Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí
lượt xem 1
download
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập giúp bạn ôn tập và hệ thống kiến thức hiệu quả. Hi vọng với tư liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí
- NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1: ĐỊA LÍ 11 BÀI 6: HOA KỲ Câu 1:Cho biết vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp Hoa Kì. * Thuận lợi của vị trí địa lí Hoa Kì: Đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á và Tây Âu. Tiếp giáp Canađa và Mĩ LaTinh là những thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu giàu có. Nằm ở bán cầu Tây, được bao bọc bởi hai đại dương lớn, không bị ảnh hưởng bởi hai cuộc chiến tranh thế giới tàn phá làm giàu từ chiến tranh. Nằm trong vùng khí hậu ôn đới, không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế. * Thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ: nằm trong khoảng vĩ độ từ 250B đến 490B, nên phần lãnh thổ chính của Hoa Kì nằm trong vành đai khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Đó là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Hoa Kì có đồng bằng Trung tâm rộng lớn và cá đồng bằng ven biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đất đai màu mỡ, thuận lợi để phát triển trồng trọt (cây lương thực, cây ăn quả...). Phía Tây và phía Bắc của vùng Trung tâm có địa hình đồi gò thấp, nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Diện tích rừng tương đối lớn ở phía Tây và bán đảo Alaxca là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp. Các vùng biển ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương có nhiều ngư trường lớn, vùng Ngũ Hồ có trữ lượng cá nước ngọt thuộc loại lớn trên thế giới, là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. * Thuận lợi đối với sản xuất công nghiệp. Giáp Canada và Mỹ Latinh, nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nên có nguồn nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hoa kì có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng rất lớn (than đá, quặng sắt ở vùng Đông Bắc, nam Ngũ Hồ, kim loại màu ở vùng núi Coocdie, dầu khí...) thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng. Vùng phía Tây và phía Đông có nguồn thủy năng phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện. Câu 2: Đặc điểm của ngành công nghiệp Hoa Kỳ? Là nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của hoa kỳ – Nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới
- – Sản xuất công nhiệp gồm có 3 nhóm ngành: + công nghiệp chế biến chiếm 84,2 giá trị hàng xuất khẩu + công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện thủy điện điện nguyên tử điện mặt trời (đứng đầu thế giới) + công nghiệp khai khoáng:đứng đầu thế giới khai thác phốt phát, 2 thế giới về vàng bạc đồng chì than thứ 3 về dầu mỏ – Cơ cấu công nghiệp cũng có sự thay đổi:giảm tỉ trọng các công nghiệp truyền thống tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại – Sản xuất công nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng: + vùng đông bắc tập trung chủ yếu các ngành công nghiệp truyền thống + vùng phía nam và ven thái bình dương là vùng công nghiệp mới bao gồm các ngành công nghiệp hiện đại Câu 3 : Đặc điểm của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ? Hoa Kì có nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Giá trị sản lượng của nông nghiệp năm 2004 là 105 tỉ USD, chiếm 0,9 % GDP. Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp. Phân bố sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì đã thay đổi theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh trước kia như vành đai rau, vành đai lúa mì, vành đai nuôi bò sữa,… đã chuyển thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa theo mùa vụ. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp là các trang trại. Số lượng các trang trại có xu hướng giảm, nhưng diện tích bình quân mỗi trang trại lại tăng. Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh. Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Câu 4: trinh bay nh ̀ ̀ ưng đăc điêm dân c ̃ ̣ ̉ ư cua Hoa Ky? L ̉ ̀ ợi thê t ́ ừ nhưng ng ̃ ươi nhâp ̀ ̣ cư? Gia tăng dân số Dân số đứng thứ 3 Thế giới. DS tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á. Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động . Thành phần dân cư Đa dạng: + Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu. + Gốc châu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh. Phân bố dân cư Tập trung ở : + Vùng Đông Bắc và ven biển + Sống chủ yếu ở các đô thị Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven TBD. **Lợi thê t ́ ừ những người nhâp c̣ ư. a. Tích cực: Tạo nên tính năng động cua dân c ̉ ư trong việc khai phá các vùng đất mới, khai thác tài nguyên và phát triển các cơ sở kinh tế. Góp phần gia tăng lực lượng lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao, lao động lành nghề từ châu Âu, gia nhân r ́ ẻ mạt từ châu Phi,… mà không mất thời gian và chi phí ban đầu. Đưa các thành tựu KHKT hiện đại từ châu Âu sang, thêm nguồn vốn,… góp phần thúc đẩy phát triển KHKT cho đất nước.
- b. Hạn chế: Tạo sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng giữa các dân tộc làm xuất hiện mâu thuẫn giữa các cộng đồng người. Các cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi KTXH, bảo tồn bản sắc dân tộc luôn xảy ra làm cho sản xuất bị đình đơn, xã hội mất ổn định. Câu 3 : Dựa vào bảng 6.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện số dân của Hoa Kì qua các năm. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của sự gia tăng dân số của Hoa Kì đối với phát triển kinh tế ? Bảng 6.1. Số dân Hoa Kì giai đoạn 18002005 (triệu người) Năm 1800 1820 1880 1900 1920 1960 1980 2005 Số dân 5 10 50 76 105 179 227 296,5 * Nguyên nhân : Tăng nhanh chủ yếu do nhập cư : Dân nhập cư đa số là người Châu Âu, tiếp đến là Mĩ La Tinh, Châu Á, Canada và Châu Phi . * Ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế : Thuận lợi : Cung cấp nguồn lao động dồi dào nhất là lực lượng có trình độ KHKT cao góp phần thúc đẩy kinh tế Hoa kì phát triển nhanh. Đặc biệt, nguồn lao động được bổ sung nhờ nhập cư nên ít tốn chi phí đầu tư ban đầu. Khó khăn : Kết cấu dân số già: tăng các khoản chi phí xã hội, thiếu nguồn nhân lực trong tương lai . + Tuổi thọ trung bình tăng : 70,8 tuổi (1950) – 78,0 tuổi (2004) + Nhóm dưới 15 tuổi giảm : 27,0% (1950) – 20,0% (2004) + Nhóm trên 65 tuổi tăng : 8,0% (1950) – 12,0% (2004)
- Bất đồng, khó quản lí trật tự trị an, mâu thuẩn xã hội, ... Bài 7: Liên minh châu ÂU – EU Câu 1: Chứng minh rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới ? EU là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới : + Đứng đầu thế giới về GDP (năm 2004, GDP của EU vượt cà Hoa Kì và Nhật Bản) + Tuy dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng EU chiếm tới 31% tổng giá trị kinh tế và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới . Câu 2 : Vì sao EU thiết lập thi trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tièn chung ơrô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU ? Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. Ý nghĩa : + Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế. + Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu. + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu. + Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. + Đơn giản hoá công tác kế toán của ccác doanh nghiệp đa quốc gia Câu 3 : EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải ? Thành lập cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ÉA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy Arian và đưa lên quỹ đạo hơn 120 vệ tinh nhân tạo. Thành lập tổ hợp hàng không Ebớt. Tổ hợp này rất thành công trong SX máy bay E bớt, đang PT mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng của Hoa Kì như Bôing. Anh và Pháp đã thành công trong việc hợp tác xây dựng đường hầm giao thông dưới biển Măngsơ năm 1994. Câu 4 : Thế nào là liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Maxơ Rainơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu.
- Liên kết vùng (Euroregion) chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia . Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU . Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng Ý nghĩa : + Tạo thuận lợi cho lao động đi làm việc qua lại giữa các nước. + Liên kết sâu rộng về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các nước. + Tăng cường liên kết và nhất thể hóa Châu Âu + Ở vùng biên giới có thể thực hiện các dự án an ninh chung về kinh tế, văn hóa, giáo dục nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước. + Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới. Câu 6 : Phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU ? * Nội dung : Tự do di chuyển : Bao gồm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc . Ví dụ : Người Đan Mạch có thể làm việc ở mọi nơi trên nước Pháp như người Pháp . Tự do lưu thông dịch vụ : Tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,.. Ví dụ : Một công ty vận tải của Bỉ có thể đảm nhận một hợp đồng ở bân trong nước Đức mà không cần phải xin giấy phép của chính quyền Đức . Tự do lưu thông hàng hoá : Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung Châu Âu mà không cần phải chịu thuế GTGT . Ví dụ : Một chiếc ôtô của Italia bán sang nước EU khác không phải nộp thuế . Tự do lưu thông tiền vốn : Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ . Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối . Ví dụ : Một người Bồ Đào Nha có thể dễ dàng mở tài khoản tại các nước EU khác . * Lợi ích : Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế . Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU . Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU . Câu 6: Dựa vào bảng 7.2, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới ? Nhận xét vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế
- Bảng 7.2: Tỉ trọng GDP , dân số của EU và một số nước trên thế giới – năm 2004 ( đơn vị : % ) Các nước, khuGDP Dân số vực EU 31,0 7,1 Hoa Kì 28,5 4,6 Nhật Bản 11,3 2,0 Trung Quốc 4,0 20,3 Ấn Độ 1,7 17,0 Các nước còn lại 23,5 49,0 Nhận xét vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế So với thế giới + Chiếm chỉ có 2.2% dân số và 7.1% diện tích nhưng + Chiếm tới 31% GDP, 37.7% xuất khẩu, 26% sản xuất ô tô , 19% tiêu thụ năng lượng và 59% viện trợ cho các nước đang phát triển. So với Hoa Kì và Nhật Bản + EU có GDP cao hơn Hoa Kì và Nhật Bản + Tỉ trọng xuất khẩu của EU gấp hơn 4 lần so với Hoa Kì và hơn 6 lần so với Nhật Bản Xét về nhiều tiêu chí EU đứng đầu thế giới , và vượt qua 2 trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Hoa Kì và Nhật Bản EU là trung tâm kinh tế, thương mại hàng đầu trên thế giới.
- HỀ THÔNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 6: HOA KỲ Câu 1. Về vị trí, phần lớn lãnh thổ Hoa Kì nằm ở bán cầu Tây thuộc khu vực trung tâm của A. Bắc Âu. B. Bắc Phi. C. Bắc Mĩ. D. Bắc Cực. Câu 2. Hoa Kì tiếp giáp trên đất liền với những quốc gia nào sau đây? A. Cô lôm bia và Uruguay. B. Urugoay và Mêhicô. C. Canađa và Côlômbia. D. Mêhicô và Canađa. Câu 3. Hoa Kì tiếp giáp với những đại dương nào sau đây? A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. D. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. Câu 4. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kì? A. Tiếp giáp với Canađa và khu vực Mĩ Latinh. B. Nằm ở bán cÂu Bắc và tiếp giáp ở phía nam là Mêhicô. C. Nằm giữa hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. D. Nằm ở trung tâm Bắc Mĩ và tiếp giáp phía tây với Thái Bình Dương. Câu 5. Hai bang của Hoa Kì nằm tách biệt với phần lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ là A. Nêvàđa và Ariđônna. B. Caliphoócnia và Candát C. Alaxca và Haoai. D. Côlôrađô và Môntana. Câu 6. Phần lãnh thổ nằm ở trung tâm Bắc Mĩ chiếm phần lớn trong tổng diện tích toàn lãnh thổ của Hoa Kì với tỉ lệ khoảng A.53%. B.73%. C.83% D. 93%. Câu 7. Ý nào sau đây không phải là thuận lợi mà vị trí địa lí mang lại cho Hoa Kì để phát triển k i nh tế? A. Dễ dàng giao thông giữa miền Tây và miền Đông đất nước. B. Thuận lợi giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương C. Tránh được ảnh hưởng của chiến tranh (trước đây). D. Có được thị trường lớn là Mĩ Latinh. Câu 8. Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản. B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông. C. khai thác tài nguyên và phát triển du lịch. D. sản xuất nông nghiệp và xây dựng hải cảng. Câu 9. Vùng núi gồm nhiều dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m ở phía tây của Hoa Kì là
- A. At – lat B. An đet C. APaLat D. Coocđie Câu 10. Vùng núi Cóocđie gồm các dãy núi trẻ chạy song song theo hướng A. đông bắc tây nam. B. bắc nam. C. đôngtây. D. tây bắc đông nam. Câu 11. Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng núi Coócđie là A. gồm nhiều dãy núi trẻ, chạy song song theo hướng bắc nara. B. gồm nhiều dây núi trẻ, chạy song song theo hướng đông tây. C. cao trung bình, sườn thoải, nhiều bề mặt cao nguyên lớn. D. đồi núi thấp, sườn thoải, nhiều bồn địa và lòng chảo lớn. Câu 12. Ở vùng núi Coócđie, xen giữa các dãy núi trẻ chạy song song theo hướng bắc nam là dạng địa hình nào sau đây? A. Thềm phù sa cổ và lòng chảo. B. Bán bình nguyên và đồi. C. Bồn địa và cao nguyên. D. Đồng bằng và sơn nguyên. Câu 13. Vùng núi Coócđie không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây? A. Địa hình núi cao đồ sộ, xen các bồn địa và cao nguyên. B. Gồm nhiều dãy núi chạy song song theo hướng bắc nam. C. Khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc. D. Đồi núi thấp với nhiều thung lũng rộng. Câu 14. Các khoáng sản kim loại màu tập trung nhiều nhất ở vùng núi Coócđie là A. vàng, đồng, bôxit, chì. B. kim cương, bôxit, kẽm. C. thiếc, kim cương, vậng. D. đồng, thiếc, kẽm. Câu 15. Khí hậu chủ yếu của vùng núi Coócđie là A. cận nhiệt đới gió mùa. B. lục địa, nóng và khô. C. ôn đới hải dương, ôn hoà. D. hoang mạc và bán hoang mạc. Câu 16. Diện tích rừng ở vùng núi Coócđie tương đối lớn, phân bố tập trung ở sườn núi phía A. bắc giáp Canađa B. tây hướng ra Thái Bình Dương C. nam giáp Mêhicô D. đông hướng vào vùng Trung tâm. Câu 17. Khí hậu của Hoa Kì ở vùng ven Thái Bình Dương là A. nhiệt đới và cận nhiệt gió mùa. B. ôn đới và cận nhiệt lục địa. C. cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. D. hoang mạc và bán hoang mạc. Câu 18. Ven Thái Bình Dương của vùng núi phía tây Hoa Kì có dạng địa hình nào sau đây?
- A. Đầm lầy. B. Đồng bằng nhỏ. C. Thềm phù sa. D. Gò đồi. Câu 19. Dãy núi già chạy theo hướng đông bắc tây nam ở phía đông của Hoa Kì là A. Apalát B. Nêvàđa. C. Caxcat. D. Rốcki. Câu 20. Đặc điểm địa hình nổi bật của dãy núi Apalát ở phía đông Hoa Kì là A. núi trẻ, đỉnh nhọn, sườn dốc, cao trung bình. B. cao đồ sộ, sườn dốc, xen các bồn địa và cao nguyên. C. gồm nhiều dãy núi chạy song song chạy theo hướng bắc nam. D. sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư Hoa Kì? A. Dân số đông hàng đầu thế giới. B. Dân số tăng nhanh. C. Dân số tăng chủ yếu do nhập cư. D. Dân nhập cư chủ yếu là người gốc Phi. Câu 22. Người nhập cư đến Hoa Kì có nguồn gốc chủ yếu từ A. châu Phi. B. châu Âu C. châu Á. D. Mĩ Latinh. Câu 23. Ý nào sau đây không phải là lợi thế mà người nhập cư mang lại cho Hoa Kì? A. Nguồn lao động dồi dào. B. Nguồn lao động chất lượng cao. C. Văn hoá, tôn giáo phức tạp. D. Vốn đầu tư rất lớn. Câu 24. Gần đây dân cư có nguồn gốc nào tăng mạnh ở Hoa Kì? A. Châu Phi, châu Âu. B. Châu Âu, châu Á. C. Châu Á, Mĩ Latinh. D. Mĩ Latinh, châu Phi. Câu 25. Dân bản địa của Hoa Kì là người A. da trắng. B. Anhđiêng. C. châu Á. D. da đen. Câu 26. Dân số Hoa Kì tăng nhanh chủ yếu do A. nhập cư đông. B. tỉ suất tử thấp. B. gia tăng tự nhiên cao. D. tỉ suất sinh cao. Câu 27. Người châu Á sinh sống nhiều nhất ở khu vực nào của Hoa Kì? A. Vùng núi Coócđie. B. Vùng Trung tâm. C. Ven Thái Bình Dương. D. Ven Đại Tây Dương. TIẾT 2: KINH TẾ Câu 1. Các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì gồm A. hóa dầu, luyện kim, đóng tàu. B. viễn thông, luyện kim, đóng tàu.
- C. luyện kim, chế tạo ô tô, hoá dầu. D. điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ. Câu 2. Các ngành luyện kim, sản xuất ô tô, đóng tàu... của Hoa Kì phân bố chủ yếu ở A. vùng núi Coócđie. B. ven Thái Bình Dương. C. ven vịnh Mêhicô. D. vùng Đông Bắc. Câu 3. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì phân bố chủ yếu ở A. ven Thái Bình Dương. B. ven vịnh Mêhicô. C. vùng Đông Bắc. D. vùng núi Coócđie. Câu 4. Vùng Đông Bắc của Hoa Kì phát triển mạnh các ngành công nghiệp truyền thống là nhờ có A. quặng sắt và than đá dồi dào. B. dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn. C. địa hình đồng bằng, đất đai màu mỡ. D. sông dốc, trữ năng thuỷ điện lớn. Câu 5. Trong cơ cấu GDP, ngành dịch vụ của Hoa Kì luôn chiếm tỉ trọng A. thấp hơn nông nghiệp. B. thấp hơn công nghiệp. C. cao nhất. D. thấp nhất. Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng về ngành ngoại thương của Hoa Kì hiện nay? A. Giai đoạn 1990 2004, giá trị nhập siêu tăng. B. Giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu. C. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới. D. Có giá trị nhập siêu lớn nhất thế giới. Câu 7. Ý nào sau đây không đúng về ngành hàng không của Hoa Kì? A. Vận chuyển 1/3 tổng số khách trên thế giới. B. Có số lượng sản bay nhiều nhất thế giới. C. Có khoảng 30 Hãng hàng không lớn hoạt động. D. Tốc độ phát triển chậm hơn các loại hình vận tải khác. Câu 8. Ngành nào sau đây hoạt động khắp thế giới, tạo ra nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho nền kinh tế của Hoa Kì hiện nay? A. Hàng không và viễn thông. B. Du lịch và thương mại. C. Ngân hàng và tài chính. D. Vận tải biển và du lịch. Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về ngành thông tin liên lạc của Hoa Kì? A. Rất hiện đại, có số lượng vệ tinh nhiều nhất. B. Thiết lập hệ thống định vị toàn cÂu. C. Cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước. D. Có tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình.
- Câu 10. Ý nào sau đây không đúng về ngành dịch vụ của Hoa Kỉ? A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Là ngành thể hiện sức mạnh của nền kinh tế. C. Phát triển mạnh với cơ cấu ngành đa dạng. D. Hoạt động du lịch đóng vai trò quan trọng nhất. Câu 11. Ngành kinh tế tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu cho Hoa Kì là A. công nghiệp. B. nông nghiệp C. chăn nuôi. D. thuỷ sản. Câu 12. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu cho Hoa Kì nhưng tỉ trọng giá trị trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm là ngành A. dịch vụ. B. nông nghiệp C. công nghiệp. D. viễn thông. Câu 13. Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp Hoa Kì là A. tỉ trọng giá trị trong GDP có xu hướng tăng. B. tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu. C. tạo nên sức mạnh của nền kinh tế. D. tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc. Câu 14. Ngành công nghiệp Hoa Kì không có đặc điểm nào sau đây? A. Tạo ra nguồn hàng xuất khâu chủ yêu. B. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. C. Tỉ trọng của ngành trong GDP có xu hướng giảm. D. Gồm các nhóm ngành: chế biến, điện lực, khai khoáng. Câu 15. Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì không bao gồm nhóm ngành nào sau đây? A. Điện lực. B. Chế biến. C. Khai thác D. Dịch vụ. Câu 16. Nhóm ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá trị xuất khẩu của Hoa Kì là A. chế biến. B. điện lực. C. khai thác. D. luyện kim. Câu 17. Sản lượng của ngành công nghiệp ở Hoa Kì đứng đầu thế giới là A. điện lực. B. than đá. C. nhôm. D. dầu thô. Câu 18. Công nghiệp điện lực của Hoa Kì không bao gồm ngành nào sau đây? A. Khai thác than. B. Nhiệt điện. C. Thuỷ điện. D. Điện nguyên tử. Câu 19. Trong công nghiệp khai khoáng, loại khoáng sản nào sau đây Hoa Kì đứng đầu thế giới? A. Than đá. B. Môlipđen.C. Quặng sắt. D. Dầu thô. Câu 20. Các ngành công nghiệp khai thác nào sau đây của Hoa Kì có sản lượng sản phẩm đứng thứ hai trên thế giới? A. Vậng, môlipđen, chì. B. Than đá, khí thiên nhiên, vậng. C. Quặng đồng, chì, than đá. D. Quặng sắt, phốt phát, dầu mỏ. Câu 21. Tỉ trọng các ngành công nghiệp nào sau đây của Hoa Kì có xu hướng giảm?
- A. Hàng không vũ trụ, luyện kim. B. Gia công đồ nhựa, điện tử. C. Hàng không vũ trụ, dệt. D. Luyện kim, gia công đồ nhựa. Câu 22. Tỉ trọng các ngành công nghiệp nào sau đây của Hoa Kì có xu hướng tăng? A. Hàng không vũ trụ, điện tử. B. Gia công đồ nhựa, điện tử. C. Hàng không vũ trụ, dệt. D. Luyện kim, gia công đồ nhựa. Câu 23. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì gồm A. chế tạo ô tô, luyện kim, đóng tàu. B. viễn thông, điện tử, đóng tàu. C. luyện kim, chế tạo ô tô, hoá dầu. D. đóng tàu, viễn thông, luyện kim. BÀI 7 : LIÊN MINH CHÂU ÂU Câu 1. Năm 1951, cộng đồng nào sau đây ở châu Âu được thành lập? A. Cộng đồng Than và Thép châu Âu. B. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu. C. Cộng đồng châu Âu. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu. Câu 2. Năm 1957, tổ chức nào sau đây ở châu Âu được thành lập? A. Cộng đồng Than và Thép châu Âu. B. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu. C. Cộng đồng châu Âu. D. Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Câu 3. Năm 1958, cộng đồng nào sau đây ở châu Âu được thành lập? A. Cộng đồng Than và Thép châu Âu. B. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu. C. Cộng đồng châu Âu. D. Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Câu 4. Việc thành lập các cộng đồng: Than và Thép, Kinh tế, Nguyên tử ở châu Âu nhằm mục đích A. tăng cường quá trình liên kết châu Âu. B. khẳng định vị trí của châu Âu. C. mở rộng buôn bán với châu Phi D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 5. Cộng đồng nào được xem là tiến thân của Liên minh châu Âu hiện nay? A. Cộng đồng Than và Thép châu Âu. B. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.
- C. Cộng đồng Kinh tế châu Âu. D. Cộng đồng châu Âu. Câu 6. Cộng đồng châu Âu được viết tắt theo tên tiếng Anh là A.EEC B.EC. C.EU. D.WB. Câu 7. Năm 1967, Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất những tổ chức nào? A. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu. B. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Liên minh châu Âu. C. Cộng đồng Than và Thép châu Âu, Liên minh châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu. D. Liên minh châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Câu 8. Các quốc gia nào sau đây không thuộc nhóm 6 nước thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu? A. Hà Lan, Lúcxămbua. B. Pháp, Đức. C. Anh, Đan Mạch. D. Bỉ, Italia. Câu 9. Hiệp ước Maxtrích (1993) quyết định vấn đề quan trọng gì ở châu Âu? A. Thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu. B. Thành lập Cộng đồng Kinh tế và Nguyên tử châu Âu. C. Đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu. D. Hợp nhất các tổ chức trước đó thành Cộng đông châu Âu. Câu 10. Trụ sở chính của Liên minh châu Âu được đặt ở thành phố nào? A. Brúcxen (Bỉ). B. Pari (Pháp) C. Amxtếcđam (Hà Lan). D. Xtốckhôm (Thuỵ Điển). Câu 11. Sự phát triển vững mạnh của Liên minh châu Âu không biểu hiện ở ý nào sau đây? A. Số lượng các nước thành viên liên tục tăng. B. Không ngừng mở rộng về không gian lãnh thổ. C. Sự hợp tác, liên kết được mở rộng và chặt chẽ hơn. D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng. Câu 12. Kể từ khi thành lập, năm mà EU kết nạp được số lượng thành viên nhiều nhất là năm nào và số lượng thành viên năm đó là bao nhiêu? A. 2004/9. B. 2004/10. C. 2014/9. D. 2014/10. Câu 13. Hiện nay, tổng số thành viên của EU là 28 và nước mới được kết nạp gần đây nhất (năm 2013) là A. Anh. B. LB Nga. C. Ucraina. D. Croatia. Câu 14. Gần đây, có một sự kiện lần đầu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của EU là A. Người dân Pháp đã đồng ý ra khỏi EU. B. Người dân Anh đẫ đồng ý ra khỏi EU. C. Người dân Bỉ đã đồng ý ra khỏi EU. D. Chính phủ Bêỉarút xin gia nhập EU.
- Câu 15. Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hoá, dịch vụ, con người và tiền vốn tự do lưu thông là một trong những mục đích của A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). B. Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC). C. Liên minh châu Âu (EU). D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA). Câu 16. Theo Hiệp ước Maxtrich (1993), ý nào sau đâv không phải là trụ cột của ngôi nhà chung châu Âu? A. Chính sách đối ngoại và an ninh chung. B. Thành lập lực lượng quân đội chống khủng bố. C. Hợp tác về tư pháp và nội vụ. D. Cộng đồng châu Âu về thuế quan, kinh tế, thị trường và tiền tệ. Câu 17. Cơ quan đầu não nào của EU có chức năng tham vấn và ban hành các quyết định, luật lệ đối với Hội đồng bộ trưởng EU? A. Nghị viện châu Âu. B. Hội đồng châu Âu. C. Uỷ ban liên minh châu Âu. D. Hội đồng Bộ trưởng EU. Câu 18. Cơ quan đầu não nào của EU có chức năng dự thảo các nghị quyết và dự luật trình Hội đồng Bộ trưởng EU? A. Nghị viện châu Âu. B. Hội đồng châu Âu. C. Ủy ban liên minh châu Âu. D. Hội đồng Bộ trưởng EU. Câu 19. Cơ quan đầu não nào của EU có quyền quyết định các nghị quyết và luật của EU? A. Nghị viện châu Âu. B. Hội đồng châu Âu. C. Ủy ban liên minh châu Âu. D. Hội đồng Bộ trưởng EU. Câu 20. Cơ quan có quyền lực cao nhất của EU và ở đó ban ra các quyết định cơ bản của những người đứng đầu nhà nước là A. Nghị viện châu Âu. B. Hội đồng châu Âu. C. Uỷ ban liên minh châu Âu. D. Hội đồng bộ trưởng EU. TIẾT 2: HỢP TÁC LIÊN KẾT CÙNG PHÁT TRIỂN Câu 1. Đầu năm 1993, EU đã có một quyết định quan trọng trong việc thể hiện mục tiêu hợp tác, Liên kết đề cùng phát triển là A. thiết lập một thị trường chung. B. đưa vào sử dụng đồng tiền chung châu Âu (ơrô). C. hoàn thành đường hầm dưới biển Măngsơ. D. kết nạp thêm 10 thành viên mới. Câu 2. Trong thị trường chung châu Âu, tự do lưu thông không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Ngôn luận. B. Di chuyển. C. Tiền vốn. D. Hàng hoá. Câu 3. Tự do di chuyển không bao gồm
- A. tự do đi lại giữa các nước thành viên. B. tự do cư trú ở các nước thành viên. C. tự do di chuyển quân đội. D. tự do lựa chọn nơi làm việc trong các nước thành viên. Câu 4. Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về A. hàng hoá, con người, tỉền vốn, dịch vụ. B. con người, hàng không, dịch vụ, văn hoá. C. tiền vốn, dịch vụ, y tế, quân sự. D. dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục. Câu 5. Một trong những thành công giúp EU trở thành trung tâm Kinh tế hàng đầu thế giới là A. tạo được một thị trường chung đảm bảo tự do lưu thông. B. không tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO. C. trợ cấp cho hàng nông sản, hạ giá thành sản phẩm. D. hạn chế nhập khẩu các mặt hàng như than, sắt. Câu 6. EU đã làm gì để đảm bảo tự do lưu thông của các nước thành viên? A. Thiết lập một thị trường chung. B. Tuân thủ đầy đủ quy định của WTO. C. Đưa vào sử dụng đồng ơrô. D. Trợ giá cho các mặt hàng nông sản. Câu 7. Trong thị trường chung châu Âu, các nước thành viên EU được hưởng lợi lâu nhất từ tự do lưu thông hàng hoá là A. được bán phá giá các mặt hàng nông sản. B. không chịu áp lực cạnh tranh. C. không phải chịu thuế giá trị gia tăng. D. có thị trường tiêu thụ nội địa lớn. Câu 8. Đồng tiền chung của châu Âu được gọi là đồng A. Đôla. B. Bảng. C. ơrô. D. Phơrăng. Câu 10. Đồng tiền chung châu Âu được đưa vào giao dịch, thanh toán từ năm A.1998. B. 1999. C. 2000. D. 2001. Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về số nước coi đồng tiền chung châu Âu (ơrô) là đơn vị tiền tệ chính thức trong giao dịch, thanh toán? A. Tất cả các nước thành viên EU đều sử dụng. B. vẫn còn 9 nước thành viên chưa tham gia. C. Hiện đã có 19 nước thành viên tham gia. D. Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết định chọn ơrô làm tiền tệ chính thức Câu 12. Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu còn được gọi tắt là gì?
- A. Euroregion B. Europaleague C. Eurozone D. Euromoney. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa tích cực của việc sử dụng đồng tiền chung trong EU? A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. B. Xoá bỏ rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi chuyển giao vốn. C. Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. D. Trợ cấp hàng nội địa nhằm hạ thấp giá thành, tăng sức cạnh tranh. Câu 14. Tổ hợp công nghiệp hàng không Ebớt do các nưóc thành viên EU nào sáng lập? A. Đức, Pháp, Anh. B. Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch. C. Anh, Đan Mạch, Hi Lạp. D. Đức, Tây Ban Nha, Hi Lạp. HẾT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn