SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG<br />
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn: Sinh học 10<br />
<br />
I. CẤU TRÚC ĐỀ THI:<br />
1. Phần trắc nghiệm khách quan: 24 câu – 8 điểm.<br />
2. Phần tự luận: 2 câu – 2 điểm.<br />
II. NỘI DUNG ÔN TẬP:<br />
Học sinh tiến hành ôn tập kiến thức từ bài 7 đến bài 14, với các chủ đề cụ thể<br />
như sau:<br />
1. Chủ đề 1: Tế bào nhân sơ<br />
- Cấu trúc và chức năng của tế bào nhân sơ.<br />
- Liên hệ thực tiễn để giải thích ý nghĩa của các thành phần cấu tạo ở tế bào nhân<br />
sơ thích nghi với khả năng gây bệnh ở người và các sinh vật khác.<br />
- Giải thích việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý trong chữa bệnh do vi khuẩn<br />
gây ra.<br />
2. Chủ đề 2: Tế bào nhân thực<br />
- Cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực.<br />
- Chú ý phân biệt cấu trúc, chức năng của các bào quan như lục lạp và ti thể, bộ<br />
máy Gôngi và lưới nội chất.<br />
3. Chủ đề 3: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất<br />
- Phân biệt các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.<br />
- Vận dụng lý thuyết về vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích<br />
một số hiện tượng trong đời sống như vẩy nước sạch vào rau để rau tươi; rửa rau bằng<br />
cách ngâm với nước muối từ 5 – 10 phút; tưới nước và bón phân hợp lý cho cây…<br />
- Giải thích các hiện tượng co và phản co nguyên sinh của tế bào biểu bì hành<br />
trong các trường hợp cho nước cất và nước muối.<br />
4. Chủ đề 4: Năng lượng và chuyển hóa vật chất<br />
- Cấu trúc và chức năng của ATP.<br />
- Giải thích vì sao ATP được xem là đồng tiền năng lượng của tế bào?<br />
- Khái niệm, đặc điểm của quá chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng.<br />
5. Chủ đề 5: Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất<br />
- Khái niệm, đặc tính, cơ chế tác động, chức năng của enzim và các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến hoạt tính của enzim.<br />
- Khái niệm quá trình ức chế ngược, vai trò và vận dụng.<br />
- Giải thích một số hiện tượng trong đời sống có liên quan đến vai trò của enzim<br />
trong chuyển hóa vật chất.<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG<br />
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM<br />
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN MINH HỌA<br />
ÔN TẬP HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN SINH HỌC 10<br />
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong<br />
mỗi câu<br />
Câu 1: Ở vi khuẩn, việc lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền được thực<br />
hiện bởi cấu trúc<br />
A. ribôxôm.<br />
B. tế bào chất.<br />
C. màng sinh chất.<br />
D. vùng nhân.<br />
Câu 2: Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc<br />
A. màng sinh chất.<br />
B. tế bào chất.<br />
C. thành tế bào.<br />
D. vỏ nhầy.<br />
Câu 3: Đặc điểm của tế bào nhân sơ là<br />
A. tế bào chất đã phân hoá đủ các loại bào quan. B. chưa có màng nhân.<br />
C. có màng nhân.<br />
D. các bào quan đều có hai lớp màng<br />
Câu 4: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về tế bào<br />
nhân sơ?<br />
1. Nhân đơn giản, chưa có màng bao bọc.<br />
2. Tế bào chất không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.<br />
3. Khung tế bào vi khuẩn tương đối ổn định.<br />
4. Ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất có các hạt dự trữ.<br />
5. Tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất nhanh với môi trường.<br />
A. 5<br />
B. 4<br />
C. 3<br />
D. 2<br />
Câu 5: Thành phần không có ở tế bào vi khuẩn là<br />
A. màng sinh chất.<br />
B. vỏ nhầy.<br />
C. mạng lưới nội chất.<br />
D. lông roi.<br />
Câu 6: Để tăng khả năng xâm nhập, bám vào cơ thể vật chủ, ở vi khuẩn gây bệnh<br />
thường có thêm<br />
A. vỏ nhầy.<br />
B. thành tế bào.<br />
C. nhân có màng bao bọc.<br />
D. roi.<br />
Câu 7: Bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào là<br />
A. không bào.<br />
B. nhân con.<br />
C. lục lạp.<br />
D. ti thể.<br />
Câu 8: Tế bào nào chứa nhiều lizôxôm nhất?<br />
A. Tế bào biểu bì.<br />
B. Tế bào bạch cầu.<br />
C. Tế bào hồng cầu.<br />
D. Tế bào xương.<br />
Câu 9: Điểm giống nhau giữa lục lạp và ti thể là có<br />
A. chứa sắc tố quang hợp.<br />
B. chứa nhiều loại enzim hô hấp.<br />
C. màng kép bao bọc.<br />
D. chứa nhiều phân tử ATP.<br />
Câu 10: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về bào quan ti thể?<br />
1. Trong các tế bào ở người, tế bào hồng cầu có chứa nhiều ti thể nhất.<br />
2. Ti thể có hình dạng, kích thước và số lượng khác nhau phụ thuộc vào loại tế<br />
bào.<br />
3. Màng trong ti thể gấp nếp tạo các mào, trên đó có chứa enzim quang hợp.<br />
4. Ti thể tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành<br />
ATP, cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.<br />
A. 1<br />
B. 2<br />
C. 3<br />
D. 4<br />
<br />
Câu 11: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng<br />
A. hoà tan trong dung môi.<br />
B. dạng tinh thể rắn.<br />
C. dạng khí.<br />
D. dạng tinh thể rắn và khí.<br />
Câu 12: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về vận chuyển<br />
thụ động qua màng sinh chất?<br />
1. Vận chuyển thụ động là cơ chế khuếch tán các chất qua màng sinh chất.<br />
2. Các chất có kích thước nhỏ, không phân cực được vận chuyển trực tiếp qua lớp<br />
kép photpholipit.<br />
3. Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao gọi là<br />
vận chuyển thụ động.<br />
4. Glucôzơ được vận chuyển trực tiếp qua lớp kép photpholipit theo cơ chế vận<br />
chuyển thụ động.<br />
A. 1<br />
B. 2<br />
C. 3<br />
D. 4<br />
Câu 13: Chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo<br />
cách vận chuyển<br />
A. thụ động.<br />
B. khuếch tán.<br />
C. tích cực.<br />
D. thụ động và chủ động.<br />
Câu 14: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao<br />
và tiêu tốn năng lượng là cơ chế<br />
A. thẩm thấu.<br />
B. chủ động.<br />
C. khuếch tán.<br />
D. thụ động.<br />
Câu 15: Hình thức vận chuyển chất có sự biến dạng của màng sinh chất là<br />
A. khuếch tán. B. thụ động.<br />
C. thực bào.<br />
D. tích cực.<br />
Câu 16: Yếu tố không có trong thành phần của ATP<br />
A. bazơnitơ.<br />
B. đường.<br />
C. nhóm photphat.<br />
D. prôtêin.<br />
Câu 17: Thế năng là năng lượng<br />
A. khi phân giải chất hữu cơ. B. ở trạng thái tiềm ẩn.<br />
C. cơ học. D. mặt trời.<br />
Câu 18: Liên kết cao năng của phân tử ATP tích luỹ ở<br />
A. cả 3 nhóm phôtphat.<br />
B. 2 liên kết phôtphat gần phân tử đường.<br />
C. hai liên kết phôtphat ở ngoài cùng.<br />
D. chỉ 1 liên kết phôtphat ngoài cùng.<br />
Câu 19: Chất nào dưới đây không phải là enzim ?<br />
A. Urê.<br />
B. Prôtêaza.<br />
C. Saccaraza.<br />
D. Nuclêôtiđaza.<br />
Câu 20: Enzim có đặc tính nào sau đây?<br />
A. Tính đặc thù. B. Hoạt tính yếu. C. Tính đa dạng. D. Tính bền ở nhiệt độ cao.<br />
Câu 21: Ăn thịt bò khô với gỏi đu đủ rất tốt cho quá trình tiêu hóa vì:<br />
A. enzim trong đu đủ chuyển hóa prôtêin trong bò khô.<br />
B. ngon hơn.<br />
C. enzim trong đu đủ kích thích quá trình tiêu hóa trong dạ dày ở người.<br />
D. hấp dẫn hơn.<br />
Câu 22: Enzim ở tế bào của cơ thể người có nhiệt độ tối ưu khoảng<br />
A. 350 – 400.<br />
B. 200 -250.<br />
C. 250 – 300.<br />
D. 300 – 350.<br />
Câu 23: Enzim nào hoạt động trong môi trường axit?<br />
A. Amilaza.<br />
B. Pepsin.<br />
C. Saccaraza.<br />
D. Mantaza.<br />
Câu 24: Quang hợp ở cây xanh đã thực hiện chuyển hoá năng lượng nào?<br />
A. Từ hoá năng sang quang năng.<br />
B. Từ hoá năng sang quang năng.<br />
C. Từ quang năng sang hoá năng.<br />
D. Từ hoá năng sang nhiệt năng.<br />
II. TỰ LUẬN:<br />
Một số dạng câu hỏi tự luận gợi ý:<br />
Câu 1: Vẽ, chú thích cấu trúc một số bào quan ở tế bào nhân thực như lục lạp, ti thể,<br />
bộ máy gôngi, lưới nội chất.<br />
<br />
Câu 2: Phân biệt:<br />
- Cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?<br />
- Cấu trúc ti thể và lục lạp?<br />
Câu 3: Mô tả cấu trúc và chức năng của một bào quan ở tế bào nhân thực.<br />
Câu 4: Giải thích một số hiện tượng:<br />
- Vì sao ở điều kiện thường, để giữ rau tươi, người ta thường vẩy nước sạch vào<br />
rau?<br />
- Vì sao khi rửa rau, nên ngâm rau trong nước muối từ 5 – 10 phút?<br />
- Vì sao ở điều kiện thường, bảo quản cá ở một khoảng thời gian ngắn nhất định,<br />
người ta thường ướp muối vào cá?<br />
- Vì sao khi bón phân cho cây, nên bón vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối với nồng<br />
độ, liều lượng thích hợp?<br />
- Giải thích hiện tượng dị ứng ở một số người khi ăn trứng, hoặc cua, ghẹ hoặc uống<br />
sữa?<br />
Chúc các em thi tốt!<br />
<br />