intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, nâng cao khả năng ghi nhớ và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ dưới đây. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019­ TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ 2020 Môn: Lịch sử 11 I ­ NỘI DUNG ÔN TẬP: Ôn tập tất cả các nội dung kiến thức Lịch sử lớp 11 từ bài 01 đến hết bài 1 3 theo sách  giáo khoa ban cơ bản, tập trung chủ yếu vào các nội dung chủ yếu sau: Chương Nội dung kiến thức cần nắm vững LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (tiếp theo)   1. Nhật Bản: Cần nắm được:  ­ Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa, tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị 1868. ­ Biểu hiện của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.   2. Ấn Độ: các em cần làm rõ:  Chương I ­ Sự chuyển biến về kinh tế ­ xã hội Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.  CÁC  ­ Sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ. NƯỚC  ­ Phong trào cách mạng ở Ấn Độ (1905 – 1908). CHÂU Á,    3. Trung Quốc: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, tính chất và  CHÂU PHI  hạn chế (nếu có) của các cuộc đấu tranh như: Phong trào Thái Bình thiên  VÀ KHU  quốc, cải cách Mậu Tuất (1898), phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, đặc biệt cuộc  VỰC  Cách mạng Tân Hợi (1911). MĨ    4. Các nước Đông Nam Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Các em cần  LA TINH  làm rõ: (Thế kỉ XIX     ­ Vì sao các nước ở Đông Nam Á, châu Phi, Mĩ Latinh lại trở thành thuộc  đến đầu  địa. thế kỉ XX)    ­ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân Đông Nam Á  (Lào, Campuchia), châu Phi, khu vực Mĩ Latinh.   ­ Nhận xét, đánh giá về phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ở khu  vực châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh (gợi ý: quy mô, lực lượng, kết quả, nguyên  nhân thất bại, ý nghĩa).  1) Nguyên nhân (sâu xa, trực tiếp) dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới  Chương II bùng nổ CHIẾN  2) Các giai đoạn chính, diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ  TRANH  nhất.  THẾ GIỚI  (thông qua lập bảng theo gợi ý sau): THỨNHẤT Thời gian Diễn biến chính Kết quả (1914 1918)   3) Tính chất, hậu quả, bài học. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 – 1945) Chương I   1) Cách mạng tháng hai, cách mạng tháng Mười Nga 1917. CÁCH       ­ Hoàn cảnh cách mạng bùng nổ. MẠNG       ­ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng. THÁNG       ­ Qua đó giải thích được vì sao năm 1917 ở Nga có 2 cuộc cách mạng.  MƯỜI    2) Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê Nin khởi xướng (1921).
  2.     ­ Hoàn cảnh ra đời. NGA 1917      ­ Nội dung của chính sách kinh tế mới. VÀ CÔNG      ­ Kết quả, ý nghĩa, bài học (liên hệ thực tiễn). CUỘC XÂY    3) Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921­1941).  DỰNG      ­  Thành tựu về: công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa ­ giáo dục, xã hội. CNXH Ở         ­ Ý nghĩa của thành tựu: Chỉ  trong 1 thời gian ngắn từ  1 nước nông   LIÊN XÔ nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở  thành 1 cường quốc công nghiệp   1921 – 1941 đứng thứ hai trên thế giới, có nền văn hóa, khoa học­kĩ thuật tiên tiến và có   vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Chương II   1) Hoàn cảnh, nội dung hội nghị, kết quả của Hội nghị Véc xai –  CÁC  Oasinhton. NƯỚC    2) Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp giải quyết của cuộc khủng  TƯ BẢN  hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).   3) Tình hình các nước tư bản Mĩ, Đức giữa hai cuộc chiến tranh (1933 –  GIỮA  1939). HAI CUỘC      + Mĩ: thực hiện cải cách kinh tế ­ xã hội thông qua Chính sách mới (của  CHIẾN  Rudơven), nhờ đó đã duy trì được sự phát triển của CNTB  TRANH      + Đức: Chính sách của Đảng Quốc Xã (sau khi Hít­le lên cầm quyền).    THẾ GIỚI      =>  Rút ra nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phần II. Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Bài kiểm tra gồm có 2 phần: ­ Phần trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm). ­ Phần tự luận (4.0 điểm). Phần III. Gợi ý 1 số bài tập. 1. Bài tập trắc nghiệm khách quan. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Điểm nổi bật nhất trong tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm  1868 là A. những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng gắn liền với sự  ra đời của giai cấp tư sản. B. nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. C. thời kì khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Nhật Bản. D. các nước đế quốc đua nhau ép Sôgun kí những hiệp ước bất bình đẳng. Câu 2. Minh Trị có nghĩa là A. Sự cai trị sáng suốt.     B. Nhà vua anh minh. C. Sự cai trị với đường lối đúng đắn.                         D. Các ý trên đều   đúng Câu 3. Đâu không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868? A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới. B. Thi hành thống nhất tiền tệ, thị trường, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa   ở nông thôn. C. Tiến hành chia ruộng đất cho nông dân, ban hành mức lương tối đa cho công nhân. D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật  giảng dạy. Câu 4. Chủ trương của Đảng Quốc đại của Ấn Độ là A. dùng phương pháp đấu tranh ôn hòa đòi thực dân Anh phải thực hiện cải cách,  phản đối đấu tranh bạo lực.                                 B. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh    C. chuyển dần từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh vũ trang 
  3. D. đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh. Câu 5. Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của lực lượng xã hội nào của Trung  Quốc?   A. Tư sản dân tộc.                                         B. Tư sản mại bản.   C. Vô sản.                                                   D. Trí thức tiểu tư sản Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nét nổi bật trong tình hình  ở Lào trước khi  bị Pháp xâm lược? A. Chế độ phong kiến cát cứ, ảnh hưởng của vua bị hạn chế. B. Công xã nông thôn là cơ sở xã hội chính, chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại. C. Bị Xiêm khống chế. D. Tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa Câu 7. Nét nổi bật nhất trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân  phương Tây là A. cuộc đấu tranh của nhân dân An­giê­ri. B. cuộc khcáng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu­đăng. C. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê­ti­ô­pi. D. cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập. Câu 8. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là A. các nước tranh giành vị trí bá chủ thế giới. B.  vì vấn đề thuộc địa. C. vì vấn đề vũ khí hạt nhân.  D.   vì   vấn   đề     sắc  tộc.  Câu  9. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn I của chiến tranh thế  giới thứ  nhất  (1914 ­  1918) là A. hai bên trong thế cầm cự nhưng ưu thế nghiêng dần về phe Hiệp ước . B. hai bên trong thế cầm cự. C. phe Hiệp ước từng bước chiếm thế chủ động. D. ngay từ đầu phe Hiệp ước đã nắm thế chủ động. Câu 10. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ  XIX ­ đầu thế kỉ XX đã dẫn đến hệ quả gì? A. làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản. B. làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. C. làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. D. làm tan vỡ hệ thống tư bản chủ nghĩa. Câu 11. Sự kiện trực tiếp châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 –  1918) bùng nổ là A. thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc­bi ám sát. B. Đức – Áo – Hung thành lập liên minh, chạy đua vũ trang. C. Anh, Pháp, Nga liên kết thành liên minh quân sự. D. Đức­ Áo­ Hung tuyên chiến với Anh – Pháp­ Nga. Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918)? A. Chính phủ Đức và Mĩ đã thương lượng với nhau để kết thúc chiến tranh. B. Cách mạng dân chủ  tư  sản Đức bùng nổ  và giành thắng lợi, chính phủ  mới tuyên   bố rút ra  khỏi chiến tranh. C. Đức phải kí Hiệp định đầu hàng không điều kiện. D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, các nước đế  quốc buộc phải kết thúc   chiến tranh để đối phó với phong trào cách mạng đang lan rộng. Câu 13. Nguyên nhân nào khiến quân Pháp thoát khỏi nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt? A. Quân Nga tấn công Đông Phổ, buộc quân Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây   về chống lại quân Nga.
  4. B. Quân Anh giúp quân Pháp mở mặt trận phía Tây. C. Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức. D. Quân Pháp có vũ khí mới. Câu 14. Thái độ của Đức làm cho quan hệ quốc tế ở châu Âu như thế nào? A. Bình thường . B. Căng thẳng, đối đầu nhau. C. Hợp tác, cùng phát triển. D. Hòa hoãn. Câu 15. Sự kiện nổi bật nhất trong giai đọan hai của chiến tranh thế giới thứ nhất là A. cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết rút khỏi chiến tranh. B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước . C. Đức sử  dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm, gây cho phe Hiệp  ước  nhiều thiệt hại. D. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Liên minh. Câu 16. Trước cách mạng 1905 ­ 1907, Nga là nước A. quân chủ chuyên chế.       B. quân chủ lập hiến. C. thuộc địa nửa phong kiến.  D. cộng hòa. Câu 17. Lê­ nin từ nước nào bí mật về Pê­ tơ­rô­grát để chỉ đạo cuộc cách mạng tháng   Mười Nga? A. Ba Lan. B. Phần Lan.  C. Thụy Điển.  D. Na Uy. Câu 18. Nền kinh tế nước Nga đầu thế kỉ XX là A. nền kinh tư bản chủ nghĩa phát triển. B.   nền   kinh   tế   nông   nghiệp   lạc  hậu. C. nền kinh tư bản chủ nghĩa chậm  phát triển. D. nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Câu 19. Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 ­ 1941) với nhiệm vụ  trọng tâm là gì?        A. Công nghiệp hóa XHCN.                            B. Tập thể hóa nông nghiệp.   C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.                   D. Phát triển văn hóa – giáo dục. Câu 20. Vì sao công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 ­ 1941) tạm thời bị  gián đoạn? A. Nội chiến.                                                 B. Các thế lục bên ngoài chống phá. C. Chiến tranh xâm lược của phát xít Đức.      D. Đế quốc xâm chiếm. Câu 21. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế  1929 – 1933 bằng biện pháp A. tiến hành cải cách kinh tế. B. đổi mới quá trình quản lí, sản xuất. C. tiến hành cải cách xã hội. D. thiết lập chế độ độc tài phát xít. Câu 22. Trước hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933  ba n ước Anh, Pháp, Mĩ  đã A. tiến hành cải cách kinh tế. B. đổi mới quá trình quản lí, sản xuất. C. tiến hành cải cách xã hội. D. thiết lập chế độ độc tài phát xít. Câu 23. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã  A. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản. B. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. C. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
  5. D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền  lợi. Câu 24.  Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế  1929 – 1933 bằng biện pháp gì? A. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất. B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới. C. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp. D. Tiến hành những cải cách kinh tế  xã hội một cách ôn hòa và duy trì nền dân chủ  đại nghị. Câu 25. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là  A. Đảng trung tâm. B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội( Đảng Quốc xã ) C. Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo. D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo. Câu 26. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929 – 1933 ), giới cầm quyền Đức  đã  A. thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội B. tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinmh tế chính. C. tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, phân biệt chủng   tộc, phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. D. thành lập mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít. Câu 27. Chính quyền phát xít ở Đức đã tổ chức nền kinh tế như thế nào khi cầm  quyền? A. Tập trung, mện lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự B. Tập trung, mệnh lệnh phục vụ nhân dân C. Tập trung, mệnh lệnh phục vụ nh cầu kinh tế D. Tập trung, mệnh lệnh, không giao lưu với các nước bên ngoài Câu 28. Ai là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử tổng thống 4 nhiệm kì liên  tiếp? A. Lincoln                                     B. Nixơn C. Ru – dơ – ven                            D. Harding Câu 29. Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối  với nước Mĩ là A. nhiều chủ ngân hàng ở Mĩ bị phá sản. B. sự bất công trong xã hội ngày càng tăng lên. C. tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng trở nên sâu sắc. D. hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân  dân lan rộng toàn nước Mĩ. Câu 30. Sự thiệt hại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Mĩ trong cuộc khủng hoảng  kinh tế 1929 – 1933 là A. Việc cấp thẻ tín dụng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều. B. 10 vạn ngân hàng, chiếm 40% tổng số ngân hàng ở Mĩ bị phá sản. C. Nạn đầu cơ tích trữ chứng khoán phát triển. D. Thu nhập quốc dân giảm 1/3. 2. Bài tập tự luận. Bài tập 1: Em hãy trình bày nội dung cơ  bản của cuộc Duy Tân Minh Trị  (1868). Tại   sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? 
  6.  Hướng dẫn: a. Nội dung cơ bản cuộc Duy Tân Minh Trị (1868): ­ Trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh Nhật Bản (đầu thế kỉ XX đến trước năm 1868). + Trong nước:....   + Bên Ngoài: .... ­ Trình bày nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị:   + Về chính trị:... + Về kinh tế:...   + Về quân sự:...   + Về giáo dục:... ­ Rút ra kết quả, ý nghĩa, tính chất của cuộc Duy tân. b. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản là vì:   + Giai cấp lãnh đạo ...   + Mục tiêu cách mạng...   + Kết quả đạt được, ý nghĩa của cuộc cách mạng.... Bài tập 2:  Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) diễn ra như thế nào? Phân tích chất của  cách mạng Tân Hợi? Hướng dẫn: a. Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)  ­ Nguyên nhân cách mạng bùng nổ:   + Nguyên nhân sâu xa:   + Nguyên nhân Trực tiếp: ­ Diễn biến cách mạng: ­ Nêu kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng. b. Phân tích tính chất của cuộc cách mạng: ­ Cuộc cách mạng dân chủ tư sản:................................ ­ Không triệt để: .................................. Bài tập 3:  Vì sao chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Lập niên biểu về  những sự  kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914­1918). Cuộc chiến tranh kết thúc  đã để lại những hậu quả gì cho nhân loại? Hướng dẫn: ­ Nêu được nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc mà trực tiếp là Anh và  Đức về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân cơ bản của chiến tranh.  ­ Nguyên nhân Trực tiếp: Ngày 28­6­ 1914, 1 người Xéc ­bi đã ám sát hoàng thân thừa kế ngôi  vua Áo ­ Hung (phe liên minh), vin có này Áo ­ Hung tấn công Xec­bi mở đầu chiến tranh. ­ Lập niên biểu các giai đoạn chính của chiến tranh: Thời gian Diễn biến chính Kết quả ­ Hậu quả, bài học. Bài tập 4:  Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 diễn ra như thế nào? Vì sao năm   1917  ở  Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng? Ý nghĩa lịch sử  của Cách mạng tháng   Mười? Hướng dẫn: ­ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng 2/1917 và Cách mạng tháng  Mười Nga1917. ­ Giải thích: Vì sao năm 1917 ở nước Nga có hai cuộc cách mạng: + Cách mạng DCTS tháng Hai (1917): mới chỉ giải quyết được mâu  thuẫn...............
  7. + Cách mạng XHCN tháng Mười (1917): giải quyết nốt mâu thuẫn còn lại của  nước Nga đó là mâu thuẫn giữa..................... ­ Ý nghĩa lịch sử của Cách tháng Mười Nga năm 1917.   + Đối với nước Nga.   + Đối với thế giới. Bài tập 5.  Nội dung của chính sách kinh tế mới (1921)? Chính sách này đã tác động như thế  nào đến nước Nga Xô viết? Bài học gì đã được rút ra cho công cuộc xây dựng CNXH ở Việt  Nam?    Bài tập 6. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô (1925 – 1941) đã đạt  được những thành tựu như thế nào? Vì sao đạt được những thành tựu đó? Bài tập 7. Trình bày nội dung của chính sách mới? Tác động của Chính sách mới tới nước Mĩ  như thế nào?  Các em nhớ: Ôn tập cần:  + Đọc và nắm vững các yêu cầu nội dung phần I.  + Lập sơ đồ  hóa các kiến thức cơ bản (theo dạng sơ đồ  tia hoặc sơ  đồ  hình cây, lập bảng   thống kê các sự kiện, … có liên hệ). Làm bài cần: + Đọc kĩ  đầu bài (tránh lạc đề). + Xác định trọng tâm câu hỏi, trả lời đúng vào trọng tâm của câu hỏi, chọn một đáp án đúng   duy nhất (đối với câu trắc nghiệm khách quan). + Phân bố thời gian làm bài cho hợp lí. + Trình bày bài khoa học, sạch sẽ, viết đúng chính tả, tránh tẩy xóa. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI THẬT TỐT!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2