Đề cương hóa học 11<br />
<br />
Trường THPT Vinh Xuân<br />
<br />
TÓM TẮT LÝ THUYẾT<br />
PHẦN I. HI ĐROCACBON (NO, KHÔNG NO, THƠM)<br />
H-C NO: Ankan (no, mạch hở CnH2n+2);<br />
H-C KHÔNG NO: Anken (1 liên kết đôi C=C, hở CnH2n); Ankin (1 liên kết ba C C, hở CnH2n-2);<br />
Ankađien (2 liên kết đôi C=C, mạch hở CnH2n-2),<br />
H-C THƠM: Benzen và đồng đẳng ( chứa 1 vòng benzen, đồng đẳng có mạch nhánh no);<br />
CH<br />
<br />
Stiren<br />
<br />
CH2<br />
<br />
(1 vòng benzen gắn nhóm vinyl-không no) ;<br />
<br />
1. Gọi tên:<br />
*Theo tên thay thế: chọn mạch đánh số gọi tên nhánh + tên H-C mạch chính<br />
Tên một số gốc hoá trị 1: gốc no CH3- metyl; C2H5 - etyl; C3 H7- gồm propyl và iso propyl;<br />
gốc không no CH2=CH- vinyl, CH2=CH-CH2-anlyl,<br />
gốc thơm C6H5- phenyl, C6H5-CH2- benzyl<br />
*Theo tên thông thường: ít có quy luật gọi, cần thuộc một số chất trong từng dãy đồng đẳng<br />
ankan như iso-pentan CH3CH(CH3)CH2CH3;<br />
anken như isobutilen CH2=C(CH3)CH3;<br />
ankađien như iso-pren CH2=C(CH3)CH=CH2;<br />
Ankybenzen như toluen C6H5CH3, xilen C6 H4(CH3)2; cumen C6H5CH(CH3)2, ,<br />
2. Viết đồng phân:<br />
Viết mạch C điền vị trí LK đôi, ba (chú ý hợp chất có nối đôi có thể có thêm đồng phân hình học- khi hai<br />
nhóm thế tại mỗi C đôi đang xét là khác nhau)<br />
3. Tính chất hoá học: Cần nắm được mối quan hệ đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học<br />
a. H-C no: chứa toàn liên kết đơn (tương đối bền )Pư thế H bằng halogen (spc là thế H của C bậc cao-ít H)<br />
và pư tách (tách H2 tạo H-C không no và crackinh tạo hỗn hợp ankan và anken)<br />
b. H-C không no: chứa liên kết đôi C=C, liên kết ba C C (đều có liên kết pi kém bền)<br />
Pư thế cộng (H2, Cl2, Br2 làm mất màu, cộng axit HX như H2O, HCl, HBr-spc là nhóm X cộng vào C bậc<br />
cao), pư oxh (bởi KMnO4/ngay ở đk thường-làm mất màu) và pư trùng hợp tạo polime<br />
Chú ý:<br />
-Ankađien liên hợp như butađien (CH2=CH-CH=CH2) cộng tỉ lệ 1:1, theo hai hướng sp cộng vào C1,2 và C1,4.<br />
-Nếu H-C không no có nối ba đầu mạch có pư với thế H/Cba bằng Ag/AgNO3,NH3 (tạo kết tủa vàng)<br />
c. H-C thơm:<br />
*Đồng đẳng của benzen: CnH2n-6 có vòng benzen tương đối bền, có mạch nhánh no<br />
Pư thế H ở vòng bằng halogen Cl2, Br2 khan (khi có bột Fe, to) và thế H ở nhánh (khi có ánh sáng).<br />
Chú ý:<br />
-Đồng đẳng của benzen thì pư thế dễ hơn benzen và nhóm thế sẽ vào vị trí octo, para<br />
-Mạch nhánh của vòng benzen bị oxh bởi KMnO4 khi đun nóng.<br />
CH<br />
<br />
CH2<br />
<br />
*Stiren:<br />
có nhánh không no nên có tính chất của H-C không no.<br />
4. Điều chế: cần nắm một số phản ứng để điều chế chất tiêu biểu trong mỗi dãy đồng đẳng<br />
Pư điều chế metan CH4: Từ CH3COONa nung với NaOH (to); Từ Al4C3 thủy phân; Từ pư crackinh ankan<br />
Pư điều chế etilen C2H4: Từ C2H5OH tách nước (đkH2SO4đặc/170oC);Từ C2H2 cộng H2 (xtPd); Từ ankan pư<br />
crackinh hoặc tách H2<br />
Pư điều chế axetilen C2H2: Từ CaC2 thủy phân; Từ CH4 nung ở 1500 oC rồi làm lạnh nhanh; Từ kết tủa C2Ag2<br />
(bạc axetilua) + HCl<br />
Pư điều chế buta-1,3-đien C4H6: Từ C4H10 tách 2H2/xt, toC; Từ CH2=CH-C≡CH cộng H2 (xt Pd, PbCO3)<br />
Pư điều chế benzen C6H6: Từ C2H2 pư trime hóa (đk600oC, C hoạt tính)<br />
<br />
Tổ Hóa học<br />
<br />
Trang [1]<br />
<br />
Đề cương hóa học 11<br />
<br />
Trường THPT Vinh Xuân<br />
<br />
PHẦN II. HỮU CƠ CÓ NHÓM CHỨC (ANCOL-PHENOL-ANĐEHIT-AXIT CACBOXYLIC)<br />
I. ANCOL (nhóm -OH liên kết với C no, CTPT ancol đơn no mạch hở CnH2n+2O)<br />
1. Gọi tên thay thế: tên hi đrocacbon tương ứng + đuôi OL<br />
2. Viết cấu tạo ancol: Viết mạch Cđiền vị trí OH (chú ý: OH không đính ở C đôi và 2 nhóm OH không<br />
đính cùng 1 nguyên tử C)<br />
3. Cấu tạo và tính chất hoá học:<br />
R— O— H (các liên kết C-O và O-H phân cực, nên ancol bị phân cắt ở các liên kết này)<br />
Pư thế H của nhóm OH bằng Na, K<br />
Pư tách nước có H2SO4 đặc tạo ete hoặc anken<br />
Pư oxi hoá bởi CuO, to tạo tạo anđehit (ancol bậc 1) hoặc xeton (ancol bậc 2)<br />
Pư với axit (axit vô cơ HCl, HBr thế OH; với axit hữu cơ thế H của OH)<br />
Chú ý : Riêng ancol có từ 2 nhóm OH liền kề có pư hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam<br />
4. Điều chế (ancol etylic C2H5OH)<br />
Từ C2H4 +H2O (có xt H2SO4 loãng, to); Từ C2H5Cl + dd NaOH (to); Từ glucozơ (có xt men);<br />
Từ anđehit CH3CH=O +H2 (có xtNi, to); Từ este gốc etyl (thuỷ phân ở mt axit hay bazơ,to)<br />
II. PHENOL (nhóm -OH liên kết với vòng benzen , đơn giản nhất là C6H5OH có tên là phenol)<br />
Cấu tạo<br />
C6H5 — O — H (H/OH linh động hơn ancol và H trên vòng vị trí o,p giàu mật độ e hơn ở benzen)<br />
Tính chất hoá học:<br />
Tính axit yếu (không đổi màu quỳ và kém nấc 1 của H2CO3): pư Na, NaOH. (pư nói lên ả/hưởng của vòng<br />
đến OH)<br />
Pư thế H của vòng benzen -vị trí o,p: brom hóa và nitro hóa (pư dễ dàng cả 3 vị trí, nói lên ảnh hưởng<br />
của nhóm OH đẩy e đến vòng benzen)<br />
Chú ý: phenol không có phản ứng thế nhóm OH không phản ứng với axit HCl, RCOOH ở nhóm OH.<br />
III. ANĐEHIT-AXIT CACBOXYLIC<br />
1. Công thức chung và gọi tên:<br />
*Anđehit có nhóm -CH=O (Axit có nhóm -COOH) liên kết với nguyên tử C hay H;<br />
CTPT: CnH2n+2-2kOx (với k số lk,vòng ở phân tử; x là số oxi); CTCT R(CHO) x; R(COOH)x<br />
*Tên thay thế: anđehit đuôi AL; axit đuôi OIC;<br />
*Tên thông thường anđehit: theo tên của axit tương ứng đổi từ axit thành anđehit<br />
{axit đơn no thẳng: 1C- axit fomic; 2C- axetic; 3C- propionic; 4C- butiric, 5C-valeric; 6C-caproic,<br />
axit đơn không no: CH2=CH-COOH axit acrylic; CH2=C(CH3)-COOH ax metacrylic;<br />
axit thơm: C6H5COOH ax benzoic; p-C6H4(COOH)2 ax tere-phtalic<br />
axit đa no 2chức, ko nhánh: 2C-axit oxalic, 5C-glutaRic; 6C-ađipic}<br />
2. Tính chất hoá học:<br />
*Anđehit: R— CH = O Phản ứng do nhóm chức anđehit -CH=O:<br />
Pư cộng H2 vào liên kết đôi C=O (pư khử tạo ancol bậc 1)<br />
Pư oxi hoá nhóm CHO<br />
o<br />
AgNO 3,NH3 t<br />
-pư tráng bạc (td AgNO3 đun nóng ở mt NH3; bản chất -CHO<br />
<br />
-COONH4 + 2Ag<br />
<br />
-pư nước Br2 làm mất màu: R-CHO + Br2+ H2O R-COOH + HBr<br />
Lưu ý: +AĐH bị oxh tạo axit nên oxh ancol bậc 1 sp có thể đến axit (CH3OH + [O] HCOOH + H2O)<br />
+ADH HCHO đơn chức nhưng tráng bạc 2 lần tạo 4Ag + muối vô cơ (NH4)2CO3)<br />
*Axit: R-CO-OH (liên kết đôi C=O hút e mạnh nên liên kết O-H phân cực mạnh H linh động mạnh)<br />
Phản ứng do nhóm chức axit -COOH:<br />
Tổ Hóa học<br />
<br />
Trang [2]<br />
<br />
Đề cương hóa học 11<br />
<br />
Trường THPT Vinh Xuân<br />
<br />
Pư thể hiện tính axit yếu (mạnh hơn H2CO3, tác dụng Na,K, CaCO3, NaOH, KOH, CuO...)<br />
Pư este hoá (tác dụng với ancol, bản chất H2O tạo ra từ thế nhóm OH của axit và H của ancol)<br />
Chú ý: +Riêng axit fomic HCOOH và muối fomat HCOONa có tráng bạc (tỉ lệ tráng bạc cho 2Ag)<br />
+Phản ứng cháy anđehit và axit luôn có H2O ≤ CO2, nếu có H2O = CO2 thì anđehit, axit là đơn no<br />
mạch hở CnH2nO, CnH2nO2<br />
4. Điều chế:<br />
*Pư điều chế CH3CH=O<br />
oxh ancol bậc 1: C2H5OH +CuO (to); oxi hoá hiđrocacbon: C2 H4 + O2/có xt CuCl2, PdCl2 (to) -sx hiện đại<br />
Từ C2H2 + H2O/có xt HgSO4 (to);<br />
Từ este dạng RCOOCH=CH2 thuỷ phân<br />
*Pư điều chế CH3COOH<br />
Từ CH3OH pư với CO có xt, to-sx hiện đại ; Từ lên men ancol C2 H5OH (pư oxh)<br />
Từ oxh anđehit CH3CHO;<br />
Từ este dạng CH3COOR' tp ở mt axit<br />
<br />
CÂU HỎI MINH HỌA<br />
Câu 1: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của<br />
A. ankan.<br />
B. ankin.<br />
C. Xicloankan<br />
D. anken.<br />
Câu 2: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử<br />
của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng<br />
A. ankan.<br />
B. ankađien.<br />
C. anken.<br />
D. ankin.<br />
Câu 3: Khi cho iso-pentan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1, sản phẩm chính thu được là:<br />
A. 1-brom-2-metylbutan. B. 2-brom -3-metylbutan. C. 2-brom-2-metylbutan. D. 1-brom-3-metylbutan.<br />
Câu 4: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu<br />
được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?<br />
A. isopentan.<br />
B. pentan.<br />
C. neopentan.<br />
D. butan.<br />
Câu 5: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 5.<br />
Câu 6: Phản ứng điều chế metan ở phòng thí nghiệm là<br />
A. Crackinh butan.<br />
B. Phân huỷ các hợp chất hữu cơ.<br />
C. Tổng hợp từ C và H2.<br />
D. Nung axetat natri khan với hỗn hợp vôi tôi xút.<br />
Câu 7: Số liên kết (xích ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là<br />
A. 3; 5; 9<br />
B. 5; 3; 9<br />
C. 4; 2; 6<br />
D. 4; 3; 6<br />
Câu 8: Anken nào sau đây tác dụng với HCl (xt ZnCl2) cho sản phẩm duy nhất ?<br />
A. CH2=CH–CH3.<br />
B. CH2=CH–CH2–CH3.<br />
C. CH2=C–(CH3)2. D. CH3–CH=CH–CH3.<br />
Câu 9: But-1-en tác dụng với HBr tạo ra sản phẩm chính là<br />
A. 1-brombuten.<br />
B. 2-brombuten.<br />
C. 1-brombutan.<br />
D. 2-brombutan.<br />
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3–CH2–C ≡ CH + AgNO3 +NH3<br />
X + NH4NO3. Cấu tạo của X là<br />
A. CH3–C ≡ CAg.<br />
B. CH3–CH2–CH = CAg.<br />
C. CH3–CH2–C ≡ CAg. D. CH3–CH2–CAg= CHAg.<br />
Câu 11: Cho buta-1,3 - đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo<br />
và đồng phân hình học) thu được là:<br />
A. 3<br />
B. 1<br />
C. 2<br />
D. 4<br />
Câu 12: Cho các chất (1) but-1-in; (2) but-2-in; (3) propin; (4) vinylaxetilen. Số chất có khả năng tác dụng<br />
với dung dịch AgNO3/NH3 là<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 13: Trong các chất : stiren, butan, propilen, propin, isopren, vinylaxetilen, số chất có khả năng làm mất<br />
màu nước brom là<br />
A. 5.<br />
B. 4.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 14: Chất làm mất màu nước brom, nhưng không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là<br />
A. Propin.<br />
B. Vinylaxetilen.<br />
C. Propilen.<br />
D. Isopentan.<br />
Câu 15: Cho các chất: CH2=CH–CH=CH2; CH3–CH2–CH=C(CH3)2; CH3–CH=CH–CH=CH2;<br />
CH3 – CH =CH2; CH3–CH=CH–COOH. Số chất có đồng phân hình học là<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3<br />
D. 4.<br />
Tổ Hóa học<br />
<br />
Trang [3]<br />
<br />
Đề cương hóa học 11<br />
<br />
Trường THPT Vinh Xuân<br />
<br />
Câu 16: Chất dùng để điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm là<br />
A. ancol etylic.<br />
B. metan.<br />
C. natri axetat.<br />
D. canxi cacbua.<br />
Câu 17: Trong các chất: stiren, axetilen, iso-pren, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản<br />
ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là<br />
A. 3.<br />
B. 5.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 18: Hiđrocacbon X thuộc dãy đồng đẳng của benzen có công thức đơn giản nhất là C3 H4. CTPTcủa X là<br />
A. C9H12.<br />
B. C6H8.<br />
C. C12H16.<br />
D. C8H8.<br />
Câu 19: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có<br />
mặt bột sắt) là<br />
A. o-bromtoluen và p-bromtoluen<br />
B. benzyl bromua<br />
C. p-bromtoluen và m-bromtoluen<br />
D. o-bromtoluen và m-bromtoluen<br />
Câu 20: Cho các phát biểu sau<br />
(1) Axetilen, etilen và butađien làm mất màu nước brom.<br />
(2) Etilen và axetilen đều khử được KMnO4 tạo ra MnO2.<br />
(3) Toluen tham gia phản ứng thế brom, nitro hoá khó hơn benzen.<br />
(4) Benzen và toluen đều làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.<br />
(5) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 1<br />
B. 2<br />
C. 3<br />
D. 4<br />
Câu 21 : Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4 H 6 là<br />
A. 3<br />
B. 2<br />
C. 5<br />
D. 4<br />
Câu 22: Số đồng phân của chất có công thức phân tử C8H10 có vòng benzen là<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
o<br />
Câu 23: Đun nóng hỗn hợp 3 ancol đơn chức với H2SO4 đặc ở 140 C, thì số ete thu được là<br />
A. 5.<br />
B. 3.<br />
C. 6.<br />
D. 4.<br />
Câu 24: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là<br />
A. Na, Fe, HBr.<br />
B. Na, HBr, CuO.<br />
C. CuO, KOH, HBr.<br />
D. NaOH, Na, HBr.<br />
Câu 25: Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng<br />
thuốc thử là<br />
A. dung dịch brom.<br />
B. dung dịch thuốc tím.<br />
C. dung dịch AgNO3.<br />
D. Cu(OH)2.<br />
Câu 26: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y);<br />
HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T).<br />
Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 27: Dung dịch phenol ( C6H 5OH ) không phản ứng được với chất nào sau đây?<br />
A. Na<br />
B. NaCl<br />
C. NaOH<br />
D. Br2<br />
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?<br />
A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím<br />
B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa<br />
C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức<br />
D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng<br />
Câu 29: Cho các chất: K, nước Br2, NaOHdd, HCldd. Số chất tác dụng với phenol (lỏng) là<br />
A. 2.<br />
B. 4.<br />
C. 1.<br />
D. 3.<br />
Câu 30: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol<br />
với<br />
A. dung dịch NaOH.<br />
B. Na kim loại.<br />
C. nước Br2.<br />
D. H2 (Ni, nung nóng).<br />
Câu 31: Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH ở phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với<br />
A. Na kim loại.<br />
B. nước Br2. C. dung dịch NaOH.<br />
D. dung dịch HNO3 (xt H2SO4, to).<br />
Câu 32: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học ?<br />
A. C2H5OH và NaOH.<br />
B. C6H5OH và dung dịch brom. C. C2H5OH và Na. D. C6H5OH và NaOH.<br />
Câu 33: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit clohiđric, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng<br />
được với nhau là<br />
A. 4.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D. 1.<br />
Tổ Hóa học<br />
<br />
Trang [4]<br />
<br />
Đề cương hóa học 11<br />
<br />
Trường THPT Vinh Xuân<br />
<br />
Câu 34: Cho các phát biểu sau:<br />
(1) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen.<br />
(2) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.<br />
(3) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol.<br />
(4) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.<br />
(5) Phenol có tính axit, dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím.<br />
Số phát biểu không đúng là<br />
A. 3.<br />
B. 4.<br />
C. 5<br />
D. 2.<br />
Câu 35: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, glixerol, toluen, phenol (C6 H5OH). Số chất trong dãy có khả<br />
năng làm mất màu nước brom là<br />
A. 4.<br />
B. 3.<br />
C. 5.<br />
D. 2.<br />
Câu 36: Cho các phát biểu sau:<br />
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử<br />
(2) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một<br />
(3) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2<br />
(4) Tất cả các anđehit tác dụng với bạc nitrat trong amoniac sinh ra bạc kim loại và muối cacbonat.<br />
(5) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc;<br />
Số phát biểu đúng là<br />
A. 4.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D. 5.<br />
Câu 37: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với AgNO3 trong dung dịch NH3 là:<br />
A. anđehit axetic, but-1-in, etilen.<br />
B. anđehit axetic, axetilen, but-2-in.<br />
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin.<br />
D. anđehit fomic, axetilen, etilen.<br />
Câu 38: Cho các chất: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4).<br />
Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là:<br />
A. (2), (3), (4).<br />
B. (1), (2), (4).<br />
C. (1), (2), (3).<br />
D. (1), (3), (4).<br />
Câu 39: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic?<br />
A. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác).<br />
B. CH≡CH + H2O (to, xúc tác HgSO4).<br />
C. CH3-CH2 OH + CuO (to).<br />
D. CH3-CH2Cl + dung dịch NaOH (to).<br />
Câu 40: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COONa, HCOOH, C2H5OH, HCOONa. Số chất trong<br />
dãy tham gia phản ứng tráng bạc là<br />
A. 3.<br />
B. 6.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 41 : Cho dãy các chất : anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có<br />
khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là<br />
A. 4<br />
B. 5<br />
C. 2<br />
D. 3<br />
Câu 42: Cho dãy các chất: phenol, ancol anlylic, ancol benzylic, anđehit axetic, axit fomic, axit acrylic. Số<br />
chất làm mất màu nước brom là<br />
A. 6.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 5.<br />
Câu 43: Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính<br />
gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng được với tối đa 2 mol NaHCO3. Công thức<br />
của axit malic là<br />
A.CH3OOC-CH(OH)-COOH<br />
B.HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO<br />
C.HOOC-CH(OH)-CH2-COOH<br />
D.HOOC-CH(CH3)-CH2-COOH<br />
Câu 44: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?<br />
A. Axit metacrylic<br />
B. Axit 2-metylpropanoic<br />
C. Axit propanoic<br />
D. Axit acrylic<br />
Câu 45: Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là<br />
a. m = 2n<br />
B. m = 2n +1<br />
C. m = 2n + 2<br />
D. m = 2n - 2<br />
Câu 46: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?<br />
A. Na, NaCl, CuO<br />
B. Na, CuO, HCl C. NaOH, Na, CaCO3 D. NaOH, Cu, NaCl<br />
Câu 47: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm<br />
sưng tấy?<br />
A. Vôi tôi.<br />
B. Giấm ăn.<br />
C. Nước.<br />
D. Muối ăn.<br />
Câu 48: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6 H5COOH (axit benzoic),<br />
C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:<br />
Tổ Hóa học<br />
<br />
Trang [5]<br />
<br />