Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự” dưới đây làm tài liệu ôn tập hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022-2023 TỔ SINH – MĨ THUẬT MÔN: SINH – KHỐI 11 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC: 1. Lý thuyết * CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT & NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT. Bao gồm các bài: 15, 16: Tiêu hóa ở động vật. 17: Hô hấp ở động vật. 18,19: Tuần hoàn máu. Bài 15: - Khái niệm tiêu hóa và phân biệt được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. - Tiêu hóa ở các nhóm động vật - Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa. - Nêu được chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp đến đa bào bậc cao. Bài 16: - Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt - Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thực vật - Tiêu hóa ở ruột là quan trọng nhất. Bài 17: Hô hấp ở động vật. - Khái niệm về hô hấp ở động vật. - Khái niệm về bề mặt trao đổi khí. - Đặc điểm chung của bề mặt trao đổi khí. Các hình thức hô hấp : - Hô hấp qua bề mặt cơ thể. - Hô hấp bằng hệ thống ống khí. - Hô hấp bằng mang. - Hô hấp bằng phổi. Bài 18: - Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn - Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn - Các dạng hệ tuần hoàn của động vật : - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. - Phân biệt được hệ tuần hoàn kín đơn và hệ tuần hoàn kín kép. - Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở. - Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn. Bài 19: - Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động. Nguyên nhân gây tính tự động của tim.
- - Chu kỳ hoạt động của tim. - Khái niệm về huyết áp, giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân gây ra huyết áp. - Nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch. *CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT. Bao gồm các bài: Bài 23: hướng động, Bài 24: ứng động. Bài 23: - Khái niệm cảm ứng và hướng động. - Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động. - Trình bày vai trò hướng động đối với đời sống của cây. - Giải thích được một số hiện tượng hướng động trong tự nhiên. Bài 24: - Nêu được khái niệm ứng động. - Phân biệt được ứng động và hướng động. - Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. - Trình bày được vai trò của ứng động trong đời sống thực vât. 2. Kỹ năng. - Phân tích, quan sát, khái quát hóa. - Quản lý thời gian. - Biết vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề trong thực tiễn và sản xuất 3. Thái độ. - Nâng cao ý thức tự giác học tập để đạt kết quả cao. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA : - Trắc nghiệm 70% (28 câu), tự luận 30% (4 câu)
- ĐỀ MINH HỌA A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tiêu hoá là quá trình. A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể. C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Câu 2: Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa? A. Trùng giày B. Thủy tức C. Côn trùng D. Giun đất Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người? A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày D. Trong ống tiêu hoá của người có diều Câu 4: Khi nói về hô hấp ngoài ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… B. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… C. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… D. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… Câu 5: Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm: A. hô hấp ngoài, vận chuyển O2 và hô hấp trong B. hô hấp ngoài, vận chuyển CO2 và hô hấp trong C. hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong D. hô hấp ngoài, trao đổi O2 và hô hấp trong Câu 6: Bề mặt trao đổi khí là: A. Bộ phận cho CO2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài B. Bộ phận cho O2 từ môi trường khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài C. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài D. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài Câu 7: Hình thức hô hấp bằng mang xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 8: Hình thức hô hấp bằng phổi xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú
- Câu 9: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận: A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn B. tim, hệ mạch, máu, hồng cầu C. tim, máu và nước mô D. Máu, nước mô, bạch cầu Câu 10: Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở? A. Tim, khoang cơ thể, động mạch, tĩnh mạch B. Tim, tĩnh mạch, khoang cơ thể, động mạch C. Tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch. D. Tim, động mạch, tĩnh mạch, khoang cơ thể. Câu 11: Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự A. nút xoang nhĩ phát xung điện → Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puôckin B. nút xoang nhĩ phát xung điện → Bó His → Nút nhĩ thất → Mạng lưới Puôckin C. nút xoang nhĩ phát xung điện → Nút nhĩ thất → Mạng lưới Puôckin → Bó His D. nút xoang nhĩ phát xung điện → Mạng lưới Puôckin → Nút nhĩ thất → Bó His Câu 12: Thứ tự đúng với chu kì hoạt động của tim A. Pha co tâm nhĩ → pha giãn chung → pha co tâm thất B. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung C. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha giãn chung D. pha giãn chung → pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ Câu 13: Ở người trưởng thành thời gian mỗi chu kỳ tim là: A. 0,7 giây B. 0,3 giây C. 0,6 giây D. 0,8 giây Câu 14: Mối quan hệ giữa nhịp tim với trọng lượng cơ thể là: A. Tỉ lệ nghịch B. Tỉ lệ thuận C. Bằng nhau D. Không phụ thuộc vào nhau Câu 15: Ở lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu cacbôníc ở tim vì: A. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất hụt. B. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 3 ngăn. C. Tim lưỡng cư có 4 ngăn, bò sát có 3 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất hụt. D. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 4 ngăn vách ngăn tâm hoàn chỉnh. Câu 16: Ý nào sau đây không đúng với vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây? A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với lực hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm. B. Phản ứng của cây với hướng của trọng lực là hướng trọng lực hay hướng đất. C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng vào đất gọi là hướng trọng lực dương. D. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước và các ion khoáng từ đất nuôi cây. Câu 17: Hướng động dương là hướng vận động A. của cơ quan tránh xa nguồn kích thích B. tránh xa nguồn hóa chất. C. của cơ quan thực vật hướng về phía có kích thích D. tránh xa nguồn nước Câu 18: Cây trồng trong chậu,đặt cạnh cửa sổ,cành lá hướng về phía ánh sáng vì A. Thực vật có tính hướng sáng dương B. đây là đặc điểm thích nghi của thực vật C. Các tế bào ở phía không được chiếu sáng sinh trưởng mạnh hơn D. phía được chiếu sáng có cường độ ánh sáng mạnh
- Câu 19: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là A. xảy ra nhanh, dễ nhận thấy B. xảy ra chậm, khó nhận thấy C. xảy ra nhanh, khó nhận thấy D. xảy ra chậm, dễ nhận thấy Câu 20: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? A. Hướng sáng B. Hướng đất C. Hướng nước D. Hướng tiếp xúc Câu 21: Vận động hướng động ở thực vật có liên quan đến A. các nhân tố hiện diện của môi trường sống của cây B. sự tổng hợp và phân giải sắc tố C. sự đóng hay mở của khí khổng D. sự thay đổi hàm lượng axit nucleic Câu 22: Cây non được chiếu sáng thường cong về phía ánh sáng. Đặt giữa cây và đèn chiếu sáng một kính lọc màu không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chiếu sáng. Đó là loại kính lọc màu A. đỏ B. xanh lá cây. C. vàng D. xanh da trời Câu 23: Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng C. ứng động D. hướng động Câu 24: Ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây? A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng C. ứng động D. hướng động Câu 25: Các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan ( lá, cánh hoa, …) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng? A. ứng động sinh trưởng B. ứng động không sinh trưởng C. ứng động D. hướng động Câu 26. Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là A. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình tăng do nước di chuyển vào các mô lân cận. B. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển xuống rễ. C. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển vào thân. D. sức trương của nửa dưới của các chỗ phình giảm do nước di chuyển vào các mô lân cận. Câu 27. Trường hợp nào là ứng động sinh trưởng? A. hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ B. lá của cây trinh nữ cụp lại khi va chạm. C. thân cây đậu cove đang quấn quanh một cọc rào. D. thân cây uốn cong về phía có nguồn sáng. Câu 28. Trường hợp nào là là ứng động không sinh trưởng? A. hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi cuả nhiệt độ B. lá của cây trinh nữ cụp lại khi va chạm. C. thân cây đậu cove đang quấn quanh một cọc rào. D. thân cây uốn cong về phía có nguồn sáng.
- B. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết.Tại sao? (0,75). Câu 2: Mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể .Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật? (0,75) Câu 3: Lập bảng so sánh hệ tuần đơn và hệ tuần hoàn kép? (0,75). Câu 4: Ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp dẫn đến suy tim?giải thích.(0,75). Gợi ý trả lời: Câu 1: Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết: - Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh bị chết vì:Trong điều kiện khô ráo,da giun bị khô,không còn ẩm ướt.Khi đó o2 và co2 không khuếch tán qua qua da,giun không thể hô hấp nên bị chết. Câu 2: Mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật: - Động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ thì tim đập càng nhanh và ngược lại động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim đập càng chậm. - Động vật càng nhỏ tỉ lệ s/v càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều. Câu 3: Lập bảng so sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép: Đặc điểm so sánh Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Đại diện - Cá... - Lưỡng cư,bò sát... Cấu tạo tim - Tim hai ngăn. - Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn. Số vòng tuần hoàn - Chỉ có một vòng tuần - Có 2 vòng tuần hoàn Máu đi nuôi cơ thể - Đỏ thẩm - Máu pha hoặc máu đỏ tươi Tốc độ của máu trong - Máu chảy dưới áp lực lớn - Máu chảy dưới áp lực cao động mạch Câu 4 : Ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp dẫn đến suy tim: - Mỡ động vật chứa nhiều cholesterol tích tụ dần trong động mạch làm cho đường kính động mạch ngày càng hẹp,cản trở dòng máu, nên tăng áp lực máu lên thành mạch dẫn đến tăng huyết áp. - Cholesterol tích tụ ở các động mạch vành tim,nghẽn động mạch vành ,máu cung cấp cho tim giảm dẫn đến suy tim.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn