TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG<br />
<br />
GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 SINH 8 NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
Câu 1. - Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô<br />
tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt.<br />
Hãy giải thích.<br />
- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?<br />
- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% )<br />
+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại<br />
và rễ sau còn.<br />
+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt.<br />
+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.<br />
* Giải thích:<br />
-Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng<br />
(cơ chi)<br />
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh.<br />
- Tại sao nói dây thần tủy là dây pha.<br />
- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau<br />
+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan<br />
+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống.<br />
- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy Dây thần kinh tủy là dây pha.<br />
Câu 2.Cơ chế điều hoà lượng đường trong máu của các hoóc môn tuyến tuỵ xảy ra như thế<br />
nào? Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?<br />
- Cơ chế:<br />
- Trong đảo tụy có hai loại tế bào: tế bào tiết hoóc môn insulin và tế bào tiết hoóc môn<br />
glucagôn<br />
- Khi lượng đường trong máu tăng( thường sau bữa ăn) sẽ kích thích các tế bào của đảo tuỵ<br />
tiết insulin để biến đổi glucôzơ thành glycôgen(dự trữ trong gan và cơ)<br />
- Khi lượng đường trong máu thấp( xa bữa ăn)sẽ kích thích các tế bào của đảo tuỵ tiết<br />
glucagôn gây nên sự chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ nhờ đó mà lượng glucôzơ trong máu<br />
luôn giữ được ổn định<br />
b- Giải thích<br />
Bệnh tiểu đường thường xẩy ra khi : Tỉ lệ đường trong máu liên tục vượt mức bình thường,<br />
quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo nước tiểu<br />
- Nguyên nhân:<br />
+ Do các tế bào của đảt tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã hạn chế quá trình<br />
chuyển hoá glucozơ thành glycôgen làm lượng đường huyết tăng cao (thường gặp ở trẻ nhỏ)<br />
+ Do các tế bào không tiếp nhận insulin, mặc dù các tế bào của đảo tuỵ vẫn hoạt động bình<br />
thường làm cản trở sự hấp thụ glucôzơ để chuyển hoá thành glicôgen trong tế bào cũng làm<br />
lượng đường huyết tăng cao bị thải ra ngoài theo nước tiểu (thường gặp ở người lớn tuổi).<br />
Câu 3. Giải thích một số bệnh sau:<br />
a. Bệnh tiểu đường ?<br />
b. Bệnh hạ đường huyết ?<br />
c. Bệnh Bazơđô ?<br />
<br />
d. Bệnh bướu cổ ?<br />
<br />
a. Bệnh tiểu đường: Đường huyết ổn định trong cơ thể là 0,12% . khi đường huyết tăng tế bào<br />
không tiết ra được insulin làm cho Glucozơ không chuyển hóa thành glicogen khi đó đường<br />
trong máu nhiều sẽ bị thải ra ngoài qua đường nước tiểu -> bệnh tiểu đường.<br />
<br />
b. Bệnh hạ đương huyết<br />
- Khi đường huyết giảm tế bào không tiết ra được Glucagon khi đó glicogen không chuyển<br />
hóa thành glicozơ khi đó ta sẽ bị chứng hạ đường huyết<br />
c. Bệnh Bazơđô<br />
- Bệnh Bazodo do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmon làm tăng cường trao đổi<br />
chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng,<br />
mất ngủ, sút cân nhanh.<br />
d. Bệnh bướu cổ<br />
- Khi thiếu iôt trong khẩu phần ăn hằng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn<br />
thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ.<br />
Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút,<br />
trí nhớ kém.<br />
Câu 4. Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não chứng tỏ sự tiến hóa của người<br />
so với các động vật khác thuộc lớp thú?<br />
Cấu tạo:<br />
- Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.<br />
- Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não, có nhiều nếp gấp tạo thành<br />
các khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.<br />
- Trên vỏ não được chia thành nhiều vùng khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau. Đặc<br />
biệt ở não người xuất hiện các vùng mới: vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ<br />
viết.<br />
- Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau.<br />
Các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống. Các đường<br />
này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.<br />
* Chức năng của vỏ não: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện được hình thành<br />
trong đời sống cá thể<br />
* - Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não<br />
lên tới 2300-2500cm2<br />
- Vỏ não có lớp chất xám dày 2-3mm chứa số lượng nơron lớn<br />
- Khối lượng đại não người lớn<br />
- Đại não người xuất hiện vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết. Đó chính<br />
là hệ thống tín hiệu thứ hai hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú. Là do kết quả<br />
quá trình lao động của con người.<br />
Câu 5. Phản xạ là gì? Nêu những điều kiện cần để thành lập được một phản xạ có điều kiện?<br />
vai trò của phản xạ trong đời sống?<br />
- Khái niệm: Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần<br />
kinh.<br />
- Điều kiện để thành lập PXCĐK:<br />
- Cần có sự kết hợp giữa kích thích và điều kiện và kích thích không điều kiện, trong đó kích<br />
thích có điều kiện phải tác động trước. Quá trình tác động hai loại kích thích đó phải được lặp<br />
đi lặp lại nhiều lần và thường xuyên được củng cố.<br />
+ Khoảng cách giữa hai kích thích phải rất gần nhau. Nếu thời gian cách xa thì không gây được<br />
PXCĐK.<br />
+ Cơ quan cảm thụ và trung ương thần kinh, đặc biệt là vỏ não phải bình thường, không bị tổn<br />
thương.<br />
- Vai trò của phản xạ trong đời sống:<br />
+ Phản xạ giúp cơ thể phản ứng kịp thời và có hiệu quả đối với những thay đổi của môi trường<br />
bên ngoài và bên trong cơ thể, tạo cho cơ thể khả năng thích ứng với các điều kiện sống.<br />
+ PXKĐK là cơ sở của mọi hoạt động mang tính chất bản năng ở động vật và người.<br />
<br />
+ PXCĐK là cơ sở của các hoạt động nhận thức, tinh thần, tư duy, trí nhớ ở người và một số<br />
động vật bậc cao.<br />
Câu 6. Hoạt động tư duy chỉ có ở người mà không có ở động vật ? Vai trò của hoạt động tư<br />
duy đó<br />
+ Hoạt động tư duy chỉ có ở người mà không có ở động vật là tư duy trừu tượng .<br />
+ Vai trò của hoạt động tư duy trừu tượng : nhờ khả năng đó mà con người có khả năng khái<br />
quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể -> các khái niệm là cơ sở cho hoạt<br />
động tư duy bằng khái niêm chỉ có ở người<br />
Câu 7. Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên<br />
phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải<br />
thích kết quả đó.<br />
Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái.<br />
Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải.<br />
Thí nghiệm 1:<br />
- Chi đó không co (chân trái) nhưng co chi sau bên phải và cả hai chi trước.<br />
Thí nghiệm 2:<br />
- Không chi nào co.<br />
* Giải thích:<br />
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan phản ứng<br />
(cơ chi).<br />
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh.<br />
Câu 8. Sự khác nhau giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ? Giải thích vì sao nước<br />
tiểu được tạo thành liên tục , nhưng sự thải nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất<br />
định ?<br />
a. Sự khác nhau :<br />
Nước tiểu đầu<br />
Nước tiểu chính thức<br />
- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn<br />
- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn<br />
- Chứa ít các chất cặn bã và chất độc<br />
- Chứa nhiều các chất cặn bã và chất độc<br />
- Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng<br />
- Gần như không có các chất dinh dưỡng<br />
- Được tạo ra từ quá trình lọc máu ở nang - Được tạo ra sau quá trình hấp thụ lại và bài<br />
cầu thận<br />
tiết tiếp<br />
b.Giải thích : Nguyên nhân là do máu luôn tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu<br />
được hình thành liên tục . Nhưng nước tiểu chỉ thải ra ngoài khi lượng nược nước tiểu trong<br />
bóng đái lên tới 200ml mới đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu .<br />
Câu 9 : Điểm vàng và điểm mù là gì ? Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy<br />
được hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn?Vì sao lúc ánh sáng rất yếu , mắt không nhận<br />
ra màu sắc của vật ?<br />
a. Điểm vàng và điểm mù : là những điểm tồn tại trên màng lưới của mắt.<br />
Điểm vàng : là điểm mà khi ảnh của vật rơi vào , mắt nhìn thấy rõ nhất.<br />
Điểm mù : là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác khỏi mắt . Đó là điểm mà mà khi ảnh<br />
của vật rơi vào , mắt không nhìn thấy gì.<br />
b . Người bị bệnh quáng gà ...<br />
Ở màng lưới có 2 loại tế bào thụ cảm là tế bào nón nhận những kích thích ánh sáng mạnh và<br />
kích thích về màu sắc . Tế bào que nhận kích thích ánh sáng yếu và không nhận kích màu<br />
sắc .<br />
Ở những người bị bệnh quáng gà , do thiếu vitamin A nên tế bào que sẽ không hoạt động .<br />
Vì vậy lúc hoàng hôn , ánh sáng yếu , mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém.<br />
c. Lúc ánh sáng rất yếu mắt không nhìn thấy màu sắc của vật :<br />
<br />
Vào lúc ánh sáng yếu , tế bào nón không hoạt động , chỉ tế bào que hoạt động . Nhưng tế<br />
bào que chỉ nhận Kthích về ánh sáng chứ không nhận kích thích về màu sắc. Do vậy lúc ánh<br />
sáng yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật.<br />
Câu 10 : : a/ Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ<br />
những điều kiện để hình thành có kết quả.<br />
b/ Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật<br />
và con người.<br />
a/ Có thể lấy ví dụ: Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành<br />
phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ<br />
như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ<br />
tạm thời. Tuy nhiên , nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe<br />
tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Dó là do đường liên hệ tạm thời giữa 2 vùng thính giác<br />
và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.<br />
b/ Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con<br />
người là<br />
-Đối với ĐV: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.<br />
-Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng<br />
đồng.<br />
Câu 11 : Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện. Ý nghĩa<br />
của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con<br />
người?<br />
* Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện:<br />
Tính chất của phản xạ không điều kiện<br />
Tính chất của phản xạ có điều kiện<br />
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay<br />
1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều<br />
kích thích không điều kiện<br />
kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện<br />
2. Bẩm sinh<br />
một số lần)<br />
3. Bền vững<br />
2. Được hình thành trong đời sống<br />
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất 3. Dễ mất khi không củng cố<br />
chủng loại.<br />
4. Có tính chất cá thể , không di truyền<br />
5. Số lượng hạn chế<br />
6. Cung phản xạ đơn giản<br />
5. Số lượng không hạn định<br />
7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống<br />
6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung<br />
phản xạ<br />
7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.<br />
* Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiệnđối với đời sống các động vật và<br />
con người:<br />
Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của các ĐV và sự<br />
hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người.<br />
Câu 12 : So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết :<br />
Giống nhau : Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết .<br />
Khác nhau :<br />
Tuyến nội tiết<br />
Tuyến ngoại tiết<br />
- Thường có kích thước nhỏ.<br />
- Thường có kích thước lớn.<br />
- Không có ống dẫn , chất tiết ngấm - Có ống dẫn , chất tiết không ngấm thẳng<br />
thẳng vào máu đến cơ quan đích.<br />
vào máu mà theo ống dẫn tới cơ quan.<br />
- Chất tiết gọi là hoocmôn<br />
- Chất tiết gọi là dịch tiết<br />
- Có tác dụng điều hòa các quá trình trao - Có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng (<br />
đổi chất và chuyển hóa<br />
các tuyến tiêu hóa...) , thải bã ( tuyến mồ<br />
- Lượng hoocmon tiết ra ít nhưng có hoạt<br />
hôi )<br />
tính mạnh.<br />
- Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính<br />
<br />
-<br />
<br />
VD:<br />
<br />
không mạnh.<br />
- VD:<br />
Câu 13 : Tính chất và vai trò của một số hoocmôn . Hãy xác định tầm quan trọng của hệ nội<br />
tiết :<br />
* Tính chất của hoocmon :<br />
- Hoccmon có tính đặc hiệu : mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác<br />
định<br />
- Hoccmon có hoạt tính sinh học rất cao : chỉ tác dụng với một liều lượng nhỏ nhưng cũng<br />
gây hiệu quả rõ rệt<br />
- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài : hoócmôn của loài này có thể tác dụng lên<br />
quá trình sinh lí của loài kia<br />
* Vai trò của hoocmon :<br />
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể<br />
Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường<br />
* Tầm quan trọng của hệ nội tiết :<br />
Trong điều kiện hoạt động bình thường của các tuyến , ta không thấy rõ vai trò của chúng,<br />
chỉ khi có sự mất cân bằng trong hoạt động của tuyến nào đó gây tình trạng bệnh lí mới thấy<br />
rõ vai trò của chúng<br />
Ví dụ : tuyến tụy khi tiết không đủ insulin cần thiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển<br />
hóa Glucozơ thành glicôgen ,làm tăng đường huyết , nếu kéo dài tình trạng này sẽ bị bệnh<br />
tiểu đường.<br />
Như vậy , vai trò của hệ nội tiết là đảm bảo hoạt động các cơ quan diễn ra bình thường .<br />
Nếu mất cân bằng hoạt động của tuyến dẫn đến tình trạng bệnh lý.<br />
Câu 14: Nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên và biện pháp phòng tránh<br />
* Nguy cơ:<br />
- Đối với bản thân: Sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng tới sự sinh con sau này, ảnh hưởng tới<br />
sự nghiệp (Nếu nạo thai, dễ dẫn tới vô sinh vì dễ dính tử cung, tắc vòi trứng)<br />
- Đối với gia đình và xã hội: gánh nặng cho gia đình, xã hội. Bùng nổ dân số.<br />
- Đối với đứa trẻ: Tỉ lệ tử vong cao, nếu sinh con thì em bé thường nhẹ kí<br />
* Biện pháp phòng tránh:<br />
- Hiểu biết rõ cấu tạo cơ quan sinh dục.<br />
- Có tình bạn trong sáng, tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh.<br />
* .Nguyên tắc tránh thai:<br />
- Không cho trứng chín và rụng.<br />
- Không cho tinh trùng gặp trứng.<br />
- Không cho trứng thụ tinh làm tổ ở tử cung.<br />
* Phương tiện tránh thai:<br />
- Dùng thuốc uống.<br />
- Dùng bao cao su, màng ngăn âm đạo.<br />
- Thắt ống dẫn tinh hoặc dẫn trứng.<br />
Câu 15. Trình bày những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam và nữ.<br />
- Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dạy thì nam:<br />
- Lơn nhanh, cao vụt<br />
- Sụn giáp phát triển, lộ hầu<br />
- Vỡ tiếng, giọng ồm<br />
- Mọc ria mép<br />
- Mọc lông nách<br />
- Mọc lông mu<br />
- Cơ bắp phát triển<br />
- Cơ quan sinh dục to ra<br />
<br />