intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí được chia sẻ nhằm giúp các em tổng hợp kiến thức đã học, luyện tập kỹ năng ghi nhớ chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Uông Bí

  1. ĐỀ CƯƠNG – MA TRẬN LỊCH SỬ 12 – HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019 – 2020 I. MA TRẬN Mức độ NHẬ THÔN VẬN  VẬN  TỔNG Chủ đề N  G HIỂU DỤNG  DỤNG  BIẾT THẤP CAO Chủ  đề  1: Phong trào dân tộc  2 2 2 1 7 dân chủ   ở  Việt Nam từ  1919­ 1925 Chủ  đề  2: Phong trào dân tộc  2 2 2 1 7 dân chủ   ở  Việt Nam từ  1925­ 1930   (Hội   VN   CMTN   +   3   tổ  chức CS và ĐCSVN) Chủ   đề   3:   Phong   trào   cách  2 2 2 6 mạng 1930 – 1931 Chủ  đề  4: Phong trào dân chủ  2 2 2 6 1936­1939.  Chủ   đề   5:   Phong   trào   giải  2 2 2 2 8 phóng   dân   tộc   và   Tổng   khởi  nghĩa   tháng   Tám   (1939­1945).  Nước VNDCCH ra đời. (Bài 16  tiết 3) Số câu 10 10 10 4 34 Số điểm 2,94 2,94 2,94 1,18 10,0 Tỉ lệ 29,4% 29,4% 29,4% 10,8% 100% II. ĐỀ CƯƠNG 1. Đề cương theo bài: ­ Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919­1925 + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ  hai của thực dân Pháp: Hoàn cảnh, thời gian, nội   dung, tác động, so sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đặc điểm của cuộc   khai thác, đầu tư vào những ngành nào, tại sao …. + Những chuyển biến về kinh tế (chuyển biến tích cực, hạn chế) …; chuyển biến về  giai cấp xã hội (lực lượng xã hội cũ, lực lượng xã hội mới; giai cấp cũ, giai cấp mới,   trưởng thành; thái độ  chính trị  của từng thành phần giai cấp, tại sao có thái độ  như  vậy?; những mâu thuẫn xã hội (mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu)….                                                Trang 1/5 
  2. + Phong trào dân tộc, dân chủ  1919 – 1925: Các phong trào của tư  sản, tiểu tư  sản,   công nhân. + Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1924. ­ Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925­1930 + Tổ  chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: Hoàn cảnh, thời gian,  địa điểm,  người sáng lập và lãnh đạo, vai trò của Hội, vai trò của Nguyễn Ái Quốc, khuynh   hướng cách mạng …. + Ba tổ chức cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam: thời gian, địa điểm, người sáng  lập, nội dung Hội nghị, ý nghĩa, vai trò, cương lĩnh chính trị đầu tiên …. ­ Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 + Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý   nghĩa, tại sao là Tổng diễn tập đầu tiên? Đỉnh cao, đặc điểm, …. + Hội nghị lần thứ nhất BCH TƯ lâm thới ĐCS Việt Nam: Hoàn cảnh, thời gian, địa  điểm, chủ trì, nội dung, luận cương, hạn chế luận cương, so sánh với cương lĩnh … ­ Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939: + Hoàn cảnh, nguyên nhân bùng nổ, diễn biến tiêu biểu (phong trào Đông Dương đại   hội, đòi quyền dân sinh dân chủ), kết quả, ý nghĩa, đặc điểm, so sánh với phong trào   cách mạng 1930 – 1931… + Hội nghị BCH trung ương tháng 7/1936. ­ Bài 16: (Tiết 3). Phong trào giải phóng dân tộc (1939 – 1945). Nước Việt Nam  DCCH ra đời (2/9/1945). ­ Cách mạng tháng Tám năm 1945: thời cơ, điều kiện, diễn biến, tính chất, nguyên   nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm, các đánh giá (lực lượng tham gia,   nghệ thuật chỉ đạo, nghệ thuật cách mạng) … ­ Nước VN DCCH ra đời: Tuyên ngôn độc lập, ngày quốc khách, ý nghĩa tuyên ngôn  … 2. Một số câu hỏi minh họa Câu 1. Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp diễn  ra trong hoàn cảnh nào? A. Thực dân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, trong khi cuộc chiến tranh thế giới đang  bước vào giai đoạn quyết định. B. Kinh tế   ổn định nhưng chính trị  bất  ổn. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi cải   thiện điều kiện sống của công nhân và nhân dân lao động Pháp lên cao. C. Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử ­ "khủng   hoảng thừa". D. Chiến tranh đã để  lại hậu quả rất nặng nề, nền kinh tế Pháp đang gặp khó khăn;   Pháp trở thành con nợ lớn của Mĩ. Câu 2. Pháp đầu tư  vốn vào ngành nào nhiều nhất trong quá trình khai thác thuộc địa  lần thứ hai? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Thương mại. Câu 3. Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh ớ Việt Nam trong thời kì 1919 ­ 1929? A. Đồn điền trồng lúa. B. Đồn điền trồng cao su. C. Đồn điền trồng chè. D. Đồn điền trồng cà phê. Câu 4. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 ­ 1929) có điểm gì   khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?                                                Trang 2/5 
  3. A. Pháp chú trồng đầu tư vào ngành khai thác mỏ. B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp năng. C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất ­ nhập khẩu. D. Pháp không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sờ hạ tầng. Câu 5. Điểm nổi bật nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai   của thực dân Pháp là: A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, toàn diện. B. Một nền kinh tế thuần nông. C. Một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc. D. Một nền kinh tế công – nông nghiệp khá phát triển. Câu 6. Bộ  phận có tinh thần dân tộc, hăng hái cách mạng nhất trong giai cấp tiểu tư  sản? A. Tiểu thương. B. Thị dân. C. Thợ thủ công. D. Trí thức ­ học sinh, sinh viên. Câu 7. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam (1919 – 1929) là: A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. B. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với tư sản. C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp tư sản. D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc, tay sai. Câu 8. Đối tượng chủ yếu cách mạng Việt Nam cần đánh đổ là: A. Địa chủ, tư sản. B. Tư sản, đế quốc. C. Đế quốc, địa chủ. D. Đế quốc, tay sai. Câu 9. Sự  kiện công nhân Ba Son đấu tranh đã "đánh dấu bước tiến mới của phong   trào công nhân Việt Nam". Bước tiến đó là gì? A. Giai cấp công nhân Việt Nam đã trở thành một lực lượng nòng cốt của phong trào   dân tộc. B. Phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu hướng tới mục tiêu dân tộc. C. Giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào thời kì đấu tranh tự giác. D. Giai cấp công nhân Việt Nam đã buớc vào thời kì đấu tranh tự giác hoàn toàn. Câu 10. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia tổ chức Đảng nào? A. Đảng Xã hội Pháp. B. Đảng Cộng sản Pháp. C. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Pháp. D. Đảng Công nhân xã hội dân  chù Nga. Câu 11. Phong trào 1930 – 1931 diễn ra trong bối cảnh là: A. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã kết thúc, tuy nhiên tác động của nó đối với kinh   tế Việt Nam là rất lớn. B. Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp chính trị. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. C. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng, tuy nhiên chính trị khá ổn định. D. Nhân dân thế giới đang tích cực đấu tranh chống Chủ nghĩa phát xít. Câu 12. Ngày 1/5/1930 diễn ra sự kiện gì? A. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức mít tinh quy mô lớn. B. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ  niệm ngày Quốc tế  Lao   động, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới. C. Công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động tổ  chức một cuộc mít tinh khổng lồ  (2,5 vạn người) ở Quảng trường Đấu Xảo (Hà Nội). D. Lần đầu tiên cờ  đỏ  sao vàng, cờ  đỏ  búa liềm xuất hiện trong các cuộc đấu tranh   của giai cấp công nông Việt Nam.                                                Trang 3/5 
  4. Câu 13. Từ tháng 9 đến hết năm 1930, trung tâm phong trào cách mạng ở: A. Hà Nội ­ Hải Phòng. B. Hải Phòng ­ Quảng Ninh. C. Sài Gòn ­ Chợ Lớn. D. Nghệ An ­ Hà Tĩnh. Câu 14. Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương từ  khi  nào? A. Tháng 10/1930. B. Tháng 4/1931. C. Tháng 3/1935. D. Tháng 71935. Câu 15. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ  bản nhất, quyết định  sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 ­ 1931? A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ­ 1933. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bổ trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên  chống đế quốc và phong kiến. D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông   dân. Câu 16. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 ­ 1931  là khẩu hiệu nào? A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”. C. “Tịch thu ruộng đất của đế  quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ  phong kiến”. D. "Chống đế quốc" "Chống phát xít". Câu 17. Đại hội VII Quốc tế  cộng sản đã xác định nhiệm vụ  trước mặt của cách  mạng thế giới là gì? A. Chống chủ nghĩa đế quốc B. Chống chủ nghĩa thực dân C. Chống chủ nghĩa phát xít D. Chống chiến tranh Câu 18. Năm 1937, ai giữ chức Toàn quyền Đông Dương? A. Đờ Cu B. Đờ Gôn C. Lêon Blum D. Brêviê Câu 19. Tình hình nông nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế  thế  giới 1929 ­   1933? A. Giá nông phẩm giảm mạnh, đất đai bị bỏ hoang. B. Các đồn điền trồng lúa chuyển sang đồn điền trồng cây công nghiệp. C. Tư bản Pháp đẩy mạnh hoạt động chiếm đất của nông dân, 2/3 nông dân không có   ruộng đất cày cấy hoặc chỉ có ít ruộng. D. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, gấp 10 lần so với trước khủng hoảng. Câu 20. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 ­ 1936)  họp ở đâu, ai chủ trì? A. Thượng Hải (Trung Quốc), Hà Huy Tập. B. Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc. C. Ma Cao (Trung Quốc), Nguyễn Văn Cừ. D. Thượng Hải (Trung Quốc), Lê Hồng Phong Câu 21. Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1936 ­ 1939 là: A. Chống đế quốc, đòi độc lập. B. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh; đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình. C. Chống phong kiến tay sai, tịch thu ruộng đất của địa chủ, đế quốc chai cho dân cày. D. Đòi quyền tự trị cho Đông Dương.                                                Trang 4/5 
  5. Câu 22. Tên gọi Mặt trận Dân chủ Đông Dương được hình thành từ khi nào? A. Tháng 7/1936. B. Tháng 3/1938. C. Tháng 3/1936. D. Tháng 7/1938. Câu 23. Cờ  đỏ  sao vàng năm cánh chính thức trở  thành Quốc kì của nước Việt Nam  Dân chủ Cộng hoà vào khi nào? A. Ngày 2/9/1945. B. Ngày 19/8/1945. C. Ngày 17/8/1945. D. Ngày 25/8/1945. Câu 24. Chính phủ  lâm thời nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hoà được cải tổ  từ  tổ  chức nào? A. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. C. Tổng bộ Việt Minh. D. Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc. Câu 25. Những tỉnh nào dưới đây giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lị sớm nhất trong   cả nước? A. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Nam Định. B. Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh. C. Bắc Thái, Hải Dương, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh. D. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.                                                Trang 5/5 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2