intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Trần Văn Hiếu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

87
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường để tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. Các câu hỏi ôn tập trong đề cương đều có đáp án kèm theo sẽ là tài liệu hay dành cho bạn chuẩn bị tốt cho các kỳ thi kiểm tra học kỳ môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường

TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG<br /> <br /> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II<br /> NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> MÔN: GDCD 7<br /> I. NỘI DUNG KIẾN THỨC:<br /> Câu 1: Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.<br /> Trả lời:<br /> Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình.<br /> VD: Thần linh, Thượng đế, Chúa trời,...<br /> Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi.<br /> VD: đạo Phật, đạo Thiên Chúa,...<br /> Mê tín dị đoan: là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lý trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả<br /> xấu.<br /> VD: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép,...<br /> Câu 2: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Nêu một số việc làm trái pháp luật về<br /> quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?<br /> Trả lời:<br /> Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín<br /> ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức, cản trở.<br /> Một số việc làm trái pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo:<br /> Cản trở hoặc cưỡng ép người khác vào đạo, chuyển đạo, bỏ đạo; gây chia rẽ giữa những người có tín<br /> ngưỡng, tôn giáo khác nhau; gây chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người<br /> không có tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hành nghề mê tín dị đoan;<br /> lợi dung quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động chống phá nhà nước; xâm phạm nơi thờ tự;...<br /> Câu 3: Nêu bản chất của Nhà nước ta. Giải thích vì sao Nhà nước ta có bản chất như vậy?<br /> Trả lời:<br /> Bản chất của Nhà nước ta: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân<br /> dân, vì nhân dân.<br /> Bởi vì:<br /> - Nhà nước ta là thành quả của cách mạng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt<br /> Nam.<br /> - Do nhân dân lập ra, nhân dân xây dựng.<br /> - Hoạt động vì lợi ích của nhân dân.<br /> Câu 4: Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước và sơ đồ phân công bộ máy nhà nước (giản lược)<br /> a.<br /> Sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước:<br /> b. Sơ đồ phân công bộ máy Nhà nước:<br /> I. Bộ máy nhà nước cấp trung ương<br /> II. Bộ máy nhà nước cấp tỉnh<br /> (thành phố thuộc trung ương)<br /> III. Bộ máy nhà nước cấp huyện<br /> (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)<br /> IV. Bộ máy nhà nước cấp xã<br /> (phường, thị trấn)<br /> Câu 5: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Các cơ quan đó do ai bầu ra?<br /> Trả lời:<br /> Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm 2 cơ quan:<br /> <br /> + Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn): Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do<br /> nhân nhân bầu ra.<br /> + Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn): Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội<br /> đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.<br /> Câu 6: Nêu nhiệm vụ từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở?<br /> Trả lời:<br /> + Hội đồng nhân dân (HĐND): Chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triền kinh tế- xã hội, ổn<br /> định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa phương; giám sát hoạt<br /> động của Thường trực HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND xã.<br /> + Uỷ ban nhân dân (UBND) là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND có nhiệm vụ: Thực hiện<br /> quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực; Kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp,<br /> luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã; bảo đảm an ninh<br /> chính trị, trật tự, an toàn xã hội.<br /> II. BÀI TẬP VẬN DỤNG (THAM KHẢO)<br /> Câu 1: Tình huống:<br /> Ở gần nhà Hằng có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem<br /> bói. Hằng can ngăn nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và<br /> khuyên Hằng không nên can thiệp vào.<br /> a. Theo em, mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?<br /> b. Nếu là Hằng, em sẽ làm gì?<br /> Câu 2: Tình huống:<br /> Anh Hùng theo đạo Tin Lành cùng với cả gia đình. Đến năm 20 tuổi, anh muốn chuyển sang theo<br /> đạo Thiên Chúa, nhưng cha mẹ anh nhất quyết không chấp nhận. Bố anh Hùng còn tuyên bố, nếu<br /> anh bỏ đạo Tin Lành mà theo đạo Thiên Chúa thì bố anh không còn coi anh là con nữa.Thế nhưng<br /> cuối cùng thì anh Hùng vẫn cứ thực hiện quyết định của mình.<br /> a. Theo em, bố anh Hùng có quyền ngăn cản anh Hùng theo đạo Thiên Chúa không? Vì sao?<br /> b. Việc làm của anh Hùng có đúng pháp luật không?<br /> Câu 3: Tình huống:<br /> An và Thúy tranh luận với nhau về Quốc hội và Chính phủ:<br /> - An: “Theo tớ, về cơ bản thì Quốc hội và chính phủ là hai cơ quan giống nhau: đều là cơ quan<br /> nhà nước trung ương, đều là cơ quan đại diện cho nhân dân và có chung nhiệm vụ quản lí đất<br /> nước.”<br /> - Thúy: “Tớ thì cho rằng, tuy Quốc hội và Chính phủ đều là cơ quan nhà nước trung ương nhưng<br /> là hai cơ quan khác nhau hoàn toàn.”<br /> Em đồng ý với ý kiến của An hay Thúy? Vì sao?<br /> Trả lời:<br /> Quốc hội và chính phủ đều là cơ quan nhà nước ở trung ương nhưng là hai loại cơ quan khác<br /> nhau: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn Chính phủ là cơ quan hành chính nhà<br /> nước cao nhất của nước ta.  Ý kiến của Thúy đúng!<br /> Câu 4: Tình huống:<br /> Tại một cuộc họp của nhân dân xã A, một bác nông dân đề nghị: “Tôi đề nghị Ủy ban nhân dân<br /> thảo luận để ra quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của xã mình”. Một người khác<br /> phản đố: “Không được vì đó không phải là nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân”.<br /> Theo em, ý kiến nào đúng? Giải thích vì sao?<br /> Trả lời:<br /> Đề nghị của bác nông dân thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân xã, chịu trách nhiệm<br /> trước nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội.  Ý kiến của bác nông dân sai.<br /> <br /> CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT, THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2