Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ
lượt xem 2
download
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Phúc Thọ
- SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I – MÔN ĐỊA LÝ 10 TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ NĂM HỌC 2020 2021 Chủ đề 1: MỘT SỐ QUY LUẬT CHỦ Y ẾU C ỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ I: KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Kiến thức Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau. Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng từ 30 đến 35 km, tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương và xuống hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa. Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí + Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí + Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới của lớp vỏ địa lí 2. Kĩ năng Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí: Khái niệm về giới hạn của lớp vỏ địa lí. Biểu hiện của các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí. II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Nêu khái niệm lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đấ t với lớp vỏ địa lí (chiều dày, thành phần vật chất, …..) Câu 2. Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Câu 3. Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con ngườ i gây ra đối với môi trường tự nhiện. Câu 4. Trình bày khái niệm, nguyên nhân, và các biểu hiện của quy luật địa đới, quy luật phi địa đới. Câu 5. Hãy lấy những ví dụ chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí. Chủ đề 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Kiến thức Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học (nhập cư, xuất cư) Hiểu và trình bày được cơ cấu sinh học (tuổi, giới) và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa) của dân số Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian, thời gian. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư Trình bày được các đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa 2. Kĩ năng Vẽ biểu đồ về gia tăng dân số. Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số: biểu đồ tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô; các kiểu tháp dân số cơ bản; biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. Phân tích và giải thích bản đồ Phân bố dân cư thế giới: xác định những khu vực thưa dân, đông dân trên thế giới. Giải thích nguyên nhân. II. CÂU HỎI ÔN TẬP 1
- Câu 1. Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới? A. Sinh đẻ và tử vong. B. Số trẻ tử vong hằng năm. C. Số người nhập cư. D. Số người xuất cư. Câu 2. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm ? A. Sự phát triển kinh tế. B. Thu nhập được cải thiện. C. Tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật. D. Hòa bình trên thế giới được đảm bảo. Câu 3. Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh ? A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. B. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội. C. Chính sách phát triển dân số. D. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt…). Câu 4. Thời gian dân số thế giới tăng thêm một tỉ người biến động theo xu thế nào? A. rút ngắn B. kéo dài C. ổn định D. thần tốc Câu 5. Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên B. gia tăng cơ học C. số dân trung bình ở thời điểm đó D. nhóm dân số trẻ Câu 6. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là A. gia tăng dân số B. gia tăng cơ học C. gia tăng dân số tự nhiên D. quy mô dân số Câu 7. Quốc gia nào hiện có quy mô dân số đứng đầu thế giới? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ C. Hoa Kì D. In đô – nê xi a Câu 8. Đâu là động lực chính phát triển dân số thế giới? A. Gia tăng cơ học B. Gia tăng dân số tự nhiên C. Tỉ suất sinh thô D. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học Câu 9. Đâu là hậu quả của việc dân số tăng nhanh? A. Kinh tế chậm phát triển, mất an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường B. Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khó khai thác tài nguyên C. Mất an ninh trật tự xã hội, gia tăng các loại tội phạm D. Khó khai thác tài nguyên, đời sống người dân khó khăn Câu 10. Tỉ suất sinh thô 24 0/00 có nghĩa là A. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em được sinh ra B. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em dưới 5 tuổi C. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ D. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ mang thai 2
- Câu 11. Tỉ suất tử thô 9 0/00 có nghĩa là A. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em chết B. trung bình 1000 dân có 9 người cao tuổi C. trung bình 1000 dân có 9 người chết D. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em có nguy cơ tử vong Câu 12. Nhận xét nào sau đây đúng A. Thời gian dân số thế giới tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn B. Dân số thế giới biến động chủ yếu là do gia tăng cơ học C. Dân số tăng nhanh giúp phát triển kinh tế các nước D. Người cao tuổi luôn là gánh nặng cho nền kinh tế Câu 13. Nhận xét nào sau đây không đúng A. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng giảm B. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển C. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển D. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển Câu 14. Nhận xét nào sau đây đúng A. Nguyên nhân duy nhất làm tỉ suất tử thô biến động là các cuộc chiến tranh B. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển C. Tỉ suất tử thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng tăng D. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết với dân số trung bình cùng thời điểm Câu 15. Dân số của Ấn Độ năm 2016 là 1326,8 triệu người, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 1,6%. Vậy dân số của Ấn Độ năm 2017 là A. 1348,03 triệu người B. 1348,30 triệu người C. 1438,03 triệu người D. 1438,30 triệu người Câu 16. Dân số của Việt Nam năm 2015 là 93.4 triệu người , tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1%. Vậy dân số của Việt Nam năm 2016 là A. 94.334 triệu người B. 94.344 triệu người C. 94.434 triệu người D. 94.444 triệu người Câu 17. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa: A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân Câu 18. Nhóm 0 – 14 tuổi là nhóm tuổi A. trong tuổi lao động B. dưới tuổi lao động C. ngoài tuổi lao động D. hoạt động kinh tế 3
- Câu 19. Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi: A. dưới tuổi lao động B. trong tuổi lao động C. trên tuổi lao động D. dưới và trên tuổi lao động Câu 20: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. A. Cơ cấu dân số theo lao động. B. Cơ cấu dân số theo giới. C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi. D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Câu 21. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh A. trình độ dân trí và học vấn của dân cư B. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội C. số năm đến trường trung bình của dân cư D. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư Câu 22. Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện tuổi thọ trung bình cao? A. mở rộng B. ổn định C. thu hẹp D. không thể xác định được Câu 23. Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ. B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi. C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ. D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội. Câu 24. Loại cơ cấu dân số nào sau đây không thuộc nhóm cơ cấu xã hội? A. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi B. cơ cấu dân số theo lao động C. cơ cấu dân số theo dân tộc D. cơ cấu dân số theo ngôn ngữ, tôn giáo Câu 25. Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số trẻ ? A. Nguồn lao động có kinh nghiệm B. Nguồn lao động dồi dào C. Nguồn lao động ngành nghề D. Nguồn lao động có trình độ cao Câu 26. Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số già ? A. Nguồn lao động có kinh nghiệm B. Nguồn lao động dồi dào C. thiếu nguồn lao động D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn Câu 27. Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 % , nhóm tuổi 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có A. Dân số trẻ. B. Dân số già. C. Dân số trung bình. D. Dân số cao. Câu 28: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có A. Dân số trẻ. B. Dân số già. C. Dân số trung bình. D. Dân só cao. Câu 29. Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế? 4
- A. nội trợ B. học sinh sinh viên C. người làm thuê việc nhà D. người đau ốm, tàn tật Câu 30. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa thường dùng làm một tiêu chuẩn để đánh giá A. Tốc độ phát triển kinh tế của một nước B. Chất lượng cuộc sống ở một nước C. Nguồn lao động của một nước D. Khả năng phát triển dân số một nước Câu 31. Cơ cấu dân số trẻ thể hiện: A. Tỉ lệ sinh thấp B. Tuổi thọ trung bình thấp C. Tỉ lệ tử thấp D. Thiếu nguồn lao động Câu 32. Cơ cấu dân số già thể hiện: A. Tỉ lệ sinh cao B. Tuổi thọ trung bình thấp C. Tỉ lệ tử cao D. Thiếu nguồn lao động Câu 33. Cơ cấu lao động của các nước phát triển có: A. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất cao B. Tỉ trọng lao động trong khi vực II rất cao C. Tỉ trọng lao động trong khi vực I rất cao D. Tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp Câu 34. Kiểu tháp tuổi mở rộng thể hiện: A. Gia tăng dân số giảm dần B. Gia tăng dân số nhanh C. Gia tăng dân số ổn định D. Gia tăng cơ học Câu 35. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho tỷ số nam nữ của nước ta khác nhau theo không gian và thời gian ? A. Chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ B. Tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam C. Tâm lý xã hội trọng nam khinh nữ. D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Câu 36. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ không mang đến thuận lợi nào? A. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Nguồn lao động dồi dào C. Tạo sức hút đầu tư lớn. D. Phát triển y tế, giáo dục Câu 37. Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới? A. Đông Á. B. Nam Á. C. Tây Âu. D. Bắc Mỹ. Câu 38. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là A. Tây Á. B. Bắc Phi. C. Châu đại Dương. D. Trung Phi. Câu 39. Mật độ dân số được tính bằng A. số lao động tính trên đơn vị diện tích. B. số dân trên một đơn vị diện tích. C. số người sinh ra trên một quốc gia. D. dân số trên một diện tích đất canh tác. 5
- Câu 40. Đô thị hóa là một quá trình A. tích cực nếu gắn liền với nông nghiệp B. tiêu cực nếu gắn liền với công nghiệp C. tích cực nếu gắn liền với công nghiệp hóa D. tiêu cực nếu quy mô các thành phố quá lớn. Câu 41. Phân bố dân cư phải A. phù hợp với điều kiện sống. B. phù hợp với giới tính. C. phù hợp với tuổi. D. phù hợp với trình độ văn hóa. Câu 42. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là A. điều kiện tự nhiên. B. chuyển cư. C. lịch sử khai thác lãnh thổ. D. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Câu 43. Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới? A. Tỷ lệ dân thành thị giảm. B. Tỷ lệ dân nông thôn tăng. C. Dân cư tâp trung vào các thành phố vừa và nhỏ. D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Câu 44. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới? A. Tỷ lệ dân thành thị tăng. B. Tỷ lệ dân nông thôn tăng. C. Dân cư tâp trung vào các thành lớn và cực lớn D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Câu 45. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa? A. Kinh tế tăng trưởng nhanh. B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch. C. Thay đổi quá trình sinh, tử. D. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực Câu 46. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa? A. Kinh tế tăng trưởng nhanh. B. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực. C. Thiếu việc làm. D. Môi trường bị ô nhiễm. Câu 47. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về phân bố dân cư trên thế giới? A. Là hoạt động mang tính bản năng không theo quy luật. B. Hoạt động có ý thức, có quy luật. C. Dân cư tập trung đông trong các thành phố lớn. D. Phân bố dân cư không đều theo không gian Câu 48. Nguyên nhân chính làm cho châu Á có dân số đông nhất thế giới là do A. có tốc độ gia tăng tự nhiên cao. B. dân từ châu Âu di cư sang. C. tăng trưởng kinh tế cao. D. dân cư chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị. Câu 49. Dân số châu Phi giảm mạnh trong giai đoạn 1650 đến 1850 là do A. các dòng di cư sang châu Mĩ. B. gia tăng tự nhiên giảm. C. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. D. nghèo đói, bệnh tật. Câu 50. Các điểm dân cư thành thị có mật độ dân cư rất cao là vì A. gần các nguồn tài nguyên khoáng sản. B. có khí hậu mát mẻ. 6
- C. hoạt động phi nông nghiệp là chủ yếu. D. hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Câu 51. Khu vực châu Á gió mùa có mật độ dân số cao nhất thế giới là do A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, mức sinh cao. B. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, nhập cư cao. C. trình độ phát triển kinh tế cao, mức sinh cao. D. trình độ phát trinh kinh tế thấp, mức sinh thấp. Câu 52. Cho bảng số liệu: TỈ TRỌNG PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO CÁC CHÂU LỤC, THỜI KỲ 1650 – 2015 (%) Năm 1650 1750 1850 2015 Châu Á 53,8 61,5 61,1 59,8 Châu Âu 21,5 21,2 24,2 10,1 Châu Mỹ 2,8 1,9 5,4 13,5 Châu Phi 21,5 15,1 9,1 16,1 Châu Đại Dương 0,4 0,3 0,2 0,5 Thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư thế giới A. Có sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới. B. Châu Á chiếm tỉ trọng phân bố dân cư thấp nhất. C. Châu Đại Dương chiếm tỉ trọng phân bố dân cư đứng thứ hai. D. Dân số châu Âu và châu Phi đã giảm liên tục. Câu 53. Diện tích và dân số của châu Phi năm 2017 lần lượt là 30,3 triệu km2 và 1269 triệu người, vậy mật độ dân số của châu Phi năm 2017 là A. 42 người/km2 B. 41 người/km2 C.43 người/km2 D. 40 người/km2. Câu 54. Dân số Việt Nam năm 2009 là 86,03 triệu người, trong đó số nam là 42,60 triệu người, số nữ là 43,43 triệu người. Vậy tỉ số giới tính và tỉ lệ nam trong tổng số dân của Việt Nam năm 2009 lần lượt là A. 99%; 50,0% B. 98%; 49,5% C.98%; 50,0% D. 98%; 50,0% Chủ đề 3 : ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Kiến thức: Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 7
- Phân biệt được một số hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính và các cây công nghiệp chủ yếu. Biết được vai trò và hiện trạng phát triển của ngành trồng rừng 2. Kĩ năng Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Nhận diện được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính và các cây công nghiệp chủ yếu. Biết được vai trò và hiện trạng phát triển của ngành trồng rừng II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Ngành nông nghiệp có vai trò A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người B. cung cấp thiết bị, máy móc cho con người C. cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế D. vận chuyển người và hàng hóa. Câu 2. Đất trồng là yếu tố không thể thay thế được trong nông nghiệp vì nó là A. tư liệu sản xuất. B. đối tượng lao động. C. quyết định cơ cấu cây trồng. D. khả năng phát triển nông nghiệp. Câu 3. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là A. Máy móc và cây trồng B. Hàng tiêu dùng và vật nuôi C. Cây trồng và vật nuôi D. Cây trồng và hàng tiêu dùng Câu 4. Trang trại không có đặc điểm nào sau đây? A. Sản xuất hàng hóa B. Chuyên môn hóa và thâm canh C. Nhỏ lẻ, đa canh D. Sở hữu cá nhân, thuê mướn lao động Câu 5. Hình thức nào là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? A. Trang trại B. Vùng nông nghiệp C. Hợp tác xã D. Nông trường quốc doanh Câu 6. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp? A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người B. Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến C. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất D. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ Câu 7. Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp? A. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động B. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu C. Sản xuất không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên D. Sản xuất có tính thời vụ Câu 8: Diện tích canh tác trên thế giới hiện nay chủ yếu dùng để: 8
- A. Trồng cây lương thực B. cây công nghiệp ngắn ngày C. Cây công nghiệp lâu năm D. Cây thực phẩm Câu 9. Các nông sản ở các nước đang phát triển hiện nay đóng góp phần lớn trong GDP vì nó có giá trị làm: A. Nguyên liệu. B. Lương thực. C. Hàng xuất khẩu. D. Hàng tiểu thủ công nghiệp. Câu 10. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hoá biểu hiện của xu hướng này là hình thành A. các hợp tác xã. B. vùng chuyên môn hoá nông nghiệp. C. vùng sản xuất nông sản. D. các nông trường quốc doanh Câu 11. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, đa dạng hoá sản xuất (tăng vụ, xen can, gối vụ), vì nông nghiệp: A. Có tính vụ mùa. B. Phụ thuộc điều kiện tự nhiên. C. Trở thành ngành sản xuất hàng hoá. D. cung cấp hàng hóa xuất khẩu Câu 12. Biện pháp để sử dụng đất nông nghiệp hiện nay có hiệu quả: A. Mở rộng diện tích đất canh tác. B. Nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất. C. Trồng rừng chống xói mòn đất. D. Tăng vụ để tăng thêm sản lượng Câu 13. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên A. Tập quán canh tác cổ truyền. B. Chuyên môn hóa và thâm canh. C. Công cụ thủ công và sức người. D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Câu 14. Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là A. Cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. C. Tạo việc làm cho người lao động. D. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ. Câu 15: Nhân tố nào làm giảm tính phụ thuộc vào tự nhiên của nông nghiệp? A. Quan hệ sở hữu ruộng đất B. Dân cư lao động C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật D. Thị trường Câu 16: Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải? A. Thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày. B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất. C. Tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt. D. Tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi. Câu 17: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là? A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình. 9
- B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng. C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp. D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp. Câu 18. Cơ sở để phân bố và phát triển ngành chăn nuôi: A. Đồng cỏ. B. Nguồn thức ăn. C. Sinh vật. D. Giống Câu 19: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là? A. Sản xuất có tính mùa vụ. B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất. Câu 20: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải? A. Nâng cao hệ số sử dụng đất. B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất. D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất. Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò cây lương thực? A. Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc. B. Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. C. Cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ( tơ tằm, lông cừu…). Câu 22. Các cây được coi là cây lương thực chính hiện nay trên thế giới là A. kê, cao lương, sắn B. lúa mì, lúa gạo, ngô C. lúa mì, cao lương, khoai tây D. lúa gạo, ngô, yến mạch Câu 23. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm sinh thái của cây lúa mì? A. Ưa khí hậu ấm, khô cần nhiệt độ thấp đầu thời kì sinh trưởng. B. Ưa khí hậu nóng, ẩm chân ruộng ngập nước. C. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, dễ thoát nước. D. Ưa khí hậu ẩm, cần nhiệt độ thấp đầu thời kì sinh trưởng. Câu 24. Cây lương thực được trồng rộng rãi nhất vì thích nghi được với nhiều loại khí hậu là A. lúa mì B. ngô C. lúa gạo D. khoai tây Câu 25. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của cây công nghiệp? A. Nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng B. Cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất C. Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất 10
- D. Phá thế độc canh, góp phần bảo vệ môi trường Câu 26. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm sinh thái của cây cao su? A. Nhiệt, ẩm rất cao, thích hợp với đất phù sa mới. B. Ưa nóng và ánh sáng, cần đất tốt nhiều phân bón. C. Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp nhất là đất ba dan và đất đá vôi. D. Ưa nhiệt, ẩm, thích hợp nhất với đất ba dan. Câu 27. Trong các nhóm cây sau, nhóm nào thuộc loại cây lương thực? A. lúa mì, khoai, sắn B. cà phê, cao su, hồ tiêu C. cà phê, đậu tương, củ cải đường D. mía, ca cao, chè Câu 28. Các nhóm cây trồng được phân chia thành các cây: lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm là dựa vào cách phân loại A. theo nguồn gốc cây trồng. B. theo thời gian sinh trưởng. C. theo giá trị sử dụng. D. theo chức năng của sản phẩm. Câu 29. Mục đích sử dụng lương thực ở các nước đang phát triển thường là A. làm lương thực cho người. B. hàng hóa xuất khẩu. C. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. D. thức ăn cho chăn nuôi. Câu 30. Loại cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng thảo nguyên nhiệt đới và ôn đới nóng A. lúa mì. B. lúa gạo. C. ngô. D. kê và cao lương. Câu 31. Đặc điểm sinh thái phù hợp với cây lúa gạo ? A. Thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt. B. Nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt. C. Thảo nguyên nhiệt đới và ôn đới nóng. D. Đồng cỏ và nửa hoang mạc. Câu 32. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới ? A. Châu Á gió mùa. B. Quần đảo Caribê. C. Phía đông Nam Mĩ. D. Tây Phi gió mùa. Câu 33. Cây lương thực hiện nay đang nuôi sống hơn 50% dân số thế giới ? A. Lúa mì. B. Lúa gạo. C. Ngô. D. Lúa mạch và ngô. Câu 34. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm của cây công nghiệp ? A. Ưa khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa và cần nhiều phân bón. B. Ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón. C. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu D. Ưa nhiệt, ưa ẩm, cần đất thích hợp và cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Câu 35. Loại cây ưa nhiệt, ẩm, đất tươi xốp, nhất là đất bazan và đất đá vôi 11
- A. đậu tương. B. cà phê. C. cao Su. D. hồ Tiêu. Câu 36. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với A. các khu vực dân cư đông đúc. B. các xí nghiệp công nghiệp chế biến. C. các cảng biển hoặc sân bay để xuất khẩu. D. các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn. Câu 37. Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng chuyên canh vì? A. Mỗi loại cây chỉ thích hợp với một loại đất và khí hậu riêng. B. Cây công nghiệp đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, cần nhiều lao động để chăm sóc. C. Đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho xuất khẩu. D. Dễ dàng thực hiện cơ giới hóa. Câu 38. Vai trò cơ bản và quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là cung cấp A. nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng. B. nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao. C. gen quý hiếm. D. nguyên liệu để sản xuất dược phẩm. Câu 39. Để tạo ra nền nông nghiệp bền vững, ngành chăn nuôi cần phải kết hợp với ngành A. lâm nghiệp. B. thủy sản. C. dịch vụ nông nghiệp. D. trồng trọt. Câu 40. Loại gia súc được nuôi nhiều ở vùng trồng cây lương thực là A. trâu. B. bò. C. lợn. D. dê. Câu 41. Nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố chăn nuôi là A. thức ăn. B. dịch vụ thú y. C. hệ thống chuồng trại. D. nhu cầu của thị trường. Câu 42. Trâu được nuôi nhiều ở A. các đồng cỏ tươi tốt. B. các đồng cỏ ở vùng nhiệt đới ẩm. C. trên thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt. D. trong các hoang mạc ở miền cận nhiệt đới. Câu 43. Điểm giống nhau về vai trò của ngành thủy sản và ngành chăn nuôi là A. cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người. B. cung cấp sức kéo cho trồng trọt. C. cung cấp các nguyên tố vi lượng từ biển như iốt, canxi, natri... D. cung cấp phân bón cho trồng trọt. Câu 44. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, thức ăn của ngành chăn nuôi hiện nay được lấy nhiều nhất từ A. ngành trồng trọt. B. ngành thủy sản. C. ngành lâm nghiệp. D. phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến. 12
- Câu 45. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bật nhờ vào A. lực lượng lao động dồi dào. B. thành tựu khoa học kỹ thuật. C. sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên. D. kinh nghiệm sản xuất của con người. Câu 46. Hình thức chăn nuôi nào sau đây là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại? A. Chăn nuôi chăn thả. B. Chăn nuôi chuồng trại. C. Chăn nuôi công nghiệp. D. Chăn nuôi nửa chuồng trại. Câu 47. Loài gia súc được nuôi nhiều ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là A. trâu. B. bò. C. lợn. D. dê. Câu 48. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng A. nuôi quảng canh để tiết kiệm chi phí thức ăn. B. nuôi thâm canh để tiết kiệm chi phí ban đầu. C. nuôi những loài thời gian sinh trưởng ngắn để đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường. D. nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao. Câu 49. Đối với các nước đang phát triển việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính khó khăn lớn nhất thường gặp là A. tình trạng thiếu lương thực. B. thiếu các đồng cỏ tự nhiên. C. thiếu vốn đầu tư. D. thiếu giống tốt, trình độ kỹ thuật. Câu 50. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển nhanh hơn ngành khai thác là do A. đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. B. nguồn thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt. C. thiên tai ngày càng nhiều nên không thể đánh bắt được. D. không phải đầu tư ban đầu. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn