intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Trần Văn Hiếu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

69
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BÀ RỊA<br /> TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG<br /> <br /> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÝ 6. NH 2017-2018<br /> A – LÝ THUYẾT :<br /> Câu 1: Hãy nêu cấu tạo của ròng rọc. Dùng ròng rọc có lợi gì? Lấy ví dụ về sử dụng<br /> ròng rọc trong thực tế.<br /> - Cấu tạo của ròng rọc là một bánh xe quay quanh trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây<br /> kéo<br /> - Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp<br /> - Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật<br /> - VD: Ở đầu trên của cột cờ có gắn một ròng rọc cố định để kéo cờ lên cao; trong các<br /> công trình xây dựng, người công nhân dùng ròng rọc cố định để đưa vật liệu lên cao<br /> Câu 2 : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?<br /> - Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi<br /> - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau<br /> Câu 3: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?<br /> - Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi<br /> - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau<br /> Câu 4: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí?<br /> - Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi<br /> - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau<br /> Câu 5:So sánh sự nở vì nhiệt giữa các chất Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra<br /> hiện tượng gì?<br /> - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn<br /> - Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra những lực rất lớn<br /> Câu 6: Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của băng kép trong đời sống và kĩ thuật?<br /> - Cấu tạo: Băng kép gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau và được tán chặt vào<br /> nhau dọc theo chiều dài của thanh<br /> - Hoạt động của băng kép dựa vào: các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau<br /> - Đặc điểm: Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại<br /> - Ứng dụng: Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng-ngắt tự động<br /> mạch điện.Vd: Hệ thống đóng ngắt tự động trong bàn ủi…<br /> Câu 7: Nhiệt kế là gì? Nguyên tắc cấu tạo của nhiệt kế?Nhiệt kế thường dùng hoạt<br /> động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của 1 số nhiệt kế thường<br /> dùng?<br /> - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ<br /> - Nguyên tắc cấu tạo: bầu đựng chất lỏng, ống, thang chia độ<br /> - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất<br /> - Có nhiều loại nhiệt kế :<br /> <br /> Nhiệt kế rượu ( công dụng: đo nhiệt độ khí quyển)<br /> <br /> <br /> Nhiệt kế y tế ( công dụng: đo nhiệt độ cơ thể)<br /> <br /> Nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế dầu ( công dụng: đo nhiệt độ trong các thí nghiệm)<br /> Câu 8 : Cho biết nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi trong nhiệt giai<br /> Xenxiut? Hãy nêu cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng theo thang nhiệt độ<br /> Xenxiut<br /> - Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0°C, nhiệt độ của hơi nước<br /> đang sôi là 100°C<br /> - Nhúng nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống đó là<br /> vị trí 0oC; nhúng nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống<br /> đó là vị trí 100oC. Chia khoảng từ 0oC đến 100oC thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi<br /> phần ứng với 1oC<br /> Câu 9: Hãy nêu định nghĩa, đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy 02 ví dụ<br /> về sự nóng chảy; 02 ví dụ về sự đông đặc.<br /> Sự nóng chảy<br /> Sự đông đặc<br /> Là sự chuyển từ thể rắn sang thể Là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn<br /> lỏng<br /> *Đặc điểm:<br /> - Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ<br /> đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (nhiệt độ đông đặc)<br /> - Nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) của các chất khác nhau thì khác nhau<br /> - Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi<br /> - Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc<br /> Nhiệt độ nóng chảy của một số chất: đồng(10830C); bạc (9600C); thép (13000C);<br /> vàng(10640C)<br /> Câu 10: Sự bay hơi là gì? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Lấy 02 ví<br /> dụ về sự bay hơi<br /> - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi<br /> - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng<br /> -Ví dụ: +Khi phơi quần áo, nước trong quần áo bay hơi làm cho quần áo khô.<br /> + Rượu để trong chai không đậy nút sẽ bay hơi và cạn dần theo thời gian<br /> Câu 11: Sự ngưng tụ là gì? Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nào? Lấy ví dụ về sự<br /> ngưng tụ<br /> - Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng<br /> - Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ của hơi<br /> -Ví dụ: + Hơi nước ngưng tụ tạo thành sương<br /> + hiện tượng các giọt nước bám vào thành ngoài của ly nước đá<br /> Câu 12: Em hãy nêu phương án thí nghiệm kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự<br /> bay hơi của chất lỏng.<br /> - Lấy hai đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau, cùng đặt trong phòng không có gió.<br /> Đổ vào mỗi đĩa khoảng 3cm3 chất lỏng. Hơ nóng một đĩa, quan sát thấy đĩa bị hơ nóng<br /> chất lỏng bay hơi nhanh hơn.<br /> <br /> Câu 13: Hãy nêu kết luận về sự sôi<br /> - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.<br /> - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.<br /> B – MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP:<br /> * Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số dạng bài tập vận dụng giúp các em giải thích một số<br /> hiện tượng liên quan đến thực tế, đề thi có thể không giống như các câu hỏi dưới đây,<br /> các em sẽ vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, bài tập.<br /> Câu 1: Người thợ rèn lắp khâu dao, khâu liềm như thế nào? Giải thích.<br /> Câu 2: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước đầy ấm?<br /> Câu 3: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?<br /> Câu 4: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích, rồi đậy nút phích lại ngay thì nút hay bị<br /> bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?<br /> Câu 5: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để khe hở giữa chỗ tiếp nối 2 đầu<br /> thanh ray?<br /> Câu 6. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót nước<br /> nóng vào cốc thủy tinh mỏng?<br /> Câu 7: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?<br /> Câu 8: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc,<br /> sương mù lại tan?<br /> Câu 9: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau<br /> một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?<br /> Câu 10: Tại sao vào mùa đông, khi thở bằng miệng, ta thấy như có khói bay ra từ miệng?<br /> Câu 11:Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi<br /> nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây :<br /> Thời gian ( phút )<br /> 0<br /> 1 2<br /> 3 4 5<br /> 6 7 8<br /> 0<br /> Nhiệt độ ( C )<br /> -4 0 0 0<br /> 0 2<br /> 4 6 8<br /> a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.<br /> b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 và từ phút thứ 5<br /> đến phút thứ 7 .<br /> c. Chất này ở thể nào từ phút thứ 0 đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 và phút<br /> thứ 5 đến phút thứ 8<br /> CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2