intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A, các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra học kì đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI SINH HỌC 9, năm học 2020- 2021 I.Phần trắc nghiệm Bài 2,3. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Câu 1: Menđen chọn đối tượng nào để làm thí nghiệm? Đậu hà lan Câu 2: Đặc điểm nào thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền học? Tự thụ phấn cao, hoa lưỡng tính Câu 3: Theo quan điểm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do Một cặp nhân tố di truyền quy định Câu 4: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân li là Tính trạng do một gen quy định, trong đó tính trội là hoàn toàn Câu 5: Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2: 3 trội: 1 lặn Câu 6: Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong thí nghiệm của mình để Kiểm tra cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng Câu 7: Menđen đã tiến hành phép lai phân tích bằng cách: Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với kiểu hình lặn Câu 10: Khi lai phân tích cây hoa đỏ F1 trong thí nghiệm của Menđen thu được 1 hoa đỏ: 1 trắng Câu 8: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì? Xác định tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống Câu 9: Muốn F1 là đồng hợp hay dị hợp người ta dung phép lai nào: Phân tích Câu 10: Phép lai phân tích là: Aa x aa Câu 11: Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: đồng tính Câu 12: Tính trạng biểu hiện F1 được Menđen gọi là: Tính trạng trội Câu 13: Vì sao 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng thì F1 đồng tính: Vì F1 chỉ có 1 gen dị hợp duy nhất Câu 14: Lông ngắn thuần chủng lai với lông dài F1 thu được: Toàn lông ngắn Câu 15: Kiểu hình là gì? Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể Câu 16 : Kiểu gen là gì ? Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Câu 17 : Các tính trạng của cơ thể như : hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn… được gọi là gì ? Kiểu hình. Bài 10. GIẢM PHÂN Câu 1 : Giảm phân là cơ sở cho quá trình nào? Sinh sản và di truyền Câu 2 : Giảm phân là hình thức phân bào của loại tế bào nào? Tế bào sinh dục ở thời kì chín Câu 3 : Trong giảm phân, các NST được nhân đôi ở thời điểm nào ? Kì trung gian trước giảm phân I
  2. Câu 4: Kết quả của quá trình giảm phân là? Từ 1 tế bào mẹ mang bộ NST lưỡng bội (2n NST) tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NST) Câu 5: Ở kì nào trong quá trình giảm phân NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn? Kì sau II Câu 6: Ở kì nào trong quá trình giảm phân NST kép tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào? Kì giữa I Câu 7: Ở kì nào trong quá trình giảm phân NST kép tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo với nhau? Kì đầu I Bài 15. ADN Câu 1: ADN được cấu tạo từ các nguyên tố? C, H, O, N và P Câu 2: Chức năng quan trọng của phân tử AND trong tế bào là gì? Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 3: Đơn phân của ADN gồm những thành phần nào? A, T, G, X Câu 4: Tính đa dạng của phân tử ADN chủ yếu do yếu tố nào quy định? Trình tự sắp xếp các loại nucleotit trong phân tử. Câu 5: Tỉ số của ADN là đặc trưng cho từng loại sinh vật? A+T/ G+X Bài 17. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN Câu 1: Đơn phân của ARN gồm những thành phần nào? A, U, G, X Câu 2: Có bao nhiêu loại ARN? 3 loại Câu 3: Loại ARN nào có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc Protein cần tổng hợp? mARN Câu 4: Loại ARN nào có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp Protein? tARN Câu 5: rARN có vai trò gì? Tham gia cấu tạo nên ribôxôm. Câu 6: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở đâu trong tế bào? Trong nhân II. TỰ LUẬN Câu 1. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà lan như thế nào? Menđen đã giải thích kết quả thí nhiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng. Từ đó ông phát hiện ra quy luật phân li với nội dung: “ Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P. Câu 2. Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? Sử dụng phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng
  3. tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. Câu 3. Tương quan trội- lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Tương quan trội- lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế. Câu 4. Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử AND - Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P - ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotit thuộc 4 loại: A, T, G, X - ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật. Câu 5.Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN? ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều. các nucleotit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Câu 6: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất? - Đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên gây rối loạn trong quá trình tổng hợp Prôtêin - Ý nghĩa: tuy đột biến thường gây hại nhưng cũng có đột biến có lợi cho con người chẳng hạn đột biến tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở cây lúa nên có ý nghĩa trong chọn giống. Phường 1, Ngày 07 tháng 12 năm 2020 Duyệt BGH Tổ trưởng Gv thực hiện Tăng Hoàng Khánh Tạ Kim Nguyện Nguyễn Hồng phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2