ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
NỘI DUNG ÔN TẬP<br />
HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN: LỊCH SỬ<br />
<br />
* KHỐI 6<br />
I) Khái niệm ‘‘thời Bắc thuộc’’<br />
Thời Bắc thuộc từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN đến khi Ngô Quyền đánh bại<br />
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 mới kết thúc.<br />
Tất cả tổng cộng hơn 1.000 năm.<br />
II) Quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc thời Bắc<br />
thuộc<br />
1) Về kinh tế :<br />
Nông nghiệp: ta biết đắp đê phòng lụt, dùng sức kéo trâu, bò, trồng lúa hai vụ một năm , có đủ loại<br />
cây trồng, chăn nuôi phong phú .<br />
Các nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, nghề dệt, nghề sắt … phát triển.<br />
Thương nghiệp: trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.<br />
2) Sự phân hóa xã hội :<br />
Bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ mọi quyền hành<br />
Tầng lớp quý tộc ngoài hào trưởng người Việt nay xuất hiện thêm các địa chủ người Hán.<br />
Ngoài nông dân công xã, nay có thêm tầng lớp nông dân lệ thuộc (là những nông dân bị địa chủ<br />
cướp hết ruộng đất phải lệ thuộc và làm thuê cho chúng).<br />
Tầng lớp nô tì ngày càng đông hơn trước<br />
3) Sự truyền bá văn hóa phương Bắc (Hán) và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc :<br />
Chính quyền đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, mở trường dạy chữ Hán và du nhập Nho<br />
giáo, Đạo giáo…và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.<br />
Nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói tổ tiên, phong tục cổ truyền ; đồng thời cũng tiếp<br />
thu có chọn lọc văn hóa nước ngoài nhằm gìn giữ bản sắc, làm phong phú thêm văn hóa của mình.<br />
III. Các triều đại PK phương Bắc đã đô hộ nước ta và các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc :<br />
1) Nhà Triệu năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành<br />
hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.<br />
2) Nhà Tây Hán vào năm 111 TCN, đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ Bộ rồi chia ra quận và huyện<br />
để cai trị.<br />
3). Nhà Đông Hán - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43)<br />
4). Nhà Đông Ngô - Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (248)<br />
5)Nhà Tấn và Nam Triều (Tống, Tề, Lương)- cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 - 602).<br />
Mùa xuân năm 542, Lý Bí đánh bại quân Lương .Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.<br />
Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên<br />
Đức, Lý Nam Đế đặt kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, cho dựng chùa Khai Quốc (sau là chùa Trấn Quốc ở<br />
Hồ Tây, Hà Nội).<br />
6) Nhà Đường - Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (722) và Phùng Hưng (khoảng 766-779)<br />
7) Họ Khúc đặt nền móng tự trị (906) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (938)<br />
Khúc Thừa Dụ xây nền tự chủ (Khúc Thừa Dụ ; Khúc Hạo ; Khúc Thừa Mỹ )<br />
Kế tục sự nghiệp của họ Khúc là Dương Đình Nghệ (931-937)<br />
<br />
8) Ngô Quyền (897-944) tướng tài, là con rể của Dương Đình Nghệ, đang cai quản Ái Châu, đem<br />
quân đi trừng phạt Kiều Công Tiễn.<br />
Năm 938, Ngô Quyền làm chủ thành Đại La, quân Nam Hán tiến công. Ngô Quyền bèn bày thế trận<br />
thủy chiến, cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, đón đánh địch<br />
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của<br />
phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.<br />
Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Vương đặt ra các chức quan văn võ, qui<br />
định triều nghi, lập bộ máy chính quyền mang tính chất tập quyền.<br />
IV) lỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG<br />
-Những công trình kiến trúc đặc trưng của TP : Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố ,<br />
<br />
Dinh Độc Lập<br />
- đặc điểm dân cư: dân số đông là nguồn lao động dồi dào, đa số là dân nhập cư, nhiều thành phần<br />
<br />
dân tộc<br />
tổ chức hành chính: 24 quận huyện<br />
<br />
- 19 quaän: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Phuù Nhuaän, Thuû Ñöùc, Goø Vaáp, Bình<br />
Thaïnh, Bình Taân, Tân Phuù.Taân Bình.<br />
- 5 huyeän: Caàn Giôø, Bình Chaùnh, Hoùc Moân, Cuû Chi, Nhaø Beø.<br />
---CHÚC CÁC EM THI TỐT---<br />
<br />