Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
lượt xem 1
download
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng giúp các em hệ thống kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy khi làm đề thi để chuẩn cho bài kiểm tra học kì 1 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 20192010 I. NỘI DUNG KIẾN THỨC: TỪ BÀI 9 ĐẾN BÀI 13 BÀI 9: cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Bài 10: Liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (19211941) Bài 11: Tình hình các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh (19181939) Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh (19181939) Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh (19181939) II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: GỒM 2 PHẦN Phần trắc nghiệm: 26 câu (8đ) Phần tự luận: 1 câu (2 điểm) Câu hỏi tự luận là dạng câu hỏi so sánh, nêu đặc điểm, phân tích. PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài 9. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 1921) I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1. Nước Nga trước cách mạng Chính trị: Nga là nước quân chủ chuyên chế, tàn tích chế độ phong kiến đã kìm hãm CNTB ở Nga. Kinh tế: lạc hậu, đói kém Xã hội: nhiều mâu thuẫn gay gắt, công nhân > Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng. 2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười Cách mạng tháng Hai: T2/1917, 9 vạn công nhân nữ Peterograt biểu tình, chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. Kết quả: chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ. Nga tồn tại 2 chính quyền: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết. Tính chất: cách mạng dân chủ tư sản Cách mạng tháng 10:
- 4/1917, Lênin thông qua Luận cương tháng tư chuyển CMDCTS sang CMXHCN. Đêm 24/10/ khởi nghĩa bắt đầu Đêm 25/10 chiếm Cung điện mùa Đông, chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. Cách mạng thắng lợi. 3/11/1918, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên đất nước Nga. Tính chất: Cách mạng xã hội chủ nghĩa. II. Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Với nước Nga: + Thay đổi tình hình nước Nga và số phận người Nga; Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động. + Mở ra kỉ nguyên mới; đưa người dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng CNXH. Với thế giới: + Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới. Bài 10 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 1941) 1. Chính sách kinh tế mới * Hoàn cảnh lịch sử: Nền kinh tế tàn phá nặng nề. Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng chống phá gây bạo loạn khắp nơi. Chính sách cộng sản thời chiến kìm hãm nền kinh tế, nhân dân bất bình. 3/1921 Đảng Bônsêvich thông qua Chính sánh kinh tế mới của Lênin. * Nội dung chính sách kinh tế mới (N.E.P) Nông nghiệp: Ban hành thuế nông nghiệp. Công nghiệp: phát triển công nghiệp nặng, cho phép tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ. Khuyến khích nước ngoài vào đầu tư kinh doanh ở nước Nga. Thương nghiệp – tiền tệ: Tự do buôn bán. Phát hành tiền mới: đồng rúp. * Kết quả, ý nghĩa: + Kinh tế nước Nga khôi phục căn bản. Động viên nhân dân phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. + Chuyển nền kinh tế từ nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát 2. Sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết 12/1922, Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. (Liên xô).
- Thành lập Liên bang đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, tăng cường sức mạnh đoàn kết các dân tộc. Bài 11. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 1939) 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai Oasinhtơn CTTG thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hôi ngh ̣ ị Hòa bình ở Vécxai (19191920) và Oasinhtơn (19211922) để phân chia quyền lợi => Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống Vecxai Oasinhtơn. Các nước thắng trận (A, P, M, NB) giành nhiều món lợi và xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc với nhau. Thành lập Hội quốc liên với sự tham gia của 44 nước đế quốc để duy trì trật tự thế giới mới. 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933 và hậu quả của nó Nguyên nhân: Do sản xuất ồ ạt Cung vượt quá cầu. 10/1929, khủng hoảng nổ ra ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản... Hậu quả: + Kinh tế: Tàn phá kinh tế các nước tư bản. + Chính trịxã hội: Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh đói khổNhiều cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục Đe dọa sự tồn tại của các nước tư bản Biện pháp: Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước thoát khỏi khủng hoảng bằng 2 con đường: Anh – Pháp – Mĩ: cải cách kinh tế duy trì CNTB Đức – Italia – Nhật: phát xít hóa, ráo riết chạy đua vũ trang. + Về quan hệ quốc tế: Hình thành hai khối đế quốc đối lập: Mĩ, Anh, Pháp > ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc CTTG mới. Bài 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 1939) I. Nước Đức trong những năm 19291939 1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho kinh tế, chính trị, xã hội của Đức khủng hoảng trầm trọng. + Kinh tế: suy giảm (CN giảm 47%), hàng nghìn nhà máy đóng cửa + Xã hội: thất nghiệp tăng (5 triệu người)
- + Chính tri: khủng hoảng, Đảng quốc xã nắm quyền chủ trương phát xít hóa đất nước. 30/1/1933 Hítle làm thủ tướng thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. 2. Nước Đức trong những năm 19331939 * Đối nội: Về chính trị: + Thiết lập nền độc tài, khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ + Đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, thủ tiêu nền cộng hòa Vaima + 1934, Hít le xưng là Quốc trưởng suốt đời. Về kinh tế: tổ chức theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Về quân sự: Lệnh tổng động viên, chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh xâm lược. 1938, Đức trở thành trại đúc súng và một trại lính khổng lồ. * Đối ngoại: 10/1933, rút khỏi Hội Quốc Liên để được tự do hành động. Kí hiệp ước với các nước phát xít Nhật, Italia phe phát xít nguy cơ chiến tranh. Bài 13 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 1939) 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 ở Mĩ. 29/10/1929 cuộc khủng hoảng bùng nổ trong lĩnh vực tài chínhngân hàng, sau đó lan nhanh các nghành khác. Hậu quả: Tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ. + Công nghiệp: còn 53%, 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa, hàng chục triệu người thất nghiệp. + Mâu thuẫn xã hội gay gắt, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh. 2. Chính sách mới của Tổng thống Rudơven Mục đích: đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Nội dung: + Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế + Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp... + Giải quyết nạn thất nghiệp Kết quả: Tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì chế độ dân chủ tư sản. Đối ngoại:
- + Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” với Mĩ latinh. + 11/1933 công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. + Trung lập với các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. PHẦN 2: ĐỀ THAM KHẢO: Câu 1: Các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933 bằng cách nào? A. cải cách chính trị xã hội. B. cải cách kinh tế xã hội. C. đàn áp các cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân. D. phát xít hóa bộ máy nhà nước. Câu 2: Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập có ý nghĩa: A. tăng cường đoàn kết dân tộc. B. Liên Xô trở thành cường quốc. C. nâng cao uy tín của Liên Xô. D. phát triển kinh tế. Câu 3: Ý nghĩa nổi bật của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga là: A. chính trị ổn định. B. kinh tế Nga phát triển. C. nước Nga trở thành cường quốc kinh tế. D. nhân dân lao động Nga trở thành người làm chủ đất nước. Câu 4: Tháng 10 1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên nhằm mục đích A. không muốn thực hiện các thỏa thuận được kí kết với các nước thắng trận. B. để được tự do hành động, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. C. để chuẩn bị cho hoạt phát triển kinh tế thuận lợi hơn. D. để được tự do phát triển nền kinh tế, không bị ràng buộc bởi các nước tư bản khác. Câu 5: Yếu tố cơ bản dẫn đến quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức là A. Đức là nước bị tàn phá nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Đức là nước thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Đức là nước thua trận và bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. D. Đức có ít thuộc địa và nghèo tài nguyên nhất trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
- Câu 6: Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của Mĩ là A. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. B. đạo luật ngân hàng. C. đạo luật phục hưng công nghiệp. D. đạo luật chính trị, xã hội. Câu 7: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tính chất là: B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu A. cuộc cách mạng tư sản. mới. C. cuộc cách mạng dân tôc. D. cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 8: Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới Mĩ đã thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế? A. Chính sách thực lực nước Mĩ. B. Chính sách trung lập. C. Chính sách chạy đua vũ trang. D. Chính sách láng giềng thân thiện. Câu 9: Dưới thời kì cầm quyền của Hítle, nền kinh tế Đức được phát triển theo hướng A. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. B. chỉ chú trọng phát triển các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân sự. C. đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp. D. hàng hóa, phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Câu 10: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ gì? A. Đưa nước Nga thoát khỏi chiến B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai tranh đế quốc. cấp tư sản. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho D. Lật đổ chế độ Nga hoàng. nông dân. Câu 11: Khủng hoảng kinh tế 19291933 bắt đầu từ nước A. Mĩ. B. Pháp. C. Đức. D. Anh. Câu 12: Đánh giá nào sau đây là đúng về nước Đức trong những năm 1933 – 1939? A. Nước Đức trở thành “lò lửa” chiến tranh nguy hiểm nhất châu Âu. B. Nước Đức trở thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Âu và thế giới. C. Nước Đức đã vượt qua khủng hoảng kinh tế mà vẫn duy trì được nền dân chủ tư sản. D. Nước Đức có nền kinh tế phát triển nhanh, quốc phòng vững mạnh.
- Câu 13: Với việc các nước đế quốc kí các hòa ước Vecxai và Oasinhtơn, quan hệ quốc tế có gì mới? A. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc B. Một trât tự thế giới mới được thiết với Liên xô. lậ p . C. Trật tự thế giới vẫn giữ nguyên như D. Sự đối đầu giữa các nước đế quốc cũ. với nhau. Câu 14: Vì sao cục diện hai chính quyền không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917? A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi. B. Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga. C. Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa D. Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 15: Ai đã đề ra “Chính sách mới” và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 19291933? A. Aixenhao. B. Clintơn C. Tơruman. D. Rudơven. Câu 16: Tác động đối với quan hệ quốc tế từ đạo luật trung lập của Mĩ là A. khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động. B. thúc đẩy cho chủ nghĩa phát xít bành trướng khắp thế giới. C. làm ngơ cho chủ nghĩa phát xít bành trướng. D. kiên quyết ngăn chặn chủ nghĩa phát xít. Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi? A. Quân khởi nghĩa chiếm Xtalin – B. Quân khởi nghĩa chiếm Pêtơrôgrat. grat. D. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện C. Quân khởi nghĩa chiếm Lênin grat. Mùa Đông. Câu 18: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 1933 là do A. người dân không đủ tiền mua hàng hoá. B. tác động của cao trào cách mạng thế giới 19181923. C. các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất. D. sản xuất một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến cung vượt quá cầu.
- Câu 19: Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. lâu dài và bền vững. B. lâu dài. C. tạm thời và mong manh. D. bền vững. Câu 20: Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ gì? A. Đưa nước Nga thoát khỏi chiến B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho tranh đế quốc. nông dân. C. Đánh bại chính phủ tư sản. D. Lật đổ chế độ Nga hoàng. Câu 21: Sự kiện nào mở đầu cách mạng tháng 21917 ở Nga? A. Nga hoàng Nicolai II tuyên bố thoái vị. B. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông. C. 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrat biểu tình. D. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. Câu 22: Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 có tính chất là: A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản . hình. C. cuộc cách mạng vô sản. D. cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ. Câu 23: Bản chất của Hội nghị Vécxai và Oasinhton là: A. thống trị thế giới. B. tranh chấp quyền lực. C. phân chia quyền lợi. D. cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa. Câu 24: Để duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đã thành lập tổ chức: A. Hội Hòa bình. B. Hội Vạn quốc. C. Liên Hợp quốc. D. Hội Quốc liên. Câu 25: Cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933 bắt đầu từ lĩnh vực nào? A. Thương B. Công nghiệp C. Tài chính ngân D. Nông nghiệp. nghiệp. nặng. hàng. Câu 26: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào ? A. Nhân dân lao động Nga lần đầu tiên được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. B. Thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không
- còn là duy nhất. C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế. Câu 27: Các nước tư bản Đức, Italia, Nhật Bản đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933 bằng cách nào? A. phát xít hóa bộ máy nhà nước. B. đàn áp các cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân. C. cải cách kinh tế xã hội. D. cải cách chính trị xã hội. Câu 28: Hành động của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 1918 như thế nào? A. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến B. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế tranh đế quốc. giới thứ nhất. C. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy D. Tham chiến có điều kiện. lợi nhuận. Câu 29: Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 1933 là A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp. B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới. C. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa. D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được. Câu 30: Việc làm đầu tiên của Hít le sau khi lên nắm quyền ở Đức là A. tập trung phát triển kinh tế, trước hết là công nghiệp nặng. B. xây dựng quân đội thường trực mạnh chuẩn bị cho chiến tranh. C. thiết lập nền chuyên chính, độc tài, công khai khủng bố các đảng phái tiến bộ. D. tiến hành cải cách đất nước theo hướng dân chủ hóa. Câu 31: Đầu thế kỉ XIX, chế độ chính trị của nước Nga là: A. chế độ quân chủ lập hiến. B. chế độ quân chủ chuyên chế. C. chế độ dân chủ đại nghị. D. chế độ cộng hòa. Câu 32: Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?
- A. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập. B. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa. C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng. D. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập cùng song song tồn tại. Câu 33. Mục tiêu và đường lối cách mạng tháng Mười Nga được Lê nin trình bày trong tác phẩm nào? A. Luận cương tháng tư. B. Nhà nước và cách mạng. C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao. D. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Câu 34. Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mạng tháng Hai ở Nga là gì? A. Bãi công chính trị. B. Biểu tình. C. Vũ trang. D. Hòa bình. Câu 35. Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười? A. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa. C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động. D. Do Đảng Bôn sê vich lãnh đạo. Câu 36. Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản. A. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản. B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. C. Xây dựng khối liên minh công nông. D. Kết hợp giành và giữ chính quyền. Câu 37. Cách mạng tháng Mười Nga, có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc? A. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế. B. Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản. C. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ. D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông. Câu 38. “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây? A. Cách mạng DTDC ND Trung Hoa. B. Cách mạng Tư sản Pháp. C. Cách mạng Tháng Mười Nga. D. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 75 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 135 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 91 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
20 p | 91 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 63 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 126 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn