intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2017-2018

Chia sẻ: Trần Cao Huỳnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

69
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2017-2018 cung cấp cho các bạn những kiến thức và những câu hỏi bài tập giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với dạng bài tập. Hy vọng nội dung tài liệu giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2017-2018

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÍ 9 ­ HK2 ( 2017 – 2018) I. TRẮC NGHIỆM: (12 CÂU ) Gồm các bài 36, 37, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 53, 55,  56. ( Tổng cộng 14 bài) II. TỰ LUẬN: (4 CÂU ) Gồm: CÂU 1: Bài 36, 37. (Một trong 2 dạng) (2đ) Ví dụ như một số bài tập sau đây: Bài 1. Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt,  dùng cách nào trong hai cách dưới đây có lợi hơn? Vì sao?(1,0 điểm) a) Giảm điện trở của đường dây đi hai lần. b) Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây lên hai lần. Bài 2. Một máy biến áp dùng trong nhà cần phải hạ điện áp từ 220V xuống còn 10V, cuộn  dây sơ cấp có 4400 vòng. Phải sử dụng máy biến áp mà cuộn dây thứ cấp có số vòng là bao  nhiêu? Máy này là máy gì? Tại sao? Bài 3. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hai  đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiếu 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện  thế là bao nhiêu? Máy này là máy gì? Tại sao? Bài 4. Để tăng hiệu điện thế từ 2500V lên 12500V, người ta dùng máy biến thế mà cuộn thứ  cấp có 5000 vòng. a.Tính số vòng dây của cuộn sơ cấp. b. Máy biến thế này được lắp đặt trước đường dây tải điện. Tính điện trở của đường  dây tải điện, biết cường độ dòng điện qua dây tải điện là 250A. Bài 5. Người ta dùng một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp gồm 500 vòng, cuộn thứ cấp  có 50 000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện 1 000  kW. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 2000V. a. Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp, Máy này là máy gì? Tại sao? b. Điện trở đường dây là 200Ω . Tính công suất hao phí trên đường dây. Bài 6. a) Maùy bieán theá coù taùc duïng gì?  b) Vì sao ko theå duøng doøng ñieän moät chieàu khoâng ñoåi ñeå chaïy maùy bieán  theá? [Type text] Page 1
  2.  c) Một máy tăng thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp có 50 000 vòng, đặt  ở hai đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện nhất định, hiệu điện thế  ở hai đầu cuộn thứ cấp là 200 000V. Nếu sử dụng một máy tăng thế khác để tăng hiệu điện  thế lên 500 000V thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ thay đổi ntn? Bài 7. a. Vì sao để vận tải điện năng đi xa người ta phải dùng máy biến thế? b. Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở hai  đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao  nhiêu lần? c. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 120 vòng. Đặt vào hai đầu  cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220v. Tìm hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. Bài 8.  Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500  vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có HĐT 110V.  a.Tính HĐT hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở.  b. Nối 2 đầu cuộn thứ cấp với điện trở 100Ω. Tính CĐDĐ chạy trong cuộn sơ cấp và thứ  cấp. Bỏ qua điện trở của các cuộn dây.  c. Người ta muốn HĐT ở 2 đầu cuộn thứ cấp (khi mạch hở) bằng 220V, thì số vòng dây ở  cuộn thứ cấp phải bằng bao nhiêu?  CÂU 2: Thấu kính hội tụ. Ảnh thật (2,5đ). Trường hợp d > f ( Vật đặt ngoài khoảng tiêu  cự).  Tính chất của ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật. Ví dụ một số bài tập tham khảo sau đây: Bài 1. Một vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của  một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, vật cách thấu kính 15cm.  a. Vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính đúng tỷ lệ và nêu đặc điểm của ảnh. b.Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.  Bài 2. Đặt vật sáng AB có dạng mũi tên cao 4cm vuông góc với trục chính của thấu kính hội  tụ có tiêu cự 12cm, cách thấu kính 16cm, điểm A nằm trên trục chính. a. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính đúng tỷ lệ và nêu đặc điểm của ảnh. b.Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh. [Type text] Page 2
  3. Bài 3. Một vật sáng AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của  một thấu kính hội tụ có tiêu cự 1cm, vật cách thấu kính 3cm.  a. Vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính đúng tỷ lệ và nêu đặc điểm của ảnh.  b. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu và có chiều cao bao nhiêu?  CÂU 3. Mắt cận, mắt lão và kính lúp. (Một trong 2 bài) (1đ) Một số câu hỏi tham khảo: Bài 1. Nêu biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục. (Nêu đặc điểm của mắt cận và cách  sửa?)  Trả lời: ­ Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực  viễn của mắt cận thị ở gần mắt hơn bình thường. ­ Cách khắc phúc tật cận thị là đeo kính cận là một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng  với điểm cực viễn của mắt. Bài 2. Một người chỉ nhìn rõ những vật cách mắt từ 15cm đến 50cm. a)Mắt người ấy mắc tật gì? b)Người ấy phải đeo thấu kính loại gì? Kính đó có tiêu cự bao nhiêu? Khi đeo kính phù  hợp thì người ấy sẽ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu?  Trả lời: a) Người ấy mắc tật cận thị. b) Người ấy phải đeo thấu kính phân kì. Kính đó có tiêu cự 50cm. Khi đeo kính phù hợp thì  người ấy sẽ nhìn rõ được vật ở rất xa (ở vô cực). Bài 3. Một người cận thị, điểm xa nhất mà người đó nhìn rõ là 0,5m, người đó muốn khắc  phục tật cận thị phải lựa chọn kính như thế nào? Trả lời: Tật cận thị muốn khắc phục phải đeo kính phân kì có tiêu cự f = OCV. (Người đó  muốn khắc phục tật cận thị phải chọn kính phân kỳ có tiêu cự là 50cm). Bài 4. Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm.  Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu? (Trả lời: 50cm) [Type text] Page 3
  4. Bài 5. Nêu biểu hiện của tật mắt lão và cách khắc phục. Trả lời: Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Điểm cực  cận của mắt lão ở xa mắt hơn bình thường. Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão là một thấu kính hội tụ thích hợp để nhìn rõ các  vật ở gần như bình thường. Bài 6. Xem các bài tập về Kính lúp. Ví dụ như BT 50.5 SBT. CÂU 4. Các tác dụng của ánh sáng, cho ví dụ.(1,5đ).  Hỏi: Kể tên các tác dụng của ánh sáng và mỗi tác dụng nêu 1 ví dụ. Trả lời: Các tác dụng của ánh sáng: Tác dụng nhiệt, sinh học, quang điện. Ví dụ cho từng tác dụng của ánh sáng. ­ Tác dụng nhiệt của ánh sáng: phơi quần áo, sưởi ấm, làm muối, … ­ Tác dụng sinh học của ánh sáng: Chăm sóc da bằng ánh sáng xanh, kích thích cây ra hoa,  tắm nắng cho trẻ em lúc sáng sớm giúp trẻ hấp thụ vitamin D, … ­ Tác dụng quang điện của ánh sáng: Pin quang điện, máy nước nóng năng lượng Mặt Trời,  máy tính bỏ túi, đèn năng lượng Mặt Trời, … ( Nêu được ít nhất 1 ứng dụng cho từng tác dụng). Lưu ý: Câu 2. ( 2,5đ). Bài tập TKHT: ảnh thật (d>f). Biểu điểm như sau: + Vẽ ảnh đúng tỷ lệ: 0,5đ. + Nêu đúng tính chất của ảnh là ảnh thật, ngược chiều với vật: 0,25đ. + Tóm tắt: 0,25đ + Ảnh và vật không đồng nhất mũi tên: ­ 0,25đ. + Vẽ ảnh đúng hết nhưng sai tỷ lệ cho 0,25đ. + Thiếu 1 mũi tên: ­ 0,25đ. + Ảnh thật phải vẽ nét liền, nhưng nếu vẽ nét đứt: ­ 0,25đ. [Type text] Page 4
  5. + Không vẽ kí hiệu thấu kính hoặc vẽ sai kí hiệu thấu kính: Không chấm điểm hình vẽ. + Cho A trên trục chính thì ảnh A’ cũng trên trục chính, nhưng vẽ B’ trên trục chính: Không  chấm điểm hình. [Type text] Page 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1