Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
lượt xem 1
download
TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức" nhằm giúp bạn ôn tập, hệ thống kiến thức một cách hiệu quả nhất để tự tin khi bước vào kì thi quan trọng sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề cương này ngay nhé! Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
- Sở GD - ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Trường THPT Việt Đức MÔN HÓA HỌC – LỚP 10 Năm học 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn 1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn, và cấu tạo bảng tuần hoàn. 2. Mối liên quan giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 3. Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 4. Tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố và xu hướng biến đổi các đại lượng này trong bảng tuần hoàn. 5. Xu hướng biến đổi thành phần, tính acid, tính base của oxide và hydroxide của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 6. Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Chương 3: Liên kết hóa học 1. Nêu quy tắc octet. 2. Sự tạo thành ion, liên kết ion và sự tạo thành liên kết ion. * Dành cho các lớp 10A1 đến 10A7, 10D0; 10D9: 3. Liên kết cộng hóa trị, và sự tạo thành liên kết cộng hóa trị. 4. Phân loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện. 5. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. 6. Liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals. B. BÀI TẬP * Toàn bộ bài tập trong sách giáo khoa Hóa học 10 * Một số dạng bài tập tiêu biểu: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp không theo nguyên tắc nào? A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng khối lượng nguyên tử. Câu 2: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân. Câu 3: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p53s4. D. 1s22s22p63s2. Câu 4: Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur? A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron. C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3. D. Sulfur nằm ở nhóm VIA. Câu 5: Nguyên tố Cl (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hoá trị là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 6: Vị trí của nguyên tố có Z = 15 trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 4, nhóm VIB. B. chu kì 3, nhóm VA. C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm IIB. 1
- Câu 7: Các muối của nguyên tố chromium (Cr) được dùng trong ngành thuộc da, làm phụ gia cho xăng, chất nhuộm màu xanh lục hay màu hồng ngọc cho đồ gồm, trang thiết bị trong dàn khoan, thuốc nhuộm, sơn và chất vệ sinh cho đồ dùng thuỷ tinh trong phòng thí nghiệm. Nguyên tử nguyên tố Cr có cấu hình 1s22s22p63s23p63d54s1. Vị trí của nguyên tố Cr trong bảng tuần hoàn: A. ô 24, chu kì 3, nhóm IA. B. ô 24, chu kì 4, nhóm VIB. C. ô 24, chu kì 4, nhóm VIA. D. ô 24, chu kì 4, nhóm IB. Câu 8: Cấu hình electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là A. ns1. B. ns2. C. ns2np2. D. ns2np1. Câu 9: Nguyên tố X thuộc nhóm IA, còn nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố X, Z lần lượt là A. ns1 và ns2np5. B. ns1 và ns2np7. C. ns1 và ns2np3. D. ns2 và ns2np5. Câu 10: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố A. giảm dần. B. tăng dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật. Câu 11: Các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p5; 1s22s22p63s23p63d104s24p5; 1s22s22p63s23p5. Dãy gồm các nguyên tố xếp theo thứ tự tăng dần tính phi kim là A. X, Y, Z. B. Y, Z, X. C. X, Z, Y. D. Y, Z, X. Câu 12: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai? A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. C. Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử là: X, Y, Z. D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X. Câu 13: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng dần của các nguyên tố đó là A. X < Z < Y. B. Z < X < Y. C. Z < Y < X. D. Y < X < Z. Câu 14: Sắp xếp các nguyên tố F, Mg, Cl, Na, K theo thứ tự tăng dần độ âm điện A. F, Cl, Mg, Na, K. B. F, Cl, K, Mg, Na. C. K, Mg, Na, Cl, F. D. K, Na, Mg, Cl, F. Câu 15: Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K và các tính chất được ghi trong bảng sau: Nguyên tố X Y Z T Bán kính nguyên tử (nm) 0,125 0,203 0,136 0,157 Nhận xét nào sau đây đúng? A. X là Na, Z là Al. B. Z là Al, T là Mg. C. X là Na, Y là K. D. Y là K, T là Na. Câu 16: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao nhất của X có dạng A. XO. B. X2O5. C. X2O3. D. XO3. Câu 17: Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử: 1s 2s 2p , công thức oxide cao nhất và hợp chất khí 2 2 3 với hydrogen lần lượt là A. R2O5, RH5. B. R2O3, RH. C. R2O7, RH. D. R2O5, RH3. Câu 18: Cho các oxide sau Na2O, Al2O3, MgO, SiO2. Thứ tự giảm dần tính base là A. Na2O > Al2O3 > MgO > SiO2. B. Al2O3 > SiO2 > MgO > Na2O. C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2. D. MgO > Na2O > Al2O3 > SiO2. Câu 19: Tính acid của dãy các hydroxide: H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi như thế nào từ trái qua phải? 2
- A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không thay đổi D. Giảm rồi tăng Câu 20: Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau: (1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh. (2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+. (3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide. (4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Khi hình thành liên kết hoá học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. (Z = 12). B. (Z=9). C. (Z=11). D. (Z = 10). Câu 22: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng? A. Na + le → Na+. B. Cl2 → 2Cl– + 2e. C. O2 + 2e → 2O2–. D. Al → Al3+ + 3e Câu 23: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2 p 6 3s 2 3 p1 . Sau khi tham gia liên kết ion, nguyên tử X tạo phần tử có cấu hình electron là A. 1s 2 2s 2 2 p 6 3s 2 3 p 6 4s 2 B. 1s 2 2s 2 2 p 6 3s 2 C. 1s 2 2 s 2 2 p 6 3s 2 3 p 6 D. 1s 2 2s 2 2 p 6 Câu 24: Phân tử K2O được hình thành do A. Sự kết hợp giữa 1 nguyên tử K và nguyên tử O. B. Sự kết hợp giữa 2 ion K+ và ion O2-. C. Sự kết hợp giữa 1 ion K+ và ion O2-. D. Sự kết hợp giữa 1 ion K2+ và ion O-. Câu 25: Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion? A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực. C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể. D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn. Câu 26: Cho các phân tử sau: HCl, NaCl, CaCl2, AlCl3. Phân tử có liên kết mang nhiều tính chất ion nhất là A. HCl. B. NaCl. C. CaCl2. D. AlCl3. Câu 27: Nguyên tố A là kim loại kiềm (nhóm IA). Nguyên tử của nguyên tố B có 7 electron lớp ngoài cùng. Công thức của hợp chất tạo bởi A và B là A. A7B B. AB7 C. AB D. A7B2 Câu 28: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hydrogen (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxide cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phân tử oxide cao nhất của R không có cực. B. Oxide cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn. C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3. D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s. Câu 29: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe. Câu 30: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation X+ bằng số electron của Y- và tổng số electron trong XY là 20. Công thức của XY là A. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF. * Dành cho các lớp 10A1 đến 10A7, 10D0, 10D9: Câu 31: Cho các phân tử: H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Số chất có liên kết ba trong phân tử là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 3
- Câu 32: Trong công thức electron của NH3, số cặp electron hóa trị không tham gia liên kết là A. 4 B. 5 C. 1 D. 3 Câu 33: Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố là ns2np5. Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố hydrogen thuộc loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết cộng hóa trị không cực. B. Liên kết cộng hóa trị có cực. C. Liên kết ion. D. Liên kết kim loại. Câu 34: Các chất mà phân tử không phân cực là A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2. Câu 35: Cho các phát biểu: (1) Liên kết cộng ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu. (2) Các phân tử hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị phân cực. (3) Trong hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. (4) liên kết hydrogen liên phân tử là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H–F, H– N, H–O) ở phân tử này với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử khác. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 36: Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hoá trị và liên kết ion? A. CH2O. B. CH4. C. Na2O. D. KOH. * Sử dụng giá trị độ âm điện các nguyên tố được cho sau đây để trả lời các câu 37, 38. Na: 0,93; Cs: 0,79; Ba: 0,89; Cl: 3,16; Ca: 1,0; F: 3,98; N: 3,04; O: 3,44; S: 2,58; H: 2,20. Câu 37: Cho các chất sau: Cl2, HCl, O2, H2O, NaCl, CaO, Na2O, NH4Cl. Số chất mà trong phân tử chứa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực lần lượt là A. 4, 2, 2. B. 3, 3, 2. C. 4, 1, 2. D. 4, 3, 2. Câu 38: Sắp xếp các chất: H2S (1); H2O (2); CaS (3); CsCl (4); BaF2 (5); NH3 (6) theo thứ tự tăng dần độ phân cực liên kết. A. (1), (6), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (3), (4), (5), (6) C. (5), (4), (3), (2), (6), (1) D. (5), (1), (3), (2), (6), (4) Câu 39: Liên kết là liên kết hình thành do A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung. C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 40: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p–p? A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl. Câu 41: Số liên kết và có trong phân tử C2H2 lần lượt là A. 2 và 3. B. 3 và 1. C. 2 và 2. D. 3 và 2. Câu 42: Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen? A. PF3. B. CH4. C. CH3OH. D. H2S. Câu 43: Dãy chất nào sau đây xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần? A. H2O, H2S, CH4. B. H2S, CH4, H2O. C. CH4, H2O, H2S. D. CH4, H2S, H2O. Câu 44: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những A. ion. B. hạt proton. C. hạt neutron. D. phân tử. Câu 45: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. 4
- II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định tên các nguyên tố X, Y, biết: a) Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo, cụ thể là tạo ra các chi tiết cho xe ô tô, xe tải, tàu hoả, tàu biển và cả máy bay. b) (Dành cho các lớp 10A1 đến 10A7, 10D0, 10D9) Nguyên tố Y ở chu kì 4, nhóm IB, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các nguyên liệu như dây điện, que hàn, tay cầm, các đồ dùng nội thất trong nhà, các tượng đúc, nam châm điện tử, các động cơ máy móc, ... Bài 2. Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19. a) Viết cấu hình electron của chúng và xác định vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn (có giải thích). b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tính kim loại tăng dần. Giải thích. Bài 3. A và B là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một chu kì. Tổng số proton trong hạt nhân hai nguyên tử A và B bằng 31. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử A, B. Bài 4. Có hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 58. Trong đó, một nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh, đặc biệt ở người già thiếu chất này dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu. Oxide của nguyên tố còn lại nhờ tính ổn định nhiệt cao nên được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp gồm sử, thuỷ tinh và quang học. Xác định X, Y. Bài 5. Oxide ứng với hoá trị cao nhất của một nguyên tố có công thức thực nghiệm là R2O5. Oxide này là một chất hút nước mạnh, được sử dụng trong tổng hợp chất hữu cơ. Khả năng hút ẩm của nó đủ mạnh để chuyển nhiều acid vô cơ thành các alhydrite (oxide tương ứng) của chúng. Hợp chất khí của R với hydrogen có chứa 8,82% khối lượng hydrogen và là chất khí không màu, rất độc, kém bền, sinh ra trong quá trình phân huỷ xác động thực vật. a) Xác định nguyên tố R. b) Nêu một số tính chất hoá học cơ bản của R và hợp chất. Bài 6. Viết sơ đồ giải thích sự hình thành liên kết ion giữa các nguyên tử của nguyên tố: a. Ca và O b. K và S c. Mg và Cl d. Na và N e. Al và O Bài 7. Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam một kim loại R thuộc nhóm IA vào nước thì thu được 1,68 lít khí (đktc). Xác định tên kim loại R. Bài 8. Cho 9 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư thì thu được 11,2 lít khí (đktc). a) Xác định 2 kim loại A, B; b) Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 9. (Dành cho các lớp 10A1 đến 10A7, 10D0, 10D9) Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của các phân tử sau: Cl2, N2, HCl, NH3, CH4, H2O, H2S, Cl2O, CO2, C2H4, C2H2, C2H6, H2CO3, HClO, HNO2, SO2, SO3, CO, N2O5, HNO3, H2SO4, H3PO4, HClO4. Bài 10*. Hợp chất M được tạo bởi ion X+ và Y2-, có tổng số proton là 70. Hai ion X+ và Y2- đều được tạo bởi 5 nguyên tử của 2 nguyên tố. Tổng số proton trong X+ là 11. Hai nguyên tố trong Y2- thuộc cùng 1 nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Xác định công thức hóa học của M. 5
- Sở GD - ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Trường THPT Việt Đức MÔN HÓA HỌC – LỚP 11 Năm học 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT Chương 2: Nitơ – photpho - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của nitơ, amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat. Phương pháp điều chế nitơ, amoniac và axit nitric. - Tính chất vật lí, tính chất hóa học của photpho, axit photphoric, muối photphat. Phương pháp điều chế axit photphoric trong công nghiệp. - Các loại phân bón hóa học thường dùng và đặc điểm của các loại phân bón đó. B. BÀI TẬP * Toàn bộ bài tập trong sách giáo khoa Hóa học 10 * Một số dạng bài tập tiêu biểu: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np2. D. ns2np4. Câu 2: Trong hợp chất, nitơ thường có các mức oxi hóa nào sau đây? A. -3, +3, +5. B. -3, 0, +3, +5. C. -3, +1, +2, +3, +4, +5. D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. Câu 3: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí? A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg. Câu 4: Tìm các tính chất không thuộc về khí nitơ? (a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC); (b) Cấu tạo phân tử nitơ là N N; (c) Tan nhiều trong nước; (d) Nặng hơn oxi; (e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử. A. (a), (c), (d). B. (a), (b). C. (c), (d), (e). D. (b), (c), (e). Câu 5: Cho vào bình kín 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2 với xúc tác thích hợp. Sau một thời gian thấy tạo ra 0,3 mol NH3. Hiệu suất phản ứng được tổng hợp là A. 75% B. 56,25% C. 75,8% D. 50% Câu 6: Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu? A. 3,36 lít. B. 33,60 lít. C. 7,62 lít. D. 6,72 lít. Câu 7: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng. 𝑡 0 ,𝑃𝑡 Câu 8: Vai trò của NH3 trong phản ứng 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O là A. chất khử. B. axit. C. chất oxi hóa. D. bazơ. Câu 9: Dãy các muối amoni nào sau đây khi nhiệt phân tạo thành khí NH3? 1
- A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3. C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3. +𝐴 +𝐵 Câu 10: Cho sơ đồ: (NH4)2SO4 → NH4Cl → NH4NO3 Trong sơ đồ A ,B lần lượt là các chất : A. HCl , HNO3 B. CaCl2 , HNO3 C. BaCl2 , AgNO3 D. HCl , AgNO3 Câu 11: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3? A. Al, Fe. B. Au, Pt. C. Al, Au. D. Fe, Pt. Câu 12: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là A. Al, Fe. B. Ag, Fe. C. Pb, Ag. D. Pt, Au. Câu 13: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là A. N2. B. N2O. C. NO. D. NO2. Câu 14: Cho sắt (III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là A. Fe(NO3)3, NO và H2O. B. Fe(NO3)3, NO2 và H2O. C. Fe(NO3)3, N2 và H2O. D. Fe(NO3)3 và H2O. Câu 15: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là A. Ag2O, NO2, O2. B. Ag, NO, O2. C. Ag2O, NO, O2. D. Ag, NO2, O2. Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng. B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm, thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm. C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp NaNO3 hoặc KNO3 rắn với H2SO4 đặc. D. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac (NH3). Câu 17: Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,25. Câu 19: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 4,05. B. 2,70. C. 8,10. D. 5,40. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 27,15% và 72,85%. C. 39,13% và 60,87%. B. 72,85% và 27,15%. D. 60,87% và 39,13%. Câu 21: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế dung dịch X: 2
- Dung dịch X đặc nguội có thể tham gia phản ứng oxi hóa - khử được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: CaCO3, Fe(OH)2, Fe2O3, Cu, FeS2, Fe, Cr, Fe(NO3)2, Al, Ag, Fe3O4 ? A. 6. B. 4. C. 5. D. 7. Câu 22: Các số oxi hoá thường gặp của photpho là A. –3 ; +3 ; +5. B. –3 ; +3 ; +5 ; 0. C. +3 ; +5 ; 0. D. –3 ; 0 ; +1 ; +3 ; +5. Câu 23: Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là A. (1), (2), (4). B. (1), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 24: Trong diêm, photpho đỏ có ở đâu? A. Thuốc gắn ở đầu que diêm. B. Thuốc quẹt ở vỏ bao diêm. C. Thuốc gắn ở đầu que diêm và thuốc quẹt ở vỏ bao diêm. D. Trong diêm an toàn không còn sử dụng photpho do nó độc. Câu 25: Magie photphua có công thức là A. Mg2P2O7 B. Mg3P2 C. Mg2P3 D. Mg3(PO4)3 Câu 26: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là A. KH2PO4 và K3PO4. B. KH2PO4 và K2HPO4. C. KH2PO4 và H3PO4. D. K3PO4 và KOH Câu 27: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là A. 14,2 gam. B. 15,8 gam. C.16,4 gam. D.11,9 gam. Câu 28: Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng A. % Ca(H2PO4)2. B. % P2O5. C. % P. D. %PO43-. Câu 29: Thành phần chính của supephotphat kép là A. Ca(H2PO4)2, CaSO4, 2H2O. B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2. C. Ca(H2PO4)2, H3PO4. D. Ca(H2PO4)2. Câu 30: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl có độ dinh dưỡng là 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là A. 95,51%. B. 65,75%. C. 87,18%. D. 88,52%. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 31: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (a) N2 ⎯⎯ (1) → NH3 ⎯⎯(2) → NO ⎯⎯ (3) → NO2 ⎯⎯ (4) → HNO3 ⎯⎯ (5) → Cu(NO3)2 ⎯⎯ (6) → Cu(OH)2 (b) P ⎯⎯→ P2O5 ⎯⎯→ H3PO4 ⎯⎯→ Ca 3 (PO4 )2 ⎯⎯→ H3PO4 ⎯⎯→(NH 4 )3 PO4 ⎯⎯ (1) (2) (3) (4) (5) (6) → Ag 3PO4 3
- Câu 32: Nhận biết các chất (không dùng chất chỉ thị): (a) Các dung dịch: NaCl, HCl, NaOH, Na3PO4, NaNO3. (b) Các dung dịch: NH4Cl, NH4NO3, KCl, KNO3 (b) Các dung dịch và chỉ dùng 1 thuốc thử: (NH4)2SO4, NaCl, Na2SO4, NH4NO3. Câu 33: Nêu hiện tượng xảy ra khi: a) Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3 đến dư b) Cho miếng Cu vào dung dịch HNO3 đặc c) Cho dung dịch (NH4)2SO4 đặc tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng Câu 34: Tiến hành tổng hợp NH3 từ hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 6,8. Tính hiệu suất tổng hợp NH3? Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 3,84 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Xác định kim loại M. Câu 36: Hòa tan 21,3 gam hỗn hợp Al và Al2O3 bằng dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ tạo dung dịch A và 13,44 lít khí NO (đktc). a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu. b) Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng. c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được bao nhiêu gam kết tủa? Câu 37: Chia 34,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau: - Phần I: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc). - Phần II: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (ở đktc). Hãy xác định khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu. Câu 38: Nhiệt phân 5,24 g hỗn hợp Cu(NO3)2 và Mg(NO3)2 đến khối lượng không đổi thì sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm 3,24 g. Xác định % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Câu 39: Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%)? Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m. 4
- Sở GD - ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Trường THPT Việt Đức MÔN HÓA HỌC – LỚP 12 Năm học 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT Chương 2: - Khái niệm và phân loại cacbohidrat. - Tính chất của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ - Trạng thái tự nhiên của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Chương 3: - Khái niệm amin, amino axit, peptit, protein. - Tính chất của amin, amino axit, peptit, protein - Điều chế amin, amino axit, peptit, protein. B. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Công thức nào sau đây không đúng ? A. Glucozơ có công thức phân tử C6H12O6 B. Saccarozơ có công thức phân tử C12H22O11. C. Tinh bột có công thức (C6H10O5)n. D. Xenlulozơ có công thức (C6H12O6)n. 2. Kết luận nào sau đây sai ? A. Cacbohiđrat có công thức Cn(H2O)m B. Monosaccarit (C6H12O6) không bị thủy phân. C. Đisaccarit (C12H22O11) thủy phân tạo ra 2 monosaccarit. D. Polisaccarit (C6H10O5)n thủy phân tạo ra nhiều monosaccarit khác nhau. 3. Mô tả nào sau đây không đúng về cấu tạo của glucozơ mạch hở ? A. Có mạch Cacbon không phân nhánh. B. Có 5 nhóm OH ở 5 C kề nhau. C. Có nhóm CHO. D. Có nhóm CO. 4. Phản ứng nào sau đây chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm OH ? A. CH3OH/HCl B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 5. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Glucozơ tan trong nước, có vị ngọt B. Trong máu người có lượng nhỏ glucozơ, ổn định với nồng độ 1% C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. D. Glucozơ là nguyên liệu cho phản ứng tráng gương. 6. Phản ứng nào sau đây không đúng về glucozơ ? o A. C6H12O6 + H2 ⎯⎯ Ni, t → C6H14O6 (sobitol) o B. CH2OH-(CHOH)4-CHO +2AgNO3 + 2NH3 + H2O ⎯ t → CH2OH-(CHOH)4-COOH + 2Ag + 2NH4NO3 C. C6H12O6 ⎯⎯ → 2C2H5OH + 2CO2 enzim + o D. (C6H10O5)n (Tinh bột) + nH2O ⎯⎯ H ,t → nC6H12O6 7. Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, làm mất màu nước brom. Chất X là A. xenlulozơ. B. fructozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ. 8. Một phân tử saccarozơ có A. một gốc -glucozơ và một gốc -fructozơ. B. một gốc -glucozơ và một gốc -fructozơ. C. hai gốc -glucozơ D. một gốc -glucozơ và một gốc -fructozơ. 1
- 9. Phân biệt 2 dung dịch : glucozơ, saccarozơ có thể dùng thuốc thử là A. nước brom. B. Na. C. dung dịch NaOH. D. H2/Ni, to. 10. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CH2OH và CH2=CH2. B. CH3CHO và CH3CH2OH. C. CH3CH2OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. 11. Cho các chuyển hoá sau: o X + H2O ⎯⎯⎯⎯⎯ xúc tác, t → Y o Y + AgNO3 + NH3 + H2O ⎯⎯→ t Amoni gluconat + Ag + NH4NO3 Y ⎯⎯⎯⎯xúc tác → E+Z ánh sáng Z + H2O chất diệp lục X+G X, Y và Z lần lượt là A. tinh bột, glucozơ và ancol etylic. B. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic. C. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic. D. xenlulozơ, saccarozơ và khí cacbon oxit. 12. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, t0), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là A. glucozơ, sobitol. B. glucozơ, saccarozơ. C. glucozơ, etanol. D. glucozơ, fructozơ. 13. Nhận xét nào sau đây không đúng về saccarozơ? A. Không có phản ứng tráng bạc B. Có phản ứng thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm C. Phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam D. Đường cát, đường phèn, đường kính đều là saccarozơ 14. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH)2. B. với nước brom. C. tráng gương. D. thủy phân. 15. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau ? A. Tinh bột và xenlulozơ. B. Saccarozơ và glucozơ. C. Glucozơ và fructozơ. D. amilozơ và amilopectin. 16. Cho các phát biểu sau: a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dd màu xanh lam. e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng và ). Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. 17. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh làm. d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. 2
- 18. Phản ứng nào sau đây không đúng ? + A. C12H22O11 (saccarozơ) + H2O ⎯→ H C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ) − B. C6H12O6 (frucozơ) ⎯⎯ OH → C6H12O6 (glucozơ) + C. (C6H10O5)n + nH2O ⎯→ H nC6H12O6 o D. [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 ⎯⎯⎯ ⎯ H 2SO4 d, t → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 19. Chất nào sau đây là thành phần chính của bông nõn? A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. 20. Công thức phân tử chung của amin no, đơn chức mạch hở là: A. CnH2n+2NH2 B. CnH2n+3N C. CnH2n+1NH3 D. CnH2n+2(NH2)n 21. Công thức cấu tạo CH3-NH2 gọi là A. etyl amin B. metyl amin C. metyl nitơ D. metyl amoni 22. Công thức cấu tạo C2H5-NH-CH3 có danh pháp gốc chức là A. metyl etyl amin B. etyl metyl amin C. propin amin D. etyl metyl nitơ 23. Công thức phân tử chung của amino axit là: A. NH2 – R – COOH B. R – NH2 C. CnH2n+3N D. (NH2)n R (COOH)m 24. Chất X có công thức H2N-CH(CH3)COOH. Tên gọi của X là A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. lysin. 25. Có bao nhiêu liên kết peptit trong một pentapeptit? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 26. Để phân biệt đipeptit với các loại peptit khác người ta dùng phản ứng A. thủy phân B. màu biure C. mất màu nước brom D. tráng bạc 27. Sắp xếp các hợp chất dưới đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3. A. 1>3>5>4>2>6. B. 6>4>3>5>1>2. C. 5>4>2>1>3>6. D. 5>4>2>6>1>3. 28. Cho từng chất H2N-CH2-COOH, H2N-C2H5, CH3-COONH3-C2H5, NH2-CH2-CONH-CH2COOH lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) và với dung dịch HCl (đun nóng). Số phản ứng xảy ra là A. 5. B. 6. C. 8. D. 7. 29. Thực hiện phản ứng este hóa giữa alanin với rượu metylic trong môi trường HCl khan, thu được chất hữu cơ X. Dung dịch chất X có môi trường axit. X là: A. H2N-CH(CH3)-COO-CH3 B. H2N-CH2COO-CH3 C. ClH3N-CH2-COO-CH3 D. ClH3N-CH(CH3)-COO-CH3 30. Mùi tanh của cá gây ra bởi hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Cách nào sau đây không giảm được mùi tanh khi kho cá ? A. Khi ướp cá cho thêm rượu (C2H5OH), khi kho cá cho thêm một ít giấm ăn. B. Kho cá cùng với khế thái lát C. Ngâm cá thật lâu với nước để các amin tan đi. D. Kho cá cùng với dưa chua. 31. Có những phát biểu sau: 1) Liên kết CO-NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit 2) Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc -amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit. 3) Các peptit đều hoà tan được Cu(OH)2 thu được phức chất có màu tím đặc trưng. 4) Thuỷ phân peptit đến cùng sẽ thu được các -amino axit. 5) Protein có thể làm đông tụ bằng nhiệt độ, đông tụ là quá trình thuận nghịch. 3
- 6) Protein dạng sợi không tan trong nước, dạng cầu tan trong nước tạo dung dịch keo. Số câu phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 32. Cho các phát biểu sau: 1. Các protein đều có phản ứng màu biure. 2. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure. 3. Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, tan nhiều trong nước. 4. Anilin làm quỳ tím ẩm đổi thành màu xanh. 5. Đipeptit (Gly-Ala) trong phân tử chứa 2 nguyên tử Oxi. Trong số các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. 33. Tiến hành thí nghiệm về tính bazơ của anilin: Bước 1. Cho vào ống nghiệm 3 ml nước cất. Bước 2. Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm. Bước 3. Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm quan sát nhận thấy : a) Sau bước 2, dung dịch thu được trong suốt b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển màu xanh c) Sau Bước 2 dung dịch bị vẩn đục. d) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt e) Sau bước 3, dung dịch vẩn đục. Số quan sát đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 34. Tiến hành thí nghiệm về phản ứng tráng bạc của glucozơ : Bước 1. Rửa sạch ống nghiệm thủy tinh bằng cách cho vào một ít kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng lại ống nghiệm bằng nước cất. Bước 2. Nhỏ vào ống nghiệm trên 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt NH3. Bước 3. Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ 1% đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian. Nhận xét nào sau đây sai ? A. Trong bước 1, có thể dùng NaOH để làm sạch bề mặt ống nghiệm vì thủy tinh không bị NaOH ăn mòn. B. Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, xuất hiện kết tủa nâu xám, nhỏ tiếp dung dịch NH3 kết tủa tan dần đến hết. C. Sau bước 3, thấy xuất hiện Ag kết tủa bám vào thành ống nghiệm sáng bóng như gương. D. Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm ta phải liên tục lắc ống nghiệm. 35. Đốt cháy hoàn toàn amin no, đơn chức, mạch hở X thu được 1,68 lít (đktc) CO2; 2,025 gam H2O. CTPT của amin là: A. C3H9N B. C2H7N C. CH5N D. C6H7N 36. Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C3H5N. B. C2H7N. C. CH5N. D. C3H7N. 37. Đốt cháy hoàn toàn một amino axit X thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) ; 9,45 gam H2O và 1,68 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C3H7O2N. B. C2H7O2N. C. C3H9O2N D. C3H9N2O4. 38. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo của X là 4
- A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. 39. Cho 1,86 gam Anilin tác dụng với dung dịch Br2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 6,5. B. 6,6. C. 6,7. D. 6,8. 40. Cho 8,9 gam Alanin tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được m gam muối. Giá trị m là A. 8,45 B. 11,10 C. 4,85 D. 15,45 41. Cho 0,1 mol amino axit thiên nhiên X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ Y. Mặt khác cho 0,1 mol X cần 100 ml dd NaOH 1,0M và dd sau phản ứng chứa 11,1 gam muối. Tên của X là A. Glyxin B. Alanin C. Valin D. lysin 42. Cho 0,1 mol − amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ Y. Để tác dụng vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1,0M và dung dịch sau phản ứng chứa 15,55 gam muối. Công thức của − amino axit X là : A. H2N-CH2-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH C. H2N-CH2-COOH D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH 43. Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M. B. 0,10M. C. 0,01M. D. 0,02M. 44. Thủy phân 16,2 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng 80%, khối lượng glucozơ thu được là A. 30 gam. B. 16 gam. C. 14 gam. D. 18 gam. 45. Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là A. 54%. B. 40%. C. 80%. D. 60%. 46. Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 10 lít dung dịch ancol etylic 46° là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml) A. 5,00 kg B. 4,66 kg C. 8,86 kg D. 9,00 kg 47. Để điều chế 53,46 gam xenluluzơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít HNO3 94,5% (D = 1,5g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là A. 60. B. 24. C. 36. D. 40. 48*. Muối X có CTPT là C2H10O3N2. Đun nóng X với NaOH dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y. Tính khối lượng muối thu được? A. 15,9 gam B. 21,2 gam C. 10,6 gam D. 8,3 gam 49*. Hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hiđrocacbon không no, MX < MY. Đốt cháy hết 0,12 mol E cần dùng vừa đủ 0,725 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,46 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E là A. 40,89%. B. 30,90%. C. 31,78%. D. 36,44%. 50*. Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no, chứa nhóm COOH và nhóm NH2, tỉ lệ mO:mN = 80:21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 g X cần 30 ml dd HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 3,83 g X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thu được bao nhiêu gam kết tủa ? A. 11 gam B. 12 gam C. 13 gam D. 14 gam 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 99 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn