<br /> 2. Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn bản trên quan tâm tới điều gì? Điều đó trái với sự<br /> tiếp đón của gia chủ ra sao?<br /> 3. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài báo? Em hiểu nhan đề đó<br /> như thế nào?<br /> B. Làm văn (7 điểm)<br /> Về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nam Cao trong tác phẩm “ Chí Phèo”.<br /> ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM<br /> A. Đọc-hiểu<br /> 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí (0.5đ)<br /> 2. Những người đi dự đám cưới quan tâm đến chiếc điện thoại của mình. Nhiều người<br /> tranh thủ chụp hình để đăng Facebook. (0.5đ)<br /> Còn gia chủ thì chuẩn bị chu đáo, thể hiện sự trân trọng khách mời.(0.5đ)<br /> 3. Thủ pháp đối lập, tương phản. (0.5đ)<br /> Nhan đề thể hiện rõ mặt trái, mâu thuẫn của mạng xã hội: làm cho con người xa cách<br /> nhau ngay cả khi đang đối diện với nhau. (1.0đ)<br /> B. Làm văn<br /> Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những yêu cầu sau.<br /> a. Mở bài<br /> - Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao và tác phẩm: “Chí Phèo”<br /> - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nam Cao<br /> trong tác phẩm. (0.5đ)<br /> b. Thân bài<br /> <br /> - Giải thích: nghệ thuật miêu tả nội tâm là cách thức nhà văn đi sâu vào nội tâm nhân<br /> vật, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả nội tâm là<br /> sở trường của Nam Cao, góp phần tạo nên sự thành công lớn của tác phẩm : “Chí Phèo”(0.5đ)<br /> - Nghệ thuật miêu tả nội tâm được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc miêu tả quá trình<br /> thức tỉnh của CP để từ một con quỷ dữ quay trở lại làm người với khát khao lương thiện:<br /> + Thức tỉnh các giác quan: mắt nhìn thấy, tai lắng nghe, miệng thấy đắng…(1.0đ)<br /> + Thức tỉnh ý thức: nhớ về quá khứ, hiểu về hiện tại và hình dung ra tương lai.(1.5đ)<br /> + Thức tỉnh cảm xúc người với khát khao lương thiện khi nhận bát cháo hành của Thị<br /> Nở: Ngạc nhiên, mắt ướt, vừa vui vừa buồn, cảm thấy ăn năn, muốn làm hoà với mọi người,<br /> muốn làm người lương thiện… (1.0đ)<br /> Khi bị từ chối quyền được làm người lương thiện: cố níu kéo, khóc, uống rượu, càng<br /> uống càng tỉnh, giết Bá Kiến rồi tự tử. (1.0đ)<br /> - Khái quát: Nam Cao đã đi sâu vào nội tâm nhân vật bằng biện pháp miêu tả tâm lí với<br /> những đoạn độc thoại nội tâm dài. Ông đã thể hiện quá trình thức tỉnh của CP để rồi vừa phản<br /> ánh vừa tố cáo xã hội vừa thể hiện niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.(1.0đ)<br /> c. Kết bài<br /> - Nhắc lại giá trị của nghệ thuật miêu tả nội tâm.<br /> - Một vài cảm xúc cá nhân về Nam Cao và tác phẩm: “Chí Phèo”(0.5đ)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0