Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử 7
lượt xem 3
download
Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử 7 cung cấp cho các bạn những kiến thức tóm tắt và những câu hỏi bài tập giúp các bạn củng cố lại kiến thức và có thêm tài liệu học tập và ôn thi. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử 7
- ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ II SỬ 7 Câu 1: Bộ máy nhà nước thời Lê sơ ( Thời vua Lê Thánh Tông) được tổ chức như thế nào? Nêu nhân xét. * Tổ chức bộ máy nhà nước: (có thể vẽ sơ đồ) Trung ương: +Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành. +Giúp việc cho vua gồm 6 bộ: Bộ lại, bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ hình, bộ công. +Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư +Các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài. Địa phương: +Cả nước chia làm 13 đạo. +Đứng đầu mỗi đạo có 3 ti là: Đô ti, Hiến ti, Thừa ti. Dưới đạo có phủ, huyện, (châu), xã. * Nhận xét; Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các thời trước. Câu 2.Trình bày nội dung chính của bộ Quốc triều hình luật( Luật Hồng Đức). Nêu nhận xét của em về bộ luật này? * Nội dung chính của bộ luật: Nội dung của bộ luật: +Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. +Bảo vệ quyền lợi quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. +Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bảo vệ một số quyền lợi người phụ nữ. Câu 3 Chữ Quốc Ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt lại trở thành chữ viết chính của ta? * Hoàn cảnh ra đời: Thế kỷ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ Alếcxăng đơ Rốt, đã dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo. * Trở thành chữ viết chính của ta vì: Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay. Câu 4: Theo em, việc tổ chức lễ hội hàng năm của nhân dân ta muốn nói lên điều gì? Lễ hội là nét văn hóa truyền thống , thắt chặt tình đoàn kết xóm làng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước. Thể hiện ý thức giữ gìn bảo tồn và phát triển nền văn hóa riêng của dân tộc.
- Câu 5: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn: *Nguyên nhân: Ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước đoàn kết của nhân dân. Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy. * Ý nghĩa lịch sử: Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát NguyễnTrịnh Lê. Đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh. Bảo vệ vững chắc nền độc lập của đất Câu 6: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều Tây Sơn chấm dứt. Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. Năm1806 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương. Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long. Năm 1831 chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. Quân đội: nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và hệ thống trạm ngựa trên cả nước. Câu 7: Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược Thanh như thế nào? Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta. Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp Biện Sơn; Một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ. Tại Thăng Long, quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người trả thù rất tàn bạo... khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên đến cao độ. Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân. Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo tiến thẳng về Thăng Long. Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan bỏ lại quân lính, vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy trốn. Câu 8: Em hãy trình bày tình hình nông nghiệp nước ta ở thế kỉ XVI XVIII? + Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:
- Cuộc chiến tranh Nam Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công ở làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. + Nông nghiệp ở Đàng Trong: Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, công cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.(0,25 điểm) Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9: Em hãy cho biết vua Quang Trung đã phục hồi kinh tế và xây dựng văn hóa như thế nào? "Chiếu lập học" thể hiện hoài bão gì của vua Quang Trung? Ngay sau khi giành được thắng lợi, vua Quang Trung đã bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển. Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Phân tích được ý nghĩa của việc ban hành "chiếu lập học": Hoàng đế Quang Trung đã nói: “…dựng nước lấy dạy học làm đầu, muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc…”.Quang Trung mong muốn xây dựng một đất nước hùng mạnh trên cơ sở lấy việc học làm đầu, nhân tài làm gốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 108 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 7 năm 2014-2015
16 p | 118 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 9 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 116 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD 10 năm 2017-2018
5 p | 98 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa học lớp 10
9 p | 112 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2017-2018
1 p | 106 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018
2 p | 168 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 69 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2017-2018
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018
2 p | 123 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
14 p | 66 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2014-2015
31 p | 111 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Mĩ thuật lớp 6 năm 2017-2018
1 p | 138 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Mĩ thuật lớp 7 năm 2017-2018
1 p | 135 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2013-2014
2 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 10
7 p | 75 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 10
7 p | 109 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn