intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI Môn: Công nghệ 7 Năm học: 2021 – 2022 A. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau Câu 1: Có những phương pháp tưới nước cho cây? A. Tưới phun mưa, tưới ngập, tưới thấm B. Tưới thấm, tưới vào gốc, tưới phun mưa C. Tưới ngập, tưới thấm, tưới vào gốc D. Tưới vào gốc cây, tưới thấm, tưới ngập, tưới phun mưa. Câu 2: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính: A. Giâm cành, chiết cành. B. Chiết cành, ghép mắt. C. Ghép mắt, giâm cành. D. Giâm cành, chiết cành và ghép mắt. Câu 3: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào quyết định nhất đến thời vụ? A. Khí hậu. C. Loại cây trồng. B. Con người. D. Tình hình phát sinh sâu bệnh. Câu 4: Về thời vụ gieo trồng cây nông nghiệp, vụ nào chỉ có ở miền Bắc? A. Vụ đông xuân. C. Vụ hè thu. B. Vụ đông. D. Vụ mùa. Câu 5: Yếu tố nào sau đây không nằm trong các yêu cầu kỹ thuật của phương pháp gieo trồng? A. Thời vụ. C. Mật độ. B. Xử lý hạt giống. D. Độ nông, sâu. Câu 6: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành chọn lọc và nhân giống trong: A. 2 năm B. 3 năm C. 4 năm D. 5 năm Câu 7: Căn cứ vào hình thức bón phân người ta chia thành các cách: A. bón rải, theo hốc, phun trên lá B. bón rải, bón theo hàng, phun trên lá C. bón rải, theo hốc, phun trên lá, bón theo hàng D. bón theo hốc, phun trên lá, bón theo hàng Câu 8: Vai trò của trồng trọt cung cấp: A. lương thực, thực phẩm; thức ăn cho chăn nuôi B. nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản để xuất khẩu C. thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp D. lương thực, thực phẩm; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản để xuất khẩu Câu 9: Phân bón trong trồng trọt gồm 3 nhóm chính là
  2. A. phân xanh, phân đạm, phân vi lượng. B. phân đạm, phân lân, phân kali. C. phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hóa học. D. phân chuồng, phân vô cơ, phân xanh. Câu 10: Đất trồng là gì? A. Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và tạo ra sản phẩm B. Là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người. C. Là loại đất có độ phì nhiêu. D. Là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ. Câu 11: Mục đích chính của việc cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất hợp lý là A. để duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất B. để tăng thời vụ gieo trồng C. để tăng năng suất cây trồng D. để duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất, để tăng năng suất cây trồng Câu 12: Tác dụng của phân bón là: A. làm cho đất thoáng khí B. sẽ cho năng suất cao C. làm bạc màu đất D. tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản Câu 13: Cho phấn của cây bố thụ phấn với nhụy của cây mẹ là: A. phương pháp chọn lọc Câu 14: Muốn tăng thêm vụ trong B. phương pháp lai năm C. phương pháp gây đột biến A. cần tạo thêm giống mới D.phương pháp nuôi cấy mô B. cần sử dụng giống mới ngắn ngày C. thực hiện phương pháp lai D. thực hiện phương pháp gây đột biến tạo giống mới Câu 15: Tiêu chí nào được dung để đánh giá một giống tốt? A. Sinh trưởng mạnh, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh B. Năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh C. Sinh trưởng tốt, năng suất cao ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh D. Sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chất lượng tốt. Câu 16: Trong trồng trọt giống cây trồng có vai trò: A. Quyết định năng suất, chất lượng nông sản B. Tăng năng suất, tăng vụ C. Tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm D. Tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm Câu 17: Biện pháp nào sau đây không phải sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính A. Gieo trồng bằng hạt B. Giâm cành
  3. C. Chiết cành D. Ghép mắt Câu 18: Loại cây nào thường sử dụng phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng hạt? A. Cây ngũ cốc C. Cây ăn quả B. Cây hoa D. Cây cảnh Câu 19: Vòng đời của côn trùng là khoảng thời gian: A. từ sâu non đến sâu trưởng thành B. từ trứng đến sâu non C. từ trứng đến sâu trưởng thành rồi đẻ trứng D. từ trứng đến sâu trưởng thành Câu 20: Ảnh hưởng của sâu, bệnh đến cây trồng: A. làm giảm năng suất, giảm chất lượng B. làm giảm chất lượng, cây sinh trưởng phát triển kém C. làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất, giảm chất lượng D. làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất B. TỰ LUẬN Câu 1: a/ Phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót hay bón thúc? Vì sao? Biện pháp bảo quản các loại phân bón thông thường? * Phân hữu cơ và phân lân thường dùng bón lót. Vì: Phân hữu cơ là loại phân khó tan. Phân lân ít hoặc không tan. Cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hoà tan cây mới sử dụng được. b/ Các loại phân bón để lẫn lộn với nhau có được không? Vì sao? *Không được để lẫn lộn các loại phân với nhau. * Vì: - Dễ xảy ra phản ứng hóa học. - Làm giảm chất lượng của phân bón. - Sinh ra các chất độc có hại..... c/ Biện pháp bảo quản các loại phân bón thông thường? - Phân hóa học: + Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bọc kín bằng bao nilông. + Để ở nơi khô ráo, thoáng mát. + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. - Phân chuồng: có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài. Câu 2: Hãy nêu tác hại của sâu, bệnh? Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại? Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại? *Tác hại của sâu, bệnh: - Ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. - Làm giảm năng suất và chất lượng nông sản, thậm chí không cho thu hoạch. *Nguyên tắc pòng trừ sâu, bệnh hại: - Phòng là chính. - Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để. - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
  4. *Những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại: màu sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi như cành bị gãy; lá bị thủng; lá, quả bị biến dạng; lá, quả bị đốm đen, nâu; cây, củ bị thối; thân cành bị chảy nhựa... Câu 3: Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Nêu ưu nhược điểm của biện pháp hóa học và biện pháp sinh học? *Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại: - Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại. - Biện pháp thủ công. - Biện pháp hóa học. - Biện pháp sinh học. - Biện pháp kiểm dịch thực vật. *Ưu nhược điểm của biện pháp hóa học và biện pháp sinh học: - Biện pháp hóa học + Ưu điểm: có hiệu quả cao, ít tốn công. + Nhược điểm: gây độc cho người, gia súc và ô nhiễm môi trường. - Biện pháp sinh học + Ưu điểm: an toàn với người, động vật. Hiệu quả bền vững, lâu dài, không gây ô nhiễm môi trường. + Nhược điểm: hiệu quả chậm, phụ thuộc vào loại thiên địch. Câu 4: Trình bày các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc? * Các công việc làm đất: cày đất, bừa và đập đất, lên luống * Tác dụng của từng công việc: - Cày đất: + Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. + Vùi lấp cỏ dại. - Bừa và đập đất: + Làm nhỏ đất. + Thu gom cỏ dại trong ruộng. + Trộn đều phân bón và san phẳng mặt ruộng. - Lên luống: + Dễ chăm sóc, chống ngập úng. + Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. Câu 5: Tại sao trong trồng trọt người ta thường kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ? Vì: - Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, còn có tác dụng cải thiện thành phần cơ giới của đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, hấp thu và giữ nước, phân tốt. - Do tỉ lệ và hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp nên phải bón phối hợp và cân đối lượng phân hữu cơ với phân vô cơ. Câu 6: Hãy kể tên 4 loài sâu gây hại có ở địa phương em? Ở Việt Nam có những trận đại dịch nào do sâu gây hại? * 4 loại sâu: sâu cuống lá, sâu đục thân, châu chấu, rệp sáp.... * Đại dịch châu chấu ở Sơn La, Điện Biên, Bắc Cạn... Câu 7: Hãy kể tên 4 loàicôn trùng có lợi trong trồng trọt ở địa phương em? Là Học sinh em phải làm gì để bảo vệ các loài côn trùng có ích?
  5. * 4 loài côn trùng có lợi: ong mắt đỏ, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ ngựa... * Bảo vệ môi trường sống của những loài côn trùng có lợi. Không bắt hay giết côn trùng có lợi.....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2