TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM<br />
TỔ GIÁO DỤC CÔNG DÂN<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKII<br />
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 – NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT<br />
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II<br />
- Khắc sâu những kiến thức cơ bản ở từng bài học cho học sinh<br />
- Giới hạn một số nội dung ôn tập.<br />
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập, chuẩn bị ôn tập tốt, để kiểm tra học kỳ I đạt kết quả cao.<br />
II. NỘI DUNG ÔN TẬP<br />
- Giới hạn nội dung kiểm tra học kì II từ bài 11 đến hết phần 1 bài 14.<br />
- Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm ( 24 câu – 8,0 điểm) + Tự luận ( 2 điểm).<br />
- Nội dung kiểm tra phần trắc nghiệm: Giới hạn từ bài 11 đến hết phần 1 bài 14<br />
- Nội dung kiểm tra phần tự luận:<br />
Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc<br />
- Học sinh cần nắm vững kiến thức phần 1 bài 14, vận dụng kiến thức đã học để liên hệ lấy ví dụ thực<br />
tế.<br />
II. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TỪ BÀI 11 ĐẾN BÀI 14<br />
BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC<br />
1. Nghĩa vụ<br />
- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.<br />
2. Lương tâm.<br />
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức bản thân trong mối quan hệ người<br />
khác và xã hội.<br />
- Hai trạng thái của lương tâm:<br />
+ Trạng thái thanh thản lương tâm khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực<br />
đạo đức xã hội, cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình.<br />
+ Trạng thái cắn rứt lương tâm khi cá nhân có hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức , cảm<br />
thấy ăn năn, hối hận.<br />
trang 1<br />
<br />
Dù tồn tại trạng thái nào củng có ý nghĩa tích cực đối cá nhân.<br />
+ Khi cá nhân làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm<br />
thì bị coi kẻ vô lương tâm.<br />
3. Nhân phẩm<br />
- Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được.<br />
- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được kính trọng.<br />
- Người thiếu nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ.<br />
- Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất, tinh thần lành mạnh.<br />
4. Danh dự<br />
- Danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhân.<br />
- Khi biết giữ gìn danh dự của mình, cá nhân có được sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không<br />
làm điều xấu.<br />
- Khi một các nhân biết tôn trọng bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người có lòng tự<br />
trọng.<br />
5. Hạnh phúc.<br />
- Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa<br />
mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.<br />
BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH<br />
1. Tình yêu<br />
- Trong thực tế biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú.<br />
- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ<br />
của xã hội.<br />
- Tình yêu chân chính làm cho con người trưởng thành hơn và hoàn thiện hơn.<br />
- Một số điều nên tránh trong tình yêu:<br />
+ Yêu đương quá sớm.<br />
+ Yêu một lúc nhiều người, yêu chứng tỏ khả năng chinh phục.<br />
+ Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.<br />
2. Hôn nhân.<br />
- Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kết hôn.<br />
trang 2<br />
<br />
- Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn.<br />
- Tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, Nữ từ đủ 18 tuổi<br />
- Tuổi khuyến khích kết hôn: Nam 26 tuổi, Nữ 24 tuổi<br />
- Chế độ hôn nhân nước ta:<br />
<br />
+ Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ<br />
+ Hôn nhânh một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng<br />
<br />
3. Gia đình<br />
- Gia đình là cộng đồng người chung sống, gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ<br />
hôn nhân và quan hệ huyết thống.<br />
+ Quan hệ hôn nhân thể hiện quan hệ giữa vợ và chồng.<br />
+ Quan hệ huyết thống thể hiện trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa ông bà với các<br />
cháu, giữa anh chị em ruột với nhau.<br />
- Chức năng của gia đình: Có 4 chức năng: chức năng duy trì nòi giống; chức năng kinh tế; chức năng<br />
tổ chức đời sống gia đình; chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.<br />
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG<br />
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với đời sống con người.<br />
- Cộng đồng là tòan thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành<br />
một khối trong sinh hoạt xã hội.<br />
- Vai trò cộng đồng:<br />
Theo C.Mác: …bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.<br />
+ Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của con người.<br />
+ Cộng đồng là môi trường xã hội để cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau.<br />
+ Cộng đồng chăm lo đời sống cá nhân, đảm bảo cá nhân có điều kiện phát triển tòan diện.<br />
+ Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích chung, lợi ích riêng, giữa quyền và nghĩa vụ.<br />
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng, nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở nên lớn<br />
mạnh.<br />
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.<br />
a. Nhân nghĩa.<br />
- Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.<br />
* Biểu hiện:<br />
trang 3<br />
<br />
- Lòng nhân ái, sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn.<br />
- Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.<br />
- Lòng vị tha bao dung độ lượng, không cố chấp với người có lỗi lầm biết hối cải…<br />
- Ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và BV Tổ quốc<br />
b. Hòa nhập.<br />
- Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui, sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc<br />
sống.<br />
- Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.<br />
c. Hợp tác.<br />
- Trong cuộc sống con người cần phải biết hợp tác với nhau.<br />
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào<br />
đó vì mục đích chung.<br />
* Biều hiện:<br />
<br />
+ Cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung<br />
+ Phối hợp nhịp nhàng với nhau.<br />
+ Sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết.<br />
<br />
- Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh tinh thần,<br />
thể chất vượt qua khó khăn.<br />
- Biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu<br />
đối với người công dân trong xã hội hiện đại.<br />
* Nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi, không làm phương hại đến lợi ích người<br />
khác.<br />
BÀI 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC<br />
1. Lòng yêu nước.<br />
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình<br />
phục vụ lợi ích Tổ quốc.<br />
- Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn thử<br />
thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm.<br />
* Biều hiện:<br />
<br />
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước<br />
+ Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi dân tộc.<br />
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng.<br />
trang 4<br />
<br />
+ Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.<br />
+ Cần cù sáng tạo trong lao động.<br />
<br />
trang 5<br />
<br />