intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC – HỌC KỲ I – LỚP 11 (2022-2023) A . LÝ THUYẾT : Nắm vững: 1). Sự điện ly,chất điện ly. 2). Định nghĩa Axit,Bazơ theo thuyết điện ly (Arrhénius),Hidroxit lưỡng tính.Tính chất hóa học của Axit,Bazơ,muối .Sự thủy phân của muối,từ đó suy ra khỏang pH của các dd Axit, Bazơ. 3). Phản ứng trao đổi ion.Điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra . 4). Tính chất hóa học của N2 , NH3 , ddNH3 , HNO3 ,muối Nitrat,H3PO4 ,muối photphat,Cácbon ,Silic, hợp chất của cacbon và silic,.Củng cố kiến thức về cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử,dựa vào số oxi hóa để giải thích tính Oxi hóa,tính khử của các chất. 5). Biết cách nhận biết các ion CO32- , NH4+ , SO42-, Cl - , NO3-…Các khí NH3, H2 ,Cl2 ,O2 ,CO2 , N2. 6) Đại cương về hóa học hữu cơ: Công thức phân tử ,Cấu trúc phân tử , phản ứng hữu cơ B . BÀI TẬP :( Các BT trong SGK ,SBT và Đề cương chươngI,II) Dạng Lý thuyết: - Viết phương trình phản ứng hòan thành chuỗi biến hóa,nhận biết các chất vô cơ - Xác định pH của một số dung dịch axit ,bazo. - Viết phương trình phản ứng dạng phân tử,ion thu gọn. - Phân biệt đồng đẳng ,đồng phân ,viết CTCT của 1 số HCHC . Dạng Bài toán. Ví dụ: Kim loại tác dụng axit nitric Lý thuyết và Phương pháp giải Kim loại tác dụng với dung dịch axit HNO giải phóng hỗn hợp nhiều sản phẩm. 3 Bước 1: Nếu tạo ra hỗn hợp khí, thiết lập biểu thức tính M trung bình của hh từ đó rút ra tỉ lệ số mol (hay tỉ lệ thể tích) giữa các khí sản phẩm. Bước 2: Viết phương trình cho nhận electron của các chất oxi hóa khử. Bước 3: Sử dụng bảo toàn electron tìm số mol các chất chưa biết. Bước 4: Tính toán theo yêu cầu bài toán. C. LUYỆN TẬP : Câu 1: Chất nào sau đây dẫn được điện? A. KCl rắn, khan B. Dung dịch ancol etylic C. dung dịch saccarozơ D. Dung dịch NaCl Câu 2: Dung dịch nào sau đây có môi trường kiềm? A. NaOH. B. HCl. C. KCl. D. NaCl. Câu 3: Phương trình điện li nào sau đây đúng? A. CH3COOH    CH3COO  + H+.  B. H2S   2H+ + S2- C. Mg(OH)2   Mg2+ + 2OH  . D. Fe(OH)2   Fe2+ + 2OH  . Câu 4: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH? A. NaHCO3. B. Ca(HCO3)2. C. Na2HPO4. D. Na2CO3. Câu 5: C (z=6) có vị trí trong bảng tuần hoàn là : A. Chu kì 2, nhóm IVA. B. Chu kì 3, nhóm VA C. Chu kì 3, nhóm IVA D. Chu kì 7, nhóm VA Câu 6: Để điều chế N2O ở trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối : A. NH4NO2 B. (NH4)2CO3 C. NH4NO3 D. (NH4)2SO4 Câu 7: Phân kali cung cấp nguyên tố nitơ cho cây dưới dạng A.K+. B. K3CO3. C. K2O. D. K3PO4 Câu 8: Hợp chất nào sau đây nguyên tố cacbon có số oxi hóa cao nhất? A. CO. B. CH4. C. Na2CO3. D. Al4C3. Câu 9: . Cho sơ đồ A→Si → Na2SiO3 → H2SiO3 . A là oxit: A. SiO2. B. CO2. C. CO. D. SiO. Câu 10: Thành phần hợp chất hữu cơ A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P... B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
  2. D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. Câu 11: Quỳ tím hóa đỏ khi cho vào dung dịch có pH nào sau đây? A. 7. B. 8,5. C. 2. D. 9. Câu 12: Một dung dịch có pH = 9 thì dung dịch đó có môi trường A. axit. B. bazơ. C. trung tính. D. không xác định được. Câu 13: Phương trình ion rút gọn H + OH  + -  H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây? A. 3HCl + Fe(OH)3   FeCl3 + 3H2O. B. H2SO4 + 2NaOH   Na2SO4 + 2H2O. C. NaOH + NaHCO3   Na2CO3 + H2O. D. H2SO4 + Ba(OH)2   BaSO4 + 2H2O. Câu 14: Cho phản ứng NH3 + HCl → NH4Cl .Vai trò của amoniac trong phản ứng trên? A. Bazơ B. Axit C. Chất oxi hóa D. Chất khử Câu 15 : Muối amoni là chất điện li thuộc loại nào? A. Yếu B. Mạnh C. Không xác định được D. Trung bình Câu 16: Để biết số lượng nguyên tử, thứ tự liên kết và kiểu liên kết của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây? A. Công thức phân tử. B. Công thức tổng quát. C. Công thức cấu tạo. D. Công thức đơn giản nhất. Câu 17: Dãy nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh ? A. KOH, H2SO3, K3PO4, HCl B. NH4NO3, NaHSO4, Ba(OH)2 ,HClO3 C. H2SO4, Ba(NO3)2,H2O,NaOH D. Mg(OH)2 , NH4Cl, CsOH, H2O Câu 18: Phản ứng nào sau đây viết không đúng? A. NH4NO3  t0 NH3 + HNO3 B. (NH4)2CO3  t0 NH3 + HNO3 C. NH4Cl  NH3 + HCl t0 D. NH4HCO3  NH3 + CO2 + H2O t0 Câu 19: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực. B. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền. C. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ. D. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết. Câu 20: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+ và OH- của nước) A. H+, PO43-. B. H+, H2PO4-, PO43-. C. H+, HPO42-, PO43-. D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-. Câu 22: Không nên bón phân đạm cùng với vôi vì ở trong nước A. phân đạm làm kết tủa vôi. B. phân đạm phản ứng với Ca(OH)2 tạo khí NH3, làm mất tác dụng của đạm. C. phân đạm phản ứng với vôi và toả nhiệt làm cây trồng bị chết vì nóng. D. cây trồng không thể hấp thụ được đạm khi có mặt của vôi. Câu 23: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp gồm: Al2O3, CuO, MgO, và Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn là A. Al2O3, Cu, MgO, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg. C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al2O3, Cu, MgO, Fe2O3. Câu 24: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là A. H2. B. CO2. C. N2. D. O2. Câu 25: Cho các axit sau H2CO3 (1), H2SiO3 (2) và HNO3 (3), dãy được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là A. (1) < (2) < (3). B. (2) < (1) < (3). C. (3) < (2) < (1). D. (2) < (3) < (1). Câu 27: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br. B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. C2H2, CH2=CHBr, CH3Br, CH3 - CH3.
  3. D. HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br. Câu 28. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp A. đẩy nước. B. đẩy không khí với miệng bình ngửa. C. chưng cất. D. đẩy không khí với miệng bình úp ngược. Câu 29: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li yếu ? A. H2SO4. B. KOH. C. CH3COOH. D. NaCl. Câu 30: Dung dịch nào sau đây có môi trường axit? A. NaOH. B. HCl. C. KCl. D. Ba(OH)2. Câu 31: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nitơ là A. 2s22p5. B. 2s22p3. C. 2s22p2. D. 2s22p4. Câu 32: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là A. Pt, Cu. B. Al, Fe. C. Ag, Fe. D. Pb, Ag. Câu 33: P (z =15) có vị trí trong bảng tuần hoàn là : A. Chu kì 3, nhóm VIIA. B. Chu kì 3, nhóm VA C. Chu kì 5, nhóm VIIA D. Chu kì 7, nhóm VA Câu 34: Ứng dụng nào sau đây không phải là của axit H3PO4 ? A. Điều chế hợp chất cơ photpho (làm thuốc trừ sâu). B. H3PO4 tinh khiết dùng trong công nghiệp dược phẩm. C. Điều chế đạn cháy, đạn khói. D. Điều chế muối photphat, phân lân… Câu 35: Muối nào sau đây không tan trong nước? A. Na3PO4. B. (NH4)3PO4. C. K3PO4. D. Ag3PO4. Câu 36: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng? A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit. B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành cation amoni và anion gốc axit. C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ. D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra. Câu 37: Cho P tác dụng với Mg, sản phẩm thu được là A. Mg2P2O7. B. Mg3P2. C. Mg(PO3)2. D. Mg3(PO4)2. Câu 38: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là A. CO rắn. B. SO2 rắn C. H2O rắn. D. CO2 rắn. Câu 39: Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là: A. Than chì B. Than muội C. Than gỗ D. Than cốc Câu 40: Phương trình ion: OH  HCO3   CO3  H2 O 2 là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây? A. NaOH + Ba(HCO3)2. B. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2. C. NaHCO3 + Ba(OH)2 D. NaHCO3 + NaOH. Câu 41: Nguyên tử của nguyên tố có z = 14 là A. oxi. B. cacbon. C. silic. D. nitơ. Câu 42: Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np4. D. ns2np2. Câu 43: Phương trình điện li nào sau đây không đúng? A. Mg(OH)2  Mg2+ +2OH- B. K2SO4 2K+ + SO42- C. HNO3  H  NO3 . D. HSO3-  H+ + SO32- Câu 44: Cho các chất: (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3, photpho thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào?
  4. A. (1), (2), (4). B. (1), (3). C. (2), (3), ( 4). D. (1), (2), (3). Câu 45. Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí trong phòng thí nghiệm: Kết luận nào sau đây đúng? A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và HCl. B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3. C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3. D. Hình 1: Thu khí H2, He và NH3. Câu 46 .Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 0,01M với 100 ml dung dịch HCl 0,03M được 200 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng bao nhiêu? Câu 47: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH? A. NaHCO3. B. Ca(HCO3)2. C. Na2HPO4. D. Na2CO3. Câu 48: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ? A. ZnS + HNO3(đặc nóng) B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng) C. FeSO4 + HNO3(loãng) D. Cu + HNO3(đặc nóng) Câu 49: Quỳ tím hóa đỏ khi cho vào dung dịch có pH nào sau đây? A. 7. B. 8,5. C. 2. D. 9. Câu 50.Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO loãng, không thấy có khí thoát ra. Kết luận nào sao đây là đúng: 3 A. Al không phản ứng với dd HNO loãng 3 B. Al bị thụ động hóa trong dd HNO loãng 3 C. Al phản ứng với HNO tạo ra muối amoni 3 D. Cả A và B đều đúng Câu 51: Cacbon và silic đều có tính chất hóa học nào sau đây? A. Đều phản ứng được với dung dịch NaOH. B.Tính khử và tính oxi hóa. C. Tính khử mạnh. D. Tính oxi hóa mạnh. Câu 52. Hoàn thành phương trình hóa học các phản ứng sau đây dưới dạng phân tử và ion ? a. K2CO3 + HCl  b. CuO + HCl  c. NaCl + AgNO3 d. Ba(OH)2 + H2SO4  e. HNO3 + NaOH  g. CaCO3 + HCl  h. BaCl2 + Na2SO4  i. CH3COONa + HCl  Câu 53: Chất nào sau đây dẫn được điện? A. KCl rắn, khan B. Dung dịch ancol etylic C. dung dịch saccarozơ D. HBr hòa tan trong nước Câu 54: Muối nào sau đây không phải là muối trung hòa? A. Na2SO4 B. Ca(HCO3)2 C. Na2SO3. D. K2S Câu 55: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là bazơ A. Fe(NO3)3 B. NaOH C. CuSO4 D. HCl Câu 56: Chỉ ra câu trả lời đúng về PH: A. pH = - lg[H+] B. [H+] = 10-a thì pH = -a + C. pH = lg[H ] D. [H+].[OH-] = 10-10 Câu 57: Một dung dịch X có [H+] = 10-7 M. Xác định môi trường của dung dịch X? A. Không xác định B. Axit C. Trung tính D. Bazơ Câu 58: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion? A. MgSO4 + BaCl2  MgCl2 + BaSO4. B. HCl + AgNO3  AgCl + HNO3. C. 2NaOH + CuCl2  2NaCl + Cu(OH)2. D.Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag. Câu 59: Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào sau đây ? A. Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni Clorua. B. Nhiệt phân muối bạc nitrat. C. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng. D. Cho muối amoni nitrat vào dung dịch kiềm. Câu 60: Chất nào sau đây có tính axit? A. N2. B. NH3. C. HNO3. D. NaNO3. Câu 61: Trong dd NH3 là một bazơ yếu vì : A. Amoniac tan nhiều trong H2O. B. Khi tan trong H2O , NH3 kết hợp với H2O tạo ra các ion NH4+ và OH- C. Phân tử NH3 là phân tử có cực.
  5. D. Khi tan trong H2O , chỉ một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+ của H2O tạo ra các ion NH4+ và OH-. Câu 62: Ở nhiệt độ thường, khí nitơ khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do A. trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền. B. trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết. C. nguyên tử nitơ có độ âm điện kém hơn oxi. D. nguyên tử nitơ có bán kính nhỏ. Câu 63: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa ? A. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4 B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O D. 2NH3 + 2 Na → 2NaNH2 + H2 Câu 64: Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là : A. HCl, O2, Cl2, FeCl3. B. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH C. HCl, HNO3, AlCl3, CaO D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2 Câu 65: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ A. NH3 và O2 B. NaNO2 và H2SO4 đặc. C. NaNO3 và H2SO4 đặc. D. NaNO2 và HCl đặc. Câu 66: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là A. Công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. Công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. Công thức biểu thị tỉ lệ về hóa trị của mỗi nguyên tố trong phân tử. D. Công thức biểu thị tỉ lệ về khối lượng nguyên tố có trong phân tử. Câu 67: Chất nào sau đây là chất không điện li ? A.Saccarozơ B. Axit axetic C. HCl D. NaCl Câu 68: Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 40 gam NH4NO2 là: A. 11,2 lít B. 14 lít C. 22,5 lít D. 44,8 lít Câu 69: Photpho thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào dưới đây: A. 2P + 3Ca → Ca3P2 B. 4P + 3O2 → P2O3 C. 2P + 3Cl2 → PCl3 D. 4P + 5O2 → 2P2O5 Câu 70: Khi đổ KOH đến dư vào dd H3PO4, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được muối A.K3PO4 và K2HPO4 B. KH2PO4 C. K3PO4 D. K3PO4 và KH2PO4 Câu 71: Có những nhận định sau về muối amoni: (1) Tất cả muối amoni đều tan trong nước; (2) Các muối amoni đều là chất điện li mạnh, phân li hoàn toàn tạo ra ion NH + có môi trường bazơ; (3) Muối 4 amoni đều phản ứng với dd kiềm giải phóng khí amoniac; (4) Muối amoni kém bền đối với nhiệt. Nhóm gồm các nhận định đúng : A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 72: Tiêu chuẩn đánh giá phân đạm tốt là dựa vào: A. hàm lượng % nitơ có trong phân đạm. B. khả năng bị chảy rữa trong không khí. C. phản ứng nhanh với nước nên có tác dụng nhanh với cây trồng. D. hàm lượng % phân đạm đó so với tạp chất. Câu 73: Nhỏ từ từ dd NH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dd CuSO . Hiện tượng quan sát được là: 3 4 A. Dd màu xanh thẫm tạo thành B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra. D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh thẫm. Câu 74: phản ứng nào trong các phản ứng sau đây, cacbon thể hiện tính oxi hóa ? A. C + O2 → CO2 B. C + 2CuO → 2Cu + CO2 C. 3C + 4Al → Al4C3 D. C + H2O → CO + H2 Câu 75: Đun nóng m gam Silic trong oxi dư thu được 53,4 gam silic đioxit. Giá trị của m A. 18,69 gam B. 24,92 gam C. 37,38 gam D. 12,46 gam. Câu 76: Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hóa học chính của loại đá nào sau đây ?
  6. A. đá đỏ. B. đá vôi. C. đá mài. D. đá tổ ong. Câu 77: Hợp chất hữu cơ được phân loại gồm: A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức. B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon. C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon. D. Tất cả đều đúng. Câu 78: Khí nào sau đây gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng bếp than ở nơi thiếu không khí ? A. CO. B. CO . 2 C. SO . 2 D. H S. 2 Câu 79 .Cho m (g) hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hết với 200 ml dung dịch HNO 2,4 M có nung nóng thu được 3 dung dịch A và một khí màu nâu đỏ. Cô cạn dung dịch A thu được 10,48 g hỗn hợp 2 muối khan. a. Tính m (g)? b. Cho 2 muối trong dung dịch A tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH dùng cho phản ứng? Câu 80:Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2