TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƯƠNG<br />
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM, NĂM HỌC 2015 – 2016<br />
MÔN: SINH HỌC – KHỐI 11<br />
I. NỘI DUNG ÔN TẬP<br />
STT<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
5<br />
<br />
Chủ đề<br />
<br />
Nội dung<br />
- Phân biệt ứng động và hướng động.<br />
Cảm ứng ở động vật.<br />
- Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không<br />
sinh trưởng.<br />
- Cảm ứng ở động vật.<br />
- Điện thế nghỉ.<br />
- Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.<br />
Cảm ứng ở động vật.<br />
- Trình bày cấu tạo, cách truyền tin qua xináp.<br />
- Phân biệt tập tính bẫm sinh, tập tính học được.<br />
- Phân biệt các hình thức học tập ở động vật.<br />
- Sinh trưởng ở thực vật.<br />
Sinh trưởng và phát<br />
- Các hoocmôn thực vật.<br />
triển ở thực vật.<br />
- Phát triển ở thực vật có hoa.<br />
- Sinh trưởng và phát triển ở động vật.<br />
Sinh trưởng và phát<br />
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển<br />
triển ở động vật.<br />
của động vật.<br />
- Sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật.<br />
Sinh sản.<br />
- Sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật.<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
II. CÁC ĐỀ THI THAM KHẢO<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm):<br />
Câu 1: Khoai tây sinh sản bằng bộ phận nào?<br />
A. Rễ củ.<br />
B. Thân củ.<br />
C. Thân rễ.<br />
D. Lá.<br />
Câu 2: Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì?<br />
A. Không nhất thiết phải cần môi trường nước.<br />
B. Không chịu ảnh hưởng của tác nhân môi trường.<br />
C. Đỡ tiêu tốn năng lượng.<br />
D. Cho hiệu suất thụ tinh cao.<br />
Câu 3: Nhân tố nào không điều tiết sự ra hoa của cây?<br />
A. Nhiệt độ thấp.<br />
B. Ánh sáng.<br />
C. Hàm lượng O2.<br />
D. Tuổi của cây.<br />
Câu 4: Ở nữ, hoocmôn prôgesterôn và ơstrôgen được tiết ra từ bộ phận nào?<br />
A. Nang trứng.<br />
B. Thể vàng.<br />
C. Tuyến yên.<br />
D. Vùng dưới đồi.<br />
Câu 5: Ở cây trồng, bộ phận nào có nhiều kiểu hướng động nhất?<br />
A. Lá.<br />
B. Rễ.<br />
C. Thân.<br />
D. Hoa.<br />
Câu 6: Hoocmôn có tác dụng kích thích sự phân chia, tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp<br />
prôtêin và kích thích phát triển của xương?<br />
A. Tirôxin.<br />
B. Sinh trưởng.<br />
C. Testostêrôn.<br />
D. Ơstrôgen.<br />
Câu 7: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa vào đặc tính nào của mô thực vật?<br />
A. Tính toàn năng.<br />
B. Tính chuyên hóa.<br />
C. Tính phân hóa.<br />
D. Tính cảm ứng.<br />
Câu 8: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể<br />
không có hoocmôn nào?<br />
A. Sinh trưởng.<br />
B. Ơstrôgen.<br />
C. Tirôxin.<br />
D. Testôsterôn.<br />
Câu 9: Ở cây lúa, không có mô phân sinh nào dưới đây?<br />
A. Bên.<br />
B. Lóng.<br />
C. Đỉnh rễ.<br />
D. Đỉnh thân.<br />
Câu 10: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?<br />
A. Khe.<br />
B. Chuỳ.<br />
C. Màng trước.<br />
D. Màng sau.<br />
<br />
Câu 11: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào biến đổi thành hạt?<br />
A. Hạt phấn.<br />
B. Bầu nhụy.<br />
C. Túi phôi.<br />
D. Noãn.<br />
Câu 12: Êtilen có vai trò gì đối với cây trồng?<br />
A. Giữ cho quả tươi lâu.<br />
B. Đóng mở khí khổng.<br />
C. Giúp cây chóng ra hoa.<br />
D. Thúc quả chóng chín.<br />
Câu 13: Tập tính nào phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao?<br />
A. Tập tính xã hội.<br />
B. Tập tính di cư.<br />
C. Tập tính sinh sản.<br />
D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.<br />
Câu 14: Trong sự hình thành túi phôi, từ một tế bào mẹ ở bầu nhụy giảm phân hình thành bao nhiêu<br />
tế bào con?<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 8<br />
Câu 15: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?<br />
A. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.<br />
B. Tiêu phí ít năng lượng.<br />
C. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.<br />
D. Tiêu phí nhiều năng lượng.<br />
Câu 16: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất?<br />
A. Phân mảnh.<br />
B. Trinh sinh.<br />
C. Nảy chồi.<br />
D. Phân đôi.<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm):<br />
Câu 1 (2,0 điểm):<br />
Trình bày cơ chế tác động của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động<br />
vật có xương sống.<br />
Câu 2 (4,0 điểm):<br />
So sánh sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật. Trong chăn nuôi cần có biện pháp kĩ thuật gì<br />
để vật nuôi sinh trưởng và sinh sản tốt?<br />
ĐỀ SỐ 2<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm):<br />
Câu 1: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là:<br />
A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.<br />
B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.<br />
C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.<br />
D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.<br />
Câu 2: Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào?<br />
A. Hướng hoá.<br />
B. Ứng động không sinh trưởng.<br />
C. Ứng động sinh trưởng.<br />
D. Ứng động tiếp xúc.<br />
Câu 3: Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó?<br />
A. Co những chiếc vòi lại.<br />
B. Chỉ co phần bị kim châm.<br />
C. Co phần thân lại.<br />
D. Chỉ co phần bị kim châm.<br />
Câu 4: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật:<br />
A. ngành ruột khoang.<br />
B. giun dẹp, đỉa, côn trùng.<br />
C. cá, lưỡng cư, bò sát.<br />
D. chim, thú.<br />
Câu 5: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc” ?<br />
A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.<br />
B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.<br />
C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.<br />
D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.<br />
Câu 6: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông<br />
báo cho các con đực khác là tập tính:<br />
A. kiếm ăn.<br />
B. sinh sản.<br />
C. di cư.<br />
D. bảo vệ lãnh thổ.<br />
Câu 7: Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính:<br />
A. thứ bậc.<br />
B. bảo vệ lãnh thổ.<br />
C. vị tha.<br />
D. xã hội.<br />
Câu 8: Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. đây là 1<br />
ví dụ về hình thức học tâp:<br />
A. quen nhờn.<br />
B. điều kiện hoá đáp ứng.<br />
C. học khôn.<br />
D. điều kiện hoá hành động.<br />
Câu 9: Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:<br />
A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động<br />
B. kích thích → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động<br />
<br />
C. kích thích → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → hành động<br />
D. kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động<br />
Câu 10: Hướng động ở cây có liên quan tới:<br />
A. các nhân tố môi trường.<br />
B. sự phân giải sắc tố.<br />
C. đóng khí khổng.<br />
D. thay đổi hàm lượng axit nuclêic.<br />
Câu 11: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:<br />
A. in vết.<br />
B. quen nhờn.<br />
C. điều kiện hoá.<br />
D. học ngầm.<br />
Câu 12: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của:<br />
A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.<br />
B. quang ứng động và điện ứng động.<br />
C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động.<br />
D. ứng động tổn thương.<br />
Câu 13: Cấu tạo hệ thần kinh dạng ống gồm những bộ phận nào sau đây?<br />
A. Thần kinh trung ương và ngoại biên.<br />
B. Não bộ và bộ phận trung gian.<br />
C. Não bộ và thần kinh ngoại biên.<br />
D. Thần kinh trung ương và não bộ.<br />
Câu 14: Đối với cây ăn quả, ý nghĩa nào sau đây không phải của chiết cành?<br />
A. Biết trước đặc tính của quả.<br />
B. Thu hoạch sớm.<br />
C. Rút ngắn thời gian sinh trưởng.<br />
D. Tăng năng suất cây trồng.<br />
Câu 15: Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng?<br />
A. Đài hoa.<br />
B. Tràng hoa.<br />
C. Nhị - nhụy.<br />
D. Đầu nhị - bầu noãn.<br />
Câu 16: Cho các hiện tượng:<br />
1. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.<br />
2. Đóng, mở của khí khổng.<br />
3. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc.<br />
4. Rễ cây mọc tránh chất gây độc.<br />
5. Vận động quấn vòng của tua cuốn.<br />
Có bao nhiêu hiện tượng không thuộc hiện tượng hướng động?<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 1.<br />
D. 4.<br />
II. TỰ LUẬN (6 điểm):<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi<br />
hạch.<br />
Câu 2. (2 điểm)<br />
So sánh cách lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và co bao<br />
miêlin?<br />
Câu 3. (2 điểm)<br />
Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Nêu ví dụ về 2 dạng tập<br />
tính đó.<br />
<br />
Duyệt của lãnh đạo<br />
<br />
Duyệt của tổ trưởng<br />
<br />
Krông Nô, ngày 12 tháng 03 năm 2016<br />
Người lập<br />
<br />
Lê Thị Mai<br />
<br />