Đề cương HK1_Khối 12 năm học 2016 – 2017<br />
<br />
Trường THPT Hàm Thuận Bắc<br />
<br />
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12<br />
A. PHẦN ĐỌC- HIỂU :<br />
I. KIẾN THỨC ĐỌC- HIỂU CẦN NẮM:<br />
1. Thể thơ<br />
- Lục bát.<br />
- Song thất lục bát.<br />
- Thất ngôn bát cú đường luật .<br />
- Thơ năm chữ, bảy chữ, tự do,...<br />
2. Phép liên kết:<br />
- Phép thế<br />
- Phép lặp<br />
- Phép liên tưởng<br />
- Phép nghịch đối<br />
- Phép nối<br />
3. Phương thức biểu đạt:<br />
Có 6 phương thức biểu đạt, cụ thể như sau:<br />
- Tự sự<br />
- Miêu tả<br />
- Biểu cảm<br />
- Thuyết minh<br />
- Nghị luận<br />
- Hành chính – công vụ<br />
4. Phương châm hội thoại:<br />
- Phương châm về lượng<br />
- Phương châm về chất<br />
- Phương châm lịch sự<br />
- Phương châm cách thức<br />
5 . Các thành phần biệt lập:.<br />
- Thành phần biệt lập tình thái<br />
- Thành phần cảm thán<br />
6. Các kiểu câu:<br />
- Câu chia theo mục đích phát ngôn:<br />
+ Câu kể (Câu tự sự)<br />
+ Câu hỏi<br />
+ Câu cảm<br />
+ Câu cầu khiến<br />
- Câu chia theo cấu trúc ngữ pháp<br />
+ Câu đơn<br />
+ Câu ghép<br />
7. Các biện pháp tu từ<br />
- So sánh<br />
- Nhân hoá<br />
- Ẩn dụ<br />
- Hoán dụ<br />
- Điệp ngữ<br />
- Chơi chữ<br />
- Nói quá<br />
- Nói giảm, nói tránh<br />
- Các biện pháp tu từ cú pháp(…).<br />
8. Các thao tác lập luận<br />
- Thao tác lập luận giải thích<br />
-Thao tác lập luận phân tích<br />
- Thao tác lập luận chứng minh<br />
- Thao tác lập luận so sánh<br />
- Thao tác lập luận bình luận<br />
- Thao tác lập luận bác bỏ<br />
9. Đoạn văn bản<br />
1. Viết đoạn văn theo chủ đề.<br />
Trang 1<br />
<br />
Đề cương HK1_Khối 12 năm học 2016 – 2017<br />
Trường THPT Hàm Thuận Bắc<br />
Để viết được một đoạn văn hay, trước tiên cần xác định rõ yêu cầu của đề: Đề bài yêu cầu viết về cái<br />
gì? ( nội dung của đoạn văn), viết trong bao nhiêu dòng? ( dung lượng ), sau đó tiến hành tìm ý cho<br />
đoạn văn. Tức là chúng ta xác định sẽ viết những gì? Tùy thuộc yêu cầu của đề, các em có thể ghi ra<br />
giấy nháp những ý chính của đoạn văn. Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp học sinh hình dung được<br />
những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không trọng tâm.<br />
2. Xác định nội dung chính của văn bản, xác định câu chủ đề, hiểu câu, từ, cụm từ ngữ trong văn<br />
bản.<br />
10. Các hình thức triển khai văn bản:<br />
- Diễn dịch<br />
- Quy nạp<br />
- Phối hợp diễn dịch với quy nạp (tổng – phân – hợp)<br />
- Nêu phản đề<br />
- So sánh: So sánh tương đồng (loại suy); So sánh tương phản<br />
- Phân tích nhân quả: Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau; Chỉ ra kết quả trước, trình bày<br />
nguyên nhân sau; Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân quả liên hoàn.<br />
11. Phong cách chức năng ngôn ngữ<br />
a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt<br />
b. Phong cách ngôn ngữ khoa học<br />
c . Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật<br />
d . Phong cách ngôn ngữ chính luận<br />
e . Phong cách ngôn ngữ hành chính<br />
g . Phong cách ngôn ngữ báo chí<br />
* BÀI TẬP THAM KHẢO:<br />
Bài 1:<br />
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:<br />
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày<br />
một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể<br />
thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho<br />
ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có<br />
sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”<br />
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)<br />
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích<br />
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.<br />
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.<br />
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn văn bản<br />
Câu 5 : Từ các câu văn “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá<br />
trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó” , Hãy<br />
viết đoạn nghị luận về giá trị của mỗi người trong cuộc sống<br />
Bài 2:<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu<br />
Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm xỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc<br />
ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi<br />
người chết vì bệnh ung thư - một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với<br />
nhau? Đó là câu hỏi trăn trở của không biết bao nhiêu người có lương tâm và dường như đến thời điểm<br />
này họ vẫn đang bất lực. Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng<br />
nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng<br />
một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn<br />
sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thôi, sẽ có bao nhiêu bệnh viện được xây<br />
và bao nhiêu đứa trẻ được đến trường.<br />
(Lê Bình, trích Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân - Phẳng hay không phẳng, VTV1, 12/2/2016)<br />
Câu 1. Đoạn trích trên được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào?<br />
Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với các vấn đề còn tồn tại của xã hội? Thái độ đó được bộc lộ qua<br />
những yếu tố ngôn ngữ nào?<br />
Câu 3. Theo tác giả, vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết là gì?<br />
Câu 4. Từ góc độ cá nhân, anh/chị hãy viết đoạn nghị luận trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi<br />
độc ác với nhau?<br />
Bài 3:<br />
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
Đề cương HK1_Khối 12 năm học 2016 – 2017<br />
Trường THPT Hàm Thuận Bắc<br />
(1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong<br />
làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân<br />
chất.<br />
(2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại<br />
bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những<br />
viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn<br />
hương ấy.<br />
(3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác,<br />
thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở<br />
đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.<br />
(4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương<br />
nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.<br />
(5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng,<br />
mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong<br />
chiều, mùi hoa sen trong gió ...<br />
(6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!<br />
(Hương làng – Băng Sơn)<br />
Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức diễn đạt nào?<br />
Câu 2. Nêu khái quát nội dung của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bản trên?<br />
Câu 3. Ý nghĩa của câu "Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!"?<br />
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua câu văn sau không? Vì sao? : "Nước hoa<br />
ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi<br />
trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.".<br />
Bài 4:<br />
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:<br />
Láng giềng đã đỏ đèn đâu?<br />
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang<br />
Ðôi ta cùng ở một làng<br />
Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh?<br />
Em nghe họ nói mong manh,<br />
Hình như họ biết chúng mình ... với nhau.<br />
Ai làm cả gió đắt cau,<br />
Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?<br />
(Chờ nhau, Nguyễn Bính)<br />
Câu 1. Ðoạn thơ sử dụng thể thơ nào? Chỉ ra tác dụng của thể thơ với việc biểu đạt tâm trạng nhân vật<br />
trữ tình?<br />
Câu 2. Tìm những từ ngữ gợi không gian làng quê trong đoạn thơ?<br />
Câu 3. Cảm nhận câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau?"<br />
Câu 4. Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp tu từ qua câu thơ: "Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương<br />
muối cho giầu đổ non?"<br />
II . KIẾN THỨC ĐỌC VĂN CẦN NẮM:<br />
* Bài 1: Khái quát VHVN từ CMTT 1945 đến hết thế kỉ XX<br />
( HS học trong vở ghi)<br />
* Bài 2: Tác giả Hồ Chí Minh<br />
( HS học trong vở ghi)<br />
* Bài 3: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh)<br />
1. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm TNĐL: SGK<br />
2. Mục đích sáng tác của Bản TNĐL:<br />
+ Đập tan luận điệu xảo trá của kẻ thù.<br />
+ Tuyên bố độc lập cho DT VN.<br />
3. Các giá trị tác phẩm TNĐL:<br />
- Giá trị lịch sử.<br />
- Giá trị tư tưởng.<br />
- Giá trị nghệ thuật.<br />
4. Nội dung và nghệ thuật của bản TNĐL:<br />
a. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn:<br />
Trang 3<br />
<br />
Đề cương HK1_Khối 12 năm học 2016 – 2017<br />
Trường THPT Hàm Thuận Bắc<br />
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn Pháp, Mĩ: Đề cao giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và văn minh<br />
nhân loại + tạo tiền đề cho lập luận phần sau.<br />
<br />
- Nêu nguyên lí về quyền<br />
<br />
Bình đẳng<br />
Tự do<br />
Mưu cầu h/phúc<br />
<br />
→ quyền con người → quyền DT<br />
→ Cách đặt vấn đề khéo léo, đầy sáng tạo, chặt chẽ, thể hiện tầm tư tưởng lớn lao của tác giả.<br />
b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định tư cách độc lập tự do của DTVN:<br />
* Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:<br />
- Phản bội, chà đạp lên chính nguyên lí của tổ tiên họ. Dùng chính sách mị dân, che giấu những<br />
hành động trái chính nghĩa.<br />
- Vạch trần bản chất thực dân xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp.( Những tội ác về<br />
chính trị, kinh tế, văn hóa,…)<br />
- Bác bỏ một cách hiệu lực những luận điểm dối trá của kẻ thù.( công lao “khai hóa”, quyền “<br />
bảo hộ” Đông Dương). Khẳng định: Nd ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VNDCCH.<br />
- Phản bác mạnh mẽ những luận điệu của các thế lực cơ hội quốc tế nhằm phủ nhận các thành<br />
quả của CM VN.<br />
→ Liệt kê; lí lẽ xác đáng; bằng chứng xác thực; ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn,…;lặp kết<br />
cấu cú pháp: Tố cáo tội ác nhiều mặt của thực dân Pháp và khơi dậy lòng căm thù của nhân dân.<br />
* Khẳng định tư cách độc lập tự do của dân tộc:<br />
- DT có truyền thống nhân đạo và yêu hòa bình (…).<br />
- Đấu tranh bền bỉ, tự lực, tự cường để giành độc lập (…).<br />
- Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp và xóa bỏ những hiệp ước mà Pháp đã ký về<br />
nước VN.<br />
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc VN.<br />
→ Sử dụng cứ liệu lịch sử; lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn + giọng sảng khoái tự hào:<br />
DTVN có quyền hưởng độc lập tự do.<br />
c. Tuyên bố về quyền độc lập tự do của DT VN:<br />
- Khẳng định quyền độc lập tự do của DT VN.<br />
- Tuyên bố về ý chí kiên quyết bảo vệ đất nước.<br />
* Bài 4: Nguyễn Đình Chiểu- ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)<br />
1. Nội dung:<br />
* Mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn<br />
NĐC – một hiện tượng VH độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.<br />
* Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, sự nghiệp vc của NĐC:<br />
- Con người và quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:<br />
▪ Con người: Trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn → Khí tiết được nhấn mạnh (nổi bật mục<br />
đích nghị luận).<br />
▪ Quan niệm sáng tác thơ văn: Thống nhất với quan niệm về lẽ làm người: Văn thơ phải là vũ khí<br />
chiến đấu → có ý nghĩa tích cực trong thời buổi bấy giờ.<br />
- Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:<br />
+ Phản ánh trung thành bản chất thời đại (một thời khổ nhục nhưng vĩ đại).<br />
+ Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại.<br />
+ Sáng tạo nên hình tượng trung tâm của cuộc kháng chiến (người nghĩa sĩ xuất thân từ nông<br />
dân).<br />
→ Lời văn xúc động: Cách nhìn người xưa từ hôm nay (đầu TK XX) của tác giả: Sự cảm thông, thấu<br />
hiểu những giá trị thơ văn của NĐC.<br />
- Truyện Lục Vân Tiên:<br />
Phương pháp lập luận đòn bẩy, xem xét trong mối quan hệ mật thiết với đời sống nhân dân: Lục<br />
Vân Tiên - Bản trường ca ca ngợi chính nghĩa.<br />
* Phần kết: khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền VH của DT.<br />
2. Nghệ thuật:<br />
- Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm.<br />
- Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.<br />
- Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương, vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.<br />
Trang 4<br />
<br />
Đề cương HK1_Khối 12 năm học 2016 – 2017<br />
Trường THPT Hàm Thuận Bắc<br />
- Giọng điệu linh hoạt, biến hóa.<br />
*Bài 5: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan)<br />
1. HCST bản thông điệp: SGK<br />
2. ND và NT của bản thông điệp:<br />
a. Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại<br />
và mỗi cá nhân:<br />
* Nêu vấn đề: Khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã được toàn thế giới quan tâm.<br />
* Tổng kết tình hình thực tế của việc phòng chống HIV/AIDS:<br />
- Mặt làm được: Có sự đồng tâm, nhất trí của tất cả các quốc gia “Ngân sách dành cho phòng<br />
chống HIV được tăng lên, vấn đề thành lập quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS được thông qua, các<br />
nước xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/ AIDS của mình, ngày càng có nhiều công ti áp<br />
dụng chính sách phòng chống HIV/ AIDS tại nơi làm việc,…”<br />
- Mặt tồn tại: Đại dịch HIV/AIDS vẫn còn hoành hành “Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của<br />
một ngày trôi đi có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, tuổi thọ<br />
của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/ AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Bệnh<br />
dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như an toàn… Lẽ ra chúng<br />
ta phải,…lẽ ra chúng ta phải…. Và lẽ ra chúng ta phải…”<br />
→ Tầm nhìn rộng lớn, cách đưa dẫn chứng có lựa chọn và sáng tạo nhưng vẫn trung thực, đáng<br />
tin cậy: Cần phải tăng cường hơn nữa việc phòng chống HIV/AIDS.<br />
* Lời kêu gọi của tác giả:<br />
- Cần đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động<br />
thực tế ở tất cả các quốc gia.<br />
- Xóa bỏ sự kì thị, phân biệt đối xử với người bị bệnh HIV/AIDS.<br />
- Toàn nhân loại cùng đoàn kết chống lại đại dịch HIV/AIDS.<br />
→ Lời kêu gọi sống động, tha thiết và thấm thía của một trái tim nhân ái và giàu tinh thần trách<br />
nhiệm.<br />
b. Ý nghĩa của bản thông điệp:<br />
- Là tiếng nói kịp thời trước một nguy cơ đang đe dọa cuộc sống của loài người.<br />
- Hướng tất cả mọi người đến thái độ và hành động đúng.<br />
- VB ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn chứng, số liệu cụ<br />
thể, thể hiện trách nhiệm, lương tâm của người đứng đầu Liên hợp quốc.<br />
- Tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh TK.<br />
c. Nghệ thuật:<br />
- Lập luận chặt chẽ, cách sắp xếp luận điểm, luận cứ hợp lí.<br />
- Vận dụng sáng tạo các thao tác so sánh và bác bỏ.<br />
- Lời văn trang trọng, giàu cảm xúc, câu văn, ngôn từ súc tích, cô đọng.<br />
*Bài 6: Tây Tiến (Quang Dũng)<br />
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: (Học sgk)<br />
2. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:<br />
a. Những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến và cảnh thiên nhiên miền Tây:<br />
- Hiệp vần (ơi –chơi vơi), điệp “nhớ”, dùng từ độc đáo “nhớ chơi vơi”→ Nỗi nhớ tha thiết trào dâng thốt<br />
lên thành tiếng gọi “Tây Tiến ơi!”<br />
- Địa danh lạ tai (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch), câu nhiều thanh bằng - trắc ( Dốc<br />
lên…- Nhà ai…), nghệ thuật đối “Ngàn thước…xuống”, từ láy tạo hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo<br />
hút), dùng từ ngộ nghĩnh “súng ngửi trời”,…:<br />
+ Bức tranh thiên nhiên mở ra theo không gian (sương, mưa, dốc, cồn mây): Hiểm trở và dữ dội.<br />
+ Âm điệu đặc biệt, từ láy gợi hình (chiều chiều, đêm đêm): Bức tranh thiên nhiên mở ra chiều<br />
thời gian: Gợi sự hoang dại, khắc nghiệt đe dọa tính mạng con người.<br />
→ Con đường hành quân đầy gian khổ, khó khăn.<br />
- Cách nói giảm, từ láy “dãi dầu” với sắc thái biểu đạt cao: Hình ảnh con người trên đường hành<br />
quân hi sinh trong tư thế bi tráng, lẫm liệt.<br />
- Dùng nét vẽ có hồn, từ sáng tạo “mùa em”: Cảnh tượng thật đầm ấm, xua tan vẻ mệt mỏi của<br />
người lính.<br />
=> Hình ảnh giàu chất tạo hình, âm điệu đặc biệt: Nỗi nhớ tha thiết, cháy bỏng về thiên nhiên và<br />
cuộc hành trình mà người lính Tây Tiến đã vượt qua.<br />
b. Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân:<br />
Trang 5<br />
<br />