intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì kiểm tra học kì 1 sắp tới, mời các bạn học sinh lớp 12 cùng tải về "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân" dưới đây để tham khảo, hệ thống kiến thức đã học. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bùi Thị Xuân

  1. ĐỊA 12 ­ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 A. LÍ THUYẾT (Học các bài 2, 6 – 7, 8, 9 – 10, 11 – 12). B. KĨ NĂNG 1. Đọc và phân tích Atlat (các trang 4­5, 6­7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14). 2. Làm việc với bảng biểu đồ, bảng số liệu GỢI Ý HỌC BÀI A. LÍ THUYẾT BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ I. Vị trí địa lí (Atlat trang 4,5) II. Phạm vi lãnh thổnước ta = vùng đất + vùng biển + vùng trời. 1. Vùng đất= phần đất liền + cáchải đảo có tổng diện tích là 331 212 km2.  ­ Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển. ­ Hải đảo: Hơn 4000 đảo, phần lớn là đảo ven bờ, hai quần đảo xa bờ trên biển Đông là Hoàng Sa  và Trường Sa. 2. Vùng biển  Gồm5 bộ  phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế  và thềm lục  địa. 3. Vùng trời III. Ý nghĩa của vị trí địa lí a. Ý nghĩa tự nhiên ­ VTĐL  quy định đặc điểm cơ  bản của thiên nhiên  nước ta mang tính chất  nhiệt đớiẩmgió  mùa. ­ VTĐL và lãnh thổ tạo nên sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và sinh vật. + Phong phú khoáng sản = vị trí liền kề  với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung   Hải. + Phong phú về sinh vật = di cư di lưu của các luồng sinh vật. ­ VTĐL và lãnh thổ  tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên (theo chiều B­N, Đ­T và theo độ  cao) ­ Vị trí nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…). BÀI 6, 7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I. Đặc điểm chung của địa hình nước ta 1. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ­ Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.  1
  2. ­ Địa hình đồng bằng, đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% và địa hình núi cao (trên 2000m)  chiếm 1% so với toàn diện tích lãnh thổ. 2. Cấu trúc địa hình khá đa dạng ­ Địa hình nước ta được vận động Tân Kiến Tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. ­ Hướng nghiêng chung cuả địa hình: Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. ­ Hướng núi: + Hướng Tây Bắc – Đông Nam: vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. + Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam. 3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (Xâm thực = đồi núi; Bồi tụ = đồng bằng hạ lưu sông). 4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người II. Các khu vực địa hình 1. Khu vực đồi núi = địa hình núi + bán bình nguyên, đồi trung du. a. Địa hình núi gồm: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn bắc, Trường Sơn nam. Vùng núi Đông Bắc Tây Bắc Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Vị trí Nằm  ở  phía Đông sông  Nằm giữa sông Hồng  Phía nam sông Cả  đến dãy  Phía nam dãy Bạch Mã  Hồng. và sông Cả. Bạch Mã. Hướng  Vòng cung Tây Bắc – Đông Nam Các dãy núi chạy song song  Vòng cung núi chính ` và   so   le   theo   hướng   Tây  Bắc ­ Đông Nam. Hướng  Thấp   dần   từ   Tây   Bắc  Thấp dần từ Tây Bắc  Cao  ở  2 đầu Bắc – Nam,  Cao ở phía Đông thấp dần  nghiêng xuống Đông Nam xuống Đông Nam. thấp trũng ở giữa. sang phía Tây. Hình thái  Chủ   yếu   là   đồi  núi  Chủ   yếu   là   núi   cao  Địa hình chủ  yếu là núi  Gồm các khối núi và cao  thấp.  và núi trung bình (Là  thấp và đồi, hẹp ngang. nguyên.  Địa   hình   có   sự  vùng   núi   cao   nhất  bất đối xứng rõ nét giữa  nước ta). hai   sườn   của   Trường  Sơn Nam. b. Bán bình nguyên và đồi trung du 2. Khu vực đồng bằng Đăc điêm ̣ ̉ Đông băng Sông Hông ̀ ̀ ̀ Đông băng Sông C ̀ ̀ ửu Long Đồng   bằng   ven   biển   miền  trung Nguyên   nhân  Bồi tụ  phu sa cua hê thông sông ̀ ̉ ̣ ́   Bồi tụ  phu sa cua hê thông sông ̀ ̉ ̣ ́ ̀ ̣ ̉ ật liệu biên (ch   Bôi tu cua v ̉ ủ  hinh thanh ̀ ̀ Hông va Thai Binh. ̀ ̀ ́ ̀ ̣ Mê Công. yế u) va phu sa sông. ̀ ̀  Đất màu mở  Đất màu mở  Đất   nghèo   dinh  dưỡng BÀI 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 1. Khái quát về biển Đông ­ Biển rộng ­ diện tích 3,447 triệu km2. (2 Thái Bình Dương) ­ Biển tương đối kín. ­ Biển của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. ­ Là biển giàu tài nguyên. 2. Ảnh hưởng của biển Đông tới thiên nhiên Việt Nam a. Khí hậu 2
  3. Do biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa làm cho khí hậu nước ta mang   nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn: + Điều hòa nhiệt độ làm cho mùa đông bớt lạnh, mùa hè bớt nóng.  + Làm tăng độ ẩm của các khối khí khi qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. b. Địa hình và các hệ sinh thái ven biển: đa dang ­ Địa hình ven biển: đa dạng. + Vịnh biển, đường bờ biển khúc khuỷu => Phát triển cảng biển (GTVT biển). + Bãi triều, đầm phá=> Nuôi trồng thủy sản nước lợ. ­ Hệ sinh thái vùng ven biển: rấtđa dạng và giàu có. + Hệ  sinh thái rừng ngập mặn: diện tích lớn nhất  ở  Nam Bộ  (Đồng bằng sông Cửu Long –  Rừng U Minh) (lớn thứ 2 trên thế giới sau rừng Amazon).  . Tuy nhiên hiện nay rừng ngập mặn đã bị  thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích  nuôi  tôm, cá và do cháy rừng… . Cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là SV nước lợ. + Các hệ sinh thái trên đất phèn (nhất là ĐBSCL) và hệ sinh thái rừng trên các đảo (nhất là đảo Phú  Quốc) cũng rất phong phú và đa dạng.  c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển ­ Tài nguyên khoáng sản:  + Trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí ­ khai thác ở thềm lục địa Nam Bộ. + Các  bãi cát  ven biển có trữ  lượng lớn  titan  chính là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công  nghiệp.  + Trữ  lượng muối lớn: nhất là Nam Trung Bộ – có nhiệt độ  cao, nắng nhiều, lại chỉ có một số  sông nhỏ đổ ra biển. ­ Tài nguyên hải sản (có ý nghĩa nhất đối với cư dân vùng biển). + Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ  sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có  năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ.  + Ven các đảo, nhất là quần đảo HS và TS có các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. d. Thiên tai (Bão, sạt lỡ bờ biển, cát bay – cát chảy) ­ Bão: (là thiên tai có ảnh hưởng lớn nhất với cư dân vùng biển) + Mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện trên biển Đông,  trong đó có 3 – 4 cơn bão đổ  bộ  trực  tiếp vào nước ta. + Bão (nhất Bắc Trung Bộ) thường kèm mưa lớn, sóng lừng, nước biển dâng gây lũlụt làm thiệt  hại lớn về người và của nhất là cư dân sống ở vùng ven biển nước ta. ­ Sạt lở bờ biển: đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển của nước ta, nhất dải bờ biển Trung Bộ. 3
  4. ­ Hiện tượng cát bay, cát chảy: Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạch và làm hoang mạc hóa đất đai   dọc vùng ven biển Miền Trung. =>Sử  dụng hợp lí TNTN biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện biện pháp  phòng chóng thiên tai là những vấn đề  hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh  tế biển. BÀI 9,10 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Khí hậu nhiệt đớiẩmgió mùa a. Tính chất nhiệt đới ­ Nguyên nhân: Do vị trí địa lí của nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu  nên nhận được lượng bức xạ  MT lớn do góc nhập xạ  lớn và ở  mọi nơi trong năm đều có 2 lần MT lên   thiên đỉnh. ­ Biểu hiện:Altat trang 9. b. Tính chất ẩm  ­ Nguyên nhân: Vị trí địa lí tiếp giáp biển, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và hoạt  động của gió Tin phong Bắc Bán Cầu (các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng   mưa và độ ẩm lớn). ­ Biểu hiện:Atlat trang 9 c. Tính gió mùa ­ Nguyên nhân: Sự  chênh lệch khí áp theo mùa giữa đất liền và biển, giữa bán cầu Nam và Bán   Cầu Bắc sự luân phiên các khối khí (các loại gió) hoạt động theo mùa.  ­ Biểu hiện: * Gió mùa Đông Bắc: Nơi xuất phát: cao áp Xibia (khối khí đông cực).Thời gian: 11 – 4 năm sau.  Hướng gió: Đông Bắc. Phạm vi tác động: Từ dãy núi Bạch Mã trở ra Bắc (Miền Bắc).  Tính chất: nửa  đầu mùa đông lạnh khô; nửa sau mùa đông lạnh  ẩm.Hệ  quả: Gió mùa Đông Bắc tạo nên mùa đông  ở  miền Bắc với đặc điểm thời tiết: nửa đầu mùa đông lạnh khô; nửa sau mùa đông lạnh ẩm mưa phùn ở  vùng ven biển, các đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. * Gió mùa Tây Nam:Nơi xuất phát: Đầu mùa: từ  cao áp bắc  Ấn Độ Dương. Giữa và cuối mùa:  cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu (khối khí tín phong Bán Cầu Nam).  Thời gian: 5 – 10. Hướng gió: Tây  Nam. Phạm vi tác động: Cả  nước. Tính chất:  ẩm. Hệ  quả: Đầu mùa: gây mưa cho Tây Nguyên và  đồng bằng Nam Bộ, gây khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, phía nam khu vực Tây Bắc.   Gió này biến tính khi vượt núi thành khô nóng gọi là gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào . Giữa và  cuối mùa: kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả nước. . Sự  kết hợp giữa gió mùa Tây Nam và dải hội tụ  nhiệt đới là nguyên nhân chủ  yếu gây   mưa vào mùa hạ cho miền Bắc và miền Nam và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. 4
  5. => Kết quả tính gió mùa tạo nên sự phân mùa khí hậu ở nước ta: 2. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (Xâm thực = đồi núi; Bồi tụ = đồng bằng hạ lưu sông). 3.Sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa: Dày đặc.Nhiều nước, giàu phù sa. Chế độ nước theo mùa. 4.Đất nhiệt đới ẩm gió mùa Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm  đất feralit là  loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. 5. Sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa ­  HST rừng nhiệt đới  ẩm gió mùa  phát triển trên đất feralit là  cảnh quan tiêu biểucho thiên   nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. ­ SV: Đa dạng, trong đó các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. (ATLAT TRANG 12) + Thực vật phổ biến là các loài họ Đậu, Vang, Dâu Tằm, Dầu. + Động vật: atlat trang 12. BÀI 11, 12. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG 1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam a. Biểu hiện Miền Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam Đặc điểm Ranh giới Từ  dãy núi Bạch Mã trở  Từ dãy núi Bạch Mã trở vào ra Kiểu khí hậu Nhiệt   đới   ẩm   gió   mùa   có   mùa   đông  Cận xích đạo gió mùa. Khí hậu lạnh. Cảnh  Cảnh quan thiên nhiên  Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Đới rừng cận xích đạo gió mùa. quan tiêu biểu b. Nguyên nhân: Do lãnh thổ  trải dài trên nhiều vĩ tuyến, kết hợp với bức chắn địa hình làm cho thiên   nhiên phân hóa (nhất là KH). 2. Theo chiều Đông – Tây a. Biểu hiện Từ Đông sang Tây (từ biển vào đất liền) thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải rõ rệt:  ­ Vùng biển và thềm lục địa phía đông ­ Vùng đồng bằng ven biển ­ Vùng đồi núi: cảnh quan đa dạng, thiên nhiên mang sắc thái khác nhau, được thể hiện: + Giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc: vùng núi Đông Bắc thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió   mùa, thì vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại là nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc là ôn đới. + Giữa đông Trường Sơn và Tây Nguyên:  5
  6. . Khi đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào (gió Tin phong Bắc bán cầu) tạo nên mùa  mưa vào thu đông, thì  ở  Tây Nguyên lại là mùa khô (sườn khuất gió), nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất   hiện cảnh quan rừng thưa.  . Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa (sườn đón gió của gió mùa Tây Nam) thì sườn đông TS lại chịu tác  động của gió Tây khô nóng. b. Nguyên nhân: Thiên nhiên có sự phân hóa theo chiều Đông – Tây là do sự tác động tổng hợp của yếu tố  khí hậu với yếu tố địa hình. 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao a. Biểu hiện: Sự phân hóa của các yếu tố tự nhiên giữa 3 đai cao. Đai cận nhiệt đới gió mùa  Đai ôn đới gió mùa  Các đặc điểm Đai nhiệt đới gió mùa trên núi trên núi Từ 600 ­ 700 đến  Dưới 600 ­ 700m Từ 2600m trở lên. Miền Bắc 2600m Phạm vi Từ 900 ­ 1000 đến  Miền Nam Dưới 900 ­ 1000m Không có 2600m Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ nét.  Khí hậu mang tính chất cận  Khí hậu mang tính chất  Khí hậu nhiệt. ôn đới. ­ Đất đồng bằng:phù sa ­ Đất feralit có mùn  Đất mùn thô Các loại đất chính ­ Đất vùng đồi núi thấp: feralit. ­ Đất mùn b. Nguyên nhân: Thiên nhiên có sự phân hóa theo độ cao là do sự phân hóa của địa hình kéo theo sự thay   đổi của các thành phần tự nhiên khác. B. PHẦN KĨ NĂNG 1. Nhận dạng loại biểu đồ (Đề cho bảng số liệu) ­ Lựa chọn biểu đồ tròn: Khi yêu cầu có cụm từ: “cơ cấu + đề bài = 4 năm. ­ Lựa chọn biểu đồ đường: Khi yêu cầu có cụm từ: “tốc độ tăng trưởng”. ­ Lựa chọn biểu đồ cột: Khi yêu cầu có cụm từ: “giá trị/qui mô/số lượng…” như GDP, dân   số, diện tích, sản lượng…. ­ Lựa lựa biểu đồ kết hợp: trong câu hỏi chứa các đại lượng có 2 đơn vị khác nhau. 2. Nhận dạng tên biểu đồ (Đề cho biểu đồ):  ­ Biểu đồ tròn: có từ cơ cấu hoặc cơ cấu và qui mô. ­ Biểu đồ miền: có từ sự chuyển dịch cơ cấu (hoặc cơ cấu hoặc sự thay đối cơ cấu). ­ Biểu đồ cột: chú ý đơn vị và chú giải để xác định. ­ Biểu đồ đường: chú ý đơn vị của trục tung để xác định. + Trục tung đơn vị: % thì chọn đáp án có từ tốc độ tăng trưởng. + Trục tung đơn vị khác % thì đáp án thường có từ giá trị hoặc qui mô… 6
  7. ­ Biểu đồ kết hợp: tìm câu trả lời có từ 2 đại lượng chứa 2 đơn vị  ở  2 trục tung trên biểu  đồ đề cho. 3. Nhận xét biểu đồ (dựa vào đơn vị và số liệu để chọn đáp án đúng với câu hỏi) 4. Nhận xét bảng số liệu (dựa vào đơn vị và số liệu để chọn đáp án đúng với câu hỏi) 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2