Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên
- TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I- HÓA 11- NĂM 2023-2024 I. PHẦN LÝ THUYẾT: 1, ÔN TẬP CHƯƠNG 1,2,3- HÓA HỌC 11. 2, MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN TẬP: Câu 1: Khi nhiệt kế thủy ngân vỡ, rắc chất bột nào sau đây lên thủy ngân rơi vãi sẽ chuyển hóa chúng thành hợp chất bền, ít độc hại? A. Than đá. B. Đá vôi. C. Muối ăn. D. Sulfur. Câu 2:Chất nào sau đây không có cùng công thức đơn giản nhất với C 2H2? A. C4H4. B. C6H6. C. C8H8. D. C3H6. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li? A.Sự điện li là quá trình phân li một chất trong nước thành ion. B.Sự điện li quá trình hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch C. Sự điện li là quá trình phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá - khử. Câu 4:Chất nào sau đây là acid? A. NH3 B. KOH C. C2H5OH D. CH3COOH Câu 5:Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? A. CO2, CaCO3 B. CH3Cl, C6H5Br C. NaHCO3, NaCN D. CO, CaC2. Câu 6: Trong khí quyển trái đất, phần trăm thể tích khí nitrogen chiếm là A.21% B. 1% C.78% D. 28% Câu 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A.Mg + 2HCl ? MgCl2 + H2. B.2SO2 + O2 2SO3. C.C2H5OH + 3O22CO2 + 3H2O. D.2KClO3 2KCl + 3O2 Câu 8: Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng? A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều. C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều. D.Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều. Câu 9: Tính chất nào sau đây đúng với dung dịch acid ở 25°C? A. [H+] > [OH– ], pH > 7 B. [H+] > [OH– ], pH < 7 C. [H+] < [OH– ], pH > 7 D. [H+] < [OH– ], pH > 7 Câu 10: Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp nào?
- A. Chưng cất. B. Chiết. C. Kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 11: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau? A.CH3OH, CH3OCH3. B.CH3OCH3, CH3CHO. C.HCHO, CH3CHO. D. CH3CH2OH, C3H5(OH)3. Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn muối nào sau đây thu được sản phẩm chỉ gồm khí và hơi? A. NaCl. B.CaCO3. C.KClO3. D.(NH4)2CO3. Câu 13: Mưa acid là một thảm họa thiên nhiên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật. Mưa acid là hiện tượng mưa có pH A.< 5,6. B.=7 C.6 – 7. D.> 8. Câu 14: Cho cân bằng hoá học sau: Yếu tố nào sau đây cần tác động để cân bằng trên chuyển dịch sang phải? A.Giảm nhiệt độ. B.Tăng áp suất. C.Giảm nồng độ của O2. D.Thêm xúc tác Pt. Câu 15:Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng? A.Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc. B. Vì có liên kết ba nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học. C. Khi tác dụng với H2, nitrogen thể hiện tính khử. D. Trong y học, nitrogen lỏng có nhiệt độ hóa lỏng cao nên được dùng để bảo quản mẫu vật. Câu 16: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ: hydrochloric acid (HCl), ethanoic acid (acetic acid, CH3COOH) và sodium hydroxide (NaOH). Khi chuẩn độ riêng một thể tích như nhau của dung dịch HCl và dung dịch CH 3COOH bằng dung dịch NaOH, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trước khi chuẩn độ, pH của hai acid bằng nhau. B. Tại các điểm tương đương, dung dịch của cả hai phép chuẩn độ đều có giá trị pH bằng 7. C. Cần cùng một thể tích sodium hydroxide để đạt đến điểm tương đương. D. Giá trị pH của hai acid tăng như nhau cho đến khi đạt điểm tương đương. Câu 17: Cho các phản ứng: (a) S + O2 SO2; (b) S + 3F2 SF6; (c) Hg + S HgS; (d) H2 + S8 H2S. Số phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất khử là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO2 ↑ + eH2O
- Hệ số tỉ lượng a, b, c, d, e là những số nguyên dương có tỉ lệ tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 19: Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O? A. (1). B.(2). C.(3). D.(4). Câu 20:Công thức cấu tạo thu gọn củachất A có công thức cấu tạo dạng khung phân tử như sau là : A. B. C. D. Câu 21: Từ eugenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được methyl eugenol là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của methyl eugenol cho thấy: %C = 74,16%, %H = 7,86% còn lại là oxygen. Biết phổ khối lượng của methyl eugenol như hình dưới : Phát biểu nào sau đây là đúng? A.Phân tử methyl egenol có 1 nguyên tử oxygen. B. Phân tử methyl egenol có 13 nguyên tử hydrogen. C. Phân tử methyl egenol có 11 nguyên tử carbon. D. Phân tử khối của methyl egenol là 163. Câu 22: Cần lấy bao nhiêu L N2 và H2 (đkc) để thu được 51 gam NH3 (hiệu suất phản ứng là 25%)? A. B. C. D. Câu 23: Tã lót trẻ em sau khi được giặt sạch vẫn còn mùi khai do vẫn lưu lại một lượng ammonia. Để khử hoàn toàn mùi của ammonia thì người ta cho vào nước xả cuối cùng một ít hoá chất có sẵn trong nhà. Hãy chọn hoá chất thích hợp:
- A. Phèn chua. B. Giấm ăn. C. Muối ăn. D. Nước gừng tươi. Câu 24: Quan sát hình sau và chọn phát biểu đúng. A.Cả hai đồ thị đều mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. B. Cả hai đồ thị đều không mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. C. Chỉ đồ thị (a) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. D. Chỉ đồ thị (b) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng. mol I2. Hằng số cân bằng KC của phản ứng trên là : A. 4,00. B. 1,33. C. 1,67. D. 2,67. Câu 25: Xét cân bằng hóa học: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở áp suất 200 bar và 300 bar lần lượt bằng x% và y %. Mối quan hệ giữa x và y là A. 5x = 4y. B. x = y. C.x > y. D.x < y. Câu 26: Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonene thuộc loại hydrocarbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Biết phổ khối lượng của limonene như hình dưới : Công thức phân tử của limonene là A.C10H12 B. C10H16 C. C5H6 D. C5H8 Câu 27: Điều chế HNO3 từ NH3 qua các phương trình 4NH3 + 5O2? 4NO + 6H2O 2NO + O2? 2NO2 2H2O + 4NO2 + O2? 4HNO3
- Tính hiệu suất toàn bộ quá trình điều ché HNO3 từ NH3 nếu đi từ 17 tấn NH3, người ta thu được 214,2 tấn dung dịch HNO3 25% ? A. 75%. B. 90%. C. 85%. D. 80%. Câu 28: Sắp xếp theo thứ tự các bước sơ cứu khi bỏng acid như sau : (1) Tiến hành trung hòa acid bằng NaHCO3 (khoảng 20%). (2) Băng bó tạm thời, uống bù nước điện giải rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất. (3) Rửa với nước lạnh nhiều lần để giảm acid bám trên da. Nếu bị bỏng ở vùng mặt nhưng acid chưa bắn vào mắt thì nhắm chặt mắt khi ngâm rửa mặt còn nếu đã bắn vào mắt thì mở mắt, chớp mắt liên tục. A.(3) ? (1) ? (2). B.(2) ? (1) ? (3). C.(1) ? (3) ? (2). D.(3) ? (2) ? (1). Câu 29: Cho một ít tinh thể muối X vào ống nghiệm và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau một thời gian thấy không còn chất rắn nào ở đáy ống nghiệm. Muối X có thể là muối nào sau đây? A.NaCl. B. CaCO3. C.KClO3. D.NH4Cl. Câu 30:Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH 4Cl K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau: A. Dung dịch AgNO3 . B. Dung dịch BaCl2. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Ba(OH)2.
- Câu 31: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây : A. CH3COOH. B. HCOOCH3. C. CH3CH2OH. D. CH3CHO. Câu 32: Cho phản úng hoá học sau: Br2(g) + H2(g) 2HBr(g) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là A.. B.. C.. D. Câu 33: Cho các hợp chất sau: CH4, NH3, C2H2, CCl4, C2H4, C6H6. Số hợp chất thuộc loại hydrocarbon là A. 1. B.2. C. 3. D. 4. Câu 34: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là ? A. HCl. B. Phenolphthalein. C. NaOH. D. Nước cất. Câu 35: Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp nào? A. Sắc kí cột. B. Kết tinh. C. Chiết. D. Chưng cất. Câu 36: Trong công nghiệp, phần lớn sulfur đơn chất sau khi khai thác ở các mỏ được dùng làm nguyên liệu để A. lưu hóa cao su tự nhiên. B. sản xuất sulfuric acid. C. điều chế thuốc bảo vệ thực vật. D. bào chế thuốc đông y.
- Câu 37: Dung dịch acid nào sau đây có khả năng gây bỏng nếu rơi vào da ? A. HCl 36% B.HNO3 63% C.H2SO4 98% D.H3PO4 85% Câu 38: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi mô tả về acid mạnh? A.Phân li hoàn toàn trong nước. B.Dung dịch nước của chúng dẫn điện. + C.Có khả năng nhận H . D.Có khả năng cho H+ . Câu 39:Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của A. peak [M+] lớn nhất. B.peak [M+] nhỏ nhất. C.peak xuất hiện nhiều nhất. D. peak có cường độ tương đối (%) lớn nhất. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 40:Trường hợp nào sau đây biểu diễn công thức cấu tạo ở dạng khung phân tử? A. B. C. D. CH3–CH2–CH2–CH3 CH3–O–CH3 Câu 41: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh? A. CH3COOH. B. NaCl. C. H2O. D. Mg(OH)2. Câu42: Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vai trò là A.chất khử. B.chất oxi hóa. C.acid. D.base. Câu 43: Đâu không phải là tác hại chính của hiện tượng mưa acid? A. Gây hại, chết sinh vật dưới nước. B.Làm chết cây cối. C.Nóng lên toàn cầu. D.Hủy hoại công trình kiến trúc. Câu 44: Khí nào sau đây tan trong nước thu được dung dịch có khả năng làm phenolphthalein chuyển màu hồng: A.Nitrogen. B. Ammonia. C.Sulfur dioxide. D.Hydrogen chloride. Câu 45: Cho cân bằng hóa học: 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g) ; phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Câu 46: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M) bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein.
- Tại thời điểm kết thúc chuẩn độ, hiện tượng quan sát được là : A. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ màu đỏ sang màu vàng. B. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng rồi lập tức mất màu. C. Chất lỏng trong dụng cụ ở vị trí (2) đã hết. D. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt bền. Câu 47: Nhóm chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau? (I) CH3 – CH = CH2 (II) CH2 = CH – (CH2)2 – CH3 (III) (IV) A. I, III B. III, IV C. I, IV D. I, II Câu 48: Cho phản ứng: H2SO4(aq) + H2O(aq) HSO4- (aq) + H3O+(aq) Cặp acid - base liên hợp trong phản ứng trên là: A.H2SO4 và HSO4. B.H2O và H3O+. C.H2SO4 và SO42-; H2O và OH-. D.H2SO4 và HSO4-; H3O+ và H2O. Câu 49: Sử dụng phương pháp kết tinh lại để tinh chế chất rắn. Hợp chất cần kết tinh lại cần có tính chất nào dưới đây để việc kết tinh lại được thuận lợi? A.Tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực. B.Tan tốt trong cả dung dịch nóng và lạnh. C.Ít tan trong cả dung dịch nóng và lạnh. D.Tan tốt trong dung dịch nóng, ít tan trong dung dịch lạnh. Câu 50: Cho cân bằng sau : H2(g) + I2(g) 2HI(g) . Thực hiện phản ứng trên trong bình kín có dung tích không đổi, tại nhiệt độ T. Ban đầu lấy số mol H 2 gấp đôi số mol I2. Tại thời điểm cân bằng, số mol HI gấp đôi số mol I2. Hằng số cân bằng KC của phản ứng trên là : A. 4,00. B. 1,33. C. 1,67. D. 2,67. Câu 51:Cho phản ứng: 2 NaHCO3(s) Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O(g) = 129KJ. Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch khi: A. Giảm nhiệt độ B. Tăng nhiệt độ C. Giảm áp suất D.Tăng nhiệt độ và giảm áp suất
- Câu 52:Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là A. Sự biến đổi chất. B. Sự dịch chuyển cân bằng. C. Sự chuyển đổi vận tốc phản ứng. D. Sự biến đổi hằng số cân bằng. Câu 53: Dung dịch của một base ở 25oC có: A. [H+]=1,0.10-7M B. [H+]1,0.10-7M D. [H+].[OH-]>1,0.10-14M Câu 54:Hoà tan hoàn toàn 10,0 gam CaCO3 vào dung dịch HCl thu được V lít khí (ở đkc). Giá trị của V là: A. 9,916 lít B. 3,71875 lít C. 2,479 lít D. 4,958 lít Câu 55.Quan sát hình bên dưới cho biết trong không khí, khí nào chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất? A.Oxygen B.Nitrogen C.Carbon dioxide D. Argon Câu 56. Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết A. cộng hoá trị có cực. B. ion. C. cộng hoá trị không cực. D. kim loại. Câu 57:Phản ứng hoá học nào sau đây chứng tỏ ammonia là một chất khử mạnh? A. NH3 + H2ONH4+ + OH- B. NH3 + HCl NH4Cl C. 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O D. 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4 Câu 58: Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nào sau đây ? A. N và O B. N và P C. P và O D. P và S Câu 59:Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O Hệ số tỉ lượng của HNO3 trong phương trình hoá học trên là A. 4. B. 1. C. 28. D. 10. Câu 60:Sulfur tà phương (S ) và sulfur đơn tà (S ) là A. Hai hợp chất của sulfur. B.Hai dạng thù hình của sulfur. C.Hai đồng vị của sulfur. D.Hai đồng phân của sulfur. Câu 61: Trong phản ứng : SO2 + 2H2S 3S + 2H2O. câu nào diễn tả đúng tính chất của chất : A. SO2 bị oxi hóa và H2S bị khửB. SO2 bị khử, H2S bị oxi hóa đều tạo thành S C. SO2 là chất khử và H2S là chất oxi hóa D. H2S vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa D. S không chỉ tác dụng với đơn chất mà còn tác dụng với hợp chất.
- Câu 62.Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho A. H2SO4 đặc hấp thụ SO3 B. H2SO4 loãng hấp thụ SO3 C. H2SO4đặc hấp thụ SO2 D. H2SO4 loãng hấp thụ SO2 Câu 63:Cho 104g dung dịch BaCl2 10% tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Lượng kết tủa thu được là A. 11,25g B. 11,65g C. 116,5g D. 1165g Câu 64: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ mô tả sau đây: Hiện tượng quan sát được là: A.Viên zinc tan dần, thu được dung dịch màu xanh B.Viên zinc tan dần, thu được dung dịch màu xanh, có khí không mùi thoát ra C.Viên zinc tan dần, thu được dung dịch không màu, có khí không mùi thoát ra D.Viên zinc tan dần, thu được kết tủa trắng, có khí mùi trứng thối thoát ra Câu 65:Trong phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố hóa học nào? A. O B. P C. C D. N Câu 66.Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của ……… (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide, ……). Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là: A. carbon. B. hydrogen. C.oxygen. D.nitrogen. Câu 67: Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ. B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ. C. cấu tạo hợp chất hữu cơ. D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ. Câu 68:Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?
- A.B B.A C.D D.C Câu 69: Sử dụng phương pháp kết tinh lại để tinh chế chất rắn. Hợp chất cần kết tinh lại cần có tính chất nào dưới đây để việc kết tinh lại được thuận lợi? A.Tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực. B.Tan tốt trong cả dung dịch nóng và lạnh. C.ít tan trong cả dung dịch nóng và lạnh. D.Tan tốt trong dung dịch nóng, ít tan trong dung dịch lạnh. Câu 70: Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đemcô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ. A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B.Chiết và kết tinh. C.Chưng chất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí. Câu 71: Pent-l-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-l-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-l-ol, pent-l-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8 °C, 30,0 °C và 186,8°C. Từ hỗn họp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là A. pentan-l-ol, pent-l-ene và dipentyl ether. B. pent-l-ene, pentan-l-ol và dipentyl ether. C.dipentyl ether, pent-l-ene và pentan-l-ol. D. pent-l-ene, dipentyl ether và pentan-l-ol. Câu 72: Công thức tổng quát cho ta biết A. Số lượng các nguyên tố trong hợp chất. B. Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất. C. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. D. Thành phần nguyên tố trong hợp chất. Câu 73: Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C 20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là:
- A. C2H3O B. C20H30O C. C4H6O D. C4H6O2 Câu 74:Cho phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A như hình vẽ: Giá trị m/z của mảnh ion phân tử là A.43. B.58. C.71. D.142. Câu 75:Phát biều nào sau đây không đúng? A. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm có thể có phân tử khối khác nhau. B. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm có phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử của chúng là như nhau. C. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm thì thành phần các nguyên tố trong phân tử của chúng là giống nhau. D. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm luôn có cùng công thức phân tử. Câu 76:Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X thu được như hình vẽ: Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là A.80. B.78. C. 76. D. 50. Câu 77:Acetic acid có công thức phân tử là C2H4O2. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH 2O và có khối lượng riêng lớn hơn gấp 30 lần so với hydrogen ở cùng điều kiện (nhiệt độ áp suất). B. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH 2O và có tỉ khối hơi so với hydrogen ở cùng điều kiện (nhiệt độ, áp suất) là 30. C. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH2O và có phân tử khối là 60. D. Acetic acid có công thức thực nghiệm là (CH2O)2 và có phân tử khối là 60. Câu 78. Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau ? A. C6H5Cl và C6H5CH2Cl B. CH3C6H4Cl và C6H5Cl C.CH3CH2OH và CH3OCH3 D.C6H5OH và C6H5CH2OH
- Câu 79. Theo thuyết cấu tạo hóa học, các nguyên tử carbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon nào ? A. Mạch nhánh; mạch vòng. B. Mạch nhánh; mạch vòng. C. Mạch nhánh; không nhánh; mạch vòng. D. Mạch không nhánh; mạch vòng. Câu 80:Một hợp chất có công thức cấu tạo: Hợp chất này có bao nhiêu nguyên tử Carbon và Hydrogen A.7, 14. B.7, 12. C.6, 12. D.6, 14. Câu 81:Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu. B. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu. C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn. D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện. Câu 82: Xét cân bằng sau diễn ra trong một piston ở nhiệt độ không đổi: Nếu nén piston thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào? A.Chuyển dịch theo chiều nghịch. B.Chuyển dịch theo chiều thuận. C. Có thể chuyển dịch theo chiều thuận hoặc nghịch tùy thuộc vào piston bị nén nhanh hay chậm. D. Không thay đổi. Câu 83: Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong (1) ... vào dung dịch đựng trong bình tam giác. Dụng cụ cần điền vào (1) là A. bình định mức B. burette C. pipette D. ống đong Câu 84:Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là A. 0,3 B. 0,4 C. 0,2. D. 0,1. Câu 85. Quan sát hình bên dưới, nêu hiện tượng xảy ra và giải thích A.Ngọn nến cháy, do nitrogen duy trì sự cháy B.Ngọn nến tắt do nitrogen không duy trì sự cháy C.Ngọn nến tắt do carbon dioxide không duy trì sự cháy D. Ngọn nến cháy, do oxygen duy trì sự cháy.
- Câu 86.Tã lót trẻ em sau khi được giặt sạch vẫn còn mùi khai do vẫn lưu lại một lượng ammonia. Để khử hoàn toàn mùi của ammonia thì người ta cho vào nước xả cuối cùng một ít hóa chất có sẵn trong nhà. Hãy chọn hóa chất thích hợp: A.Phèn chua. B. Giấm ăn. C. Muối ăn. D. Nước gừng tươi. Câu 87.Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là A.NH3. B. H2. C. NO2 D. NO. Câu 88:Mưa acid ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa acid là A. SO2 và NO2. B. CH4 và NH3 C.CO và CH4 D. CO và CO2 Câu 89: Đặc điểm dễ dàng nhận biết hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ là A. Nước ao màu đen của tảo phát triển. B. Nước ao màu xanh của tảo phát triển. C.Nhiều loài cá sống nổi bềnh lên mặt nước. D. Nước ao màu vàng của tảo phát triển. Câu 90:SO2 là oxide A. Oxide acid B. Oxide base C. Oxide trung tính D. Oxide lưỡng tính Câu 91:Phát biểu nào sau đây sai về SO2? A. Chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm. B. Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. C. Không gây ô nhiễm môi trường. D. Làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy. Câu 92.Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội? A. Al, Fe, Au, Pt. B. Zn, Pt, Au, Mg. C. Al, Fe, Zn, Mg. D. Al, Fe, Au, Mg. Câu 93.Dung dịch sulfuric acid đặc khác dung dịch sulfuric acid loãng ở tính chất hoá học nào? A. Tính base mạnh. B. Tính oxi hóa mạnh. C. Tính acid mạnh. D. Tính khử mạnh. Câu 94. Trong công nghiệp sản suất sulfuric acid, sulfur trioxide được hấp thụ vào dung dịch sulfuric acid đặc tạo thành những chất có công thức chung là A. B. C. D. Câu 95:Chất nào sau đây hydrocarbon A. CH2O B. CH3COOH C. C2H5Br D. C6H6
- Câu 96: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là : A.Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B.Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. C.Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D.Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định. Câu 97: Cho hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo sau: X không chứa loại nhóm chức nào sau đây? A. Alcohol. B. Aldehyde. C. Amine. D. Carboxyl. Câu 98:Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3CH(OH)CH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm -OH? A. A B.B C.C D.D Câu 99:Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 96°C để hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến đưới -183°C. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là:
- A.Kết tinh. B.Chiết. C.Sắc kí. D.Chưng cất. Câu 100: Sử dụng phương pháp tách biệt và tinh chế nào dưới đây không phù hợp A.Làm trứng muối (ử trứng trong dung dịch NaCl bão hoà) là phương pháp kết tinh. B.Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải là phương pháp chiết. C.Làm đường cát, đường phèn từ cây mía là phương pháp kết tinh. D.Nấu rượu truyền thống là phương pháp chưng cất Câu 101: Cho cân bằng hoá học: 2SO 2 (g) + O2 (g)2SO3 (g); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Câu 102.Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. B. Có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. Chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. Xảy ra giữa hai chất khí. Câu 103.Cho các chất dưới đây: HClO 4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 104 :Trong dung dịch trung hòa về điện, tổng đại số điện tích của các ion bằng không. Dung dịch A có chứa 0,01 mol Mg2+; 0,01 mol Na+, 0,02 mol Cl- và x mol . Giá trị của x là A. 0,01. B. 0,02. C. 0,05. D. 0,005. Câu 105: Ngoài đơn chất nitrogen thì nguyên tố nitrogen còn tồn tại dưới dạng nào? . A.Khoáng vật sodium nitrate (NaNO3) gọi là diêm tiêu sodium B.Có trong protein C.Có trong nucleic acid D. Cả A,B,C Câu 106:Muối (NH4)2CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch của hóa chất nào sau đây ? A. Ca(OH)2. B. MgCl2. C. FeSO4. D. NaOH. Câu 107.Trong các phát biểu, phát biểu nào không đúng? A. Ở điều kiện thường, NH3 là chất khí không màu.
- B. Khí NH3 nặng hơn không khí. C. Khí NH3 dễ hóa lỏng, tan nhiều trong nước. D. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hóa trị phân cực. Câu 108:Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiện nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng A. Đạm ammonium. B. Phân lân. C.Đạm nitrate. D. Phân potassium. Câu 109: Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nitrogen, phosphorus. Khi hàm lượng làm lượng nitrogen và hàm lượng phosphorus vượt quá ngưỡng nào sau đây sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. A.Lượng nitrogen trong nước đạt 200 μg/L và hàm lượng phosphorus đạt 20 μg/L. B.Lượng nitrogen trong nước đạt 300 μg/L và hàm lượng phosphorus đạt 20 μg/L. C.Lượng nitrogen trong nước đạt 300 μg/L và hàm lượng phosphorus đạt 10 μg/L. D.Lượng nitrogen trong nước đạt 200 μg/L và hàm lượng phosphorus đạt 10 μg/L. Câu 110. Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sunfua) là một trong những chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nào sau đây, do SO2 trong không khí sinh ra: A. Mưa acid B. Hiện tượng nhà kính C. Lỗ thủng tầng ozon D. Nước thải gây ung thư Câu 111. Hãy chỉ ra câu trả lời sai về SO2? A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm. B. SO2 làm mất màu nước Br2. C. SO2 là chất khí, màu vàng. D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng. Câu 112.Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở dungdịch H 2SO4 đặc vì A. Dung dịch H2SO4 đặc bị thụ động hóa trong thép. B. Dung dịch H2SO4 đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường. C. Dung dịch H2SO4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường. D. Thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc. Câu 113.Điều nào sau đây đúng về tính chất hóa học của dung dịch H2SO4 đặc? A. Dung dịch H2SO4 đặc có tính khử mạnh. B. Dung dịch H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh. C. Dung dịch H2SO4 đặc vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. D. Dung dịch H2SO4 đặc không có tính khử, không có tính oxi hóa. Câu 114. Một hỗn hợp gồm 13,0 gam Zn và 5,6 gam iron tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng, dư. Thể tích khí H2 (đkc) được giải phóng sau phản ứng là: A. 4,958 lít B. 2,479 lít C. 7,437 lít D. 74,37 lít Câu 115:Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ? A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau. B. Không bền ở nhiệt độ cao. C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion. D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ. Câu 116. Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ? A.CH4 B.CH3Cl C.CH3COONa D.CO2
- Câu 117.Nhóm chức là …………. gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phát biểu trên là A. nguyên tử. B. phân tử. C.nhóm nguyên tử. D.nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử. Câu 118:Dựa vào phổ IR của hợp chất X thuộc loại ester có công thức CH3COOCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O? A. A B.B C.C D.D Câu 119: Dùng phương pháp sắc kí để tách A và B, A ra khỏi cột trước, B ra sau. Phát biểu nào sau đây đúng? A. A và B có cùng khả năng hấp phụ và hoà tan. B. A và B không tan trong pha động. C. B bị hấp phụ kém hơn A. D. A hòa tan tốt trong dung môi hơn B Câu 120: Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane tức là đang dùng phương pháp: A. Phương pháp chiết lỏng – lỏng. B. Phương pháp chiết lỏng rắn. C. Phương pháp kết tinh. D. Phương pháp chưng cất. Câu 121: Cho hỗn hợp các chất: A sôi ở 360C, B sôi ở 980C, C sôi ở 1260C, D sôi ở 1510C. Có thể tách riêng các chất bằng cách nào? A.Kết tinh B.Chiết C.Thăng hoa D.Chưng cất Câu 122.Công thức phân tử cho biết A. tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B.số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. C. thành phần định tính các nguyên tố.
- D. tỉ lệ khối lượng mỗi nguyên tử trong phân tử. Câu 123:Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, thấy thoát ra khí CO 2, hơi nước và khí N2. Chọn kết luận đúng nhất. A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có oxygen. B. X là hợp chất chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N. C. X luôn có chứa C, H và có thể không có N. D. X là hợp chất chứa 4 nguyên tố C, H, N, O. Câu 124. Kết quả phổ khối MS của acetone được cho trong bảng sau: m/z Cường độ tương đối (%) 58 62 43 100 15 22 Phân tử khối của acetone là A.58. B. 57. C. 59. D. 56. Câu 125:Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Công thức thực nghiệm của chất có thể xác định theo thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố có trong phân tử đó. B. Công thức thực nghiệm của chất có thể xác định qua phổ hồng ngoại của chất đó. C. Công thức thực nghiệm của chất có thể xác định qua phổ khối lượng của chất đó. D. Công thức thực nghiệm của chất có thể xác định qua các phản ứng hóa học đặc trưng của chất đó. II. TỰ LUẬN: 1, LÀM CÁC BÀI TẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG 1,2,3- HÓA 11. 2, DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ BÀI TẬP VÍ DỤ Ở MỨC ĐỘ VẬN DỤNG: Câu 1. Một mẫu aspirin được xác định là có chứa carbon, hydrogen và oxygen về khối lượng. Phổ khối lượng của aspirin như hình sau đây. Xác định công thức phân tử của Aspirin. Câu 2: “Hiện tượng phú dưỡng”
- a) Dựa vào những dấu hiệu nào để dự đoán đã có hiện tượng phú dưỡng xảy ra trong một ao nước hay hồ nước? b) Giải thích tại sao khí thải có chứa NO 2 góp phần gây ra mưa acid và hiện tượng phú dưỡng? c) Nêu các biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng phú dưỡng xảy ra ở các ao, hồ. Câu 3: Viết các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có) : Ví dụ a) N2 + Ca b) H2SO4 loãng + Cu c) SO2 + ? S + ? d) H2SO4 đặc nóng + ? Fe2(SO4)3 + SO2 + ? 3 2 e, NH + O -----> ? g) ? + HNO3Ca(NO3)2 + ? + ? h) S + F2 i) H2SO4loãng + Fe3O4 FeSO4 + ? + ? k) N2 + H2 Câu 4. Safrol là một chất có trong tinh dầu xá xị (hay gù hương), được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Phổ MS của safrol có thấy chất này có phân tử khối là 162. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong safrol lần lượt là 74,07%; 6,18% và 19,75%. Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của safrol. -------------Hết-------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 44 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn