Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
lượt xem 2
download
Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn phục vụ cho các bạn học sinh khối lớp 6 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 HKI – NĂM HỌC 20202021 A. PhầnVăn bản Truyện cổ dân gian: Thể Tên TT Ý nghĩa truyện loại truyện Truyện ca ngợi hình tượng người anh hùng tiêu biểu cho sự trỗi Thánh 1 dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, Gióng Truyền thuyết kiên cường của dân tộc ta. Truyện: + giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Sơn Bộ hằng năm vào thời các vua Hùng. 2 Tinh, + Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc Thủy sống của người Việt cổ. Tinh + Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến Thạch 3 thắng của cái thiện, cái chính nghĩa và tư tưởng nhân đạo, yêu Sanh Cổ tích hòa bình của ND ta. Em bé Truyện: 4 thông + Đề cao trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống dân gian minh + Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên… Truyện: Ếch ngồi ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh Ngụ ngôn 5 đáy hoang. giếng khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết c ủa mình, không chủ quan, kiêu ngạo. Thầy bói Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự 6 xem voi việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. cườiTruyện Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng Treo những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự 7 cần thiết phải tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. biển Học và nắm (chú ý tìm hiểu văn bản ngoài chương trình học): Phương thức biểu đạt chính của văn bản. Kể tên truyện theo từng thể loại. Khái niệm từng thể loại truyện, chỉ ra sự khác nhau giữa truyện truyền thuyết và cổ tích; giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười. Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 1
- Hiểu nội dung, và nêu được ý nghĩa của từng truyện. Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh… Xác định nhân vật chính và nêu phẩm chất, tính cách của các nhân vật đó. Ý nghĩa các chi tiết, chi tiết kì ảo. Hiểu được nội dung, ý nghĩa sự việc, đặc điểm nhân vật qua các chi tiết, đoạn truyện cụ thể. Rút ra cho bản thân bài học ứng với từng truyện. B. Phần Ti ếng Việt: Loại từ: . Từ và cấu tạo của từ tiếng việt (từ xét theo cấu tạo): từ đơn, từ phức: từ ghép, từ láy. . Từ xét theo nguồn gốc: từ thuần Việt và từ mượn. Cần nắm và luyện: Vẽ sơ đồ phân loại từ xét theo cấu tạo (từ và cấu tạo từ tiếng Việt); từ xét theo nguồn gốc. Khái niệm các loại từ: từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy; phân biệt từ láy và từ ghép. Khái niệm từ mượn, các lớp từ mượn. Xác định chúng trong văn cảnh cụ thể và đặt câu có sử dụng chúng theo yêu cầu. Nghĩa của từ. Cần nắm và luyện: Thế nào là nghĩa của từ? Hai cách giải nghĩa từ. Nhận diện được cách giải nghĩa từ, biết giải thích nghĩa của từ. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Cần nắm và luyện: Cần nắm nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Biết xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ trong văn cảnh cụ thể. Đặt câu từ được dùng với nghĩa gốc / nghĩa chuyển theo yêu cầu. Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ; số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ Cần nắm và luyện: Nắm khái niệm, đặc điểm ngữ pháp (khả năng kết hợp với từ ngữ) và chức năng ngữ pháp (làm thành phần gì trong câu, trong cụm từ). Nhận biết các từ loại trong văn cảnh cụ thể. Biết đặt câu theo yêu cầu (vd: đặt 1 câu có danh từ làm vị ngữ / đặt 1 câu có động từ làm chủ ngữ...) . Chữa lỗi dùng từ. Cần nắm và luyện: Các lỗi về dùng từ trong khi nói, viết. Vẽ sơ đồ về chữa lỗi dùng từ. Chỉ ra từ bị dùng sai trong câu, nêu lí do sai và chữa lại. Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 2
- . Các cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ Nắm và rèn luyện: Nắm khái niệm và cấu tạo. Xác định được các loại cụm từ trong văn cảnh cụ thể và phân tích được cấu tạo của chúng. Biết đặt câu theo yêu cầu (vd: viết một câu có dùng CDT làm VN / dùng CĐT làm VN...) C. Tập làm văn: Rèn luyện viết bài văn tự sự về Kể chuyện đời thường: kể người, kể việc. Kể chuyện tưởng tượng (đóng vai; hóa thân kể tâm sự loài vật; kết thúc mới; các vật / đồ vật tranh giành, tị nạnh…). . MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản. b. Chỉ ra từ ghép, từ láy. c. Chỉ ra các từ mượn có trong đoạn văn, cho biết chúng thuộc lớp từ mượn nào? d. Ở những từ gạch chân, xác định một danh từ, một động từ, một tính từ; 1 phó từ, 1 lượng từ e. Từ “mặt’, “đứng” trong đoạn văn được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, giải thích ý nghĩa từ này. Bài 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. a.Phương thức biểu đạt chính của văn bản. 2.1. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Nêu thể loại của văn bản đó? 2.2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích này. 2.3. Ở cac từ gạch chân, chỉ ra: a. Từ ghép và từ láy; 1 từ mượn. b. Danh từ, động từ, tính từ; phó từ, số từ. c. Giải nghĩa các từ in đậm và cho biết chúng được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Bài 3. Hãy cho biết trong các câu sau từ nào sử dụng sai, nêu lí do sai và sửa lại? 1. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay cho nên em rất thích truyện Thạch sanh. Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 3
- 2. Bác Hồ đã buôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước. 3. Hè năm ngoái cả lớp em được đi thăm quan dinh Thống Nhất. 4. An có một tương lai thật sáng lạng. 5. Cô giáo đã truyền tụng cho em rất nhiều kiến thức. 6. Bạn ấy hay nói năng tự tiện. 7. Anh ấy có một yếu điểm là cả tin. 8. Sự thông minh của em bé đã khiến em bàng hoàng. 9. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. 10. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn tinh tú của văn hóa dân tộc. Bài 4. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ...Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi hóa kiếp thành bọ hung. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì,...Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.” 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 2. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, thể loại của văn bản đó? 3. Nêu nội dung của đoạn trích. 4. Đoạn truyện này viết về nhân vật nào, nhân vật này là người như thế nào? 5. Trong doạn có những chi tiết kỳ ảo nào, chỉ ra và nêu ý nghĩa của từng chi tiết. 6. Ở các từ in đậm, xác định 1 phó từ, 1 động từ tình thái, 1 tính từ và 1 số từ. 7. Ở câu sau: “Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì đến chuyện đánh nhau nữa”, chỉ ra: 2 cụm danh từ, 1 cụm động từ, nêu cấu tạo của từng cụm. Bài 6. Đọc đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: Có một con ếch sống lâu ngày trong giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 4
- (Trích truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”) 6.1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản. 6.2. Nêu nội dung của đoạn trích. 6.3. Ở đoạn trích, con ếch có tính cách gì, chỉ ra một chi tiết tiêu biểu làm rõ tính cách đó của ếch? 6.4. Ở câu: “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”, Chỉ ra một cụm danh từ, một cụm động từ, một cụm tính từ và phân tích cấu tạo của từng cụm. 6.5. Ở các từ in đậm, chỉ ra: a. 1 phó từ, 1 chỉ từ, 1 lượng từ. b. 1 động từ tình thái, 1 tính từ. c. 1 từ láy và 1 từ ghép. Bài 8. Viết bài văn hoàn chỉnh cho một số đề tham khảo sau: 1. Kể một kỉ niệm mà em nhớ nhất. 2. Kể một lần em phạm lỗi hoặc một lầm làm việc tốt. 3. Kể chuyện vui trong học tập hoặc sinh hoạt. 4. Kể về một người mà em ấn tượng. 5. Đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em thích để kể lại truyện ấy. 6. Kể một truyện dân gian ở lớp 6 bằng lời văn của em. . ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Thần Gió và Mặt Trời Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm đổ sập nhà cửa, cây cối, Thần Gió càng tỏ ra ngạo mạn. Một hôm, Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: “Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ manh nhất” Thần Gió bắt đầu dương oai, thổi làm cát bụi bốc lên mù mịt, cây cối đổ rạp. Những cơn cuồng phong liên tiếp nổi lên, kèm với cái lạnh buốt da, buốt thịt. Tuy nhiên, gió càng lớn chừng nào thì người bộ hành càng cố giữ chặt chiếc áo tơi của mình, làm cho Thần Gió không cách nào lột được chiếc áo kia. Đến phiên Mặt Trời, từ trong đám mây đen, Mặt Trời từ từ ló dạng. Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái. Mặt Trời càng lâu càng nóng ấm. Thế rồi người bộ hành tự động cởi bỏ chiếc áo tơi vô dụng kia ra. \ Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 5
- (Kể chuyện Đạo đức và học cách làm người) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 1.2. Nêu ý nghĩa của đoạn in đậm trong văn bản. 1.3. Văn bản thuộc thể loại truyện dân gian nào đã học? Kể tên một văn bản cùng thể loại. 1.4. Ở những từ gạch chân. Chỉ ra: Một từ ghép, một từ láy, một từ mượn và một chỉ từ 1.5. Ở câu: Những tia nắng vàng tỏa ra khắp nơi, làm người bộ hành cảm thấy ấm áp, thoải mái, chỉ ra một cụm danh từ, phân tích cấu tạo của cụm danh từ ấy, Câu 2 (2,0 điểm). Cho từ: Thiên tai. Đặt hai câu: 2.1. Một câu có từ thiên tai làm chủ ngữ. 2.2. Một câu có từ thiên tai làm vị ngữ. Câu 3 (5,0 điểm). Đóng vai một nhân vật của truyện kể lại câu chuyện trên. Đề 2. I. Đọc hiểu (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Ba lưỡi rìu Ngày xưa, có anh tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ, tài sản chỉ có một chiếc rìu bằng sắt. Hằng ngày anh vào rừng đốn củi bán lấy tiền sống qua ngày. Một hôm, đang chặt củi bên bờ sông thì lưỡi rìu văng xuống nước. Dòng sông nước chảy xiết nuốt chửng lưỡi rìu xuống lòng sông sâu. Thất vọng, anh ngồi khóc. Bỗng một cụ già tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ xuất hiện: Này con, có chuyện gì mà con khóc? Anh chàng tiều phu trả lời: Thưa cụ, cha mẹ con mất sớm, nhà lại nghèo, tài sản duy nhất là chiếc rìu giờ đã bị rơi xuống sông. Vậy nên con khóc! Ông cụ vẫy tay một cái, từ dưới sông bay lên một chiếc rìu bằng bạc sáng lấp lánh. Anh tiều phu lắc đầu và nói: – Không phải lưỡi rìu của con ạ! Ông cụ lại vẫy tay, một chiếc rìu vàng óng ánh từ dưới sông bay lên. Anh lại lắc đầu và bảo: Cũng không phải của con ạ! Ông cụ vẫy tay lần nữa, chiếc rìu bằng sắt đã nằm gọn trên tay. Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 6
- Anh chàng tiều phu sung sướng reo lên: Vâng, đây đúng là lưỡi rìu của con. Con cảm ơn cụ, cảm ơn cụ! Ông cụ đưa cho anh cả ba lưỡi rìu và nói: Con quả là người chăm chỉ siêng năng lại trung thực. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Con hãy nhận lấy. Nói rồi ông cụ biến mất. Anh tiều phu vui mừng cúi đầu lạy tạ. Từ khi có thêm rìu vàng rìu bạc, anh làm ra nhiều của cải hơn và trở nên giàu có. (Kho tàng truyện dân gian) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại dân gian nào đã học? Kể tên một văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn 6 HKI cùng thể loại. Câu 2. Nêu ý nghĩa văn bản. Câu 3. Ở các từ gạch chân, chỉ ra: một từ ghép, một từ láy. Câu 4. Xác định 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ có ở câu sau: “Ông cụ vẫy tay lần nữa, chiếc rìu bằng sắt đã nằm gọn trên tay”. II. Vận dụng (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). 1.1. Từ in đậm “nuốt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Giải nghĩa từ này. 1.2.. Ở câu văn sau từ nào dùng sai? Nêu lí do sai và sửa lại cho đúng. “Các nhà khoa học đã chắt lọc tất cả những gì tinh tú nhất để trình bày trong hội thảo.” Câu 2 (5,0 điểm). Cha, mẹ, thầy, cô, bạn bè (một người bạn),… là những người gần gũi, thân thiết nhất với em. Hãy kể về một người em yêu quý nhất. Đề 3. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. Ngày xửa, ngày xưa, ở một làng kia có hai em bé. Bố mẹ mất sớm, hai em về sống với bà ngoại. Bà già lắm và cũng nghèo lắm. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, đời sống rất đỗi chật vật. Nhưng được cái lúc nào cũng hòa thuận vui vẻ. Các cháu ríu rít quấn quýt bên bà. Bà móm mém cười hiền từ nhìn các cháu, dịu bớt những nỗi vất vả đắng cay. Một hôm, có bà tiên đi ngang qua. Thấy tình cảnh ba bà cháu, mủi lòng, liền để lại một trái đào và dặn: “Khi nào bà đến cõi, mất đi, hai cháu mang hạt trồng trên mộ thì lập tức sẽ được giàu có sung sướng.” Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 7
- Đời sống cực nhọc quá, cuối cùng rau cháo cũng không đủ ăn. Bà ngoại thương cháu nhịn ăn mấy ngày liền để cái chết mau đến, hi vọng lời bà tiên sẽ thành sự thật, cháu mình sẽ sớm hưởng hạnh phúc. (Trích “Bà cháu” Trần Hoài Dương) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Kể tên một văn bản khác đã học ở chương trình Ngữ văn 6 HKI có cùng phương thức biểu đạt này. Câu 2. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về người bà ở đoạn trích và tìm một chi tiết tiêu biểu làm rõ. Câu 3. Ở các từ in đậm, chỉ ra một chỉ từ và một từ mượn. Câu 4. Xác định một cụm danh từ có ở đoạn câu sau và nêu cấu tạo của cụm đó: “Bà ngoại thương cháu nhịn ăn mấy ngày liền để cái chết mau đến”. II. LÀM VĂN (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm). Thực hiện theo các yêu cầu bên dưới. 1.1. Viết một câu có cụm động từ (cụm tính từ) làm chủ ngữ. 1.2. Viết một câu miêu tả bầu trời vào buổi trưa, trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy (chỉ ra). Câu 2 (5,0 điểm). Chọn một truyện dân gian mà em thích (ở SGK Ngữ văn 6, tập I). Trong vai một nhân vật của truyện kể lại truyện ấy. Đề 4. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Quả bầu tiên Ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé. Một hôm nọ có con Cáo ở đâu tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và cho nó ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau. Mùa thu đến, khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi trành rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé. Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo: Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về. Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 8
- Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én chấp chới bay lên nền trời xanh. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về phương Nam. Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui và thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng thật lạ, cây chỉ ra một quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được. Khi bổ ra trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon. Tên địa chủ trong vùng biết chuyện. Hắn cũng muốn được chim Én cho quả bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót rồi đem về nuôi. Mùa thu lại đến, hắn vội vàng ném Én lên trời và bảo: Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta! Én con khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc đâu chẳng có, chỉ thấy toàn rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam độc ác. (Ngu ồn: Truyện dân gian Việt Nam tổng hợp) 1.1. Văn bản thuộc thể loại truyện dân gian nào đã học? Kể tên một văn bản khá đã học ở sách Ngữ văn 6 HKI có cùng thể loại. 1.2. Nêu ý nghĩa của văn bản. 1.3. Ở những từ gạch chân, chỉ ra: một từ láy, một từ mượn. 1.4. Ở câu: “Khi bổ ra trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon ”, chỉ ra một cụm tính từ nêu cấu tạo của cụm ấy. Câu 2 (2,0 điểm). Thực hiện yêu cầu sau: 2.1. Từ in đậm “đầu” trong văn bản được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Giải nghĩa từ này. 2.2. Đặt một câu nhận xét về chú bé trong truyện, trong đó có sử dụng ít nhất một cụm danh từ (Chỉ ra). Câu 3 (5,0 điểm). Kể một lần em không vâng lời. Đề 5. I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đàn kiến trả ơn Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 9
- Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cây sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim. Mèo, quạ to xác khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói. Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước. (Ngu ồn: Truy ện dân gian chọn lọc) Câu 1. Văn bản thuộc thể loại dân gian nào đã học? Kể tên một văn bản khác đã học ở chương trình Ngữ văn 6 HKI có cùng thể loại. Câu 2. Nêu ý nghĩa truyện. Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện? Câu 3. Xác định từ loại của từng từ in đậm. II. Vận dụng (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). 1.1. Giải nghĩa từ “sa” trong câu: Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước. 1.2. Ở câu văn sau từ nào dùng sai? Nêu lí do sai và sửa lại cho đúng. Ngôi nhà ấy giờ đã hoang mang đến mức không còn ai nhận ra. Câu 2 (5,0 điểm). Kể một kỉ niệm khó quên. Nhóm Ngữ văn 6 trường THCS Long Toàn 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 26 | 5
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 31 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
1 p | 39 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
1 p | 36 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
4 p | 47 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
3 p | 41 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 44 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
7 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
4 p | 26 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 24 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
6 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
4 p | 24 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
2 p | 16 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
2 p | 16 | 1
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
4 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn