intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Võ Trường Toản", tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải bài tập chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HKI MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 Năm học: 2021 – 2022 NỘI DUNG ĐỊA LÍ Câu 1. Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả: *Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: ­ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 điểm cực của Trái Đất  và nghiêng một góc 66 độ 33’ trên mặt phẳng quỹ đạo. ­ Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục là khoảng 24 giờ. ­ Hướng tự quay quanh trục từ Tây sang Đông. * Hệ quả: ­ Sự luân phiên ngày đêm: + Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ  chiếu sáng được một nửa Trái  Đất. + Do Trái Đất tự  quay quanh trục từ  Tây sang Đông nên  ở  mọi nơi trên Trái Đất   đều lần lượt có ngày và đêm. ­Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể di chuyển trên bề mặt Trái đất: + Trái đất tự quay đã sinh ra lực Cô­ri­ô­lit, làm cho các vật đang chuyển động đều  bị lệch so với hướng ban đầu. Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về bên phải,   ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về bên trái. Câu 2.Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả: * Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: ­ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ  Tây sang Đông trên một   quỹ đạo có hình elip gần tròn. ­ Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ. ­   Trong   khi   chuyển   động   trên   quỹ   đạo,   Trái   Đất   lúc   nào   cũng   giữ   nguyên   độ  nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi. * Hệ quả: 
  2. ­ Hiện tượng các mùa trong năm: + Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do trục Trái Đất nghiêng và gần như  không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.  + Mùa của 2 bán cầu trái ngược nhau. ­Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa: + Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm  ở  hai bán cầu có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. Các địa điểm nằm trên  đường Xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau. Càng xa xích đạo về  phía 2 cực, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng biểu hiện rõ. + Do mùa ở 2 bán cầu diễn ra ngược nhau nên độ  dài ngày đêm ở  2 bán cầu cũng   ngược nhau. Câu 3. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Các mảng kiến tạo: ­ Cấu tạo của Trái đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, Man –ti và nhân. + Vỏ  Trái đất: độ  dày từ  5 km đến 70 km. Trạng thái rắn chắc. Nhiệt độ: càng  xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa 1000 độ C. + Lớp Man­ti: độ  dày gần 3000 km. Trạng thái từ  quánh dẻo đến rắn. Nhiệt độ:  khoảng từ 1500 độ C đến 3700 độ C. + Lớp Nhân: Độ dày trên 3000 km. Trạng thái: từ lỏng đến rắn. Nhiệt độ: cao nhất  khoảng 5 độ C. ­Lớp vỏ  Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn: Âu­Á, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi,  Ấn Độ­ Ôxtrâylia, Nam Cực, Thái Bình Dương. + Các mảng kiến tạo hiện đang di chuyển xô vào nhau hoặc tách xa nhau với một   tốc độ rất chậm. Câu 4.  Quá trình nội sinh và ngoại sinh: ­ Nội sinh: là quá trình xảy ra do các tác nhân từ  bên trong vỏ  Trái Đất. Đó là các  chuyển động kiến tạo, hoạt động núi lửa và động đất. + Quá trình nội sinh làm gia tăng tính ghồ ghề của bề mặt đất. ­ Ngoại sinh: là quá trình xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ  Trái Đất. Đó là các  hiện tượng: nắng, mưa, nhiệt độ, dòng chảy bề mặt….
  3. + Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá hủy, san bằng các chỗ gồ ghề, bồi lấp, làm  đầy chỗ lõm. Câu 5. Các dạng địa hình chính: Dạng địa hình Độ cao Đặc điểm chính Núi Trên 500m so với mực nước  Nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Gồm:  biển đỉnh núi, sườn núi và chân núi. Cao nguyên Trên 500m so với mực nước  Vùng   đất   tương   đối   rộng   lớn,   bề  biển mặt khá bằng phẳng, sườn dốc, chia   tách với các vùng xung quanh. Đồi Không   qúa   200m   so   với  Nhô   cao   so   với   xung   quanh,   đỉnh  xung quanh tròn, sườn thoải. Đồng bằng Dưới   200m   so   với   mực  Địa   hình   thấp,   tương   đối   bằng  nước biển phẳng hoặc gợn sóng, độ dốc nhỏ. ­Địa hình Cacxtơ: là quá trình tác động về mặt hóa học và một phần về mặt cơ học   của nước ngầm vào các loại đá dễ hòa tan như đá vôi. + Ở Việt Nam, Cacxtơ là một dạng địa hình khá phổ biến, chiếm khoảng 1/6 diện   tích đất nước. Câu 6. Khoáng sản: ­ Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người  khai thác và sử dụng. ­Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản thường được chia thành 3 loại: + Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí đốt. + Khoáng sản kim loại: sắt, vàng, đồng, chì , kẽm… + Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, thạch anh…. Câu 7­Bài tập: Dựa vào hình để  trả  lời câu hỏi với nội dung liên quan bài học  được thể hiện qua hình, cụ thể: ­ Hình 7.2/133 SGK ­ Hình 7.3/134 SGK
  4. NỘI DUNG LỊCH SỬ I/ Thời nguyên thủy  Câu 1. Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên   thủy cũng như của con người và xã hội loài người: a. Vai trò của lao động trong quá trình phát triển của xã hội loài người:  từ giai  đoạn bầy người nguyên thủy phát triển lên Công xã thị tộc. => Từ đó, con người sở hữu của cải chung, làm chung và hưởng thụ bằng nhau. b. Lao động có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của người  nguyên thủy cũng như  của con người: từ  biết sử  dụng mẫu đá có sẵn trong tự  nhiên dần dần họ đã biết chế tác rìu cầm tay, mảnh tước, rìu mài lưỡi, tạo ra lao,   cung tên. Từ  hái lượm hạt, quả, săn bắt thú rừng đến   trồng trọt, chăn nuôi và  thuần dưỡng động vật và sống định cư. => Từ  đó, giúp con người tự  tạo ra được lương thực, thức ăn cần thiết để  đảm  bảo cuộc sống của mình. Câu 2. Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam: a. Đời sống vật chất: ­ Công cụ lao động bằng đá của người nguyên thủy được tìm thấy như: rìu tay và  mảnh tước ( núi Đọ ­ Thanh Hóa ), bàn mài, rìu mài lưỡi ( văn hóa Bắc Sơn ). ­ Người nguyên thủy biết tạo ra lửa để  sưởi ấm, thắp sáng, nướng chính thức ăn  và xua đuổi thú dữ. ­ Cách thức lao động: hái lượm, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi, thuần dưỡng động   vật. ­ Họ  sống định cư   ở  nhiều vùng như  Bàu Tró ( Quảng Bình ), Cái Bèo, Hạ  Long  ( Quảng Ninh ), Quỳnh Văn ( Nghệ An ),… b. Đời sống tinh thần: phong phú ­ Có tục chôn người chết kèm theo công cụ lao động. ­ Biết làm đồ trang sức bằng vỏ sò, vỏ ốc. ­ Biết khắc trên vách những hình ảnh mô tả cuộc sống.
  5. II/ Xã hội cổ đại Câu 3. Điều kiện tự  nhiên đối với sự  hình thành và phát triển của nền văn  minh Hy Lạp và La Mã: a. Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp ­ Lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu nằm ở phía Nam bán đảo Ban­căng, các đảo trong vùng  biển Ê­giê và miền ven biển phía Tây tiểu Á. ­ Đất đai khô cằn nên chỉ trồng nho, ô liu. ­ Có nhiều khoáng sản như  đồng, sắt, vàng, bạc, cẩm thạch nên phát triển nghề  luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,… ­ Vị  trí địa lí thuận lợi cho sự  phát triển các cảng biển và giao thương buôn bán  bằng đường biển. b. Điều kiện tự nhiên của La Mã ­ Bán đảo I­ta­li­a nằm  ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải, có đường bờ  biển dài rất   thuận lợi cho giao thương và các hoạt động buôn bán hàng hải. ­Người La Mã buôn bán khắp các vùng xung quanh cũng như  dễ  dàng chinh phục   những vùng đất này và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn. Câu 4. Qúa trình thành lập nhà nước của người Hy Lạp và La Mã cổ đại: a. Tổ chức nhà nước thành bang Hy Lạp cổ đại ­ Hy lạp cổ  đại bao gồm nhiều thành bang độc lập, có quân đội và tổ  chức nhà   nước khác nhau. ­ Thành bang tiêu biểu nhất là A­ten. ­ Vào thế kỉ V TCN, nhà nước A­ten gồm 4 cơ quan chính: Đại hội nhân nhân, Hội  đồng 10 tướng lĩnh, Hội đồng 500 và Tòa án 6000 người. b. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại ­ La Mã thiết lập nhà nước cộng hòa không có vua, cai trị  dựa trên luật pháp.   Quyền lực nằm trong tay 300 thành viên Viện nguyên lão. ­ Từ năm 27 TCN, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế  chế, quyền lực tối   cao thuộc về hoàng đế, Viện nguyên lão không còn quyền hành trong thời đế chế.
  6. Câu 5. Những thành tựu văn hóa cơ bản của Ai Cập, Trung Quốc, Hy Lạp, La  Mã: Những thành tựu văn hóa cơ bản Ai Cập ­ Chữ viết: chữ tượng hình ­ Toán học: giỏi về hình học ­ Y học: kĩ thuật ướp xác ­ Kiến trúc­điêu khắc: kim tự tháp, tượng bán thân nữ  hoàng Nê­ phéc­ti­ti, mặt nạ vua Tu­tan­kha­mun. Trung  ­ Tư tưởng: Nho gia của Khổng Tử Quốc ­ Chữ viết: chữ tượng tượng hình ( chữ giáp cốt, kim văn ). ­ Văn học: cổ nhất là Kinh Thi của Khổng Tử. ­ Sử học: Sử kí của Tư Mã Thiên ­ Y học: chữa bệnh bằng thảo dược, bấm huyệt, châm cứu… ­ Khoa học kĩ thuật: địa động nghi, dệt tơ lụa, làm giấy, in,... ­ Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đồ  sộ  ( Vạn Lý Trường   Thành,… )  Hy Lạp ­ Chữ viết: Sáng tạo ra hệ thống chữ cái gồm 24 chữ ­ Sử thi: nổi tiếng I­li­at và Ô­đi­xê, nhiều vở kịch. ­ Toán học: Ta­lét, Pi­ta­go, Ơ­clít. ­ Sử học: Hê­rô­đốt, Tuy­xi­dít. ­ Triết học: Xô­crát, A­ri­xtốt,… ­ Kiến trúc và điêu khắc: đền Pác­tê­nông, đền A­tê­na, nhà hát  Đi­ô­ni­xốt, tượng thần Vệ nữ Mi­lô, tượng thần Dớt… La Mã ­ Chữ  viết: sáng tạo chữ  cái La­tinh trên cơ  sở  tiếp thu chữ  cái  của người Hy Lạp, chữ số La Mã. ­ Hệ thống luật La Mã được coi là tiến bộ nhất thời cổ đại. ­ Phát minh ra kĩ thuật làm bê tông: đường Áp­pi­a, cầu cống,… ­ Kiến trúc: đấu trường Cô­li­dê, đền Pan­tê­ông,… ­ CHÚC CÁC EM  THI TỐT   ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2