Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
lượt xem 3
download
Để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới thì Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng sẽ là tài liệu ôn thi môn Sinh học rất hay và hữu ích mà các em học sinh không nên bỏ qua. Mời các em cùng tham khảo ôn tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN SINH HỌC 11 Năm học 2019 2020 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây. C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ. Câu 2. Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng. C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. Câu 3. Ý nào không phải là động lực của dòng mạch gỗ? A. Lực hút do sự hút hơi nước ở lá. B. Chênh lệch áp suất giữa cơ quan cho và cơ quan nhận. C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. D. Lực đẩy của rễ. Câu 4. Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây? A. Nước, muối khoáng. B. Hoocmon. C. chất hữu cơ D. Vitamin. Câu 5. Động lực của dòng mạch rây là A. lực hút do sự hút hơi nước ở lá. B. chênh lệch áp suất giữa cơ quan cho và cơ quan nhận. C. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. D. lực đẩy của rễ. Câu 6. Cấu tạo thành mạch gỗ được linhin hóa để A. tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang. B. tạo nên độ bền chắc và chịu được áp lực của nước. C. giảm lực cản. D. giúp dòng mạch gỗ vận chuyển các chất không bị hao hụt. Câu 7. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ? A. Nước, muối khoáng. B.Hoocmon. C. Saccarozo. D. Vitamin. Câu 8. Sau khi làm bài thực hành phát hiện diệp lục và carotenoit, em thấy sắc tố quang hợp tan trong A. nước và cồn. B. nước. C. cồn D. dung môi hữu cơ Câu 9. Sau khi thực hiện bài thí nghiệm thoát hơi nước ở lá, em hãy so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá. A. Mặt trên nhiều hơn. B. Mặt dưới nhiều hơn C. Bằng nhau D. Không bằng nhau Câu 10. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào A. hoạt động thẩm thấu B. hoạt động trao đổi chất C. cung cấp năng lượng D. chênh lệch nồng độ ion Câu 11. Quá trình cố định Nitơ là quá trình A. chuyển N2 thành NO3 hoặc NH4+. B. chuyển NO3 thành NH4+. C. chuyển nitơ hữu cơ thành NO3 . D. liên kết nitơ tạo amin. Câu 12. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 13. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra như thế nào? A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng. B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ. C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng. D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng. Câu 14. Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng. B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời. C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Câu 15. Tại sao gọi là thực vật C4? A. Vì nhóm thực vật này thường sống ở điều kiện nóng ẩm kéo dài. B. Vì nhóm thực vật này thường sống ờ điều kiện khô hạn kéo dài. C.Vì sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là một hợp chất có 3 cacbon. D. Vì sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là một hợp chất có 4 cacbon. Câu 16. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit.
- Câu 17. Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp? A. Lá to, dày, cứng . B. Lá có hình bản to, dày, cứng, có nhiều gân. C. Lá có nhiều gân. D. Lá có hình bản to, mỏng, có nhiều gân lá. Câu 18. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 19. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở A. rễ B. thân. C. lá. D. quả. Câu 20. Quá trình phân giải hiếu khí và phân giả kị khí có giai đoạn chung là A. chuỗi chuyền êlectron. B. chu trình crep. C. đường phân. D. tổng hợp Axetyl – CoA. Câu 21. 1 phân tử glucozo qua quá trình phân giải hiếu khí tạo ra A. 32 ATP B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 2 ATP Câu 22. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối trong quang hợp là A. CO2. B. H2O. C. ATP, NADPH. D. Cacbonhydrat. Câu 23. Những cây thuộc nhóm C3 là A. rau dền, kê, các loại rau. B. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 24. Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 25. Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ? A. Lúa. B. Đậu tương. C. Củ cải. D. Ngô. Câu 26. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Tích luỹ năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hoà nhiệt độ của không khí. Câu 27. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 28. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào D. Tiêu hoá nội bào. Câu 29. O trong quang hợp được sinh ra từ phản ứng nào? 2 A. Phân giải ATP B. Quang phân li nước C. Ôxi hóa glucôzơ D. Khử CO 2 Câu 30. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì A. rễ cây thiếu ôxi B. lông hút bị chết C. cân bằng nước trong cây bị phá hủy D. rễ cây thiếu oxi, lông hút bị chết, mất cân bằng nước. Câu 31. Dựa vào những kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường. Em hãy cho biết, biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo quản nông sản, thực phẩm? A. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. B. Bơm khí CO2 vào kho bảo quản C. Phơi khô, sấy khô D. Bơm khí O2 vào kho bảo quản Câu 32. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. rau dền, kê, các loại rau. B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 33. Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? A. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. Câu 34. Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 nhóm thực vật C3, C4 và CAM? A. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG B. Có 2 loại lục lạp. C. Chất nhận CO đầu tiên ribulozơ 1,5 diP D. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá. 2
- Câu 35. Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp? A. Diệp lục a, b và carôtenôit. B. Diệp lục a. b C. Diệp lục b D. Diệp lục a Câu 36. Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 A. không có hô hấp sáng. B. tận dụng được ánh sáng cao. C. nhu cầu nước thấp. D. tận dụng được nồng độ CO2. Câu 37. Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc? 1. Giảm cân, vận động thể lực, hạn chế căng thẳng; 2. Tăng cân để có nhiều sức khỏe; 3. Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá; 4. Giảm lượng muối ăn hàng ngày. 5. Tăng cường ăn các chất bổ dưỡng như tôm, mực, thịt bò…; Số đáp án đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 38. Huyết áp là A. áp lực dòng máu khi tâm thất co. B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn. C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch. D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch. Câu 39. Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch. B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch. C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch. D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch. Câu 40. Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở? A. Vì giữa động mạch và tĩnh mạch không có mao mạch nối. B. Vì tốc độ máu chảy chậm. C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn. D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu. Câu 41. Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. Câu 42. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 43. Khả năng co giãn theo chu kì của tim là do A. tim B. hệ dẫn truyền tim C. huyết áp D. mạch máu Câu 44. Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được? A. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được. B. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước. C. Vì phổi không thải được CO2 trong nước. D. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước. Câu 45. Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí là hình thức hô hấp của A. chim B. côn trùng C. giun đất D. ếch Câu 46. Vì sao cá xương có hình thức trao đổi khí đạt hiệu quả cao? A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước. B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước. C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước. D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước. Câu 47. Tiêu hóa là quá trình A. biến đổi thức ăn thành chất hữu cơ B. tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được Câu 48. Tại sao ở động vật ăn thực vật có dạ dày lớn và ruột dài? 1. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn tương đối ít 2. Phù hợp với kích thước cơ thể lớn 3. Kéo dài thời gian tiêu hóa và hấp thụ thức ăn 4. Lượng thức ăn cần cung cấp phải nhiều 5. Thức ăn rất nhiều chất dinh dưỡng Số đáp án đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
- Câu 49. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. Câu 50. Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản. C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào. D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong túi. Câu 51. Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. B. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. Câu 52. Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn? A. Vì độ ẩm trên cạn. B. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được. C. Vì không hấp thu được O2 của không khí. D. Vì nhiệt độ trên cạn cao. Câu 53. Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của gia giun đất thích ứng với sự trao đổi khí? A. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua. B. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. C. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn. D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v)khá lớn. Câu 54. Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu? A. Phổi hấp thu O2. B. Phổi thải CO2. C. Thận thải H+ và HCO3 D. Hệ đệm trong máu. Câu 55. Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp hô hấp A. bằng phổi. B. bằng mang. C. bằng hệ thống ống khí. D. qua bề mặt cơ thể Câu 56. Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào? A. Ứng động không sinh trưởng.. B. Hướng hoá. C. Ứng động sức trương. D. Ứng động tiếp xúc. Câu 57. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở điểm nào? A. Có sự vận động vô hướng B. Có nhiều tác nhân kích thích C. Tác nhân kích thích không định hướng D. Không liên quan đến sự phân chia tế bào Câu 58. Các kiểu hướng động âm của rễ là A. hướng sáng, hướng hóa B. hướng đất, hướng sáng C. hướng nước, hướng hóa D. hướng sáng, hướng nước Câu 59. Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của A. hướng sáng. B. hướng tiếp xúc. C. hướng trọng lực D. hướng hóa Câu 60. Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Sự vận động của lá cây trinh nữ khi va chạm, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Câu 61. Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động? A. Rễ. B. Thân. C. Hoa D. Lá. Câu 62. Tác nhân của hướng trọng lực là A. ánh sáng. B. chất hóa học C. sự va chạm. D. đất.
- Câu 63. Một chậu cây di chuyển từ ngoài vườn vào trong nhà và đặt bên cửa sổ. Điều gì xảy ra sau khoảng 15 ngày. Biết rằng cây được cung cấp đầy đủ tất cả các điều kiện sống (nước, chất dinh dưỡng…). A. Cây sẽ úa vàng rồi chết B. Cây vẫn mọc bình thường như trong vườn C. Cây sẽ mọc hướng về phía cửa sổ D. Cây sẽ mọc hướng về phía trong nhà Câu 64. Ý nào không đúng đối với phản xạ? A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng. Câu 65. Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang? A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích. D. Tiêu phí nhiều năng lượng. D. Tiêu phí ít năng lượng. Câu 66. Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào? A. Diễn ra ngang bằng. B. Diễn ra chậm hơn một chút. C. Diễn ra chậm hơn nhiều. D. Diễn ra nhanh hơn. Câu 67. Cung phản xạ diến ra theo trật tự nào? A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh → Cơ, tuyến. B. Hệ thần kinh → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến. C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến → Hệ thần kinh. D. Cơ, tuyến → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh. Câu 68. Ở thú ăn thịt không có đặc điểm nào dưới đây? A. Ruột ngắn. B. Manh tràng phát triển. C. Dạ dày đơn. D. Thức ăn qua ruột non được tiêu hoá hoá học và cơ học và được hấp thu. Câu 69. Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch? A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới. B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên. C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới. D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. Câu 70. Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện? A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững. B. Không di truyền được, mang tính cá thể. C. Có số lượng hạn chế. D. Thường do vỏ não điều khiển. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Cho ví dụ về 1 phản xạ cụ thể. a) Đây là phản xạ có điều kiện hay không có điều kiện? Giải thích. b) Phân tích cung phản xạ trong ví dụ trên. Câu 2. Cho hạt đậu đã nảy mầm nằm trong ống trụ bằng giấy dài 2cm, treo nằm ngang. Rễ và thân mọc dài ra khỏi ống trụ. Hãy cho biết rễ và thân mọc theo chiều nào? Giải thích? Câu 3. Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Câu 4. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới? Giải thích. Câu 5. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở. Nêu ưu điểm của HTH kín. Câu 6. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Câu 7. Bề mặt trao đổi khí là gì? Trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn